You are on page 1of 3

ĐÂY THÔN VĨ DẠ

(Hàn Mạc Tử)


I. Mở bài

Hàn Mạc Tử là một nhà thơ tài hoa nhưng đoản mệnh. Ông mắc phải căn
bệnh phong quái ác thế nên những bài thơ dưới ngòi bút của ông luôn thấm
đẫm đau đớn cùng mặc cảm chia lìa. Ông là một trong những nhà thơ có sức
sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới. Tuy có cuộc đời nhiều bi
thương, thế nhưng qua hồn thơ phong phú, sáng tạo đầy bí ẩn, người đọc vẫn
cảm nhận được tình yêu phức tạp đến lạ kỳ về cuộc đời trần thế của ông. Là
một nghệ nhân trong nghệ thuật tổ chức ngôn từ, ông khẳng định vị thế của
mình trong phong trào thơ của Việt Nam với thể loại “Thơ Điên” và “ Đây
thôn Vĩ Dạ” là tác phẩm tiêu biểu bậc nhất của ông trong giai đoạn bấy giờ.
Thi phẩm là kết tinh của tình yêu xứ Huế, con người Huế đến cuồng nhiệt của
thi sĩ. “Đây thôn Vĩ Dạ” còn là nỗi niềm đơn côi về một mối tình xa xăm, vô
vọng và sự bày tỏ của một tấm lòng yêu đời, yêu người. Tất cả được bày tỏ
một cách sâu sắc qua các câu thơ sau.

( Trích thơ)
II. Giới thiệu chung

“Đây thôn Vĩ Dạ” được trích trong tập “Thơ thơ” sau này đổi thành “Đau
Thương” là tác phẩm tiêu biểu của ông và mang đậm nét sáng tạo của phong
trào “ Thơ Mới” (Thi liệu mới, chất liệu mới, cấu tứ mới). Tác phẩm được
viết khi ông đang cách ly để chữa bệnh Phong trong trại phong Tuy Hòa và
được lấy cảm hứng từ người con gái ông thầm thương trộm nhớ là Hoàng
Cúc và vùng đất Vĩ Dạ thân thương.

III. Thân bài


1. Bức tranh Vĩ Dạ trước tâm tưởng của Thi sĩ.
“ Sao anh không về chơi thôn Vĩ”
- Một trong 3 câu hỏi tu từ đã xuất hiện từ đầu bài thơ
+ Không phải dùng để hỏi “ Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?”. Câu hỏi
đây vừa là trách móc, vừa là mời mọc của Chính tác giả tự hỏi chính mình,
tại sao lại “Không về” “thôn Vĩ” nơi có người ông thầm thương trộm nhớ.
Phải chăng ông không thể về ? Câu thơ thoáng nghe thật trong trẻo thế
nhưng lại bao trùm bằng sự u uất và đau đớn lạ thường.
“ Kìa nắng hàng cau nắng mới lên”
+ Điệp từ ‘nắng’ và hình ảnh độc đáo “ Nắng hàng cau” như thước đo cho
ánh nắng sáng sớm “Mới lên”. Bộc lộ niềm phấn chấn, tiếng reo vui , của
Hàn Mạc Tử trước khu vườn Vĩ Dạ trong xuy tưởng vào sáng sớm – nơi
mà ông chẳng bao giờ chạm tới được.
“ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”

+ “Ai” là đại từ phiếm chỉ thể hiện sự vô định, càng nhấn mạnh thêm tâm
tưởng của thi sĩ.
+ Phó từ “quá” chỉ mức độ, thể hiện sự ngạc nhiên của “ Hàn Mạc Tử”
trước khu vườn thôn Vĩ tuyệt đẹp này
+ Ánh nắng chiếu vào khu vườn chân chất, thôn quê chưa bao giờ cao
sang đến thế. Tính từ “Ngọc” cùng thủ pháp nghệ thuật so sánh làm cho
khu vườn xứ Huế đẹp hơn bao giờ hết.

“ Lá trúc chen ngang mặt chữ điền”

+ Mặt chữ điền là khuôn mặt phúc hậuu theo những câu hát câu hò của người
dân thôn Vĩ “Mặt em vuông đường chữ điền, mặt em thì trắng, áo đen mặc
ngoài, long em có đất có trời, có câu thân thiết, có lời thủy chung. Cảnh thôn
Vĩ tinh khiết tinh khôi, người thôn Vĩ thật thà nhân hậu”.
+ Hình ảnh lá trúc che ngang còn bộc lộ sự dịu dàng và nhân hậu của người
con gái thôn Vĩ trong trí nhớ mô hồ của ông
 Hàn Mạc Tử đã dành những mỹ từ tuyệt vời nhất để vẽ lên bức tranh
thanh sạch, ấm sáng của vùng quê và con người xứ Huế, nơi mà ông
mãi yêu. Từ đó cho thấy long người reo vui, khao khát.

2. Cảnh sông nước xứ Huế đêm trăng và tâm trạng của thi sĩ

3. Hình bóng khách đường xa và nỗi niềm mơ tưởng, hoài nghi.

- Cảnh vật mờ nhòe, lạnh lẽo


- Con người mang bao nỗi sầu nghi

Chế Lan Viên khi nhận xét về “Thơ Điên”


- Thi sĩ không phải là người, nó là người mơ, người say, người điên. Nó
là tiên, là ma, là quỷ, là tin, là yêu.Nó thoát hiện tại, nó xáo trộn dĩ
vãng, nó âm trùm tương lai. Người ta không hiểu được vì nó nói những
cái vô nghĩa , tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý.
Nói như Bạch Cư Dị:
“ Lời là gốc, ý là cành, thanh là hoa , nghĩa là quả” Thơ là nghệ thuật của
ngôn từ

You might also like