You are on page 1of 4

1.

Bài văn nghị luận chứng minh về câu tục ngữ: “Có
công mài sắt, có ngày nên kim”.

“…Chặng đường nào trải bước trên toàn hoa hồng.


. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. 
Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió…”
. Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và
những ước mơ muốn vươn tới. Nhưng con đường dẫn đến thành công không
hề dễ dàng, bằng phẳng và không trải thảm đỏ, hoa hồng cho chúng ta đi mà
nó vô cùng chông gai, khó khan và gian khổ. Và để thực hiện được điều đó
thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ và nỗ lực không ngừng. Chính vì vậy mà
cha ông ta đã đúc kết nên câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
để động viên, khích lệ, khuyên bảo và dạy dỗ con cháu đời sau phải kiên trì,
chăm chỉ, có ú chí quyết tâm trong mọi việc thì ắt sẽ thành công.

Trước tiên ta hãy tìm hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ. Một thanh sắt dù
to lớn đến mấy, nhưng dưới bàn tay lao động chăm chỉ, miệt mài, cần cù và
kiên trì, ý chí quyết tâm của con người thì cũng có thể trở thành một cây kim
nhỏ bé. Nhưng để mài được một cây kim như vậy quả thật là khó. Câu tục
ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyền
thống của con người từ hàng ngìn đời nay. Khối “sắt” to lớn ấy là hình ảnh
ẩn dụ của những công việc to lớn trong cuộc sống, còn “kim” chính là kết
quả mà con người ta có thể đạt được. Trong cuộc sống, câu tục ngữ trên
được hiểu như một lời dặn dò chúng ta phải biết chăm chỉ, kiên trì trong lao
động, học tập và làm việc để đạt kết quả thật tốt. Dù công việc trước mắt có to
lớn, khó khăn tới đâu, chỉ cần ta bền bỉ và có ý chí, có nghị lực và quyết tâm
thì cũng sẽ thành công. Câu tục ngữ đã được chứng minh thật cụ thể trong
nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Về mặt học tập có rất nhiều tâm gương sáng
tiêu biểu về ý chí quyết tâm và nghị lực là:

Nguyễn Hiền ( Người làng Dương Miện, tỉnh Nam Định, sống vào đời
Trần Thái Tông khoảng thế kỉ 13). Ông mồ côi cha từ nhỏ, nhà nghèo phải đi
ở, học lỏm con nhà chủ, sau đó được một nhà sư ở chùa gần nhà dạy học
cho. Ông ham học, quyết tâm, học mọi lúc, mọi nơi, học trên lưng trâu, học
bên cối xay lúa. Nhờ chăm chỉ và kiên trì, cố gắng học tập không ngừng,
Nguyễn Hiền đã đỗ trạng nguyên vào lúc 13 tuổi và ông trở thành vị trạng
nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam.

Mạc Đĩnh Chi, con nhà nghèo, ban ngày còn phải đi làm kiếm sống chỉ
đến tối mới có thời gian để học. Nhưng ông không có tiền mua dầu thắp đèn,
ông phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng rồi soi lên trang sách mà đọc chữ. Với
ngọn đèn ấy, cậu bé miệt mài học tập và đến khoa thi năm 1304, cậu đã thi đỗ
trạng nguyên rồi trở thành một vị quan có tài năng lớn trong triều nhà Trần.
Ông còn là lưỡng quốc Trạng nguyên.

Nhưng gần gũi với chúng ta nhất là tấm gương sáng của Bác Hồ. Cuộc
đời và sự nghiệp của Người gắn liền với việc học tập không ngừng, vượt qua
mọi khó khăn. Với lòng yêu nước, thương dân, ngày 5-6-1911 cách đây đúng
một thế kỉ người thanh niên Nguyễn Tất Thành-sau này là Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã rời bến Nhà Rồng ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Trong suốt
quá trình hoạt động ở nước ngoài mặc dù công việc bận rộn, gặp nhiều khó
khăn gian khổ nhưng Bác Hồ vẫn ham học và tìm tòi với một quyết tâm sắt
đá. Ở đâu Người cũng học và trước hết là học tiếng: Anh, Pháp, Nga, Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha…; tranh thủ học mọi lúc, mọi nơi; học bạn bè cùng đi
trên tàu, học anh thợ nấu bếp, thủy thủ trên tàu, học giáo sư người Anh…
Quả thật, vượt qua bao khó khăn và gian khổ Bác đã tìm ra con đường cứu
nước và đưa dân tộc ta, đất nước làm cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi,
giành lại độc lập, tự do.

Không chỉ thế mà còn rất nhiều tấm gương sáng tiêu biểu về ý chí quyết
tâm và nghị lực trong lao động. Trên thế giới, không ai là không biết đến
nhà bác học lừng danh Ê-đi-xơn. Ông đã tìm tòi, như cũng đã nghiên cứu
cách tạo ra bóng đèn tròn nhưng ông dường như không bị nhụt chí mà cứ
như vẫn thật kiên trì nhẫn nại tiếp tục trong công việc nghiên cứu sau 10.000
lần thất bại. Cuối cùng ông cũng thành công và rất nhiều phát minh của ông
đã được nhiều người biết tới.

Hay những tấm gương tiêu biểu về ý chí quyết tâm và nghị lực trong thể
thao. Có thể kể gần đây nhất là: Chiến thắng suất sắc của đội tuyển U23 Việt
Nam gần đây. Các cầu thủ trẻ tuổi của chúng ta đã cố gắng, quyết tâm hết
mình thi đấu trên sân trong thời tiết khắc nghiệt nhưng họ vẫn dành chiến
thắng trong hàng triệu trái tim người Việt Nam. Đó là một thành tích vô cùng
tuyệt vời của đội tuyển U23 Việt Nam. Họ đã đem lại niềm tự hào, vinh quang
cho Tổ Quốc.

Và còn biết bao những tấm gương, các thành tựu khoa học, công trình có
giá trị để lại cho muôn đời sau đều nhờ ý chí và lòng quyết tâm của các thế hệ
cha anh đi trước. Vì vậy, ta có thể thấy rằng chỉ có kiên trì, nhẫn nại, bền
lòng, quyết chí, con người mới có thể làm nên sự nghiệp giống như người
bền bỉ mài mãi một miếng sắt để làm nên cây kim. Nếu thiếu đi sự kiên trì bền
chí thì mỗi người chúng ta không thể vượt qua trăm ngàn trở ngại luôn chắn
ngang con đường đi tới của mình? Sự nản chí, thiếu nhẫn nại, vững lòng chỉ
dẫn tới đầu hàng và thất bại.

Nhà văn Lỗ Tấn đã từng nói rằng: “Trên bước đường thành công không
có dấu chân của kẻ lười biếng”, còn nhà bác học Ê-đi-xơn đã từng nói rằng:
“Thiên tài chỉ có 1% là nhờ trí thông minh còn 99% là mồ hôi, nước mắt”.
Chính vì thế mà cho đến tận ngày hôm nay, câu tục ngữ: “Có chí thì nên” đã
trở thành một chân lí và vẫn còn giá trị . Nó như một lời nhắc nhở, khuyên
dạy chúng ta trên con đường tiến tới tương lai. Cho nên có ước mơ, hoài bão
là điều rất đáng quý nhưng niềm tin, nghị lực và sự kiên trì còn đáng quý
hơn, đó là những yếu tố làm nên sự thành công của con người. 

You might also like