You are on page 1of 5

Họ tên: Vũ Trần Nhật Vy

CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT ANH THANH NIÊN

I. MỞ BÀI
DẪN:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
...Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
(Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải)
- Bất cứ đâu trong cuộc đời này, ta cũng có thể bắt gặp những con người đam
mê sống, đam mê yêu, lặng lẽ hiến dâng cuộc đời mình cho mùa xuân cuộc đời,
mùa xuân đất nước như nhà thơ Thanh Hải.
AI:
- Những dòng thơ trên gợi nhắc ta nhớ về một anh thanh niên, một mình trên
đỉnh núi Yên Sơn trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
GÌ:
- Cũng say mê với công việc của mình; cũng yêu sống và tràn đầy năng lượng
cho dù giữa mây trời lặng lẽ Sa Pa; và đặc biệt, cũng lặng lẽ hiến dâng tuổi trẻ
của mình cho đất nước, chàng trai ấy khiến ta vô cùng yêu mến và cảm phục.

II. THÂN BÀI


1. Khái quát:
- Tác giả Nguyễn Thành Long (1925 - 1991), quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh
Quảng Nam. Ông viết văn từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, được xem là cây
bút chuyên viết truyện ngắn và ký.
- Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả sau chuyến đi lên Lào Cai trong mùa
hè năm 1970 của tác giả. Truyện được trích ra từ tập “Giữa trong xanh” in năm
1972.
- Truyện kể về cuộc gặp gỡ giữa ông họa sĩ, cô kỹ sư trẻ tuổi và ânh thanh niên
đang làm công tác kiêm vật lý khí tượng trên đỉnh Yên Sơn ca 2600m giữa núi
rừng Lào Cai. Qua đó, tác giả ca ngợi những con người tuy sống lặng lẽ giữa
trong xanh nhưng rất nhân hậu, sôi nổi, giàu chí hướng và hết lòng phục vụ đất
nước.
2. Phân tích:
Đọc LLSP của NTL, người đọc sẽ nhớ mãi một người thanh niên trẻ tuổi
có một tình yêu say mê đối với với công việc, một tinh thần trách nhiệm cao,
một lí tưởng sống vô cùng đẹp đẽ.
- Để khắc họa vẻ đẹp này, Nguyễn Thành Long đã đặt nhân vật vào hoàn cảnh
thật là khắc nghiệt:
+ Bốn năm liền sống và làm việc ở một nơi “quanh năm chỉ có cây cỏ và mây
mù lạnh lẽo”, đó là đỉnh Yên Sơn có độ cao 2600m
+ Công việc chính của anh “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động
mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ
chiến đấu”.
+ Muốn hoàn thành công việc một cách tốt nhất, anh phải chính xác trong từng
chi tiết, đặc biệt là giờ giấc, mà anh gọi là giờ “ốp”: bốn giờ, mười một giờ, bảy
giờ tối lại một giờ sáng. Cái giờ ốp ấy chỉ nhìn thôi, người ta cũng nghĩ ngay
đến việc phải có một ý chí kiên cường, một kỷ luật nghiêm khắc với bản thân
như thế nào mới có thể hoàn thành công việc liên lục trong bốn năm như thế.
Nhất là lúc một giờ sáng. “Rét...Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông
đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ
nào vẫn thấy không đủ ánh sáng...”, gió ào ào, im lặng thật đáng sợ...
- Thế nhưng trong hoàn cảnh khắc nghiệt này, người thanh niên ấy đã hoàn
thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Cái rét, cái gió, cái im lặng đáng sợ của
đêm,...không đủ sức làm cho anh ấy chùn bước. Tuy có lúc, “nghe chuông đồng
hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi”nhưng anh đã vượt lên chính mình để chu toàn công
việc. Thái độ nghiêm túc ấy xuất phát từ đâu nếu không phải là từ tinh thần trách
nhiệm? Ở nơi chỉ có một mình anh, ai có thể kiểm soát sự vô trách nhiệm nếu
anh không tự nhắc mình bằng kỷ luật nghiêm khắc với bản thân?
- Không những thế, anh còn là một chàng trai rất say mê công việc. Cho dù được
bác lái xe mệnh danh là người cô độc nhất thế gian, thèm người nhất thế gian,
nhưng hãy nghe anh tâm sự:“khi ta làm việc thì ta và công việc là đôi chứ sao là
một mình được?”. Và “Công việc của cháu gian khổ thế đấy nhưng cất nó đi
cháu buồn đến chết mất”. Rồi tiếp đến là những suy tư thật sâu lắng “Mình sinh
ra làm gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?...”. Những suy nghĩ sâu sắc ấy
có được vì đâu? Vì sao mà anh thanh niên lại có được thái độ, hành động đầy
trách nhiệm như vậy trước công việc và cuộc sống? Chỉ có thể trả lời: đó là biểu
hiện của niềm say mê đối với công việc, của lý tưởng cao đẹp, biết cống hiến
đời mình cho đất nước, cho cuộc đời.
- Tình yêu đó, lý tưởng đó đã giúp người thanh niên ấy có đủ nghị lực để vượt
qua trở ngại, khó khăn, khi biết công việc của mình “gắn liền với việc của bao
đồng chí anh em dưới kia”, sự chính xác trong công việc của anh có thể giúp
quân ta “hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ”. Chính vì thế mà sau khi đo gió, đo
mưa lúc ngoài trời giá rét, anh cảm thấy “lạnh cóng mà lại hừng hực như lửa
cháy”. Cái lạnh ở bên ngoài không làm nguội lạnh nhiệt huyết của anh, ngược
lại càng nung nấu ý chí, lý tưởng cao đẹp ở người thanh niên trẻ tuổi này!
=> Tình yêu đối với công việc, tinh thần trách nhiệm và lý tưởng cao đẹp
của anh thanh niên là những phẩm chất đẹp đẽ của tuổi trẻ Việt Nam thời chống
Mỹ. Họ đã sống, cống hiến, hi sinh cho Tổ quốc để làm nên những điều kỳ diệu
trong thời đại anh hùng.
Không chỉ đẹp ở những phẩm chất chung của con người thời đại, anh
thanh niên còn có những nét rất riêng phản chiếu vẻ đẹp phong phú của
tâm hồn. Vẻ đẹp này lộ ra qua cuộc sống đầy ý nghĩa bởi những hoạt động
sống vô cùng tích cực của anh.
- Anh thanh niên đã làm cho bác họa sĩ và cô kĩ sư đi từ ngạc nhiên này đến
ngạc nhiên khác.
+ Ban đầu người họa sĩ già cứ nghĩ: khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp
quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng khi anh xin phép được về nhà
trước. Nhưng nào ngờ vừa bước lên tới bậc thềm nhà anh, đã thấy chàng trai
đang lúi húi cắt hoa. Cả một vườn hoa rực rỡ hiện ra trước mắt họa sĩ già và cô
kỹ sư trẻ. Bó hoa tặng cô gái, làn trứng tặng họa sĩ già...Đó là những thành quả
của bàn tay chăm chút của anh. Thật xúc động biết bao, giữa một vùng rừng núi
xa xôi, con người được gọi là cô độc nhất thế gian ấy đã biến cuộc sống tưởng
chừng tẻ nhạt của mình thành một cuộc sống vô cùng ý nghĩa.
+ Không những thế, càng ngạc nhiện hơn với ông họa sĩ là căn phòng gọn gàng
ngăn nắp, sạch sẽ tươm tất...của anh. Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế,
sổ sách...và đặc biệt cuộc đời riêng của anh thanh niên thu thu gọn lại một góc
trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách.
=> Sắp xếp nhà cửa gọn gàng ngăn nắp, tự tay trồng những luống hoa và
chăm đàn gà lấy trứng, anh biết làm đẹp hơn, làm phong phú hơn không gian
sống của mình.
+ Đặc biệt con người ấy đã biết làm đẹp cuộc sống của mình bằng cách chuyện
trò với sách. Khi được nhà họa sĩ già thắc mắc tại sao người ta gọi anh là“người
cô độc nhất thế gian”, là người “thèm người lắm”, sau một hồi giải thích, anh
đã phân trần với cô gái trẻ: “Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò
chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ”. Vậy là anh không hề
cô độc. Mượn sách để bầu bạn, anh nhận ra mỗi người một vẻ để trò chuyện, tâm
tình, lấp đầy sự tĩnh lặng, trống vắng nơi quạnh quẽ trên đỉnh Yên Sơn. Để có
sách đọc, anh gửi cho bác lái xe mua hộ, vui mừng đón nhận những cuốn sách từ
dưới xuôi lên bằng niềm biết ơn của một người tử tế: người con trai mừng
quýnh cầm cuốn sách. Tình yêu đối với sách của anh đã truyền sang cả cô gái
trẻ, người lần đầu mới gặp, khiến cô sà xuống cuốn sách anh đang đọc dở trên
bàn “một mắt đọc sách một mắt lắng nghe”.
=> Nhờ chuyện trò với sách, anh thanh niên đã làm phong phú cuộc sống
tâm hồn mình giữa chốn thinh không cô độc.
Có lẽ người đọc càng yêu hơn tính cách của chàng trai trẻ bởi sự cởi mở,
chân tình và sự khiêm tốn của anh.
- Việc làm bạn với bác lái xe và quan tâm đến những người xung quanh khiến ta
nhận ra sự cởi mở thân thiện của anh:
+ Sự cởi mở của chàng trai được NTL khắc họa vô cùng ấn tượng. Đấy là cách
anh đẩy khúc cây ra giữa đường chặn xe lại để được gặp người, chuyện trò với
họ dù chỉ trong chốc lát. Cảm nhận của nhà họa sĩ khi anh xuất hiện đã khẳng
định thêm một lần nữa phẩm chất đó: người con trai tầm vóc bé nhỏ, nét mặt
rạng rỡ chạy lại chỗ xe đỗ.
+ Anh tiếp đón những vị khách bất ngờ không được chuẩn bị trước bằng niềm
hạnh phúc không lấy gì đo được: Tôi không biết kỉ niệm thế nào cho thật long
trọng ngày hôm nay. Anh tặng cho cô gái “một bó hoa rõ to”, nhưng vẫn không
quên căn dặn: cô muốn lấy bao nhiêu nữa tùy ý...Có thể cắt hết, nếu cô thích.
Anh đón tiếp người khách già đáng kính bằng chén trà Yên Sơn nóng hổi. Và
cảm động biết bao lúc tiễn hai người xuống núi, anh đã trao cho họa sĩ già làn
trứng nóng hổi để ăn trưa. Chừng đó thôi cũng đủ thấy hạnh hạnh phúc đến mức
nào khi được nhà họa sĩ và cô kỹ sư ghé thăm chuyện trò dù chỉ ba mươi phút.
=>Và tất cả những thái độ, hành động trên làm nên vẻ đẹp đôn hậu, gần gũi,
cởi mở, chân tình, đáng yêu của chàng trai ấy. Người đọc nhận ra anh, qua
những cử chỉ thái độ này, một con người có tâm hồn rộng m73, sôi nổi, tràn đây
năng lượng sống, biết quan tâm yêu mến mọi người dẫu chỉ một lần tiếp xúc,
hoặc chưa một lần gặp mặt (như củ tam thất cho vợ bác lái xe mới ốm dậy).
- Nhưng vẻ đẹp của anh thanh niên được tôn lên rất nhiều lần bởi đức khiêm tốn
của anh. Khi bác họa sĩ già, không nén được niềm xúc động trước câu chuyện
cuộc đời anh, đã vội vả hí hoáy vẽ chân dung anh anh vẫn một mực từ chối vì
cảm thấy mình chưa xứng đáng. Đối với anh, mình chưa là gì cả so với bác kỹ
sư ở vườn rau cần mẫn su6t1 ngày tự ta thụ phấn cho cây; hay anh cán bộ
nghiên cứu bản đồ sét, mười một năm không xa cơ quan, không đi tìm hạnh
phúc riêng tư để hoàn thành công trình khoa học của mình.
Cảm động biết bao khi bất kỳ ở đâu đó trong cuộc sống, ta luôn có thể gặp
những người lao động bình thường, giản dị mà lặng lẽ cống hiến cho cuộc đời,
cho đất nước như anh thanh niên. Đó là những con người bình dị của một dân
tộc mà thơ ca đã từng vẽ chân dung: Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một
áo nâu nhuộm bùn, nhưng những cống hiến của họ thật đẹp đẽ biết bao! Họ lặng
lẽ hi sinh hạnh phúc riêng tư của mình để dâng cho đời những đóa hoa thật đẹp!
3. Đánh giá:
- Cốt truyện đơn giản, xoay quanh một tình huống đó là cuộc gặp gỡ bất ngờ
giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và một anh thanh niên làm công tác khí tượng.
Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong chốc lát nhưng đã để lại ấn tượng gợi nhiều suy
nghĩ và dẫn chúng ta tới những nhân vật mới: kĩ sư vườn rau, nhà nghiên cứu
sét.
- Nhân vật được ghi lại và đánh giá qua những cảm nhận trực tiếp nhưng không
hề nhạt nhòa vì được miêu tả tinh tế qua nhiều góc nhìn.
- Chất thơ của “Lặng lẽ Sa Pa” cũng góp phần không nhỏ trong việc ca ngợi
những phẩm chất bình dị mà cao quý của con người: trong tình huống, trong bức
tranh thiên nhiên, trong lời đối thoại, và quan trọng nhất là trong ý nghĩ và cảm
xúc của những người trong cuộc và vẻ đẹp nên thơ mà lối sống của nhân vật
chính gợi ý. Con chú ý tách riêng 2 mặt nội dung và nghệ thuật ra để đánh giá.
Thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật anh thanh niên là... Thành công
vè giá trị tư tưởng là = đã khẳng định, đã ngợi ca vẻ đẹp của anh th niên: một
người...= đặc điểm của nhân vật.

III. KẾT BÀI

- Lặng lẽ Sa Pa không có những chi tiết đặc biệt, không có những nhân vật và
hành động lạ lùng, không có những cao trào, nhưng nó lại có sức lôi cuốn người
đọc đến lạ thường. Truyện ngắn như một lời kể duyên dáng về những điều vẫn
diễn ra bình thường trong cuộc sống bình thường. Cuộc đời thật là đáng sống,
con người thật là tốt đẹp. Mỗi người cần phải sống tốt đẹp, bởi sống như thế thật
là hạnh phúc. Đọc Lặng lẽ Sa Pa, điệp khúc ấy cứ vang mãi trong ta. Thêm ĐỀ
vào nha.

You might also like