You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II (HÀ THU)

- Đề 2: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên
kim.
BÀI LÀM
Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Đó là những
kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không nữn pản ánh
những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn có những hàm ý vô cùng sâu sắc. Từ
xa xưa, ông cha ta thật tài tình khi đúc kết những kinh nghiệm vốn sống quý báu
trong những câu tục ngữ vô cùng ngắn gọn, hàm súc. Một bài học đầy ý nghĩa lưu
giữ và truyền dạy qua câu tục ngữ: "Có công mài sắt có ngày nên kim". Câu tục
ngữ gửi đến lời khuyên nhủ chân thàn cho chúng ta: lòng kiên trì, nẫn nại sẽ giúp
chúng ta vượt qua thử thách và đạt được thành công, sau đây chúng ta sẽ đi tìm
hiểu và chứng minh làm rõ.
Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ sâu sắc về lòng kiên trì, bền bi, nhẫn nại. "Sắt",
"kim" là hình ảnh ẩn dụ chỉ những khó khắn, gian nan và kết quả của quá trình cố
gắng vượt qua thử thách gian nan ấy. "Công" là công sức, công lao sự kiên trì;
"nên" là kết quả thành công của sự cố gắng. Với nghĩa đen, câu tục ngữ mang ý nĩa
sâu sắc: Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu. Đây là một kết
quả mà khó ai có thể tin được. Về nghĩa bóng, câu tục ngữ đưa ra lời khuyên về
lòng kiên trì: Lòng kiên trì, kiên nhẫn chờ đợi sẽ giúp con người vượt qua thử
thách, khó khăn, gian khổ. Không có tín kiên trì thì không làm được gì và cũng
không thể đạt được thành công.
Bằng việc nêu ra sự đối lập ghê gớm giữa thanh sắt to lớn, xù xì và cây kim bé
nhỏ và tinh xảo, tác giả dân gian xưa đã nêu bật tác dụng to lớn của sự kiên trì cố
gắng không mệt mỏi của con người để đạt đến thành công. Điều đó đã chứng minh
qua rất nhiều tấm gương trong cuộc sống. Trong đời sống cộng đồng, vào thế kỉ
XXI, đất nước ta đã phải đối mặt với dịch bệnh Covid-19 khiến nân dân ta hoang
mang, lo sợ nhưng chúng ta vẫn luôn kiên trì, bền bỉ từng ngày phòng chống dịch
và sau ba năm chúng ta đã kiểm soát được dịch bệnh.
Trong lĩnh vực học tập và rèn luyện, cũng có những tấm gương kiên trì phấn đấu
như tấm gương Nguyễn Ngọc Ký mặc dù đôi tay bị hỏng những vẫn kiên trì, bền
bỉ luyện viết chữ bằng chân và trở thành thầy giáo dạy biết bao thế hệ học trò.
Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, những công trĩnh khoa học vĩ đại ra đời đâu
phải chỉ nhờ tài năng, phần lớn còn phải nhờ lòng nhẫn nại. Giáo sư Tiến sĩ Lươn
Định Của từ nững hạt thóc giống quý báu đem từ Nhật về, mất hàng chục năm,
phải trải qua hàng nghìn thí nghiệm lai tạo, ông đã đem lại những giống lúa phù
hợp với thổ những Việt Nam và cho năng suất cao.

You might also like