You are on page 1of 1

Đề: Em hãy giải thích câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

Bài làm:
Mọi việc trên đời này không phải tự nhiên mà thành công được. Bất cứ một thành quả nào, đó là
kết quả của một quá trình rèn luyện, chịu khó trong lao động. Đối với những người muốn thành đạt,
họ luôn tìm hiểu về những kinh nghiệm lâu đời và câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
mà cha ông ta để lại là một nguồn động lực lớn giúp con người vững chí, bền gan trên con đường dẫn
đến thành công. Nó cũng là một bài học quý giá cho con người về tính kiên nhẫn, chịu khó.
Như một lời nói thông thường, giản dị, dễ hiểu, câu tục ngữ đã gợi lên một hình ảnh quá đỗi
quen thuộc: thỏi sắt – cây kim. Hai hình ảnh tương phản với nhau rõ ràng. Một bên là thỏi sắt thô
cứng, ghồ ghề. Còn một bên là thứ kim loại hết sức hoàn hảo, sáng bóng, có ích cho cuộc sống và vô
cùng bé nhỏ, sắc nét. Nhưng cây kim kia từ đâu mà có? Thỏi sắt dù to lớn nhưng nếu qua một quá
trình tôi luyện, chúng ta chịu khó kiên nhẫn một chút nó sẽ thành một vật hữu dụng là cây kim. Như
vậy, chỉ với hai hình ảnh hết sức đơn giản, gần gũi, người xưa đã cho chúng ta một bài học đáng trân
trọng: “Lòng kiên trì, bền bỉ chính là chìa khóa vàng dẫn đến sự thành công”
Kiên trì – nhẫn nại – chịu khó là những đức tính không thể thiếu ở mỗi con người. Bởi lẽ, bất cứ
việc gì thành công đều phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài. Ông cha ta có câu: “ Chớ thấy
sóng cả mà ngã tay chèo”. Thất bại – đó là một thử thách dễ làm cho con người cảm thấy bất lực nhất
nhưng trên thực tế thì đó lại là những kinh nghiệm đáng quý. Mỗi lần thất bại, chúng ta lại tìm ra một
phương pháp khác có thể tốt hơn và cứ như vậy, thất bại càng nhiều thì kinh nghiệm càng dồi dào,
con đường thành công càng tiến gần. Nhưng có mấy ai làm được như vậy! Phần lớn sau khi thất bại
thì mất hết niềm tin, nghị lực, mất tất cả, họ bất lực hoàn toàn. Chính vì vậy, không có kiên trì thì
“thất bại là mẹ thành công” cũng chỉ là một câu nói đơn giản mà thôi!
Thật vậy, lịch sử nước ta là lịch sử dựng nước và giữ nước. Trải qua hàng ngàn năm đô hộ, chịu
áp bức bóc lột, tưởng chừng như đất nước ta sớm ngày bị lãng quên vào dĩ vãng nhạt nhòa. Nhưng, sự
mất mát đã thúc giục nhân dân ta vùng dậy, đánh tan các các thế lực thống trị, lập nên những trang sử
vàng. Những đau thương đã làm họ gục ngã trước chiến trường nhưng họ có nghị lực, họ chan chứa
niềm tin, họ vẫn tiếp tục, tâm trí không cho phép họ ngừng lại. Sự quyết tâm đó đã bảo vệ từng mảnh
đất quê hương mà họ yêu quý tồn tại đến tận bây giờ và cũng là cơ sở của lòng yêu nước.

You might also like