You are on page 1of 5

LẶNG LẼ SA PA

Nguyễn Thành Long

I. Tìm hiểu chung:


1. Tác giả: (1925 - 1991)
- Nguyễn Thành Long quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam
- Là nhà văn chuyên về truyện ngắn và kí
- Phong cách: truyện ngắn giàu chất kí, nhẹ nhàng, đậm chất trữ tình
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ: là kết quả của chuyến đi thực tế lên Sa Pa năm 1970
Những năm 1960 - 1970: có rất nhiều chuyến đi thực tế của nghệ sĩ nhằm thâm nhập tìm hiểu
cuộc sống lao động xây dựng CNXH ở miền Bắc và góp phần vào công cuộc kháng chiến chống Mĩ
thống nhất đất nước ở miền Nam.
Tác phẩm được rút trong tập truyện Giữa trong xanh (1972)
b. Nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa”:
- Sa Pa: một thị trấn nghỉ mát, cảnh sắc xinh đẹp, thơ mộng
- Lặng lẽ: sự yên lặng, nghỉ ngơi
 Nhan đề gợi liên tưởng đến một nơi chốn yên tĩnh, một cuộc sống nhẹ nhàng, thư thái, sự nghỉ
ngơi tận hưởng cuộc sống
 Câu chuyện khiến người đọc bất ngờ khi giữa cái thơ mộng, yên tĩnh của Sa Pa là cuộc sống
lao động say mê, đang lặng thầm cống hiến cho đất nước của những con người bình thường, giản dị.
3. Tóm tắt và bố cục:
a. Tóm tắt
Cốt truyện rất đơn giản: cuộc gặp gỡ bất ngờ và nhanh chóng giữa anh thanh niên với bác lái xe,
ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ. Anh thanh niên đã đón tiếp niềm nở và giới thiệu với mọi người về cuộc
sống và công việc của mình trên đỉnh núi cao. Kết thúc tp là cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa anh
thanh niên và mọi người.
b. Bố cục: 3 đoạn:
- Đ1: Từ đầu … Kìa, anh ta kia: Bác lái xe giới thiệu với mọi người về anh thanh niên
- Đ2: Tiếp theo … có vật gì như thế: Cuộc gặp gỡ giữa bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh
thanh niên
- Đ3: Còn lại: Giây phút chia tay đầy lưu luyến giữa anh thanh niên với mọi người (thi năm 2018)
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Tình huống truyện:
- Tình huống: cuộc gặp gỡ bất ngờ, ngắn ngủi (30 phút) giữa bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư với
anh thanh niên tại trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.
- Nhận xét: tình huống tự nhiên, đơn giản
- Ý nghĩa:
+ Là một cơ hội giúp tác giả làm hiện lên một cách chân thực, tự nhiên bức chân dung của nhân
vật chính của truyện – anh thanh niên (từ nhiều góc nhìn khác nhau) (NTL cho rằng truyện ngắn này
là “một bức chân dung”).
Nv chỉ hiện ra trong chốc lát, đủ để mỗi người cảm nhận một ấn tượng, ghi lấy một nét để “kí họa
bức chân dung” của anh thanh niên, để rồi con người ấy lại tiếp tục trở về với cuộc sống bình thường
âm thầm, lặng lẽ cống hiến trong cái bạt ngàn của núi rừng Tây Bắc.
+ Góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm (ngợi ca vẻ đẹp của những con người đang lặng thầm
làm việc, say mê cống hiến)
2. Hình tượng anh thanh niên:
a. Tên tuổi, lai lịch, hoàn cảnh sống và đặc điểm công việc:
- Anh thanh niên không được đặt tên, 27 tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu: một
người lao động bình thường, thầm lặng  là một đại diện của thế hệ trẻ, của con người lao động
trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và góp phần vào cuộc kháng chiến chống Mĩ ở miền
Nam
 NTL không chỉ viết về một con người cụ thể mà ngợi ca một lớp người, một thời đại.
- Quê ở Lào Cai, đã từng viết thư xin ra mặt trận nhưng thua bố, sống và làm việc trên đỉnh Yên
Sơn  một con người trẻ tuổi sống có lí tưởng, khát khao được lao động, được cống hiến.
- Sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao đã 4 năm, quanh năm suốt tháng làm bạn với cỏ
cây và mây mù lạnh lẽo  hoàn cảnh sống khắc nghiệt: đối mặt với sự vắng vẻ, cô độc (“một trong
những người cô độc nhất thế gian”)
- Công việc khí tượng kiêm vật lí địa cầu: “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt
đất”, làm việc theo những khung giờ cố định (“lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy
bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng”: 4 lần ốp)  đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác
và tinh thần trách nhiệm cao.
b. Vẻ đẹp của anh thanh niên:
b1. Sống có lí tưởng, yêu nước, khát khao cống hiến góp phần vào sự nghiệp chung của cả
dân tộc (lí tưởng sống, lòng yêu nước, khát vọng tuổi trẻ)
b2. Có ý thức đúng đắn về công việc, lòng yêu nghề, say mê công việc và có trách nhiệm
trong công việc:
- Hiểu được ý nghĩa của công việc:
+ “việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia”: nhận thức được mối quan
hệ giữa công việc của mình với công cuộc lao động chung của đất nước. Công việc của anh tuy là
một mình trên đỉnh núi cao nhưng là một mắc xích trong cái guồng chung của cả dân tộc.
+ Anh tự đặt câu hỏi cho mình: “mình vì ai mà làm việc?”: câu hỏi là lời trăn trở, thể hiện ý thức
trách nhiệm, hiểu được mục đích, ý nghĩa của công việc, khát khao góp phần nhỏ bé của bản thân vào
sự nghiệp chung.
+ Anh thấy được công việc của mình có ích cho mọi người:
“dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”
“nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được
bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng… Từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc”
- Anh cảm nhận được hạnh phúc khi được làm việc:
“Hồi chưa vào nghề… khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”
“Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”
- Anh kể về công việc mình một cách tỉ mỉ, chi tiết, rành mạch. Đó là những công việc quen
thuộc, hằng ngày. Một công việc không dễ dàng nhưng anh nghĩ về nó thật đơn giản.
- Công việc đầy gian khổ, phải chấp nhận làm việc trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhưng anh thanh
niên luôn có ý thức trách nhiệm, vượt lên hoàn cảnh để hoàn thành công việc:
Anh tâm sự về công việc: “Công việc nói chung là dễ nhưng cần chính xác”
“Nửa đêm đang nằm trong chăn…không thể nào ngủ lại được”
 ý chí, nghị lực mạnh mẽ, lòng quyết tâm cao độ, tinh thần trách nhiệm cao và tình yêu thiết tha
với công việc.
b3. Tính cách khiêm tốn, cởi mở, chân thành, chu đáo:
* Suy nghĩ giản dị, luôn khiêm nhường khi nói về bản thân và đề cao người khác:
- Anh chỉ nói vắn tắt về công việc của mình trong năm phút với giọng điệu rất chân thành và một
thái độ khiêm tốn.
- Anh luôn quan niệm khó khăn mà mình chịu đựng chưa đáng kể gì so với người khác. Khi nói
về ông họa sĩ hỏi về nỗi cô độc của mình, anh nói: “Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-
păng ba nghìn …”
- Anh luôn khiêm tốn về những đóng góp của mình và thấy cuộc sống xung quanh còn có những
con người rất đáng ngưỡng mộ. Khi ông họa sĩ vẽ anh, anh bảo: “Không, không, đừng vẽ cháu! Để
cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn”.
* Sống ở đỉnh núi cao, giữa mây mù lạnh lẽo, thiếu vắng con người, anh thanh niên “thèm” người:
- Nỗi “thèm” người:
+ Nỗi “thèm” người thể hiện qua chi tiết: lăn khúc cây chắn ngang đường
 thể hiện nỗi khát khao cháy bỏng được giao tiếp với con người
 anh là chàng trai rất thông minh, tinh nghịch mà dễ thương, chân thật, chân thành
Xúc động trước lòng khao khát được gặp gỡ và nỗi cô đơn của chàng trai, mỗi chuyến xe bác lái
xe đều ghé lại thăm anh trong chốc lát. Cái ấm áp của tình người, tình đồng bào mộc mạc đã xua đi sự
thiếu vắng và mang lại cho anh thanh niên cảm giác hạnh phúc.
+ Thái độ khi bất ngờ đón tiếp khách: Khát khao được gặp gỡ mọi người thể hiện qua thái độ
niềm nở, vui mừng khi được đón tiếp và trò chuyện với ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe. Bằng một tấm
lòng cởi mở, nhiệt thành và chu đáo anh đã hái hoa tặng cô gái, mời mọi người lên nhà uống trà và
tâm sự. Tình yêu con người, khát khao được gắn kết với mọi người thể hiện trong vẻ mặc hân hoan,
niềm hạnh phúc trong phút giây trò chuyện ngắn ngủi.
- Xa nhà, xa thành phố, anh hiểu rõ tâm hồn mình. Anh lí giải về sự “thèm” người của mình: “ Cái
nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng ”. Đó không
phải là tâm lí tầm thường của những người trẻ quen sống giữa chốn thị thành náo nhiệt nên đi xa thấy
nhớ. Mong muốn được gặp gỡ với người khác là biểu hiện của tình yêu cuộc sống, khát thèm tình
người, mong muốn được giao hòa, gắn kết để vơi bớt nỗi cô đơn.
- Nhưng không chỉ cởi mở, anh thanh niên còn là một là người rất ý nhị, chân thành, chu đáo khi
đón tiếp mọi người: anh tặng hoa cho cô gái, tặng trứng cho mọi người, gửi củ tam thất cho vợ bác lái
xe… Anh chân thật trong từng lời nói, thái độ quan tâm đến người khác luôn xuất phát từ trái tim của
một chàng trai trẻ nhiệt thành. Món quà của anh là biểu hiện của một con người luôn biết nghĩ đến
người khác.
b4. Có cách sống giản dị nhưng chỉnh chu, khoa học, có một tâm hồn phong phú, lãng mạn:
* Nơi ở sạch sẽ, gọn gàng:
- Là một chàng trai trẻ, sống một mình, người ta thường dễ rơi vào một lối sống cẩu thả, dễ dãi
với bản thân. Khi vừa gặp mọi người, ông họa sĩ già đã nghĩ như thế khi thấy anh xin phép chạy về
trước.
- Thế nhưng không, cả ông họa sĩ lẫn người đọc đều bất ngờ trước “một căn nhà ba gian, sạch sẽ,
với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm…”. Tính cách của chàng trai ấy thể hiện ngay
trong cách tổ chức, sắp xếp nơi ở của mình. Một con người cẩn thận, chỉnh chu, gọn gàng, sạch sẽ.
* Ngoài công việc, anh còn trồng hoa, nuôi gà, đọc sách:
- Không chỉ sống ngăn nắp, chỉnh chu, để vơi đi nỗi cô đơn và sau những giây phút làm việc vất
vả anh thanh niên còn nuôi gà, trồng hoa và đọc sách. Lối sống khoa học, giàu chất văn hóa, vẻ đẹp
của một tâm hồn phong phú, lãng mạn đã góp phần làm cho bức chân dung của chàng trai trở trên
lung linh hơn.
- Mọi người đã vô cùng bất ngờ khi vừa bước lên bậc thang, sau một chuyến đi dài từ Hà Nội, họ
có dịp ngắm một vườn hoa với đủ loại đủ màu. Hoa dơn, hoa thược dược, hồng phấn, vàng, đỏ, tím…
Vườn hoa làm toát lên vẻ đẹp lãng mạn của tâm hồn chủ nhân. Ấy chắc hẳn phải là một con người
yêu đời, yêu thiên nhiên, thiết tha với cái đẹp. Hái một bó hoa to rực rỡ sắc màu tặng cho cô gái, món
quà làm quen thay lời chào hỏi đã để lại trong lòng người đối diện về một chàng trai trẻ có tâm hồn
trong sáng, đẹp đẽ.
- Nhưng không chỉ có vậy, trong căn nhà giản dị, gọn gàng ấy, có một giá sách. Anh là người say
mê đọc sách. Anh thừa nhận “lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà”. Sống
một mình trên đỉnh núi cao, sách đã trở thành người bầu bạn, xua tan cảm giác vắng vẻ, cô độc.
Không chỉ vậy, sách còn mang lại cho anh cảm giác thú vị khi được trò chuyện vì theo anh “ Mỗi
người viết một vẻ”. Sách sẽ làm cho tâm hồn anh trở nên phong phú và giàu có hơn. Khi vừa gặp,
được bác lái xe trao cho quyển sách anh “mừng quýnh”. Thái độ mừng rỡ một cách thật thà ấy khiến
người đọc xúc động. Có lẽ, bên cạnh lòng yêu nghề, hăng say làm việc và lặng lẽ cống hiến, thì chính
tình yêu sách và coi trọng việc phát triển đời sống tinh thần của anh thanh niên đã để lại trong lòng cô
gái một ấn tượng khó quên về “cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên”.
3. Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật tả người: miêu tả chân dung nhân vật anh thanh niên từ nhiều điểm nhìn khác nhau:
qua lời giới thiệu của bác lái xe, qua cảm nhận của ông họa sĩ, cô kĩ sư và cách tự bộc lộ của nhân vật
(dáng vẻ, điệu bộ, hành động, ngôn ngữ)
- Nghệ thuật tả cảnh: miêu tả bức tranh thiên nhiên núi rừng Sa Pa thơ mộng, lãng mạn, bạt ngàn
mây phủ với các loài hoa, loài cây tươi đẹp
- Nghệ thuật kết hợp giữa chất tự sự và chất trữ tình, truyện ngắn bàng bạc chất thơ.
III. Tổng kết:
- Truyện Lặng lẽ Sa Pa ngợi ca những con người lao động như anh thanh niên, những con người
đang ngày đêm thầm lặng làm việc, thầm lặng cống hiến góp phần xây dựng đất nước và làm đẹp cho
cuộc đời. Tác phẩm giúp người đọc nhận ra: “Trong cái lặng im của Sa Pa (…), có những con người
làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”.
- Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn đậm chất trữ tình, chất thơ bàng bạc trong tác phẩm từ cảnh
sắc thiên nhiên đến hình ảnh những con người đang âm thầm làm việc trong cái lặng lẽ, yên tĩnh của
đất trời. Tác phẩm đã thể hiện những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Thành
Long.

You might also like