You are on page 1of 2

BÀI TẬP HỢP CHẤT NITƠ

Câu 1. Sục khí (A) vào dung dịch (B) có màu nâu vàng thu được chất rắn (C) màu vàng và dung dịch
(D). Khí (X) có màu vàng lục tác dụng với khí (A) tạo ra (C) và (F). Nếu (X) tác dụng với khí (A) trong
nước tạo ra (Y) và (F), rồi thêm BaCl2 vào dung dịch thì có kết tủa trắng. Khí (A) tác dụng với dung
dịch chất (G) là muối nitrat kim loại tạo ra kết tủa (H) màu đen. Đốt cháy (H) bởi oxi ta được chất lỏng
(I) màu trắng bạc. Xác định A, B, C, F, G, H, I, X, Y và viết phương trình hóa học của các phản ứng.

Câu 2. Khi đun nóng magie kim loại với khí nitơ tạo thành hợp chất A màu xám nhạt. A phản ứng với
nước sinh ra kết tủa B và khí C. Khí C phản ứng với ion hypoclorit thu được chất lỏng D không màu.
Chất lỏng D phản ứng với axit sunfuric theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra hợp chất ion E. Dung dịch trong nước
của E phản ứng với axit nitrơ, sau đó trung hòa dung dịch thu được với amoniac tạo thành muối F có
công thức thực nghiệm là NH. Khí C phản ứng với natri kim loại đun nóng thu được chất rắn G và khí
hydro. Chất G phản ứng với đinitơ oxit theo tỉ lệ mol 1:1 sinh ra chất rắn H và nước. Anion trong H và
F là giống nhau. Xác định các chất từ A tới H, gọi tên, viết phương trình phản ứng đã xảy ra.

Câu 3. Phân tích một chất rắn X chứa: N, B, F, H cho kết quả theo phần trăm khối lượng: 16,51% nitơ;
12,74% bo; 3,54% hiđro và 67,21% flo. Biết rằng X là sản phẩm thu được khi trộn hai chất khí Y và Z.
Cả hai khí này đều tan được trong nước. Dung dịch của khí Y cho môi trường bazơ, còn dung dịch của
khí Z lại cho môi trường axit.
a. Cho biết công thức phân tử X, Y, Z và tên gọi của Y, Z.
b. Viết công thức Lewis, dự đoán dạng hình học phân tử và trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm
của X, Y và Z.
c. Cho biết dạng và số lượng liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong một phân tử chất X.

Câu 4. A là một hợp chất của nitơ và hiđro với tổng số điện tích hạt nhân bằng 10. B là một oxit của
nitơ, chứa 36,36% oxi về khối lượng.
a. Xác định các chất A, B, D, E, G và hoàn thành các phương trình phản ứng:
A + NaClO X + NaCl + H2O ; A + Na G + H2
X + HNO2 D + H2O ; G + B D + H2O
D + NaOH E + H2O
b. Viết công thức cấu tạo của D.
c. D có thể hòa tan Cu tương tự HNO3. Hỗn hợp D và HCl hòa tan được vàng tương tự cường thủy. Viết
phương trình của các phản ứng tương ứng.

Câu 5. Trộn 200 gam PCl5 với 50 gam NH4Cl trong bình kín dung tích 2,0 lít và đun trong 8 giờ ở
400OC. Làm nguội đến 25OC thì áp suất trong bình là 45,72 atm. Hấp thụ khí tạo ra bằng H 2O thu được
một axit mạnh. Chất rắn A tinh thể không màu còn lại được rửa cẩn thận bằng H2O để loại bỏ PCl5 dư,
sau đó làm khô cân được 108,42 gam. Phép nghiệm lạnh xác định khối lượng mol của A cho giá trị 340
 15 g/mol.
a. Xác định công thức phân tử A.
b. Nêu cấu trúc A.

Câu 6. Trong những năm gần đây, hợp chất của nguyên tố (nhẹ) X với hiđro đã nhận được sự chú ý lớn
vì là nguồn nhiên liệu tiềm năng. Hợp chất A (có dạng XYH 2) và B (có dạng XH) là các chất có khả
năng sinh ra hidro.
- Đun nóng A cho hợp chất rắn C và khí D (khí D làm xanh quì tím ẩm).
- Đun nóng một hỗn hợp gồm A và B (có tỉ lệ số mol n A: nB = 1:2) trong điều kiện xúc tác thích
hợp, các phản ứng xảy ra theo sơ đồ tổng quát:
2A  C + D; D + B  A + H2; C + B  E + H2
Quá trình trên giải phóng hiđro và làm tổng khối lượng bị mất là 10,256% (không tính đến các hao
hụt khác).
- Thủy phân các chất A, C, E đều tạo thành F và D.
- G là hợp chất chỉ chứa 2 nguyên tố X và Y, có tổng số nguyên tử bằng 4. Anion tạo ra từ G đẳng
electron với CO2. Phân hủy G cho E và một chất khí không màu I.
a. Tìm công thức của A, B, C, D, E, F, G và I.
b. Viết các phương trình hóa học xảy ra.

You might also like