You are on page 1of 3

CHUYÊN ĐỀ 2: LIÊN KẾT HÓA HỌC – CẤU TRÚC HÌNH HỌC

CỦA PHÂN TỬ
I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN
1. Một số kiểu lai hóa
* Lai hóa sp
Một AO ns lai hóa với một AO np, tạo thành hai AO lai hóa sp giống hệt nhau nằm thẳng hàng
với nhau, tạo thành góc giữa hai AO lai hóa 1800.

Hình 3.1. Lai hóa sp


* Lai hóa sp2
Một AO ns lai hóa với hai AO np, tạo thành ba AO lai hóa sp2 giống hệt nhau. Ba AO này hướng
tới ba đỉnh của tam giác đều, tạo thành góc giữa các AO lai hóa 1200.

Hình 3.2. Lai hóa sp2


* Lai hóa sp3
Một AO ns lai hóa với ba AO np, tạo thành bốn AO lai hóa sp 3 giống hệt nhau. Bốn AO này
hướng tới bốn đỉnh của hình bốn mặt đều, tạo thành góc giữa các AO lai hóa 109028’.

Hình 3.3. Lai hóa sp3


* Lai hóa sp3d
Một AO ns lai hóa với ba AO np và một AO nd, tạo thành năm AO lai hóa sp 3d giống hệt nhau.
Năm AO này hướng tới năm đỉnh của hình chóp đôi tam giác, tạo thành những góc α = 120 0 và góc β =
900.
Hình 3.4. Lai hóa sp3d
* Lai hóa sp3d2
Một AO ns lai hóa với ba AO np và hai AO nd, tạo thành sáu AO lai hóa sp 3d2 giống hệt nhau.
Sáu AO này hướng tới sáu đỉnh của hình tám mặt đều, tạo thành góc giữa các AO lai hóa 900.

Hình 3.5. Lai hóa sp3d2


2. Mô hình đẩy giữa các cặp electron hóa trị (thuyết Gillespie)
Mô hình đẩy giữa các cặp electron hóa trị (VSEPR) do Gillespie đề xuất để dự đoán cấu trúc
phân tử dựa vào sự suy luận như sau
Các cặp electron liên liên kết và không liên kết (có khi là electron độc thân) ở lớp ngoài phân
bố xung quanh nguyên tử sao cho lực đẩy giữa chúng là nhỏ nhất.
Công thức VSEPR của phân tử được viết AXmEn, trong đó m là số nguyên tử X liên kết với
nguyên tử trung tâm A, n là số cặp electron và electron độc thân không liên kết ở lớp ngoài của A.
Tổng số m + n cho phép ta suy đoán cấu trúc phân tử và từ đó có thể biết được kiểu lai hóa các
AO của nguyên tử trung tâm A.

Hình 3.6. Biểu diễn không gian cấu trúc phân tử AXmEn theo thuyết Gillespie
2. Các hệ quả cấu trúc theo thuyết Gillespie
- Cặp electron không liên kết chịu tác động của một hạt nhân A nên chiếm khoảng không gian
lớn hơn, do đó tác dụng đẩy mạnh hơn so với cặp electrong đã liên kết. Từ đó tác dụng đẩy của các
cặp electron khác nhau giảm theo thứ tự:
KLK – KLK > KLK – LK > LK – LK
(KLK – cặp electron không liên kết, LK – cặp electron liên kết)
Thí dụ: Xét cấu trúc 3 phân tử: CH4; NH3 và H2O (m + n = 4). Góc liên kết giảm theo thứ tự:
HCH (109,470) > HNH (107,30) > HOH (104,50)

- Cặp electron đẩy mạnh hơn electron độc thân. Ví dụ NO2 và (đều có m + n = 3). Góc

liên kết giảm: ONO(NO2) > ONO ( ).


- Nguyên tử X có độ âm điện lớn (trừ với hợp chất chứa H) sẽ hút các electron liên kết về phía
mình, làm giảm tác dụng đẩy của các electron này nên góc liên kết hẹp bớt. Ví dụ: SbI3; SbBr3; SbCl3
(m + n = 4). Góc liên kết giảm theo thứ tự: IsbI (990) > BrSBBr (98,20) > ClSbCl (97,10).
- Nguyên tử trung tâm A có độ âm điện nhỏ, cặp elctron liên kết ở xa hạt nhân hơn, làm lực
đẩy của cặp electron này giảm, góc liên kết giảm. Ví dụ: H2O; H2S; H2Se và H2Te (m + n = 4). Góc
liên kết giảm theo thứ tự: HOH (104,50) > HSH (920) > HseH (910) > HteH (900)
- Liên kết bội có lực đẩy mạnh hơn liên kết đơn, nên làm biến dạng đôi chút góc liên kết. Ví dụ:
F2C=O và (CH3)2C=CH2 (m + n = 3). Góc liên kết F2C=O: FCF = 1080; OCF = 1260; góc liên kết
(CH3)2C=CH2: CH3CCH3 = 115,60; CCCH3 = 122,20.
- Trong các phân tử AX 4E1; AX3E2 và AX2E3 với m + n = 5, các cặp electron E chiếm vị trí xích
đạo.
- Trong phân tử AX4E2 với m + n = 6, các cặp electrong E chiếm vị trí trans.
Bảng 3.1. Cấu trúc của một số phân tử và ion theo thuyết Gillespie
Trạng thái Công thức Sơ đồ đa Cấu trúc phân
m+n Ví dụ
lai hóa VSEPR diện tử AXm

2 sp AX2E0 3.6ª Thẳng BeCl2; CO2

AX3E0 3.6b Tam giác đều BH3; SO3


3 sp2
AX2E1 3.6c Gấp khúc SO2; NO2

AX4E0 3.6d Bốn mặt CH4; POCl3

4 sp3 AX3E1 3.6e Chóp tam giác NH3; SOBr2

AX2E2 3.6g Gấp khúc OF2; H2O

AX5E0 3.6h Chóp đôi tam giác PCl5; SOF4

AX4E1 3.6i Bốn mặt lệch TeCl4; IOF3


5 sp3d
AX3E2 3.6k Dạng T BrF3

AX2E3 3.6l Thẳng XeF2

AX6E0 3.6m Tám mặt SF6; IF5O

6 sp3d2 AX5E1 3.6n Chóp vuông BrF5; XeF4O

AX4E2 3.6º Vuông phẳng XeF4

You might also like