You are on page 1of 19

LẶNG LẼ SA PA (1970)

– Nguyễn Thành Long –


MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG


PHẦN
ĐỀ

A KIẾN THỨC CƠ BẢN 4 -14


I. Tìm hiểu chung
II. Đọc – hiểu văn bản
III. Tổng kết

B MỘT SỐ DẠNG ĐỀ THƯỜNG GẶP

1 Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người 14


Sapa trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của nhà văn
Nguyễn Thành Long.

2 Cảm nhận về anh thanh niên trong đoạn trích sau: 21


Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng
đã ngẫm nghĩ nhiều:
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ
mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia
lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như
vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi
là một mình được? Huống chi việc của cháu gắm liền với
việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu
gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất….

3 Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong 26


đoạn trích sau:
“Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa – Người con trai bất
chợt quyết định – Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết
năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu, năm phút.
Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho
cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm.
Công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy
ngoài vườn này thôi. Những cái máy vườn trạm khí tượng
nào cũng có….

4 Cảm nhận của em về đoạn trích sau: 30


- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng
đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay
cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng
đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở
lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn
sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc
khăn và quay vội đi….

5 Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có 34


đoạn: "... Nhân dịp Tết một đoàn các chú lái máy bay lên
thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đây. Các chú
lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp
phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy tháng ấy,
không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm
Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như
thế (...)
Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ bác vẽ
cháu đấy ư? Không, không đừng vé cháu! Để cháu giới thiệu
với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn"
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017,
tr 185).
Và tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh
Khuê có đoạn: "Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến
năm lần, Ngày nào Ít ba lần. Tôi cố nghĩ đến cái chết.
Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chỉnh:
liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào
để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn
thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi
thấm vào môi tôi,, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng. "
(Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2017, tr 118)
Cảm nhận của em về hai đoạn trích trên. Từ đó,
hãy nhận xét ngắn gọn về vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam
trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN


I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Thành Long (1925-1991), quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam.
- Ông viết văn từ thời kháng chiến chống Pháp, là cây bút chuyên viết truyện ngắn
và kí.
- Ông thường viết về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc những
năm 60-70 thế kỉ XX.
- Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long nhẹ nhàng, tình cảm, thường pha chất kí
và giàu chất thơ, thấm đẫm chất trữ tình.
- Văn ông thường ánh lên vẻ đẹp của con người nên có khả năng thanh lọc làm
trong sáng tâm hồn, khiến chúng ta thêm yêu cuộc sống.
- Nguyễn Thành Long ngoài viết văn còn viết báo, làm xuất bản, dịch một số tác
phNm nổi tiếng của văn học nước ngoài.
- Các tác phNm tiêu biểu: Giữa trong xanh, Li Sơn mùa tỏi, Bát cơm cụ Hồ, Gió
bấc gió nồm, Chuyện nhà chuyện xưởng,Trong gió bão,...
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- “Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở
Lào Cai. Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa
bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- In trong tập “Giữa trong xanh” (1972) của Nguyễn Thành Long.
b. Bố cục: 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu…đến…”Kìa, anh ta kia”: Anh thanh niên qua lời giới thiệu của
bác lái xe.
- Đoạn 2: Tiếp…đến…”không có vật gì như thế”: Cuộc gặp gỡ,trò chuyện giữa
anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư.
- Đoạn 3: Còn lại: Cuộc chia tay cảm động.
c. Chủ đề: Truyện ca ngợi những con người lao động âm thầm trong công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
d. Tóm tắt văn bản:
Trên chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già,bác lái xe, cô kĩ sư
trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen
với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Trong cuộc gặp gỡ
30 phút, anh thanh niên tặng hoa cho cô gái, pha trà và trò chuyện với mọi người
về cuộc sống và công việc của anh. Ông họa sĩ muốn được vẽ chân dung anh. Anh
thanh niên từ chối và giới thiệu với ông những người khác mà anh cho là xứng
đáng hơn anh. Những con người tình cờ gặp nhau bỗng trở nên thân thiết. Khi
chia tay, ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại, cô kĩ sư thấy xúc động, yên tâm hơn về
quyết định lên Lào Cai công tác, còn anh thanh niên tặng mọi người một làn
trứng.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Ý nghĩa nhan đề:
- Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến,
nhưng thật ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa
là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm với công việc, đối với
đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng
một mình trên đỉnh núi cao.
- Trong cái không khí lặng im của Sa Pa, Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến
chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài
lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đất nước.
2. Tình huống truyện:
- Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được xây dựng xoay quanh một tình huống truyện
khá đơn giản mà tự nhiên. Đó chính là cuộc gặp gỡ tình cở của mấy người khách
trên chuyến xe lên Sa Pa với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên
Sơn.
- Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân dung”
nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật
khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh. Đồng thời, qua “bức chân dung” (cả
cuộc sống và những suy nghĩ) của người thanh niên, qua sự cảm nhận của các
nhân vật khác ( chủ yếu là ông họa sĩ) về anh và những người như anh, tác giả đã
làm nổi bật được chủ đề của tác phNm: Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa
Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người
đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước.
3. Cảnh sắc thiên nhiên Sa Pa:
- Nắng đốt cháy rừng cây, mạ bạc con đèo…
- Cây hoa tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của
rừng.
-Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi
xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.
=> Vài nét chấm phá điểm xuyết, nghệ thuật nhân hóa, sosánh ->Tác giả đã khắc
họa bức tranh thiên nhiên Sa Pa với vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng, hữu tình. Miêu
tả bức tranh thiên nhiên bằng ngôn ngữ trong sáng, mỗi chữ, mỗi câu như có
đường nét,hình khối, sắc màu. Văn xuôi truyện ngắn mà giàu nhịp điệu mang âm
hưởng một bài thơ về thiên nhiên đất nước.
4. Vẻ đẹp con người:
a. Nhân vật anh thanh niên:
Đây là nhân vật chính của truyện.Tuy nhiên tác giả không cho nhân vật xuất
hiện ngay từ đầu mà chỉ gián tiếp qua lời giới thiệu rất ấn tượng của bác lái xe
(rằng anh ta là “một trong những người cô độc nhất thế gian”, rằng anh ta rất
“thèm người” và nếu họa sĩ đến gặp thì thế nào “cũng thích vẽ”; sau đó xuất hiện
trực tiếp qua cuộc gặp gỡ, trò chuyện với các nhân vật khác trong khoảng thời
gian ngắn ngủi ( ba mươi phút). Chỉ 30 phút nhưng cũng đủ để những người tiếp
xúc kịp ghi một ấn tượng – kịp để ông họa sĩ thực hiện bức kí họa chân dung, kịp
để cô kỹ sư bàng hoàng và có những cái gì đó như hàm ơn về anh.Rồi dường như
anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao
Sa Pa. Và mọi người thấm thía điều mà nhà văn muốn nói: Trong cái im lặng của
Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã
nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất
nước.
-> Với cách dựng truyện như thế, anh thanh niên được hiện ra qua sự nhìn nhận,
đánh giá của các nhân vật khác: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư. Qua cách nhìn
nhận và cảm xúc của mỗi người, nhân vật anh thanh niên càng thêm rõ nét và
đáng mến hơn.
*. Hoàn cảnh sống và làm việc:
- Lật từng trang văn của Nguyễn Thành Long, ta thấy anh thanh niên 27 tuổi sống
và làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm làm bạn với mây
mù và cây cỏ.
- Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu . Công việc của anh là “đo gió,
đo mưa, đo nắng, tính mây và đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày để
phục vụ sản xuất và phục vụ chiến đấu”. Một công việc gian khó nhưng đòi hỏi sự
chính xác, tỉ mỉ và tinh thần trách nhiệm cao. “Nửa đêm dù mưa tuyết, gió lạnh,
đúng giờ ốp thì cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm việc”.
- Hoàn cảnh sống khắc nghiệt vô cùng bởi sự heo hút, vắng vẻ; cuộc sống và công
việc có phần đơn điệu, giản đơn…là thử thách thực sự đối với tuổi trẻ vốn sung
sức và khát khao trời rộng, khát khao hành động. Nhưng cái gian khổ nhất đối với
chàng trai trẻ ấy là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng ở nơi
núi cao không một bóng người. Cô đơn đến mức “thèm người”, phải lăn cây chặn
đường dừng xe khách qua núi để được gặp gỡ, trò chuyện.
- Và anh đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc.
*. Vẻ đẹp trong tính cách anh thanh niên.
LĐ1: Lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm với công việc:
- Anh hiểu rằng, công việc mình làm tuy nhỏ bé nhưng liên quan đến công việc
chung của đất nước, của mọi người.
- Làm việc một mình trên đỉnh núi cao, không có ai giám sát, thúc giục anh vẫn
luôn tự giác, tận tụy. Suốt mấy năm ròng rã ghi và báo “ốp”đúng giờ. Phải ghi và
báo về nhà trong mưa tuyết lạnh cóng, gió lớn và đêm tối lúc 1h sáng, anh vẫn
không ngần ngại.
- Và anh đã sống thật hạnh phúc khi được biết do kịp thời phát hiện đám mây khô
mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta trên bầu trời Hàm Rồng.
- Anh yêu công việc của mình, anh kể về nó một cách say sưa và tự hào.Với anh,
công việc là niềm vui, là lẽ sống. Hãy nghe anh tâm sự với ông họa sĩ:“[…] khi ta
làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc
của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu
gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất". Qua lời anh kể và lời
bộc bạch này, ta hiểu rằng anh đã thực sự tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong
công việc thầm lặng giữa Sa Pa và sương mù bao phủ.
LĐ2: Anh thanh niên có lẽ sống, lý tưởng sống cao cả đáng trân trọng:
- Sống giữa những năm tháng chống Mĩ, anh luôn khát khao được cầm súng ra
mặt trận, anh đã cùng bố viết đơn xin ra lính...
- Ý thức được ý nghĩa thiêng liêng của công việc, anh sẵn sàng vượt bao thử
thách, gian khổ, đặc biệt là nỗi cô đơn để hoàn thành nhiệm vụ.
- Cũng vì ý thức trách nhiệm ấy mà anh không những không cảm thấy chán,
không cảm thấy sợ mà còn đặc biệt yêu nghề, say mê với công việc của
mình: "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi..."
LĐ3: Anh biết tạo ra một cuộc sống khoa học, nề nếp văn minh và thơ mộng:
- Sống một mình trên đỉnh núi cao, anh đã chủ động sắp xếp cho mình một cuộc
sống ngăn nắp: “một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống
kê, máy bộ đàm”. Cuộc sống riêng của anh “thu gọn lại một góc trái gian nhà với
chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách”.
- Ngoài công việc, anh còn trồng hoa, nuôi gà, làm cho cuộc sống của mình thêm
thi vị, phong phú về vật chất và tinh thần.
- Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ vì anh có một nguồn vui đó là đọc
sách. Anh coi sách như một người bạn để trò chuyện, để thanh lọc tâm hồn. Sách
là nhịp cầu kết nối với thế giới nhộn nhịp bên ngoài. (khi bác lái xe đưa gói sách
cho anh, anh“mừng quýnh” như bắt được vàng)
LĐ4: Sự chân thành, cởi mở và lòng hiếu khách:
- Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn.
Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “ thèm người”, lòng hiếu khách
đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo.
- Biểu hiện:
+ Tình thân với bác lái xe, thái độ ân cần chu đáo, tặng củ tam thất cho vợ bác vừa
mới ốm dậy.
+ Vui sướng cuống cuồng khi có khách đến thăm nhà.
+ Anh đón tiếp khách nồng nhiệt, ân cần chu đáo: hái một bó hoa rực rỡ sắc màu
tặng người con gái chưa hề quen biết: “Anh con trai, rất tự nhiên như với một
người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự
nhiên, cô đỡ lấy”, pha nước chè cho ông họa sĩ.
+ Anh trò chuyện cởi mở với ông họa sĩ và cô kĩ sư về công việc, cuộc sống của
mình, của bạn bè nơi Sa Pa lặng lẽ.
+ Đếm từng phút vì sợ hết mất ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quý báu.
+ Lưu luyến với khách khi chia tay, xúc động đến nỗi phải “quay mặt đi” và ấn
vào tay ông hoạ sĩ già cái làn trứng làm quà, không dám tiễn khách ra xe dù chưa
đến giờ “ốp”
+…
-> Tất cả không chỉ chứng tỏ tấm lòng hiếu khách của người thanh niên mà còn
thể hiện sự cởi mở, chân thành, nhiệt tình đáng quí.
LĐ5: Sự khiêm tốn, thành thật:
- Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những lời giới
thiệu nhiệt tình của bác lái xe là chưa xứng đáng.
- Đóng góp của mình chỉ là bình thường nhỏ bé, anh vẫn còn thua ông bố vì chưa
được đi bộ đội, trực tiếp ra chiến trường đánh giặc.
- Khi ông hoạ sĩ kí hoạ chân dung, anh từ chối, e ngại và nhiệt tình giới thiệu
những người khác đáng vẽ hơn anh nhiều (ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ
nghiên cứu bản đồ sét...)
=>Tóm lại, chỉ bằng một số chi tiết và anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh
khắc của truyện, nhưng tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật chính với
những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống,
về ý nghĩa của công việc.
=> Anh thanh niên là hình ảnh tiêu biểu cho những con người ở Sa Pa, là chân
dung con người lao động mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
b. Nhân vật ông họa sĩ:
- Tuy không dùng cách kể ở ngôi thứ nhất nhưng hầu như ngườikể chuyện đã
nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ để quan sát và miêu tả từ
cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của chuyện. Từ đó, gửi gắmsuy nghĩ về con
người, về nghệ thuật.
- Ngay từ những phút ban đầu gặp gỡ anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề
nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng củanghệ thuật, ông
đã xúc động và bối rối.
- Ông muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí họa và “người con trai
ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá”. Những xúc cảm và suy tư của
nhân vật ông họa sĩ về người thanh niên và về những điều khác nữa được gợi lên
từ câu chuyện của anh làm cho chân dung nhân vật chính thêmsáng đẹp và tạo nên
chiều sâu tư tưởng.
c. Nhân vật cô kĩ sư.
- Đây là cô gái dám rời Hà Nội, bỏ lại sau lưng “mối tình đầu nhạt nhẽo” để lên
công tác ở miền cao Tây Bắc. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anhthanh niên, những điều
anh nói, câu chuyện anh kể về những người khác đã khiến cô “bàng hoàng”, “cô
hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của ngườithanh niên, về cái
thế giới những con người như anh mà anh kể, và về con đườngcô đang đi tới”.
Nhờ cái “bàng hoàng” ấy, cô mới nhận ra mối tình của mình bấy lâu nay nhạt
nhẽo biết bao, cuộc sống của mình lâu nay tầm thường biết bao, thế giới của mình
lâu nay nhỏ bé biết bao ! Khoảnhkhắc bàng hoàng ấy chính là sự bừng dậy của
những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta bắt gặp được những ánh sáng đẹp đẽ
toả ra từ cuộc sống, từ tâm hồnngười khác.
- Cùng với sự bàng hoàng ấy là “một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng
cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theocô trong chuyến đi thứ nhất ra
đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu
nhiên anh cho thêm cô”. Cuộc gặp gỡ đã khơi lên trong tâm tư cô gái trẻ những
tình cảm và suy nghĩ mới mẻ, cao đẹp về con người, về cuộc sống. Qua tâm tư của
cô gái, ta nhận ra vẻ đẹp và sức ảnh hưởng của nhân vật anh thanh niên.
d. Bác lái xe:
- Bác lái xe là nhân vật xuất từ đầu truyện, nhưng cũng kịpthể hiện những nét đẹp
trong tính cách. Là người rất yêu công việc, suốt 30 nămtrong nghề lái xe mà vẫn
luôn giữ được tính cởi mở, niềm nở có trách nhiệm với công việc, nhạy cảm trước
vẻ đẹp của thiên nhiên và con người. Bác lái xe là cầu nối giữa anh thanh niên và
cuộc đời (mua sách cho anh, dừng xe dưới chânđồi để anh trò chuyện, giới thiệu
những người bạn mới cho anh). Bác lái xe cũng là người dẫn dắt truyện, kích
thích sự tò mò của ông họa sĩ và cô kĩ sư về anh thanh niên – người cô độc nhất
thế gian, người rất “thèm người”.
=> Qua cảm xúc,suy nghĩ và thái độ cảm mến của bác lái xe, cô kĩ sư, ông họa sĩ,
hình ảnh anh thanh niên được hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn. Chủ đề của tác
phNm mở rộng thêm và gợi ra nhiều ý nghĩa. Bức chân dung nhân vật chính như
được soi rọi nhiều luồng ánh sáng khiến nó thêm rạng rỡ và ánh lên nhiều màu
sắc.
e. Trong tác phẩm, còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ
xuất hiện gián tiếp qua câu kể của anh thanh niên cũng góp phần thể hiện
chủ đề của tác phẩm. Đó là:
- Anh bạn đồng nghiệp lặng lẽ cống hiến trên đỉnhPhan-xi-păng cao 3142 mét.
- Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa hết lòng với công việc. Kiên trì, bền bỉ, làm việc trong
âm thầm lặng lẽ “ngày này sang ngàykhác”. Ông ngồi im trong vườn su hào rình
xem cách ong lấy phấn, thụ phận cho hoa su hào. Và tự ông đi thụ phấn cho từng
cây su hào để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc ăn được to hơn, ngọt hơn. Ông kĩ
sư làm cho anh thanh niên cảm thấy cuộc đời đẹp quá! Công việc thầm lặng ấy chỉ
những con người nơimảnh đất Sa Pa mới hiểu hết được ý nghĩa của nó.
- Anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. Anh luôn ở trong tư thế sẵn sằng suốt ngày
chờ sét “nửa đêm mưa gió,rét buốt,mặc, cứ nghe sét là choáng choàng chạy ra”.
Anh đã hi sinh hạnh phúc cá nhân vì niềm đam mê công việc để khai thác “của
chìm nông, của chìm sâu” dưới lòng đất làm giàu choTổ quốc.
- Ông bố anh thanh niên xung phong đi bộ đội.
-> Dù không xuấthiện trực tiếp trong truyện mà chỉ gián tiếp qua lời kể của anh
thanh niên,song họ hiện lên với những nét tuyệt đẹp trong tâm hồn và cách sống.
Họ là những người say mê công việc. Vì công việc làm giàu cho đất nước, họ sẵn
sànghi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc và tình cảm gia đình. Cuộc sống của họ
lặng lẽ và nhân ái biết bao.
III. Tổng kết:
1. Nội dung: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khắc họa thành công hình ảnh những
con người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí
tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con
người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
2. Nghệ thuật:
- Cốt truyện đơn giản, xoay quanh một tình huống đó là có cuộc gặp gỡ bất ngờ
giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và một anh thanh niên làmcông tác khí tượng.
Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong chốc lát nhưng đã để lại một ấn tượng gợi nhiều suy
nghĩ và dẫn chúng ta tới những nhân vật mới: kĩ sư vườn rau, nhà nghiên cứu sét.
- Xây dựng nhân vật chân dung, nhân vật được ghi lại được đánh giá qua những
cảm nhận trực tiếp nhưng không hề nhạt nhòa bởi được khắc họa qua nhiều điểm
nhìn và miêu tả tinh tế.
- Chất thơ của “Lặng lẽ Sa Pa” cũng phụ trợ đắc lực cho bài ca, ca ngợi con người
bình dị mà cao quý: trong tình huống trữ tình, trong bức tranh thiên nhiên, trong
lời đối thoại, nhưng quan trọng nhất đó là những ý nghĩ, cảm xúc của người trong
cuộc và vẻ đẹp rất đỗi nên thơ, nên hoa, nên nhạc của lối sống mà nhân vật chính
gợi ra.
--------------------------------------------------------------------------------------------------
B. CÁC DẠNG ĐỀ THƯỜNG GẶP

ĐỀ 1. Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Sapa trong
truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của nhà văn Nguyễn Thành Long
DÀN Ý:
I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận
Mở bài tham khảo: Mỗi một tác phNm văn học ra đời đều mang một số phận
riêng. Có tác phNm vừa cất tiếng chào đời đã chết yểu đáng thương. Có tác phNm
gây dư luận xôn xao một thời rồi bị độc giả quên lãng với thời gian. Nhưng cũng
cả những bài thơ, quyển truyện có một sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc, có
một sức hút lạ kì. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là một
truyện đặc sắc, để lại trong lòng mỗi chúng ta nhiều rung cảm đẹp đẽ. Truyện đã
giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người của vùng đất
Sapa xinh đẹp và thơ mộng.
II. Thân bài
1. Khái quát
Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến công tác ở Lào Cai trong mùa hè năm 1970,
sau này được in trong tập Giữa trong xanh ( 1972). Đây là truyện ngắn tiêu biểu ở
đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc.
Truyện kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa nhân vật anh thanh niên với cô kĩ sư và
bác họa sĩ để từ đó ca ngợi những con người những công việc thầm lặng.
2. Thiên nhiên và con người Sapa
a. Thiên nhiên Sapa
- Thiên nhiên Sapa được tác giả miêu tả ở phần đầu và phần cuối của tác phNm.
+ Nắng đốt cháy rừng cây, mạ bạc con đèo…
+ Cây hoa tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của
rừng.
+ Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi
xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.
=> Bằng vài nét chấm phá điểm xuyết, nghệ thuật nhân hóa, so sánh ->Tác giả đã
khắc họa bức tranh thiên nhiên Sa Pa với vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng, hữu tình.
Miêu tả bức tranh thiên nhiên bằng ngôn ngữ trong sáng, mỗi chữ, mỗi câu như có
đường nét,hình khối, sắc màu. Văn xuôi truyện ngắn mà giàu nhịp điệu mang âm
hưởng một bài thơ về thiên nhiên đất nước.
b. Vẻ đẹp con người Sapa
a. Nhân vật anh thanh niên:
Đây là nhân vật chính của truyện.Tuy nhiên tác giả không cho nhân vật xuất hiện
ngay từ đầu mà chỉ gián tiếp qua lời giới thiệu rất ấn tượng của bác lái xe ( rằng
anh ta là “một trong những người cô độc nhất thế gian”, rằng anh ta rất “thèm
người” và nếu họa sĩ đến gặp thì thế nào “cũng thích vẽ”; sau đó xuất hiện trực
tiếp qua cuộc gặp gỡ, trò chuyện với các nhân vật khác trong khoảng thời gian
ngắn ngủi ( ba mươi phút). Chỉ 30 phút nhưng cũng đủ để những người tiếp xúc
kịp ghi một ấn tượng – kịp để ông họa sĩ thực hiện bức kí họa chân dung, kịp để
cô kỹ sư bàng hoàng và có những cái gì đó như hàm ơn về anh. Rồi dường như
anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao
Sa Pa. Và mọi người thấm thía điều mà nhà văn muốn nói: Trong cái im lặng của
Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã
nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất
nước.
-> Với cách dựng truyện như thế, anh thanh niên được hiện ra qua sự nhìn nhận,
đánh giá của các nhân vật khác: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư. Qua cách nhìn
nhận và cảm xúc của mỗi người, nhân vật anh thanh niên càng thêm rõ nét và
đáng mến hơn.
* Hoàn cảnh sống và làm việc:
- Lật từng trang văn của Nguyễn Thành Long, ta thấy anh thanh niên 27 tuổi sống
và làm việc một mình trên đỉnh núi cao 2600m, quanh năm làm bạn với mây mù
và cây cỏ.
- Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu . Công việc của anh là “đo gió,
đo mưa, đo nắng,tính mây và đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày để
phục vụ sản xuất và phục vụ chiến đấu”. Một công việc gian khó nhưng đòi hỏi sự
chính xác, tỉ mỉ và tinh thần trách nhiệm cao. “Nửa đêm dù mưa tuyết, gió lạnh,
đúng giờ ốp thì cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm việc”.
- Hoàn cảnh sống khắc nghiệt vô cùng bởi sự heo hút, vắng vẻ; cuộc sống và công
việc có phần đơn điệu, giản đơn…là thử thách thực sự đối với tuổi trẻ vốn sung
sức và khát khao trời rộng, khát khao hành động. Nhưng cái gian khổ nhất đối với
chàng trai trẻ ấy là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng ở nơi
núi cao không một bóng người. Cô đơn đến mức “thèm người”, phải lăn cây chặn
đường dừng xe khách qua núi để được gặp gỡ, trò chuyện.
- Và anh đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp,giản dị mà sâu sắc.
* Vẻ đẹp trong tính cách anh thanh niên.
LĐ1: Lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm với công việc:
- Anh hiểu rằng, công việc mình làm tuy nhỏ bé nhưng liên quan đến công việc
chung của đất nước, của mọi người.
- Làm việc một mình trên đỉnh núi cao, không có ai giám sát, thúc giục anh vẫn
luôn tự giác, tận tụy. Suốt mấy năm ròng rã ghi và báo “ốp”đúng giờ. Phải ghi và
báo về nhà trong mưa tuyết lạnh cóng, gió lớn và đêm tối lúc 1h sáng, anh vẫn
không ngần ngại.
- Và anh đã sống thật hạnh phúc khi được biết do kịp thời phát hiện đám mây khô
mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta trên bầu trời Hàm Rồng.
- Anh yêu công việc của mình, anh kể về nó một cách say sưa và tự hào.Với anh,
công việc là niềm vui, là lẽ sống. Hãy nghe anh tâm sự với ông họa sĩ:“[…] khi ta
làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc
của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu
gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất". Qua lời anh kể và lời
bộc bạch này, ta hiểu rằng anh đã thực sự tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong
công việc thầm lặng giữa Sa Pa và sương mù bao phủ.
LĐ2: Anh thanh niên có lẽ sống, lý tưởng sống cao cả đáng trân trọng
- Sống giữa những năm tháng chống Mĩ, anh luôn khát khao được cầm súng ra
mặt trận, anh đã cùng bố viết đơn xin ra lính...
- Ý thức được ý nghĩa thiêng liêng của công việc, anh sẵn sàng vượt bao thử
thách, gian khổ, đặc biệt là nỗi cô đơn để hoàn thành nhiệm vụ.
- Cũng vì ý thức trách nhiệm ấy mà anh không những không cảm thấy chán,
không cảm thấy sợ mà còn đặc biệt yêu nghề, say mê với công việc của
mình: "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi..."
LĐ3: Anh biết tạo ra một cuộc sống khoa học, nề nếp văn minh và thơ mộng:
- Sống một mình trên đỉnh núi cao, anh đã chủ động sắp xếp cho mình một cuộc
sống ngăn nắp: “một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống
kê, máy bộ đàm”. Cuộc sống riêng của anh “thu gọn lại một góc trái gian nhà với
chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách”.
- Ngoài công việc, anh còn trồng hoa, nuôi gà, làm cho cuộc sống của mình thêm
thi vị, phong phú về vật chất và tinh thần.
- Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ vì anh có một nguồn vui đó là đọc
sách. Anh coi sách như một người bạn để trò chuyện, để thanh lọc tâm hồn. Sách
là nhịp cầu kết nối với thế giới nhộn nhịp bên ngoài. (khi bác lái xe đưa gói sách
cho anh, anh“mừng quýnh” như bắt được vàng)
LĐ4: Sự chân thành, cởi mở và lòng hiếu khách:
- Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn.
Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “ thèm người”, lòng hiếu khách
đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo.
- Biểu hiện:
+ Tình thân với bác lái xe, thái độ ân cần chu đáo, tặng củ tam thất cho vợ bác vừa
mới ốm dậy.
+ Vui sướng cuống cuồng khi có khách đến thăm nhà.
+ Anh đón tiếp khách nồng nhiệt, ân cần chu đáo: hái một bó hoa rực rỡ sắc màu
tặng người con gái chưa hề quen biết: “Anh con trai, rất tự nhiên như với một
người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự
nhiên, cô đỡ lấy”, pha nước chè cho ông họa sĩ.
+ Anh trò chuyện cởi mở với ông họa sĩ và cô kĩ sư về công việc, cuộc sống của
mình, của bạn bè nơi Sa Pa lặng lẽ.
+ Đếm từng phút vì sợ hết mất ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quý báu.
+ Lưu luyến với khách khi chia tay, xúc động đến nỗi phải “quay mặt đi” và ấn
vào tay ông hoạ sĩ già cái làn trứng làm quà, không dám tiễn khách ra xe dù chưa
đến giờ “ốp”
+…
-> Tất cả không chỉ chứng tỏ tấm lòng hiếu khách của người thanh niên mà còn
thể hiện sự cởi mở, chân thành, nhiệt tình đáng quí.
LĐ5: Sự khiêm tốn, thành thật:
- Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những lời giới
thiệu nhiệt tình của bác lái xe là chưa xứng đáng.
- Đóng góp của mình chỉ là bình thường nhỏ bé, anh vẫn còn thua ông bố vì chưa
được đi bộ đội, trực tiếp ra chiến trường đánh giặc.
- Khi ông hoạ sĩ kí hoạ chân dung, anh từ chối, e ngại và nhiệt tình giới thiệu
những người khác đáng vẽ hơn anh nhiều (ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ
nghiên cứu bản đồ sét...)
=>Tóm lại, chỉ bằng một số chi tiết và anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh
khắc của truyện, nhưng tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật chính với
những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống,
về ý nghĩa của công việc.
=> Anh thanh niên là hình ảnh tiêu biểu cho những con người ở Sa Pa, là chân
dung con người lao động mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
b. Những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ xuất hiện gián tiếp qua
lời kể của anh thanh niên
- Anh bạn đồng nghiệp lặng lẽ cống hiến trên đỉnhPhan-xi-păng cao 3142 mét.
- Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa hết lòng với công việc. Kiên trì, bền bỉ, làm việc trong
âm thầm lặng lẽ “ngày này sang ngàykhác”. Ông ngồi im trong vườn su hào rình
xem cách ong lấy phấn, thụ phận chohoa su hào. Và tự ông đi thụ phấn cho từng
cây su hào để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc ăn được to hơn, ngọt hơn. Ông kĩ
sư làm cho anh thanh niên cảm thấy cuộc đời đẹp quá! Công việc thầm lặng ấy chỉ
những con người nơimảnh đất Sa Pa mói hiểu hết được ý nghĩa của nó.
- Anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. Anh luôn ở trong tư thế sẵn sằng suốt ngày
chờ sét “nửa đêm mưa gió,rét buốt,mặc, cứ nghe sét là choáng choàng chạy ra”.
Anh đã hi sinh hạnh phúc cá nhân vì niềm đam mê công việc để khai thác “của
chìm nông, của chìm sâu” dưới lòng đất làm giàu choTổ quốc.
- Ông bố anh thanh niên xung phong đi bộ đội.
-> Dù không xuấthiện trực tiếp trong truyện mà chỉ gián tiếp qua lời kể của anh
thanh niên,song họ hiện lên với những nét tuyệt đẹp trong tâm hồn và cách sống.
Họ lànhững người say mê công việc. Vì công việc làm giàu cho đất nước, họ sẵn
sànghi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc và tình cảm gia đình. Cuộc sống của họ
lặng lẽ và nhân ái biết bao.
3. Đánh giá
Như vậy bằng cách kể chuyện tự nhiên, chân thực, truyện ngắn “LLSP” cuả nhà
văn NTL đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người
Sapa. Thiên nhiên Sapa thì hữu tình thơ mộng còn con người nơi ấy đang thầm
lặng cống hiến hết mình vì đất nước. Dù anh thanh niên chỉ xuất hiện trong
khoảnh khắc, những nhân vật không tên khác chỉ xuất hiện qua lời kể của anh
thanh niên, nhưng bằng cách đặt nhân vật vào tình huống gặp gỡ tình cờ, qua cảm
xúc và đánh giá của mọi người xung quanh, lời kể say sưa chân thành của nhân
vật chính, những chi tiết tiêu biểu… tác giả đã phác họa chân dung các nhân vật
với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc
sống, về ý nghĩa công việc.
III. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của tác phNm.
- Cảm xúc của bản thân khi đọc tác phNm.
- Tác phNm đem đến cho em bài học gì?
Tham khảo: Vài nét chấm phá điểm xuyết, nghệ thuật nhân hóa, so sánh, tác giả
đã khắc họa bức tranh thiên nhiên Sa Pa với vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng, hữu
tình. Miêu tả bức tranh thiên nhiên bằng ngôn ngữ trong sáng, mỗi chữ, mỗi câu
như có đường nét, hình khối, sắc màu. Văn xuôi truyện ngắn mà giàu nhịp điệu
mang âm hưởng một bài thơ về thiên nhiên đất nước. Đặc biệt nhân vật anh thanh
niên đã có sức hấp dẫn, lay động tâm hồn mỗi người, anh đại diện cho những con
người lặng lẽ đóng góp công sức của mình cho Tổ quốc. Ngợi ca con người anh
chính là cách chúng ta ngợi ca lao động và không quên đánh giá lại bản thân
mình.
--------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ 2. Cảm nhận về anh thanh niên trong đoạn trích sau:
Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao
xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu
không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là
một mình được? Huống chi việc của cháu gắm liền với việc của bao anh em, đồng
chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến
chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở
đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về
Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào “ốp” là cháu chạy xuống chơi,
lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì
vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng
tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không
xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy,
bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”.
Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe,
chân cô đung đưa khe khẽ, nói:
- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy
mà. Mỗi người viết một vẻ.

DÀN Ý:
I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận
Mở bài tham khảo: Mỗi một tác phNm văn học ra đời đều mang một số phận
riêng. Có tác phNm vừa cất tiếng chào đời đã chết yểu đáng thương. Có tác phNm
gây dư luận xôn xao một thời rồi bị độc giả quên lãng với thời gian. Nhưng cũng
cả những bài thơ, quyển truyện có một sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc, có
một sức hút lạ kì. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là một
truyện đặc sắc, để lại trong lòng mỗi chúng ta nhiều rung cảm đẹp đẽ. Tác phNm
đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật anh thanh niên –
nhân vật chính của truyện. Chúng ta hãy đến với những lời anh tâm sự với bác họa
sĩ và cô kĩ sư để hiểu thêm về vẻ đẹp của nhân vật này.
II. Thân bài
1. Khái quát về tác phẩm
Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến công tác ở Lào Cai trong mùa hè năm 1970,
sau này được in trong tập Giữa trong xanh ( 1972). Đây là truyện ngắn tiêu biểu ở
đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc.
Truyện kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa nhân vật anh thanh niên với cô kĩ sư và
bác họa sĩ để từ đó ca ngợi những con người những công việc thầm lặng.
2. Cảm nhận về vẻ đẹp của anh thanh niên trong đoạn trích
LĐ1: Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên.
Đoạn trích đưa ta đến vùng đất Sapa để gặp một chàng thanh niên 27 tuổi làm
công tác khí tượng khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Qua lời kể của bác lái xe cũng
như qua cuộc trò chuyện ngắn ngủi trên đỉnh Yên Sơn giữa anh thanh niên với cô
kĩ sư và bác họa sĩ, ta phần nào hiểu được hoàn cảnh sống, công việc và con người
anh. Anh sống 1 mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m. quanh năm làm bạn với
thiên nhiên cây cỏ mây mù lạnh lẽo hoàn toàn vắng bóng con người. Khó khăn
lớn nhất không phải là thiên nhiên khắc nghiệt mà chính là nỗi cô đơn. Hoàn cảnh
sống ấy quả là một thử thách đối với tuổi trẻ vốn sung sức khao khát khao hành
động. Tuy nhiên cũng chính hoàn cảnh sống đó đã làm choc ho những vẻ đẹp của
anh tỏa sáng lung linh hơn.
LĐ2: Anh là một người yêu nghề, có niềm đam mê với khoa học
- Nói về anh thanh niên trong đoạn trích này, trước hết ta nhận ra ở anh là tình yêu
nghề và niềm đam mê với khoa học. Anh sống 1 mình trên đỉnh Yên Sơn với
công việc bình dị: Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất. Anh
quan niệm:” Khi làm việc ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được”.Một
quan niệm thật giản dị nhưng thể hiện một lẽ sống đẹp. Với anh khi lao động con
người với công việc là đôi, là bạn bởi thế anh khoông cảm thấy lẻ loi cô độc. Hơn
nữa “ công việc của cháu còn gắn với việc của bao anh em ,đồng chí dưới kia”.
Bên cạnh anh còn biết bao anh em đồng chí cùng đồng hành với anh, cùng anh âm
thầm làm việc phấn đấu hết mình vì việc chung nên ko thể gọi là “1 mình được”
- Anh tiếp tục lời tâm sự chân tình, cởi mở “Công việc của cháu gian khổ thế
đấy, chứ cất nó đi , cháu buồn đến chết mất”. Thực tế công việc vào giờ “ốp”
đầy gian nan và vất vả. Chỉ một mình anh đúng một giờ sáng, phải đậy đúng giờ,
phải đi ra ngoài trời giá lạnh” gió tuyết và lặng im”, núi non trùng điệp lạnh lẽo ,
hoang vu. Đó là 1 thử thách lớn không phải ai cũng dễ dàng vượt qua. Nhưng lạ
lùng làm sao” cất nó đi cháu buồn đến chết mất”. Lời tâm sự chân thành làm ta
khâm phục biết bao.. Không biết tự bao giờ anh đã yêu công việc đày gian khổ ấy.
Được sống nơi này để làm việc, được cống hiến với anh là niềm hạnh phúc lớn
nhất cuộc đời. Nhân vật anh thanh niên đã giúp ta hiểu hơn về thế hệ cha ông
trong những năm đầu của thập niên 70 ở thế kỉ XX, về tinh thần xây dựng CNXH
của nhân dân ta ở miền Bắc
LĐ3: Một người sống có lý tưởng, có trách nhiệm.
- Anh ý thức một cách rất rõ ràng: Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai
mà làm việc?. Nhận thức đó cho thấy anh trẻ nhưng không hời hợt. Anh sống một
mình nhưng không cô đơn vì lúc nào trong tư tưởng của anh mục đích sống, lẽ
sống vẫn luôn luôn tồn tại và nhắc nhở.
- Làm một công việc đơn độc, phải dậy vào lúc nửa đêm, phải ra ngoài trời lúc
mưa bão, lạnh lẽo, anh có thể nằm ở trong nhà, lấy số liệu cũ mà gọi bộ đàm về để
báo cáo. Nhưng anh không làm điều đó. Vì anh có trách nhiệm và anh hiểu rõ việc
anh làm ở đây có liên quan, có ảnh hưởng đến cuộc sống lao động và chiến đấu
của rất nhiều người lúc bấy giờ. Một con người như anh thật đáng để ta trân trọng.
LĐ4: Một người sống cởi mở chân thành , quí trọng tình cảm.
- Chỉ gặp họa sĩ và cô kĩ sư một cách tình cờ, trong thời gian rất ngắn ngủi- 30
phút, thế nhưng anh đã tâm tình cởi mở biết bao điều về công việc của mình với
họ.. Anh cứ thủ thỉ tâm tình trò chuyện như đã quen thân tự bao giờ. Bởi với anh
được gặp người, trò chuyện với mọi người là một niềm mong mỏi. Anh khẳng
định nỗi khao khát của mình: Còn người thì ai mà chả“thèm ”hở bác?
- Nỗi thèm người của anh là một nhu cầu chính đáng, đáng quí. Điều đó cho thấy
nỗi khát khao giao cảm được trò chuyện của một con người sống cởi mở , nồng
nhiệt. Chính bởi sống cởi mở quí trọng tình cảm mà “ Không vào giờ “ốp” là
cháu xuống chơi, lâu thành lệ”. Nghĩa là gặp người, giao cảm trò chuyện với mọi
người đã trở thành nhu cầu, thành niềm hạnh phúc của anh. Sự chân thành, cởi mở
quí trọng tình cảm của anh khiến ta xúc động và trân trọng vô cùng.
LĐ5: Một người ham học hỏi, rất quan tâm đến đời sống nội tâm.
- Ngắm nhìn cô kỹ sư đang mải mê đọc sách , anh nói : “Cô cũng thấy đấy , lúc
nào tôi cũng có người trò chuyện . Nghĩa là có sách ấy ’’. Vậy là sống nơi Sa Pa
lặng lẽ, anh ko cô đơn buồn tẻ vì đã có sách làm bạn . Sách giúp đỡ đời sống tinh
thần của anh thêm phong phú, giúp anh mở rộng tri thức vốn sống để không
ngừng theo kịp thời đại.
- Anh tự lo liệu xoay sở đẻ thường xuyên có sách đọc. Sách không chỉ giúp anh
nâng cao hiểu biết, nâng cao kiến thức, sách còn giúp anh khuây khoả trong
những phút giây rảnh rỗi. Say mê đọc sách là một thói quen, một đức tính đáng
quý ở anh.
3. Đánh giá
Như vậy, bằng cách kể chuyện tự nhiên, chân thực, bằng sự đan xen giữa tự sự
và miêu tả, đoạn trích đã giúp người đọc cảm nhận được trọn vẹn những vẻ đẹp
trong tâm hồn nhân vật anh thanh niên - một chàng trai có lí tưởng sống cao đẹp,
có tình yêu nghề, quý trọng tình cảm và rất ham học hỏi. Anh thanh niên chính là
hình ảnh đại diện của thế hệ trẻ VN thời kì chống Mĩ cứu nước. Xây dựng nhân
vật này, Nguyễn Thành Long muốn gửi vào đó lời ngợi ca đến những con người
đang ngày đêm thầm lặng cống hiến cho dân tộc.
III. Kết bài:
- Đoạn truyện đã khơi gợi trong em những tình cảm gì?
- Em rút ra được bài học gì?
Tham khảo: Có thể nói rằng truyện ngắng “LLSP” của nhà văn NTL là một tác
phNm vô cùng đặc sắc. Tác phNm và đặc biệt là đoạn trích trên đã khơi gợi trong
lòng người đọc không ít những tình cảm đẹp. Nó khiến ta càng thêm cảm phục
trước tài năng kể chuyện của nhà văn Nguyễn Thanh Long, càng thêm trân trọng
và yêu mến những con người đang lao động cống hiến hết mình vì đất nước. Từ
cuộc trò chuyện của anh thanh niên với cô kĩ sư và bác họa sĩ, tác phNm đã đem
đến cho người đọc những bài học vô cùng sâu sắc. Đó là bài học về lí tưởng sống,
về trách nhiệm và về tinh thần vượt khó vươn lên . Và có lẽ chính vì thế mà sau
bao thăng trầm của lịch sử truyện ngắn “LLSP” của nhà văn NTL vẫn còn mãi
trong lòng bạn đọc.
--------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ 3: Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau:
“Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa – Người con trai bất chợt quyết định – Bác
lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của
cháu, năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu
nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm. Công việc của cháu cũng
quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Những cái máy vườn trạm khí
tượng nào cũng có. Dãy núi này có một ảnh hưởng quyết định tới gió mùa đông
bắc đối với miền Bắc nước ta. Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng,
tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục
vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này,
ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cốc li phân mà đo. Cái này là
máy nhật quang kí, ánh nắng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy
này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy mà định nắng. Đây là máy Vin, nhìn
khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm, không nhìn mây, cháu
nhìn gió lay lá hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được
mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất.
Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười
một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công
việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một
giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn,
nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão
vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng
im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới
thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn,
muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại
hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.

DÀN Ý:
I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận
Mở bài tham khảo: Mỗi một tác phNm văn học ra đời đều mang một số phận
riêng. Có tác phNm vừa cất tiếng chào đời đã chết yểu đáng thương. Có tác phNm
gây dư luận xôn xao một thời rồi bị độc giả quên lãng với thời gian. Nhưng cũng
cả những bài thơ, quyển truyện có một sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc, có
một sức hút lạ kì. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là một
truyện đặc sắc, để lại trong lòng mỗi chúng ta nhiều rung cảm đẹp đẽ. Tác phNm
đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật anh thanh niên –
nhân vật chính của truyện nhất là qua những lời anh chia sẻ với bác họa sĩ về công
việc và cuộc sống của mình.
II. Thân bài
1. Khái quát về tác phẩm
Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến công tác ở Lào Cai trong mùa hè năm 1970,
sau này được in trong tập Giữa trong xanh ( 1972). Đây là truyện ngắn tiêu biểu ở
đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc.
Truyện kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa nhân vật anh thanh niên với cô kĩ sư và
bác họa sĩ để từ đó ca ngợi những con người những công việc thầm lặng.
2. Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên qua đoạn trích
a. Hoàn cảnh sống và làm việc
- Đoạn văn là lời của nhân vật thanh niên, nhân vật chính trong truyện Lặng lẽ Sa
Pa. Nhân vật thanh niên đó sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng
làm việc với cây và mây núi ở Sa Pa.
- Công việc của anh là làm khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Nhiệm vụ của anh là đo
gió, đo mưa, đo gió, đo chấn động mặt đất và dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ
cho công việc chiến đấu và sản xuất.
- Công việc của anh làm âm thầm, lặng lẽ một mình, báo về “ốp” đều đặn những
con số để phục vụ sản xuất, chíên đấu. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác,
có tính trách nhiệm cao.
=> Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, công việc gian khổ, vất vả. Đó là thử thách rất
lớn nhưng anh thiên niên đã vượt qua hoàn cảnh ấy bằng ý chí, nghị lực và những
suy nghĩ rất đẹp
b. Phẩm chất của anh thanh niên được thể hiện qua đoạn trích:
LĐ1: Ở anh trước hết ta nhận ra là lòng yêu nghề, say mê với công việc.
- Anh giới thiệu chi tiết từng loại máy, từng dụng cụ và công việc của mình cho
ông họa sĩ và cô kĩ sư:” Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính
mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ
sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở
đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cốc li phân mà đo. Cái này là máy
nhật quang kí, ánh nắng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này,
cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy mà định nắng. Đây là máy Vin, nhìn khoảng
cách giữa các răng cưa mà đoán gió”.
- Để có thể hiểu và giới thiệu một cách đầy đủ về công việc cũng như các thiết bị
làm việc của mình một cách rành rọt như vậy hẳn là anh đã phải dành rất nhiều
thời gian để tìm hiểu về nó thậm chí coi nó như người bạn của mình.
- Anh cũng có rất nhiều kinh nghiệm trong công việc của mình. “Ban đêm, không
nhìn mây, cháu nhìn gió lay lá hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có
thể nói được mây, tính được gió”. Những kinh nghiệm ấy anh đã tích lũy được
trong quá trình làm việc, trong suốt 4 năm anh gắn bó với công tác khí tượng kiêm
vật lí địa cầu.
LĐ2: Anh thanh niên còn là một người có tinh thần tự giác rất cao, có thái độ
nghiêm túc trong công việc.
- Một mình sống trên đỉnh Yên Sơn, không có ai đôn đốc, kiểm tra nhưng anh
vẫn vượt qua hoàn cảnh làm việc một cách nghiêm túc. Dù thời tiết khắc nghiệt
mùa đông giá rét mà anh đều thức dậy thắp đèn đi “ốp” đúng giờ. Ngày nào cũng
vậy anh làm việc một cách đều đặn, chính xác 4 lần trong ngày, âm thầm, bền bỉ
trong nhiều năm trời. Khó nhất là lúc đo và báo về cơ quan vào lúc 1 giờ sáng.
Theo lời anh kể : “Rét, bác ạ. Ở đây có mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong
chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn
bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và
lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó
mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi
lớn, muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại
hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được”. Giữa chon
von nơi đỉnh núi, lại vào lúc một giờ sáng, khi nhà nhà, người người đang chìm
trong giấc ngủ thì anh thanh niên lại phải bật dậy, xách đèn bão ra vườn thực hiện
công việc của mình. Anh có thế không dậy, có thể lấy con số cũ hoặc một cọn số
bất kì nào đó để báo về cơ quan. Nhưng không, anh đã không làm như vậy bởi
anh nhận thức được rất rõ tầm quan trọng của công việc mà anh đang đảm nhận.
và hơn cả tinh thần vượt khó để hoàn thành công việc ấy chính là xuất phát từ
tinh thần tự giác cao của anh. Một người trẻ tuổi như anh thật đáng trân quý biết
bao.
3. Đánh giá
Bằng cách kể chuyện tự nhiên, chân thực, bằng sự đan xen giữa tự sự và miêu
tả, đoạn trích đã giúp người đọc cảm nhận được trọn vẹn những vẻ đẹp trong tâm
hồn nhân vật anh thanh niên- một chàng yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm,
tinh thần tự giác đáng trọng. Anh thanh niên chính là hình ảnh đại diện của thế hệ
trẻ VN thời kì chống Mĩ cứu nước. Xây dựng nhân vật này, Nguyễn Thành Long
muốn gửi vào đó lời ngợi ca đến những con người đang ngày đêm thầm lặng cống
hiến cho dân tộc.
III. Kết bài:
- Đoạn truyện đã khơi gợi trong em những tình cảm gì?
- Em rút ra được bài học gì?
Tham khảo: Có thể nói rằng truyện ngắng “LLSP” của nhà văn NTL là một
tác phNm vô cùng đặc sắc. Tác phNm và đặc biệt là đoạn trích trên đã khơi gợi
trong lòng người đọc không ít những tình cảm đẹp. Nó khiến ta càng thêm cảm
phục trước tài năng kể chuyện của nhà văn Nguyễn Thanh Long, càng thêm trân
trọng và yêu mến những con người đang lao động cống hiến hết mình vì đất nước.
Từ cuộc trò chuyện của anh thanh niên với cô kĩ sư và bác họa sĩ, tác phNm đã
đem đến cho người đọc những bài học vô cùng sâu sắc. Đó là bài học về lí tưởng
sống, về trách nhiệm và về tinh thần vượt khó vươn lên . Và có lẽ chính vì thế mà
sau bao thăng trầm của lịch sử truyện ngắn “LLSP” của nhà văn NTL vẫn còn mãi
trong lòng bạn đọc.
----------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ 4: Cảm nhận của em về đoạn trích sau:
- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy
ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng
dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc
khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng,
nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
- Chào anh.
- Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc
mạnh.
- Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như
người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt
anh - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta
như vậy.
- Chào anh.
Lần đầu, chính là anh thanh niên quay mặt đi. Anh ấn cái làn vào tay bác già và
nói vội vã:
- Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn
không xuể. Cháu không tiễn bác và cô ra xe được, vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi
chào bác, chào cô. Bác sẽ trở lại nhé.
Hai ông con theo bậc cấp bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên, không thấy
người con trai đứng đấy nữa. Anh ta đã vào nhà trong. Ông xách cái làn trứng, cô
ôm bó hoa to. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng
hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm
cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo. Hai người lững thững đi về phía chiếc xe
đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn chiếc đồng hồ nói một mình:
- Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ,
đến giờ “ốp” đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ?
Cô gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên hồi hộp, nhưng vẫn im lặng.
(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập một)

DÀN Ý:
I. Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận gợi ra từ
đoạn trích
Mở bài tham khảo: NTL sáng tác từ thời kì kháng chiến chống Pháp và nhanh
chóng trở thành một cây bút tiêu biểu | của nền văn xuôi cách mạng Việt Nam.
Ông thành công ở truyện ngắn và kí. Các tác phNm của Nguyễn Thành Long tập
trung phản ánh vẻ đẹp của con người Việt Nam mới trong lao động và trong chiến
đấu. Với lối viết vừa chân thực, giản dị, vừa giàu chất trữ tình. LLSP được viết
vào mùa hè năm 1970, là kết quả chuyến công tác lên Lào Cai của tác giả. Đoạn
trích nằm ở phần cuối của truyện ngắn, khi cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên, ông
họa sĩ và cô kĩ sư đã đến hồi kết. Đoạn trích ngắn nhưng làm nổi bật vẻ đẹp của
các nhân vật. Qua đoạn trích, chúng ta hiểu thêm trân trọng hơn những nét đẹp
của những nhân vật này.
III. Thân bài:
1. Khái quát về tác phẩm
Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến công tác ở Lào Cai trong mùa hè năm 1970,
sau này được in trong tập Giữa trong xanh ( 1972). Đây là truyện ngắn tiêu biểu ở
đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc.
Truyện kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa nhân vật anh thanh niên với cô kĩ sư và
bác họa sĩ để từ đó ca ngợi những con người những công việc thầm lặng.
2. Cảm nhận về các nhân vật trong đoạn trích
LĐ1: Anh thanh niên: không chỉ là người có tinh thần trách nhiệm với công
việc, có phong cách sống đẹp, anh còn rất biết quan tâm đến mọi người:
- Anh ngỡ ngàng sao thời gian trôi qua nhanh quá “Anh thanh niên giật mình nói
to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ Ba mươi phút được gặp để nói chuyện với người
khác với anh là rất ngắn ngủi, trong tiếng kêu trời ơi ấy của anh có thái độ tiếc
nuối, bịn rịn.
- Biểu ông họa sĩ giỏ trứng để làm bữa trưa.
- Gửi cô kĩ sư cái khăn taykèm theo cuốn sách cô ấy đã đọc.
- Anh luôn đề cao, có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình.
=> Anh thanh niên khơi dậy trong ông họa sĩ và cô kĩ sư những tình cảm tốt đẹp.
LĐ2: Ông họa sĩ: không chỉ là một người nghệ sĩ chân chính, say mê tìm kiếm
cái đẹp, trong hành trình lên Sa Pa lần này, bằng đôi mắt tinh tường của mình,
ông đã có cái nhìn mới mẻ, lạc quan về thế hệ trẻ:
- Khi nhận xét về anh thanh niên, cô kĩ sư ông nhận xét “anh chị cứ như con
bướm”. Trong câu nói đó, “con bướm” là một hình ảnh Nn dụ đẹp về nét hồn
nhiên, muôn màu sắc về cả thế hệ thanh niên mà ông hi vọng.
=> Nhân vật ông họa sĩ là nhân vật phụ, miêu tả không nhiều nhưng hiện lên với
nét đáng yêu, đáng quý. Thông qua nhân vật này, tác giả gửi gắm những suy nghĩ
về cuộc sống và con người.
LĐ3: Nhân vật cô kĩ sư
+ Đây là cô gái xuất hiện trực tiếp trong tác phNm: một người con gái Hà Nội đã
bỏ lại sau lưng mối tình nhạt nhẽo để lên Lào Cai công tác.
+ Trong cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, được nghe những điều anh nói,
cô bàng hoàng hiểu về cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh thanh
niên và về cả thế giới những con người như anh. Giây phút bàng hoàng của cô là
sự xúc động khi bắt gặp một tình yêu đích thực, một tình yêu lớn, làm bừng dậy
trong cô những tình cảm lớn lao, cao đẹp. Từ đó cô nhận ra, bấy lâu nay mình đã
sống cuộc đời nhạt nhẽo, tầm thường, giúp cô yên tâm tin tưởng vào con đường
mình đã chọn. Cùng với đó là một sự hàm ơn khó tả đối với anh thanh niên. Đó
không chỉ vì bó hoa rất to mà anh đã tặng cô, mà còn là một bó hoa khác - bó hoa
của những khát khao, háo hức, mộng mơ, của những khát vọng cống hiến cao đẹp
đã truyền sang cô.
=> Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ngắn ngủi đã khơi gợi cho cô suy nghĩ tin tưởng
hơn về những quyết định lựa chọn của mình, hoà hứng về cuộc sống mới.
3. Đánh giá
- Chỉ vài phút ngắn ngủi nhưng kết thúc cuộc gặp gỡ đã để lại dư âm cho chính
những nhân vật và cho người đọc..Mỗi nhân vật mang những vẻ đẹp đáng quý,
đáng trân trọng, chúng ta càng cảm phục hơn yêu quý họ hơn.
III. Kết bài
- Truyện đã khơi gợi trong em những tình cảm gì?
- Em rút ra đượng bài học gì?
Tham khảo: Đoạn trích trên của tác phNm “Lặng lẽ Sa Pa" đã khắc họa thành
công hình ảnh những con người lao động thầm lặng, những con người vô danh
nhưng ta học được từ họ khá nhiều về phNm chất, cách sống và ứng xử với mọi
người. Vì vậy, chúng ta phải luôn cố gắng học tập, rèn luyện để sống có ích cho
mình và những người xung quanh.
----------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ 5: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có đoạn: "... Nhân
dịp Tết một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có
cháu ở đây. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp
phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy tháng ấy, không quân ta hạ được
bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không
ngờ lại là như thế (...)
Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ bác vẽ cháu đấy ư? Không,
không đừng vé cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác
vẽ hơn"
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr 185).
Và tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê có đoạn: "Quen
rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần, Ngày nào Ít ba lần. Tôi cố nghĩ
đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chỉnh: liệu mìn
có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi
nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền.
Và mồ hôi thấm vào môi tôi,, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng. "
(Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr 118)
Cảm nhận của em về hai đoạn trích trên. Từ đó, hãy nhận xét ngắn
gọn về vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ
cứu nước.

DÀN Ý:
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận gợi ra từ 2 đoạn trích trên:
- Giới thiệu hai tác giả, tác phNm: Lãng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long và Những
ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê
- Hai đoạn trích nằm trong truyện ngắn này đều nói lên những suy nghĩ của thế hệ
thanh niên trẻ thời kháng chiến chống Mĩ.
II. Thân bài
1. Khái quát về 2 tác phẩm
- Lặng lẽ Sa Pa là kết quả từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai của Nguyễn Thành
Long. Tác giả đã khắc họa vẻ đẹp của người lao động, ca ngợi cuộc sống mới, con
người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, là hậu phương
lớn cho tiền tuyến lớn ở miền Nam.
- Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê lại miêu tả chân thực, sinh động cuộc
sống chiến đấu dũng cảm; tâm hồn lạc quan, hồn nhiên, trong sáng của những cô
gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
2. Phân tích, bình luận
a. Đoạn trích trong Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long
- Đoạn trích thuật lại lời của anh thanh niên nói chuyện với ông họa sĩ và cô kĩ sư.
- Giới thiệu khái quát anh thanh niên: làm công tác khí tượng kiểm vật lí địa cầu
trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét. Anh là người yêu nghề, có trách nhiệm cao
với công việc, có phNm chất và lối sống, quan niệm sống cao đẹp.
- Qua lời anh thanh niên cho thấy những điều tốt đẹp ở anh:
+ Anh thanh niên được mọi người yêu quý: “Nhân dịp Tết. một đoàn các chú lái
máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đây. Các chú lại cứ một
chú lên tận đây.” Sự quan tâm, quyết tâm phải gặp bằng được anh thanh niên của
các chú bộ đội phòng không không quân cho ta thấy anh thanh niên rất được mọi
người yêu mền, quý trọng.
+ Anh kể về chiến công của mình tự nhiên, bộc lộ cảm xúc bất ngờ, đột ngột. Với
con người ấy, chiến công không phải là chuyện đáng tự hào mà là chuyện đáng
làm và nên phải làm. Và làm được thì anh sống thật hạnh phúc.
+ Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp
của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh đã từ chối vì
nghĩ mình không xứng đáng, rồi anh nhiệt tình giới thiệu với ông những người
khác mà anh cho rằng đáng cảm phục hơn.
+ Nghệ thuật: Ngôn ngữ đối thoại, là lời kể trực tiếp của nhân vật anh thanh niên
nên tạo độ chính xác, tin cậy tuyệt đối cho người nghe.
=> Đoạn trích làm nổi bật nhân vật anh thanh niên. Đó là con người miệt mài
làm việc, nghiên cứu khoa học, trong lặng lẽ mà rất khẩn trương vì lợi ích
của đất nước, vì cuộc sống của con người.
b. Đoạn trích trong Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê
- Đoạn trích thuật lại những suy nghĩ của nhân vật Phương Định trong lúc làm
nhiệm vụ phá bom, chờ cho bom nổ.
- Giới thiệu khái quát nhân vật Phương Định: một cô gái Hà Nội trẻ trung, tự tin,
có tấm lòng yêu nước nồng nàn, yêu thương đồng đội và trách nhiệm cao với công
việc. Cô nằm trong tổ trình sát mặt đường có nhiệm vụ phá bom để cho đoàn xe đi
qua được an toàn. Công việc nguy hiểm nhưng cô vẫn kiên cường, dũng cảm.
- Tâm lí Phương Định được miều tả rõ nét trong, lần chờ bom nổ:
+ Đối mặt với sức nóng của thời tiết, của bom rơi đạn nổ: mồ hôi thấm vào môi
tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
+ Phá bom là công việc quen thuộc. Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến
năm lần. Ngày nào ít: ba lần.
+ Đối mặt với cái chết nhưng cô dũng cảm, bình tĩnh. Có nghĩ đến cái chết nhưng
đó chỉ là cái chết mờ nhạt, không cụ thể.
+ Điều cô quan tâm nhất là liệu mìn có nổ không? Không thì làm cách nào để
châm mìn lần thứ hai? Đây là biểu hiện chân thực của một con người có trách
nhiệm cao trong công việc.
+ Vì có trách nhiệm với công việc, Phương Định cũng có trách nhiệm với chính
bản thân mình, luôn cNn trọng để không xảy ra chuyện, vì mình bị thương thì cũng
ảnh hướng đến tiến độ công việc và ảnh hưởng đến cả những đồng chí, đồng đội
của mình. Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cNn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay
thì khá phiền.
=> Chiến tranh khốc liệt đã tôi luyện cô gái nhạy cảm trở thành một người
với bản lĩnh phi thường.
- Nghệ thuật:
+ Tác giả sử dụng thành công nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật với những biến
chuyển tinh vi của tâm hồn nhân vật.
+ Có những câu văn ngắn, nhịp nhanh, rút gọn, nói được sự khốc liệt, gấp rút,
khNn trương của công việc phá bom nơi chiến trường ác liệt.
c. Nhận xét về về đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến
chống Mĩ cứu nước
- Đặt trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, anh thanh niên và Phương Định là đại diện
cho tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.
- Một người ở hậu phương, một người ở tiền tuyến nhưng cả hai có điểm chung là
Cùng có tinh thần dũng cảm, lạc quan, yêu đời, trẻ trung, sôi nổi hồn nhiên; giản
dị, khiêm tốn; đều có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; không ngại gian
khổ hi sinh trong hoàn cảnh đơn độc hay ác liệt; sống có lí tưởng, sống là để cống
hiến, phục vụ, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Hoàn cảnh sống của họ khác nhau nhưng họ đều sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc,
đều lấy lẽ sống cống hiến làm mục đích cuối cùng của cuộc đời.
=> Đó là những thanh niên đại điện cho cả thế hệ những người "Xẻ dọc
Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai “, những người
anh hùng của dân tộc.
III. Kết bài
- Hai nhân vật từ hai đoạn trích đã khơi gợi trong em những tình cảm gì?
- Em rút ra được bài học gì?
Tham khảo: Hai tác phNm có đề tài phản ánh khác nhau, thể hiện hình tượng
nhân vật khác nhau nhưng cùng hướng đến ca ngợi vẻ đẹp chung của tuổi trẻ Việt
Nam trong cuộc sống lao động và chiến đấu để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giữa
những ngày tháng chống Mĩ ác liệt nhất. Vẻ đẹp của các nhân vật đều mang màu
sắc lí tưởng, họ là hình ảnh của con người Việt Nam mang vẻ đẹp của thời kì lịch
sử gian khổ hào hùng và lãng mạn của dân tộc.
-------------------------------------------HẾT------------------------------------------
25

You might also like