You are on page 1of 7

ĐỀ CHUẨN CẤU TRÚC SỐ 3

Câu 1: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch


Có 5 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm chứa 1 trong các dung dịch sau: NaHSO4; Ba(HCO3)2;
Ba(OH)2; KHCO3; Na2SO4. Người ta đánh số ngẫu nhiên từng ống nghiệm là X1, X2, X3, X4, X5 và
tiến hành thí nghiệm cho kết quả như sau:

- Cho dung dịch X1 vào dung dịch X2 thấy vừa tạo kết tủa trắng, vừa có khí thoát ra.

- Cho dung dịch X2 vào các dung dịch X3; X4 đều có kết tủa.

- Cho dung dịch X3 vào dung dịch X5 có kết tủa.

Hãy xác định các dung dịch X1, X2, X3, X4, X5? Viết phương trình phản ứng xảy ra?

Câu 2: Lí thuyết vô cơ
2.1 Bằng kiến thức hóa học, hãy giải thích:
a) Không dùng chậu nhôm được nước vôi.

b) Nước giếng (sông, ao, hồ) ở một số vùng núi, khi đun thường tạo ra 1 lớp cặn ở đáy ấm. Giải
thích sự tạo thành lớp cặn đó.

c) Câu thành ngữ “Nước chảy đá mòn”

d) Bảo quản Na trong dầu hỏa mà không bảo quản trong nước.

2.2 Thực tiễn vô cơ


Trong 1 bể nước gia đình, người ta xử lí nước cứng vĩnh cửu bằng cách cho Ca(OH)2 vào bể nước.
Xác định lượng Ca(OH)2 2.10-2 M vừa đủ để xử lí bể nước có thể tích 1000 lít thành nước mềm,
biết rằng khi trích mẫu thử nghiệm nghiên cứu thì người ta phân tích được trong nước có nồng độ
các ion Ca2+ 0,004 M, Mg2+ 0,003 M và HCO3- (coi như các phản ứng xảy ra hoàn toàn và kết tủa
thu được gồm CaCO3 và Mg(OH)2 )
2.3 Luận chất vô cơ

Xác định các chất X1, X2, X3, X4, X5, X6 theo các sơ đồ sau đây và viết phương trình hóa học minh
họa cho sự lựa chọn đó:

Câu 3: Lý thuyết hữu cơ lớp 11 và 12


3.1 Hãy lựa chọn thuốc thử để phân biệt các dung dịch riêng biệt sau bằng phương pháp hóa học
(nêu rõ cách tiến hành và hiện tượng của mỗi thí nghiệm): glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột
loãng và rượu etylic.

3.2 Chuỗi phản ứng hữu cơ 11


Biết X, Y, Z, T, U, V, R là các chất khác nhau, trong đó X là 1 oxit kim lọai, U là polietilen. Viết
phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện của phản ứng).
T
+ H2
X
+ Cacbon
Y
+ H2O
Z U
+ H2O + nước brom
V R

2.3 Hóa học thực tiễn về năng lượng


Phản ứng oxi hóa khử thường tạo ra 1 nhiệt lượng lớn. Từ xưa con người đã biết tận dụng lượng
nhiệt này như là đốt củi, sưởi ấm, nấu chín thức ăn… Ngày nay nhiên liệu không những là củi mà
còn nhiều loại nhiên liệu khác nữa như các sản phẩm của dầu mỏ.
Lượng nhiệt lượng to lớn ấy có thể tính toán theo lí thuyết bằng phương trình sau đây: Q=mc(t 2-t1)
(Q: nhiệt lượng, đơn vị J; m: khối lượng, đơn vị kg)
Thành phần chính của khí ga mà chúng ta nấu hằng ngày chủ yếu là khí metan (CH4). Giả sử toàn
bộ khí ga là khí metan. Tính thể tích khí ga ở điều kiện tiêu chuẩn để đun 1 kg nước từ 32 oC lên
100oC. Biết năng suất tỏa nhiệt của khí metan là 783 kJ/mol và nhiệt dung riêng của nước là 4200
J/kg.K và hiệu suất của bếp là 75%.

Bài 4: Bài tập vô cơ phần kim loại


4.1 Cho 37,44 gam hỗn hợp CuO và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch H2SO4 (loãng,
vừa đủ) thu được dung dịch A. Cho m gam Mg vào dung dịch A, sau khi phản ứng kết thúc thu
được dung dịch B. Thêm dung dịch KOH dư vào B được kết tủa D. Nung D trong không khí đến
khối lượng không đổi được 36,00 gam chất rắn E. Tính giá trị của m.
4.2 Bài toán HNO3
Cho 66,2 g hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 3,1 mol
KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 466,6 gam
muối sunfat trung hòa và 10,08 lít khí Z gồm 2 khí trong đó có 1 khí hóa nâu ngoài không khí.
Biết tỉ khối của Z so với He là 23/18. Tính khối lượng kim loại Al trong hỗn hợp X
Câu 5: Bài tập este
5.1 Luận chất este dạng lời
Hợp chất O chỉ chứa 1 loại nhóm chức, không làm mất dung dịch brom. Khi cho O phản ứng hết
với Na dư tạo ra số mol H2 bằng số mol O đã phản ứng. Mặt khác khi cho O tác dụng với axit
axetic có H2SO4 đặc làm xúc tác thì tạo ra sản phẩm P có công thức phân tử C12H14O4.
a) Hãy viết công thức cấu tạo có thể có của O thỏa mãn các tính chất trên.
b) Viết các phương trình phản ứng điều chế từng chất xác định ở phần (a) bằng hidrocacbon
thích hợp.
5.2 Bài tập VDC este
Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp X gồm 2 este (phân tử chỉ chứa 1 loại nhóm chức) cần dùng 350 ml
dung dịch NaOH 1,4 M. Chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được a mol ancol Y duy nhất và
39,86 g hỗn hợp Z gồm 3 muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol Y cần vừa đủ 3,5a mol O2, thu được
11,88 g CO2 và 6,48 g H2O.
a. Xác định công thức cấu tạo các este trong X.
b. Xác định phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong Z.

You might also like