You are on page 1of 3

Khi nhận xét về Thạch Lam, nhà văn Nguyễn Tuân đã từng viết rằng: “Sáng tác

của Thạch Lam giàu chất thơ, đời sống bên trong có phong phú hơn, tế nhị hơn;
chúng "đem đến cho người đọc một cái gì nhẹ nhõm, thơm tho và mát dịu"”.
Quả thực là như vậy, Tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm văn
chương của Thạch Lam lại thấm đượm những giá trị nhân văn sâu sắc, những
câu chuyện của đời sống vô cùng bình dị được nhà văn đưa vào tác phẩm với
những điểm nhấn tạo thành những tác phẩm có giá trị, có sức hấp dẫn đặc biệt
đối với bao thế hệ độc giả xưa- nay. Mà truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” là
một trong những tác phẩm tiêu biểu đó.
Truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” viết về nhân vật Thanh thông qua một lần
trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng.
Cũng vào lần về lần này, anh gặp lại Nga, người bạn thuở thơ ấu. Anh và Nga
đã có một mối tình chớm nở.Truyện ngắn còn là một khung cảnh đơn sơ, giản dị
nhưng đầy chất thơ, thấm đượm hương vị của tình người. Thanh vốn mồ côi cha
mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất của Thanh đó là bà, tuổi thơ của Thanh là
một cuộc sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của
người bà. Do đó, với chàng thanh niên ấy mà nói, người bà vừa là người cha,
người mẹ, cũng là người thân duy nhất của anh.
Khác hẳn với những chuyện được xây dựng với cốt truyện nhất định, tạo cho
người đọc sự bất ngờ. “Dưới bóng hoàng lan” là một câu chuyện không có cốt
truyện mà chỉ tinh tế gợi dậy, đánh thức tâm hòn người đọc”. “Thanh lách cách
cửa gỗ để khép, nhẹ nhàng bước vào”. Câu ấy chắc có thể là một trong những
câu mở đầu ngắn nhất. Ngắn và gọn, đơn giản chỉ có như vậy nhưng khó có
nhà văn nào có thể viết ra nổi, bởi lẽ khó hàng đầu của 1 truyện ngắn là câu mở
đầu. Với dạng truyện không có cốt truyện thì lại càng quan trọng hơn đòi hỏi tài
năng của nhà văn hơn, cứ như vậy nó đã mang người đọc vào cảm giác mơ hồ,
bâng khuâng. Nhân vật chính của truyện là Thanh, lần này trở về ngôi nhà cũ,
nhưng vì sao lại hồi hộp đến như vậy, phải chăng Thanh đã cảm động trước “
cảnh tượng vẫn y nguyên như ngày anh đi”.
Ngày Thanh về cảnh vật xung quanh vẫn vậy, mọi thứ xung quanh vẫn thế.
Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn yên tĩnh và bà anh vẫn hiền từ đợi
chàng trở về. Chỉ với một câu nói của bà: “Đi vào nhà không nắng cháu” đã
khiến người đọc xúc động khôn nguôi bảo sự giản dị và tình yêu thương vô bờ
biến, tưởng như người bà hiện ra trước mắt người đọc. Bà quan tâm tới những
chi tiết nhỏ bó nhưng chứa đựng cả tấm lòng bao la đối với Thanh. Quả đúng
như giáo sư Nguyễn Khánh Toán khẳng định: “Văn học là tiếng nói của các thời
đại, là cuộc đối thoại chan chứa nghĩa tình giữa người với người”
Trong cảnh bình yêu của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Cô thiếu nữ
xinh xắn trong trà áo trắg, mái tóc đen lanh buông trên cổ nhỏ bên cạnh mái tóc
bạc trắng của bà chàng. Từ khi Thanh lên thành phố thì căn nhà vốn ít người
của bà cháu anh càng trở nên hoang vắng hơn “yên tĩnh quá không một tiếng
động nhỏ trong căn vườn tựa như bao nhiêu sự ồn ào người kia đều ngừng lại
trên bậc cửa”. Một tình yêu quê hương da diết, một tình yêu vô hình mà trở nên
cụ thể khi được được gắn với cảnh tượng gian nhà cũ. Và hơn cả là tình thương
nhớ người bà của mình, người vừa là chua vừa là mẹ là chỗ dựa tinh thần duy
nhất của anh.
Tạm dừng nơi nhộn nhịp của phố xá, bước chân vào ngôi nhà bình yên của bà là
lúc tâm hồn Thanh như được diu lại, mặc dù đã khôn lớn những bên cạnh bà
Thanh vẫn như là một đứa nhỏ. “Thanh ......Như vậy mới thấy tình cảm gia đình
thật vĩ đại và thiêng iêng, làm cho con người như rút bỏ được gánh nặng, hồn
nhiên hơn. Thạch Lam đã xây dựng nên một hình ảnh đối lập, qua đó thấy được
tình cảm của người bà đối với cháu ân cần hơn bao giờ hết.
Ngoài tình cảm bà cháu, tình yêu giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc
ấn tượng bởi nó vừa trong sáng lại có phần đáng yêu

Dưới bóng hoàng lan là truyện ngắn lãng mạn. Giọng điệu điềm đạm những
truyện ngắn mang đến cho người đọc tình cảm thiết tha, trìu mến gắn bó của
tình bà cháu, và cái đáng yêu e thẹn trong sáng nơi tìn yêu chớm nở của Thanh
và Nga. Có thể thấy tác phẩm vẫn mang lời ăn tiếng nói hằng ngày nhưng tác
phẩm vẫn mang đến một sức hút đến kì lạ
Tác phẩm dưới bóng hoàng lan hoàn toàn xứng đáng là một tác phẩm đặc sắc
của Thạch Lan, là một viện ngọc của kho tàn việt nam. Nó đặc sắc không chỉ
bởi nội dung mà còn là ở hình thức nghệ thuật đầy tinh tế vào độc áo. Vì thế
hương hoàng lan vẫn còn nguyên trên trang giấy đã qua biết bao nhiêu năm dài
https://www.youtube.com/watch?v=-3Q5C8U-tqw

You might also like