You are on page 1of 12

LẶNG LẼ SA PA

Nguyễn Thành Long


I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Nguyễn Thành Long
- Vị trí: được coi là nhà văn chuyên viết truyện ngắn thời kì xây dựng XHCN (1955-1965)
- Tiểu sử: 1925 – 1991, quê ở tỉnh Quảng Nam.
- Đề tài: chủ yếu viết về những con người lao động mới bình dị, cống hiến thầm lặng cho
quê hương.
- Phong cách: nhẹ nhàng, trữ tình và đậm chất thơ.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Viết năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai.
b. Xuất xứ:
- In trong tập “Giữa trong xanh” (1972)
c. Nhan đề
- Cấu tạo: là cụm danh từ theo phương thức đảo ngữ
- Giải nghĩa:
+ “lặng lẽ” là tính từ, chỉ sự yên bình, âm thầm, thầm lặng
+ “Sa Pa” là một danh từ riêng, là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Lào Cai
- Ý nghĩa
+ Miêu tả bức tranh thiên nhiên yên bình của Sa Pa
+ Nhấn mạnh sự cống hiến âm thầm của những con người lao động bình dị cho quê hương
đất nước.
d. Ngôi kể:
- Truyện được kể theo ngôi thứ 3, điểm nhìn đặt vào ông hoạ sĩ
- Tác dụng
+ Giúp tác giả miêu tả hành động, lời nói, tính cách của các nhân vật: anh thanh niên là
người yêu nghề, ông hoạ sĩ là người say mê nghệ thuật và cô kĩ sư là người có lí tưởng sống
cao đẹp
+ Giúp tác giả miêu tả khách quan bức tranh lao động thời kì xây dựng XHCN
+ Giúp tác giả đan xen bình luận, nhận xét, đánh giá về nhân vật
e. Tình huống truyện
- Gọi tên tình huống: cuộc gặp gỡ ngắn ngủi tình cờ chưa đầy 30 phút của anh thanh niên
với những vị khách trên chuyến xe
- Ý nghĩa tình huống:
+ Tình huống truyện khắc hoạ rõ nét tính cách của các nhân vật: : anh thanh niên là người
yêu nghề, ông hoạ sĩ là người say mê nghệ thuật và cô kĩ sư là người có lí tưởng sống cao
đẹp
+ Góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm: những con người lao động bình dị, cống hiện
thầm lặng cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa
+ Cốt truyện: tạo chất thơ, chất trữ tình cho tác phẩm
II. Phân tích
1. Nhân vật anh thanh niên
a. Hoàn cảnh sống và công việc của anh thanh niên
 Hoàn cảnh sống
- Anh thanh niên sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt. Theo lời kể của bác lái xe, anh “hai
mươi bảy tuổi” – một độ tuổi trẻ trung, căng tràn sức sống, nhiều mơ ước và khát vọng.
Thế mà, anh lại lựa chọn cho mình “sống trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét”, một độ cao
cũng đủ để người đọc thấy rùng mình về một nơi hoang vu, khắc nghiệt. Nếu người khác
ở độ tuổi hai mươi bảy, hay lựa chọn thành thị xô bồ náo nhiệt còn anh xung quanh chỉ
toàn “mây mù cây cỏ”. Đó là một cuộc sống thiếu thốn vật chất. Nó như một phép thử
với bản lĩnh của anh
- Anh còn sống trong hoàn cảnh cô độc, người ta gọi anh là “cô độc nhất thế gian”. Có lần,
vì “thèm người quá” , anh đã chặt cây, chắn ngang đường, “kiếm kế dừng xe lại để gặp
chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát”. Hành động chân thực và tự nhiên ấy khiến
anh thanh niên trở nên gần gũi hơn với người đọc. Theo lời kể của anh, đây là “đoàn
khách thứ hai tính từ Tết ra”, “cô kĩ sư là người con gái đầu tiên sau bốn năm anh được
gặp”
 Chính hoàn cảnh ấy càng tô đậm lý tưởng sống cao đẹp, lòng yêu nghề và đam mê
công việc của anh.
 Công việc của anh thanh niên
- Anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Đây là công việc đòi hỏi
trình độ cao, ảnh hưởng lớn tới sản xuất và chiến đấu.
- Nghe lời kể của anh, ta biết được nhiệm vụ cụ thể trong công tác khí tượng: “cháu ở đây
có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, phục vụ sản xuất
và chiến đấu”. Một câu văn dài,với phép liệt kê các hình ảnh “gió, mưa, nắng, mây” kết
hợp với điệp từ “đo” khiến người đọc hình dung rõ hơn tính chất công việc mà anh đang
làm. Công tác khí tượng quả thật vất vả, gian khổ, khắc nghiệt, nguy hiểm. Nó đòi hỏi sự
chính xác, tỉ mỉ, cẩn thận, và tinh thần trách nhiệm cao
 Chính hoàn cảnh sống và công việc đã tô đậm phẩm chất của anh thanh niên
b. Phẩm chất của anh thanh niên
 Lòng yêu nghề, lý tưởng sống cao đẹp và tinh thần trách nhiệm cao
- ATN là người có lý tưởng sống cao đẹp. Trong khi mọi người ái ngại làm việc ở độ cao
2600m thì anh lại ao ước được làm việc ở đỉnh Phan Xi Păng cao hơn 3000m. Anh cho
rằng “làm khí tượng ở được cao thế mới là lý tưởng chứ”. Quả thực, bao nhiêu vất vả anh
đều nhận về mình, mong sao được cống hiến sức nhỏ bé cho quê hương. 
- ATN là người có lòng yêu nghề, có suy nghĩ đúng đắn về nghề nghiệp. 
- Với anh, công việc là bạn “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình
được?”. Câu hỏi tu từ kết hợp với từ “đôi” như khẳng định công việc là tri kỷ của anh.
Với ATN, những lúc buồn vui trong cuộc sống đã có công việc làm bạn.
- Công việc còn là niềm vui trong cuộc sống “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ
cất nó đi, cháu buồn chết mất”. Với cách nói quá “buồn đến chết mất”, Nguyễn Thành
Long đã tô đậm vai trò công việc trong cuộc sống của ATN. Chỉ khi được làm việc, anh
mới thấy mình tồn tại, thấy mình có ích cho đời. Công việc chính là niềm vui sống của
anh. 
 ATN ý thức được tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. 
- Tinh thần trách nhiệm của ATN được thể hiện trong việc anh luôn đảm bảo đúng giờ ốp:
“4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối, lại 1 giờ sáng”. Trình tự ốp vô cùng đều đặn, tuần tự như một
quy luật thường xuyên. Hơn hết, khung giờ ốp “1 giờ sáng” vô cùng khắc nghiệt. Lẽ ra
anh phải ở trong chăn ấm đệm êm nhưng vì ý thức được trách nhiệm của mình, anh luôn
trở dậy đúng giờ không cần ai thúc ép. 
- Tinh thần trách nhiệm ấy còn giúp anh có bản lĩnh và nghị lực để vượt qua sự khắc
nghiệt của thời tiết Sa Pa. Trong một đoạn văn, Nguyễn Thành Long sử dụng tới ba biện
pháp tu từ so sánh: “gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như trực chờ ào ào và xô tới, gió
giống như những nhát chổi lớn”, “những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như
cháy”. Từ đó, ta hình dung ra bức tranh thiên nhiên Sa Pa với gió bão nguy hiểm uy hiếp
tính mạng con người. Nếu như không có nghị lực sống, không có bản lĩnh kiên cường,
ATN chắc chắn sẽ gục ngã và từ bỏ. Những hình ảnh trên càng tô đậm tinh thần trách
nhiệm của anh với nghề nghiệp. Đặc biệt, câu văn “những lúc lạnh cóng mà lại hừng hực
như cháy” tưởng chừng rất phi lý nhưng lại có lý. Vì cái lạnh lẽo khắc nghiệt của thời tiết
không thể ngăn được ngọn lửa đam mê, lòng nhiệt huyết của ATN với nghề nghiệp. Đó
là lý tưởng sống cao đẹp tiêu biểu cho những người lao động thầm lặng cho quê hương. 
 Nếp sống giản dị, ngăn nắp
- ATN lựa chọn cho mình lối sống giản dị, tiết kiệm. Theo bước chân của anh, ta như
chứng kiến một khuôn viên nhỏ nhắn xinh xắn: “một căn nhà ba gian sạch sẽ với bàn
ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời anh thanh niên thu gọn lại với
một chiếc bàn riêng, một chiếc ghế con và một giá sách”. Với phép liệt kê các vật
dụng “số sách, biểu đồ, thống kê” kết hợp với điệp từ “một”, NTL miêu tả cuộc sống
giản đơn, mộc mạc, thô sơ, chủ yếu phục vụ cho công tác khí tượng. 
- ATN còn có lối sống tự cung tự cấp. Anh tự trồng rau, nuôi gà. Anh trồng hoa như
một thung lũng: hoa thược dược, vàng tím đỏ hồng phấn, anh đem cả mùa hè rực rỡ
về đây.
- Anh thích đọc sách. Sách như giúp anh vơi bớt nỗi cô đơn, có thêm hiểu biết, phục vụ
cho công tác khí tượng
 Lối sống phóng khoáng và cởi mở
- Trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, tình cờ chưa đầy 30 phút của anh thanh niên với những
vị khách xa lạ trên chuyến xe. Anh chưa gặp lần nào nhưng anh vẫn đón tiếp họ rất
nồng hậu, nhiệt tình, mùa nào thức nấy, ai ai cũng cảm nhận được sự chu đáo của anh.
Anh mời ông hoạ sĩ và bác lái xe món “chè pha bằng nước mưa thơm như nước hoa ở
đỉnh Yên Sơn”. Anh tặng cô kĩ sư một bó hoa tươi thắm , không quên trả lại cô chiếc
khăn tay. Anh không quên tặng vợ bác lái xe vài củ tam thất để chữa bệnh và những
người đi xa một làn trứng gà ăn lót dạ. Những việc làm của anh tuy nhỏ bé nhưng lại
sưởi ấm tâm hồn của những con người xa lạ trên mảnh đất Sapa lạnh lẽo. Nó như sợi
dây vô hình, kết nối tình người, đã dệt nên bức tranh về chất thơ, chất trữ tình trong
tác phẩm.
-
 Lòng khiêm tốn
- Khi được biết anh có đóng góp không nhỏ trong việc bắn rơi máy bay Mỹ trên cầu
Hàm Rồng, ông hoạ sĩ đã ngỏ ý muốn vẽ chân dung anh. Nhưng anh từ chối, vừa
thẳng thừng vừa khéo léo “không không, đừng vẽ cháu, để cháu giới thiệu người cho
bác đáng vẽ hơn. Những lời từ chối ấy như tô đậm sự lặng lẽ và lòng khiêm tốn của
anh trong công cuộc xây dựng đất nước. Với anh - một người say mê lý tưởng, những
cống hiến ấy thực sự nhỏ bé so với ông kĩ sư vườn rau và anh thanh niên nghiên cứu
bản đồ sét. Họ mới là những con người vĩ đại đáng được ngợi ca. Vẻ đẹp này của anh
thanh niên như hoà lẫn với thiên nhiên Sa Pa để tạo nên chất thơ cho tác phẩm. 
c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Nhân vật ATN được đặt trong một tình huống truyện bất ngờ.
+ Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi tình cờ chưa đầy 30 phút của anh thanh niên với những vị
khách trên chuyến xe
- Ý nghĩa tình huống:
+ Tình huống truyện khắc hoạ rõ nét tính cách của các nhân vật: anh thanh niên là người
yêu nghề, ông hoạ sĩ là người say mê nghệ thuật và cô kĩ sư là người có lí tưởng sống cao
đẹp
+ Góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm: những con người lao động bình dị, cống hiện
thầm lặng cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa
+ Cốt truyện: tạo chất thơ, chất trữ tình cho tác phẩm
- ATN cũng giống các nhân vật khác, không được gọi tên, người ta gọi anh bằng tuổi
trẻ, nghề nghiệp. Điều đó giúp tác giả tăng thêm sức khái quát cho chủ đề của tác
phẩm: những con người lao động bình dị, cống hiện thầm lặng cho công cuộc xây
dựng xã hội chủ nghĩa
- Không chỉ vậy, ngôn ngữ miêu tả nhân vật chân thực, nhẹ nhàng, lãng mạn
2. Nhân vật ông hoạ sĩ
a. Ông hoạ sĩ trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu thiên nhiên
- Theo bước chân của bác lái xe, ta được chứng kiến vẻ đẹp của thiên nhiên Sapa. Với
ngôn ngữ miêu tả đậm chất thơ, NTL đã vẽ ra một bức tranh đậm chất hội hoạ. Với
hàng loạt các phép nhân hoá , ta hình dung ra nét đẹp lãng mạn, bình yên của mảnh
đất Sapa: “những cây thông chỉ cao quá đầu người, rung tít trong nắng những ngón
tay bằng bạc”, “những cây tử kinh nhô cái đầu màu hoa cà lên, mây bị nắng xua, cuộn
tròn thành từng cục, luồn cả vào gầm xe”. Như vậy, không còn khoảng cách giữa con
người với thiên nhiên, chỉ còn một lòng yêu mến, trân trọng thiên nhiên, coi thiên
nhiên là bạn. Phải là người có tâm hồn nghệ sĩ bay bổng, ông hoạ sĩ mới có những
cảm nhận rất trữ tình như vậy.
b. Ông hoạ sĩ còn là người nghệ sĩ chân chính, say sưa khám phá nghệ thuật
- Khi gặp ATN, ông hoạ sĩ đã đưa ra triết lí nghệ thuật: “Ngòi bút giống như quả tim
nữa của ông hay quả tim cũ được đề cao lên, để ông thêm yêu cuộc sống”. Qua phép
so sánh giàu giá trị tạo hình, NTL đã cho ta cảm nhận tình yêu đối với công việc của
người hoạ sĩ già. Với ông, sáng tác giống như lẽ sống, nguồn lực của cuộc sống. Nó
giúp ông cảm nhận được ý nghĩa cuộc đời.
- Để vẽ được bức chân dung anh thanh niên, ông cảm nhận đó là một “chặng đường
dài” nhưng ông “chấp nhận thử thách”. Có thể nói, chính niềm đam mê nghệ thuật,
- bản lĩnh kiên cường, sự nhẫn nại, kiên trì đã giúp ông hoạ sĩ có sức mạnh để vượt qua
mọi khó khăn. Từ đó mà NTL triết lý cho con đường sáng tạo nghệ thuật chân chính:
sáng tác nghệ thuật là một hành trình đầy chông gai, khó khăn, thử thách. Nó yêu cầu
người nghệ sĩ phải đủ bản lĩnh để vượt qua những chông gai ấy.
 Ông hoạ sĩ tiêu biểu cho những người nghệ sĩ chân chính đang say sưa cống hiến
thầm lặng cho quê hương.
3. Nhân vật cô kĩ sư
- Cô kĩ sư là nhân vật phụ, làm nền để tôn lên vẻ đẹp của anh thanh niên. Cô là kĩ sư trẻ
mới ra trường, vừa mới trải qua một mối tình nhạt nhẽo ở thời đại học. Cô xung
phong lên Lào Cai để công tác. Hình ảnh cô kĩ sư đón nhận bó hoá mà anh thanh niên
trao tặng là nét đẹp mang ý nghĩa biểu tượng cho tác phẩm. Bó hoa ấy chính là niềm
đam mê, khát vọng cống hiến, niềm tin anh thanh niên trao cho cô cũng như thế hệ
mai sau. Gặp được anh thanh niên, cô như gặp được bó đuốc sáng cho đời mình. Rồi
từ đây, cô sẽ tiếp bước con đường mà anh đã lựa chọn cho cô để cống hiến cho quê
hương, đất nước.
4. Nhân vật ông kĩ sư vườn rau, anh thanh niên nghiên cứu bản đồ sét
a. Trước hết, ông kĩ sư vườn rau là người say sưa công việc, cẩn thận, tỉ mỉ và sáng tạo.
- Nghe lời kể của anh thanh niên, ta vô cùng ngưỡng mộ những cống hiến thầm lặng
của ông kĩ sư- người lao động bền bỉ, dẻo dai không kể tuổi tác. Với lối kể chuyện của
ngôi thứ 3, giọng kể khách quan, ta biết được công việc cụ thể của ông kĩ sư: “ngày
này qua ngày khác”, “ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong thụ phấn cho
hoa”. Có thể nói, công việc này có phần tẻ nhạt, buồn chán, lặp đi lặp lại, tuần tự
nhưng nó càng tô đậm sự nhẫn nại, kiên trì, bền bỉ, cẩn thận của người kĩ sư già.
- Để có được củ su hào to hơn, ngọt hơn, ông đã sáng tạo ra cách làm việc mới: “ông tự
mình cầm que thay ong thụ phấn cho cây su hào”. Hàng vạn cây như vậy. Câu văn
khiến ta cảm phục vô cùng tinh thần lao động miệt mài của những con người vĩ đại,
cống hiến không nhỏ trong công cuộc xây dựng đất nước.
b. Bên cạnh đó, anh thanh niên nghiên cứu bản đồ sét là người có tính cách đặc biệt, đam
mê công việc đến quên bản thân mình
- ATN có tính cách rất đặc biệt. Vì quá yêu nghề nên anh luôn trong tư thế chủ động,
sẵn sàng hết mình với công việc: “đồng chí trong tư thế sẵn sàng chờ sét”. Không
quản ngại mưa gió, rét buốt, anh háo hức đón sét như một niềm vui trong ngày. Hai
chữ “sẵn sàng” đem đến cho ta hình ảnh về con người tìm tòi, khám phá, say sưa
trong công việc. Tình yêu nghề của anh thanh niên khiến ta cảm phục hơn nữa khi nó
trở thành phản xạ có điều kiện “cứ nghe thấy sét là anh quáng quàng chạy ra”. Phải
chăng, kinh nghiệm trong nghề đã tạo nên nét đặc biệt thú vị ở nhân vật này.
- ATN nghiên cứu bản đồ sét còn là tấm gương cho sự hi sinh thầm lặng, quên đi hạnh
phúc bản thân mình, “mười một năm chưa một ngày anh rời xa cơ quan”. Con số
mười một năm không phải là ngắn ngủi so với một đời người nhưng vì nỗi sợ “nếu có
sét lại vắng mặt mình” mà anh chấp nhận hi sinh hạnh phúc cá nhân vì công việc.
Hình ảnh “một người trán cứ hói dần đi” đem đến cho người đọc sự thương cảm và
mến mộ bởi tinh thần say sưa, hết lòng vì công việc.
 Nhân vật ông kĩ sư vườn rau và ATN nghiên cứu bản đồ sét là hình ảnh tiêu biểu cho
vẻ đẹp của những con người đang cống hiến thầm lặng cho quê hương, đất nước.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Tình huống truyện giàu chất thơ
- Ngôi kể thứ 3, điểm nhìn đặt vào ông hoạ sĩ.
- Các nhân vật trong tác phẩm không được đặt tên, chỉ được gọi bằng nghệ nghiệp, sức
trẻ.
2. Nội dung
- Bức tranh thiên nhiên bình yên, lãng mạn của Sapa
- Vẻ đẹp cống hiến thầm lặng của những con người lao động bình dị cho quê hương.
 Những dẫn chứng cần học trong “Lặng lẽ Sa Pa”
- Tr. 181: “những cây thông chỉ cao quá đầu….luồn cả vào gầm xe” : bức tranh thiên nhiên
Sapa
- Tr. 181: “một anh thanh niên 27 tuổi….anh ta kia” : công việc và hoàn cảnh sống của anh
thanh niên.
- Tr. 182: “củ tam thất….là gì” : sự quan tâm của anh thanh niên với mọi người
- Tr. 182: “anh hãy đưa ra……nhà anh”: sự hiếu khách của anh thanh niên
- Tr 182: “sau gần hai ngày….cô đỡ lấy”: sự hiếu khách và nếp sống giản dị của anh
- Tr 183: “bác và cô là đoàn khách…..năm nay”: hoàn cảnh sống cô độc của anh
- Tr 183: “cháu ở đây có nhiệm vụ….không ngủ được” (đầu tr 184): công việc của anh
thanh niên + lòng yêu nghề + ý thức trách nhiệm.
- Tr 184: “một căn nhà ba gian….giá sách”: nếp sống giản dị của anh thanh niên
- Tr 184: “một mình…lý tưởng chứ”: lý tưởng sống cao đẹp của anh
- Tr 185: “vả khi ta làm việc….chết mất”: lòng yêu nghề của anh.
- Tr 185: “quê cháu …..bác vẽ hơn”: khát vọng cống hiện + lòng khiêm tốn

You might also like