You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA TÀI CHÍNH NGẦN HÀNG

BÁO CÁO THỰC HÀNH

Nhập môn Tâm lý học

Chủ đề: “ Đâu ai chung tình được mãi”

Nhóm: Con mực

Nhóm Lớp môn học: 01

GVHD: Tô Nhi A

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 11 năm 2022

1
Mục lục

Mở đầu: Lý do chọn đề tài........................................................................................................................5


Chương 1: Cơ sở lý thuyết........................................................................................................................5
1.1. Cảm xúc...........................................................................................................................................5
1.1.1. Cơ sở sinh lý của cảm xúc.......................................................................................................5
1.1.2. Cấu trúc của cảm xúc..............................................................................................................5
1.1.3. Vai trò của cảm xúc.................................................................................................................5
1.1.4. Biểu hiện của cảm xúc.............................................................................................................5
1.1.5. Các loại cảm xúc......................................................................................................................6
1.2. Tình cảm..........................................................................................................................................7
1.2.1. Khái niệm tình cảm..................................................................................................................7
1.2.2. Đặc điểm của tình cảm............................................................................................................7
1.2.3.    Các mức độ tình cảm............................................................................................................8
1.2.4.    Các Loại tình cảm thường gặp.............................................................................................8
1.3. Quy luật của tình cảm....................................................................................................................9
1.3.1. Quy luật lây lan........................................................................................................................9
1.3.2.    Quy luật thích ứng..............................................................................................................10
1.3.3.    Quy luật tương phản...........................................................................................................10
1.3.4.    Quy luật di chuyển..............................................................................................................11
1.3.5.    Quy luật pha trộn................................................................................................................11
Chương 2: Vấn đề “Ai chung tình được mãi”.......................................................................................11
2.1. Thực trạng hiện tại.......................................................................................................................11
2.2. Quan điểm của nhóm về vấn đề...................................................................................................12
2.3. Giải pháp.......................................................................................................................................14
1. Luôn nhớ mình không còn độc thân nữa...................................................................................14
2. Tôn trọng và tin tưởng đối phương............................................................................................14
3. Thường xuyên trò chuyện, trao đổi với nhau............................................................................14
4. Vun bồi tình cảm, nuôi dưỡng tình yêu......................................................................................15
5. Ghi nhận những điểm tích cực của bạn đời và không bao giờ đặt họ trong sự so sánh.........15
6. Tìm hiểu và sử dụng ngôn ngữ tình yêu.....................................................................................15

2
7. Khéo léo từ chối người khác giới................................................................................................15
8. Bảo vệ mình khỏi những tình huống nhạy cảm.........................................................................16
9. Nói về cảm xúc của bạn...............................................................................................................16
10. Tìm một người bạn thân để chia sẻ..........................................................................................16
11. Duy trì thói quen tình dục lành mạnh......................................................................................16
12. Tìm sự tư vấn chuyên nghiệp....................................................................................................16
Chương 3: Kết luận.................................................................................................................................17

3
Thành viên nhóm
SST Họ và tên MSSV Mức độ đánh
giá

1 Trần Duy Thông B2000*** 100%

2 Huỳnh Thị Bé Thảo B2000161 100%

3 Trịnh Tài Năng B2000376 100%

4 Nguyễn Phùng Phúc B2000104 100%


Nguyên

5 Nguyễn Lê Vĩnh Thanh B2000403 100%

6 100%

7 100%

4
Nội dung đề tài:
Mở đầu: Lý do chọn đề tài
Chương 1: Cơ sở lý thuyết 
1.1. Cảm xúc 
1.1.1. Cơ sở sinh lý của cảm xúc 
Cảm xúc là thái độ chủ quan của con người đối với sự vật hiện tượng của thế
giới xung quanh. Có những sự kiện, hiện tượng làm cho người ta phấn khởi, vui
mừng ngược lại có những sự kiện, hiện tượng làm cho người ta bực tức, buồn
chán; có những sự kiện, hiện tượng làm cho người ta thờ ơ, lãnh đạm.
Với ý nghĩa đó, có thể nói rằng: Cảm xúc là sự phản ánh trong não bộ những
rung động hiện thực, tức là thái độ của chủ thể có nhu cầu đối với các đối tượng có
ý nghĩa với bản thân. 

1.1.2. Cấu trúc của cảm xúc 


1.1.3. Vai trò của cảm xúc 
Cảm xúc có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc sống và hoạt động của con
người, nó được biểu hiện như sau: 
Cảm xúc là nguồn động lực mạnh mẽ, kích thích sự tìm tòi sáng tạo của con
người 
Trong giao tiếp, cảm xúc giữ vai trò truyền đạt quan trọng, nó mang lại cho
ngôn ngữ tính truyền cảm. Con người biểu lộ thái độ cảm xúc của mình đối với
người khác, với các sự kiện, hiện tượng khác nhau bằng ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ,
nét mặt…Do đó, gây nên phản ứng đáp lại của người khác. 
Sự đa dạng, sâu sắc và trong sáng của các rung động cảm xúc sẽ làm cho
kinh nghiệm sống của con người trở nên phong phú hơn, quan hệ lẫn nhau giữa các
cá nhân có nội dung đầy đủ hơn. 

1.1.4. Biểu hiện của cảm xúc 


Khi xuất hiện cảm xúc thường sẽ có những biểu hiện kèm theo biến đổi về
tâm-sinh lý như: 
Thứ nhất, thay đổi nét mặt, sắc mặt (đỏ, tái), biến đổi nhịp tim, nhịp hô hấp,
nổi da gà, tay chân bủn rủn…

5
Thứ hai, ở mức cao hơn thì cơ thể có thể bị cứng đờ, líu lưỡi, trợn mắt, cứng
hàm, trong trường hợp đặc biệt có thể chết ngất do quá xúc động vì thương cảm
hay sợ hãi

1.1.5. Các loại cảm xúc 


Có nhiều loại cảm xúc khác nhau gây ảnh hưởng đến cách chúng ta sống và
tương tác với những người khác. Đôi khi, có vẻ như chúng ta bị chi phối bởi những
cảm xúc này. Những lựa chọn chúng ta đưa ra, những hành động chúng ta thực
hiện và những nhận thức chúng ta có được đều chịu ảnh hưởng bởi những cảm xúc
mà chúng ta đang trải qua ở bất cứ thời điểm nào.
Thứ nhất, cảm xúc hạnh phúc. Đây là một trạng thái cảm xúc dễ chịu mà đặc
trưng bởi cảm giác của sự mãn nguyện, niềm vui, hài lòng, thỏa mãn và sự khỏe
mạnh. Loại cảm xúc này đôi khi được thể hiện qua, biểu hiện của khuôn mặt như
nụ cười, ngôn ngữ cơ thể như là tư thế thoải mái, giọng nói dịu dàng, vui vẻ.
Thứ hai, cảm xúc buồn. Buồn là một loại cảm xúc khác, thường được định
nghĩa là trạng thái cảm xúc nhất thời, đặc trưng bởi cảm giác thất vọng, đau buồn,
tuyệt vọng, mất hứng thú và tâm trạng chán nản. Nỗi buồn có thể được thể hiện
qua một số phương thức: Tâm trạng chán nản, sự trầm lặng, sự thờ ơ, cô lập bản
thân với những người khác hay là khóc. 
Thứ ba, cảm xúc sợ hãi. Sợ hãi là một cảm xúc mạnh mẽ có thể đóng vai trò quan
trọng trong sự sống còn. Khi bạn đối mặt với một số nguy hiểm và cảm thấy sợ,
bạn sẽ trải qua những gì được gọi là phản ứng đánh hay tránh. Cơ bắp của bạn sẽ
căng ra, nhịp tim và nhịp thở tăng và tâm trí của bạn sẽ trở nên cảnh giác hơn, thúc
đẩy cơ thể bạn chạy xa khỏi sự nguy hiểm hoặc đứng lên và chống lại. Phản ứng
này giúp đảm bảo rằng bạn chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với các mối đe dọa trong
môi trường sống của mình. Những biểu hiện của loại cảm xúc này gồm có: Biểu
cảm khuôn mặt như mở to mắt và thu cằm lại, cố gắng che giấu hoặc chối bỏ
những mối đe dọa, những phản ứng sinh lý như thở gấp và tim đập mạnh. 
Thứ tư, cảm xúc ghê tởm. Ghê tởm là một trong sáu cảm xúc cơ bản ban đầu
được mô tả bởi Eckman. Ghê tởm được thể hiện qua một số cách thức như: Tránh
xa đối tượng gây ghê tởm, phản ứng thể lý như buồn nôn hoặc ói mửa, biểu cảm
khuôn mặt như nhăn mũi và môi trên cong lên. 
Thứ năm, cảm xúc giận dữ. Giận dữ có thể là một cảm xúc đặc biệt mạnh
mẽ đặc trưng bởi cảm giác thù địch, kích động, thất vọng và sự phản kháng đối với
những người khác. Giống với cảm giác sợ hãi, giận dữ có thể là một phần trong
phản ứng đánh hay tránh của cơ thể. Khi một mối đe dọa gây ra cảm giác giận dữ,
bạn có thể sẵn sàng chiến đấu với nguy hiểm và bảo vệ chính bản thân mình. Sự

6
giận dữ thường được thể hiện qua: Biểu cảm khuôn mặt như cau mày và trừng mắt,
ngôn ngữ cơ thể như là tư thế đứng nặng nề hoặc né tránh một số người, giọng nói
như là nói chuyện cộc cằn hoặc la hét, phản ứng sinh lý như là đổ mồ hôi hoặc đỏ
mặt, những hành vi gây hấn như đánh, đá, hoặc ném đồ vật.
Thứ sáu, cảm xúc ngạc nhiên. Ngạc nhiên là một trong sáu loại cảm xúc cơ
bản được mô tả bởi Eckman. Sự bất ngờ thường diễn ra rất ngắn và được đặc trưng
bởi phản ứng sinh lý như là giật mình sau những điều diễn ra bất ngờ. Sự ngạc
nhiên thường được diễn tả bởi: Biểu cảm khuôn mặt như là nhướng mày, mở to
mắt và miệng mở rộng, phản ứng thể lý như là nhảy lùi lại phía sau, những phản
ứng bằng miệng như la hét, thét lên và nín lặng.
1.2. Tình cảm 
1.2.1. Khái niệm tình cảm 
Tình cảm là thái độ cảm xúc mang tính ổn định của con người đối với hiện
thực khách quan, nó phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên quan đến nhu cầu
và động cơ của họ.
Ngành tâm lý học định nghĩa: “Tình cảm là thái độ cảm xúc mang tính ổn
định của con người đối với hiện thực khách quan, nó phản ánh ý nghĩa của chúng
trong mối liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm là sản phẩm cao cấp
của sự phát triển xúc cảm trong điều kiện xã hội.”
Như vậy, có thể hiểu tình cảm là những cảm xúc rung động của con người
đã được tích lũy hình thành trong một thời gian nhất định đối với sự việc, sự vật,
hiện tượng hay đối với người nào đó, nó mang tính ổn định, lâu dài và thường
xuyên.

1.2.2. Đặc điểm của tình cảm


Tình cảm có những đặc điểm như sau: 
Thứ nhất, Tính nhận thức. Trên cơ sở những xúc cảm của con người trong
quá trình nhận thức đối tượng tình cảm được nảy sinh. Nói cách khác, ba yếu tố
nhận thức, rung động và phản ứng cảm xúc là các yếu tố làm nảy sinh tình cảm.
Trong đó, nhận thức làm cho tình cảm có tính đối tượng xác định.
Thứ hai, Tính xã hội. Tình cảm hình thành ở trong môi trường xã hội, nó
mang tính xã hội, thực hiện chức năng xã hội chứ không phải là những phản ứng
sinh lí đơn thuần. Tình cảm nảy sinh trong quá trình con người lao động xã hội và
trong sự giao tiếp giữa con người với nhau như là một thành viên của một nhóm
người, một tập thể hay một cộng đồng.Ví dụ: Tình đồng bào, Tình đồng nghiệp,…

7
Thứ ba, Tính ổn định. Tình cảm là những thái độ ổn định của con người đối
với hiện thực xung quanh, đối với bản thân. Vì vậy, tình cảm là một thuộc tính tâm
lí, là một đặc trưng quan trọng của nhân cách con người. Ví dụ: tình bạn, tình yêu
quê hương đất nước, …
Thứ tư, Tính chân thực. Tình cảm phản ánh chính xác nội tâm thực của con
người, ngay cả khi con người cố che giấu bằng những thái độ, hành vi giả che
giấu.Ví dụ: tỏ vẻ hài lòng nhưng trong lòng lại vô cùng chán ghét,…
Thứ năm, Tính đối cực (còn gọi là tính hai mặt). Tính đối cực của tình cảm
được gắn liền với sự thoả mãn nhu cầu của con người. Tình cảm của con người
được phát triển và nó mang tính đối cực. Ví dụ: Yêu – ghét; hạnh phúc – đau buồn;
tích cực – tiêu cực…
1.2.3.    Các mức độ tình cảm
Đời sống tình cảm của con người vô cùng phong phú và đa dạng tạo thành
một mặt quan trọng của hoạt động cá nhân. Tính chất phong phú và đa dạng đó
không chỉ hiểu qua các cảm xúc mà còn ở những mức độ khác nhau của đời sống
tình cảm cá nhân. Các mức độ tình cảm được thể hiện qua các mức đó là: 
Một là, màu sắc xúc cảm của cảm giác. Đây là mức độ thấp nhất của phản
ánh cảm xúc. Nó là một sắc thái của cảm xúc đi kèm theo quá trình cảm giác. 
Ví dụ: cảm giác về màu xanh gây cho ta xúc cảm dễ chịu. cảm giác màu đỏ
gây cho ta cảm xúc rạo rực, nhức nhối.
Hai là, xúc cảm. Đây là một mức độ phản ánh cảm xúc cao hơn, nó là sự thể
nghiệm trực tiếp của một tình cảm nào đó trong một hoàn cảnh xác định.
Tuy nhiên, tùy theo cường độ, tính ổn định (thời gian tồn tại) và tính ý thức
cao hay thấp người ta lại chia xúc cảm nói chung làm hai loại: xúc động và tâm
trạng. 
Ba là, tình cảm. Đó là thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung
quanh và đối với bản thân mình, nó là một thuộc tính tâm lí của nhân cách. Tình
cảm có một loại đặc biệt, có cường độ rất mạnh, thời gian tồn tại khá dài và được ý
thức rất rõ ràng – sự say mê, có những say mê tích cực (say mê học tập, nghiên
cứu) và có những say mê tiêu cực thường gọi là đam mê (đam mê cờ – bạc, rượu
chè…).
1.2.4.    Các Loại tình cảm thường gặp
Có thể phân chia tình cảm thành hai loại là: Tình cảm cấp thấp và tình cảm
cấp cao:

8
Thứ nhất: Tình cảm cấp thấp. Đó là những tình cảm liên quan đến sự thoả
mãn hay không thoả mãn những nhu cầu của cơ thể (Như nhu cầu sinh học). Tình
cảm cấp thấp có ý nghĩa quan trọng đó là báo hiệu về trạng thái sinh lí của cơ thể.
Thứ hai: Tình cảm cấp cao. Tình cảm cấp cao là những tình cảm liên quan
đến sự thoả mãn nhu cầu tinh thần của con người. Tình cảm cấp cao gồm: Tình
cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mĩ, tình cảm hoạt động và tình cảm
mang tính chất thế giới quan. Cụ thể:
Tình cảm đạo đức: Đây là loại tình cảm liên quan đến sự thoả mãn hay
không thoả mãn nhu cầu đạo đức của con người. Nó biểu hiện thái độ của con
người đối với các yêu cầu về đạo đức, hành vi đạo đức (như tình mẫu tử, tình anh
chị em, …).
 
Tình cảm trí tuệ: Là những tình cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động trí
óc, liên quan đến những quá trình nhận thức và sáng tạo, liên quan đến sự thỏa mãn
hay không thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con người. Tình cảm trí tuệ biểu hiện ở
sự ham học hỏi hiểu biết, sự nhạy cảm với cái mới…
Tình cảm thẩm mỹ: Là những tình cảm liên quan đến nhu cầu thẩm mỹ, nhu
cầu về cái đẹp. Biểu hiện thái độ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực xung
quanh và ảnh hưởng lớn đến sự đánh giá cái đẹp và thị hiếu thẩm mỹ của cá nhân.
Tình cảm hoạt động: Là sự thể hiện thái độ của con người đối với một hoạt
động nào đó, nó liên quan đến sự thỏa mãn hay không thoả mãn nhu cầu thực hiện
hoạt động đó.
Tình cảm mang tính chất thế giới quan: Đây là mức độ cao nhất của tình
cảm con người. Ở mức độ này, tình cảm có đặc điểm rất bền vững và ổn định, có
tính khái quát, tính tự giác và tính ý thức cao, trở thành nguyên tắc trong thái độ và
hành vi của cá nhân (Ví dụ: tinh thần yêu nước, tinh thần tương thân tương ái…).

1.3. Quy luật của tình cảm 


1.3.1. Quy luật lây lan
Xúc cảm, tình cảm của người này có thể truyền “lây” sang người khác.
Trong đời sống hàng ngày ta thường thấy hiện tượng “vui lây”, “buồn lây”, “cảm
thông”, “đồng cảm”, …Cơ sở của quy luật này do tính xã hội trong tình cảm của
con người chi phối. Chính tình cảm của tập thể, tâm trạng của xã hội được hình
thành trên cơ sở của quy luật này.

9
Ứng dụng: Các hoạt động tập thể của con người. Đây là cơ sở tạo ra các
phong trào, hoạt động mang tính tập thể.
Ví dụ: Ba lớp: Tâm lý-Quản lý giáo dục-Kinh tế cùng học chung một lớp vì
học môn chung. Lúc đầu mỗi thành viên của 3 lớp luôn tự đặt cho mình một
khoảng cách. Nhưng khi 3 lớp trưởng đều là những người biết quan tâm, giúp đỡ,
hòa đồng với tất cả các thành viên không phân biệt lớp nào đã tạo cho lớp không
khí vui vẻ đoàn kết.
Tránh những cảm xúc tiêu cực hay phá bỏ những cảm xúc tiêu cực. 
Ví dụ: Tránh những người tiêu cực khi mình đang buồn. Ngược lại những
người đang vui, tích cực sẽ lan truyền cảm xúc cho mình.
1.3.2.    Quy luật thích ứng
Xúc cảm, tình cảm nào đó được lặp đi lặp lại nhiều lần với cường độ không
thay đổi thì cuối cùng cũng sẽ suy yếu, bị lắng xuống. Đó là hiện tượng thường
được gọi là sự “chai sạn” của tình cảm.
Ví dụ: Một người thân của chúng ta đột ngột qua đời, làm cho ta và gia đình
đau khổ, vất vả, nhớ nhung … những năm tháng và thời gian cũng lui dần vào dĩ
vãng, ta cũng phải nguôi dần …để sống.
Ứng dụng: Tránh thích ứng và tập thích ứng
Biết trân trọng những gì mình đang có. Không phải lúc mất đi rồi mới nhận
ra nói quan trọng.
Trong đời sống hằng ngày quy luật này được ứng dụng như phương pháp
“lấy độc trị độc” học sinh.
Ứng dụng trong trị liệu: Nhà tham vấn sẽ tập thích ứng với những xúc cảm,
tình cảm tương đối tiêu cực của những thân chủ.
Trong điều trị vấn đề hôn nhân, gia đình sẽ giúp thân chủ tránh thích ứng để
không bị “chai sạn” tình cảm.
1.3.3.    Quy luật tương phản
Xúc cảm và tình cảm tiêu cực hay tích cực thuộc cùng một loại luôn có tác
động qua lại lẫn nhau. Cụ thể là một trải nghiệm này có thể tăng cường một trải
nghiệm khác đối cực với nó, xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp nó.
Ví dụ: Khi cô chấm bài thi, đang chấm đều đều những bài chỉ khoảng 6-7
điểm nhưng có một bài nhỉnh hơn những bài khác xuất hiện. Bình thường cô sẽ
cho 8 nhưng cô cho hẳn 9 điểm.

10
Ứng dụng: Cần có cái nhìn vấn đề khách quan hơn.
Trong trị liệu: Lúc nào cũng cần có cái nhìn khách quan đối với vấn đề của
thân chủ. Tránh tham vấn cho người thân, bởi dễ bị nhìn vấn đề một cách phiến
diện.
1.3.4.    Quy luật di chuyển
Tình cảm của con người có thể di chuyển từ một đối tượng này sang một đối
tượng khác có liên quan tới đối tượng gây nên tình cảm trước đó.
Ví dụ: “Giận cá chém thớt”, “Vơ đũa cả nắm”
Ứng dụng: Kiềm chế cảm xúc và tránh hiện tượng vơ đũa cả nắm. Tránh
thiên vị trong đánh giá “yêu tốt ghét xấu”. Cần một cái đầu lạnh và trái tim nóng.
Trong trị liệu: Nhà tham vấn phải luôn giữ bình tĩnh trước mọi vấn đề của
thân chủ. Dù vấn đề tốt hay xấu đều phải giữ cái đầu lạnh và trái tim nóng.
1.3.5.    Quy luật pha trộn
Tính pha trộn cho phép hai tình cảm đối cực nhau có thể cùng xảy ra một lúc
nhưng không loại trừ nhau mà chúng “pha trộn” vào nhau.
Ví dụ: T yêu L, cô luôn muốn L ở bên cạnh cô, quan tâm chăm sóc cô.
Nhưng khi cô thấy L có một cử chỉ thân mật hay một hành động quan tâm tới một
người con gái khác thì T tỏ ra khó chịu ghen tuông.
Ứng dụng: Đời sống tình cảm đầy mâu thuẫn, phức tạp vì vậy cần phải biết
quy luật này để thông cảm, điều khiển, điều chỉnh hành vi của mình.
Trong trị liệu: Nhà tham vấn phải hiểu rõ những xúc cảm, tình cảm mà tham
chủ thể hiện đối với vấn đề của tham chủ cũng như sự phóng chiếu, chuyển di tình
cảm của tham chủ nên nhà tham vấn như thế nào. Để có thể điều chỉnh, điều khiển
hành vi của NTV.

Chương 2: Vấn đề “Ai chung tình được mãi”


2.1. Thực trạng hiện tại 
 Hẹn hò
“Khi yêu một người, tôi không bao giờ dặn họ phải chung thủy vì đấy là sự tự
giác”, chính giá trị ý nghĩa của sự chung thủy trong tình yêu là thước đo giá trị nhất
trong tình yêu.
Nhân duyên ở đời là muôn hình vạn trạng, là muôn màu muôn sắc. Con người vì
cần đến nhau nên mới tìm kiếm và bước vào cuộc đời của nhau. Nhưng để sống

11
được với nhau, tình yêu đó được tạo ra ra sao đều nằm ở lòng người. Sống ở đời
chúng ta sống bằng da bằng thịt, bằng tình người thì khi có tình yêu, chúng ta cũng
cần yêu thực tế. Bạn yêu ai bạn cần người đó ở bên mình, đừng yêu theo cách bước
ra từ ngôn tình.
Càng ngày tình yêu càng nhạt dần với thời buổi công nghệ 4.0 và bị ảnh hưởng
một phần từ lối sống phương Tây, con người dần sống thoáng hơn và cũng số ít
thoáng hơn với những tình cảm lệch lạc, sai trái. Một hiện thực mà chính mỗi
người sẽ thấy được là giá trị ý nghĩa của sự chung thủy trong tình yêu dần “rẻ
tiền”. Bạn hay bất kì ai cũng có quyền đòi hỏi khi sống trong tình yêu của mình, có
người sẽ yêu thật lòng, không đua đòi danh vọng, vật chất cao sang, tuy nhiên cũng
có người nếu muốn chung thủy thì phải mua bằng tiền. Hoặc có những chàng
trai/cô gái yêu nhau tuy nhiên yêu theo ngôn tình, yêu theo lời đường mật và hiển
nhiên cái gì cũng có giá của nó cả.

 Hôn nhân gia đình 


Mối quan hệ hôn nhân là mối quan hệ có tính chất tình cảm giữa con người và con
người nên khi xảy ra những mâu thuẫn, bất đồng về quan điểm thì đều có thể dẫn
đến những trường hợp không tốt xảy ra. Trong một số trường hợp mặc dù đã có
nhiều sự thông cảm, hàn gắng, dung hòa nhưng vì những quan điểm về cuộc sống
của mỗi người khác nhau và đã trở nên “bất di, bất dịch” nên đó trở thành nguyên
nhân tất yếu gây ra sự chia cắt về tình cảm, họ không nhận được tiếng nói chung. 
Nhìn chung, đàn ông vẫn ngoại tình nhiều hơn phụ nữ Cũng có thể do tư tưởng lạc
hậu, người vợ không sinh được con trai nên người chồng ngoại tình hoặc ly hôn để
lấy vợ mới với mục đích có con “nối dõi tông đường”; vấn đề về bạo lực gia đình,
tệ nạn xã hội; vợ chồng bất hòa, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn do nhận thức về
xã hội, pháp luật chưa đầy đủ, thậm chí nhiều trường hợp người chồng nghiện ngập
ma túy, cờ bạc, rượu chè … dẫn đến người vợ không chịu được phải ly hôn.
Hoặc khi nhận thức về cuộc sống gia đình, ý nghĩa của hôn nhân và tình yêu còn
hời hợt đã khiến họ không đủ bản lĩnh và kỹ năng giải quyết, vượt qua các mâu
thuẫn, dẫn đến ly hôn. Do chưa có sự chuẩn bị về tâm lý, kinh tế, sức khỏe và
những hiểu biết cần thiết cho cuộc sống gia đình, quá đề cao cái tôi của bản thân, ít
quan tâm đến chồng hoặc vợ, khiến phần lớn các cặp vợ chồng trẻ nảy sinh mâu
thuẫn ngay từ những tháng đầu, năm đầu của cuộc hôn nhân.

2.2. Quan điểm của nhóm về vấn đề 

Theo chúng tôi về vấn đề “Ai chung tình được mãi” đó là lựa chọn của mỗi người,
chung thủy hay lừa dối tất cả phụ thuộc vào sự lựa chọn của mỗi cá nhân trong

12
từng hoàn cảnh. Vì vậy chúng ta cần phải lắng nghe, thấu hiểu, có trách nhiệm và
đặc biệt là tôn trọng lẫn nhau. 

Niềm tin là chất liệu quan trọng nhất để có một mối quan hệ bền vững và dài lâu vì
nghi ngờ chính là nguồn gốc của những cãi vã và xung đột không đáng có. Tôn
trọng lẫn nhau là nguyên tắc hàng đầu trong quan hệ tình cảm, giúp duy trì cuộc
hôn nhân bền vững. Bởi sự tôn trọng với nhau sẽ thỏa mãn các nhu cầu liên quan
đến nhân quyền, khẳng định nhân thân, đề cao lòng tự trọng và khẳng định phẩm
chất của mỗi người. Trong cuộc sống  có rất nhiều cách thể hiện sự tôn trọng, như:
sự coi trọng lời hứa, trong giao tiếp ứng xử hàng ngày dùng những cử chỉ, hành vi,
lời nói, thái độ thích hợp, đề cao nhân thân của người kia, không làm tổn thương
hay hạ thấp nhân phẩm …đó đều là những cách để mỗi người thể hiện sự tôn trọng
đối với nhau đồng thời thể hiện sự tự trọng của chính mình.Nếu bạn bắt đầu đặt
câu hỏi liệu đối tác mình có đang ngoại tình, việc chất vấn bạn đời mà không có
bằng chứng sẽ khiến người kia khó chịu và giữ thế phòng thủ. Thậm chí, cuối cùng
họ có thể ngoại tình thật, đơn giản vì bạn đối xử với họ như kẻ phản bội..Bất cứ
hiện tượng gì cũng có hai mặt của nó.Không thủy chung phá huỷ các mối quan hệ
tình cảm gắn bó  nhưng nó cũng đem lại những bài học đắt giá cho mối quan hệ.
Bởi vì sau những lần suýt mất nhau người ta buộc phải nâng cao “tay nghề” giữ
nhau hơn, biết bỏ bớt thời gian, công sức đầu tư vào quan hệ vợ chồng. Nhiều
người buộc phải từ bỏ chứng lười biếng không nói chuyện với vợ, hoặc người vợ
biết chăm sóc dung nhan, tăng cường nữ công gia chánh và hoàn thiện mình hơn.
 
Sự thành thật cũng là điều quan trọng không kém để duy trì mối quan hệ, là sự gắn
kết chặt chẽ giữa hai con người và điều này đòi hỏi cả hai phải thành thật với nhau
về tất cả những khía cạnh trong cuộc sống.Sẽ thế nào nếu một trong hai biết được
người kia đang có những bí mật không chia sẻ cùng bản thân.Thành thật ngay từ
đầu sẽ giúp cả hai thấu hiểu, cùng nhau chia sẻ và đồng cảm. Trong khi thói quen
che giấu sẽ khiến cho mối quan hệ thường xuyên gặp phải cãi vã, xung đột và về
lâu dài sẽ gây sứt mẻ tình cảm.
Chia sẻ, lắng nghe là quy tắc các cặp đôi cần nhớ để duy trì mối quan hệ lâu dài.
Trong thời gian đầu, cả hai sẽ rất hòa thuận trong cuộc sống và luôn luôn chia sẻ
với nhau vô số vấn đề. Tuy nhiên sau một thời gian, nhiều cặp đôi ít dành thời gian
trò chuyện và chia sẻ vì quá bận rộn. Dần dần cả hai không bày tỏ cảm xúc và can
thiệp vào cuộc sống của đối phương. Hiểu rõ về đối phương sẽ giúp cả hai thấu
hiểu nhau hơn và luôn có lòng tin trong bất cứ hoàn cảnh nào.Chia sẻ và lắng nghe
luôn luôn phải song hành. Khi một trong hai người có nhu cầu chia sẻ thì người
còn lại phải lắng nghe. Thói quen này sẽ giúp cả hai giải quyết mâu thuẫn trong gia
đình một cách nhẹ nhàng và ổn thỏa thay vì gay gắt với nhau bằng những lời nói
nặng nề.
13
Phải học cách chấp nhận sự khác biệt của đối phương thay vì ép buộc đối phương
phải thay đổi để phù hợp với bản thân. Khi chung sống, những thói quen trong ăn
uống, sinh hoạt, sở thích của cả hai có thể không đồng điệu. Đôi khi tình trạng này
có thể gây ra một số phiền toái trong cuộc sống và vô tình là nguyên nhân của các
cuộc cãi vã. Trong trường hợp này, cả hai cần phải nhận thức được đâu là thói
quen tiêu cực cần thay đổi và đâu là sự khác biệt. Chúng ta không thể ép buộc
người khác theo ý muốn của bản thân dù đó là vợ, chồng hay là con cái. Thay vì
yêu cầu người khác thay đổi, hãy chấp nhận sự khác biệt và cả hai phía nên điều
chỉnh bản thân để dung hòa lẫn nhau.
 

2.3. Giải pháp 


1. Luôn nhớ mình không còn độc thân nữa

Bạn đã ở trong một mối quan hệ rồi, đừng sống tự do phóng đãng như hồi còn độc
thân nữa. Bạn cần phải có trách nhiệm với nửa kia của mình, với sự lựa chọn của
mình thay vì cứ sống cảm tính để cảm xúc đẩy đưa chi phối như khi còn tự do tự
tại, chăn đơn, gối chiếc.

 2. Tôn trọng và tin tưởng đối phương

Niềm tin là chất liệu quan trọng nhất để có một mối quan hệ bền vững và dài lâu vì
nghi ngờ chính là nguồn gốc của những cãi vã và xung đột không đáng có.

Hãy luôn nuôi dưỡng và tưới tẩm lòng tin để nó lớn lên theo thời gian. Đồng thời
tôn trọng những đam mê, sở thích riêng của đối phương để có một mối quan hệ
hạnh phúc.

 3. Thường xuyên trò chuyện, trao đổi với nhau

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự phản bội ngoại tình, cắm sừng là do cả hai mất
kết nối, không thể chia sẻ tâm sự được với nhau nên tìm đến một người khác để
trút bầu tâm sự.

14
Vậy nên để ngăn ngừa nguy cơ ngoại tình hãy giao tiếp thường xuyên với nhau,
nói ra những vấn đề, khúc mắc và cảm xúc của mình để cùng nhau tháo gỡ và giải
quyết thay vì giữ trong lòng hoặc tâm sự với người ngoài.

 4. Vun bồi tình cảm, nuôi dưỡng tình yêu

Điều quan trọng để duy trì một cuộc hôn nhân bền vững là tình cảm và sự thân mật
của hai người. Yêu thương không chỉ là lời nói nhưng lời nói là ngôn ngữ yêu
thương đơn giản và dễ dàng nhất, hãy cầm tay, ôm, hôn, ôm và chia sẻ những
khoảnh khắc yên tĩnh bên nhau. Hãy thể hiện tình yêu với người bạn đời qua lời
nói và hành động. Dù là vợ chồng lâu năm thì ba tiếng "Anh yêu em" (“Em yêu
anh”) cũng có ý nghĩa như một nụ hôn thân mật. Hãy thể hiện tình yêu thương của
mình với người bạn tình thông qua những câu nói quan tâm, sẻ chia, động viên,
khích lệ, khen ngợi đúng lúc đúng chỗ để giữ ngọn lửa yêu thương luôn nồng cháy
như thuở ban đầu.

5. Ghi nhận những điểm tích cực của bạn đời và không bao giờ đặt họ trong
sự so sánh
Một lý do khiến rất nhiều người có những mối quan hệ ngoài luồng là vì họ cảm
thấy bị bỏ quên và không được đánh giá cao trong hôn mối quan hệ đó hay cảm
thấy bị coi thường, sự tồn tại không có giá trị với đối phương có cũng được mà
không cũng chẳng sao.. Hãy ngăn chặn những sự phát triển của hành vi này bằng
cách cho người bạn tình thấy rằng bạn đánh giá cao và ngưỡng mộ chàng/nàng như
thế nào. Đừng tiết kiệm những lời khen ngợi, cũng đừng quên những câu nói cảm
ơn để họ thấy được ghi nhận và thấy ý nghĩa sự tồn tại của mình trong mối quan
hệ. Ngược lại, nếu bạn cảm thấy mình không được người bạn đời đánh giá đúng,
hãy trao đổi thẳng thắn và cởi mở.
6. Tìm hiểu và sử dụng ngôn ngữ tình yêu
Theo Gary Chapman, tác giả của cuốn sách “The 5 Love Languages” (tạm dịch "5
ngôn ngữ của tình yêu") cho rằng biết cách xác định ngôn ngữ tình yêu vợ chồng
và sử dụng chúng sẽ giúp cuộc hôn nhân của bạn hạnh phúc và tình cảm vợ chồng
mãnh liệt hơn. Năm ngôn ngữ tình yêu đó là: Lời khen ngợi, Quà tặng, Thời gian
chia sẻ, Sự tận tụy và Cử chỉ âu yếm.
7. Khéo léo từ chối người khác giới

Hãy luôn nhớ rằng bạn là người đã có “chủ” nên nếu lỡ gặp người nào đó có tình ý
với mình và đò đưa, hấp dẫn mình hãy bình tĩnh đừng hoang mang hay lay động.

15
Thay vào đó hãy thể hiện quan điểm dứt khoát và thái độ từ chối rõ ràng cũng như
chứng minh cho họ thấy bạn đang rất hạnh phúc với cuộc tình của mình. Tuyệt đối
đừng cho đối tượng bất cứ một tia hy vọng nào.

8. Bảo vệ mình khỏi những tình huống nhạy cảm


Có nhiều cặp tình nhân hay vợ chồng tan vỡ bởi Facebook và các trang mạng xã
hội. Sẽ không có vấn đề gì nếu bạn tìm kiếm người yêu cũ của mình trên các trang
mạng xã hội nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu bạn để tình cũ phát triển. Tốt nhất, bạn
không chia sẻ những chi tiết quá riêng tư trong hôn nhân và mối quan hệ trên các
trang mạng và tránh các tình huống gặp gỡ khi mà chỉ có một mình bạn với một
người khác giới.
Những gì bắt đầu như một cuộc trò chuyện vô tình hoặc một bữa ăn đơn giản với
nhau có thể dẫn đến việc ngoại tình, nếu mối quan hệ của bạn đang gặp vấn đề. Có
những người bạn khác giới là tốt, nhưng hãy chắc chắn rằng người yêu hay
vợ/chồng bạn cũng biết và là bạn của họ. Nếu có một vài mối quan hệ bạn bè làm
cho người bạn đời khó chịu, tốt hơn, hãy kết thúc để tránh những nguy cơ cho cuộc
tình của mình.
9. Nói về cảm xúc của bạn
Một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn sự không chung thủy của đối phương
là nói lên cảm xúc của bạn với họ. Nhiều vấn đề có thể được giải quyết bằng cách
cởi mở, nói chuyện trung thực với nhau. Vấn đề có thể sẽ phát sinh khi các cặp tình
nhân hay vợ chồng luôn giữ cảm xúc của mình và từ chối chia sẻ với người bạn
đời.
 
10. Tìm một người bạn thân để chia sẻ
Trong cuộc sống, mỗi người đều có những người bạn thân mà mình tin tưởng. Tìm
một người bạn đồng giới để có thể chia sẻ thường xuyên về tình trạng hôn nhân
hay yêu đương của bạn, về những cảm xúc của bạn. Đồng thời, người bạn thân này
cũng giúp bạn có được những cái nhìn khách quan và thẳng thắn về những vấn đề
xảy ra trong mối quan hệ của bạn
11. Duy trì thói quen tình dục lành mạnh
Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tình dục khuyên các cặp vợ chồng quan hệ
2-3 lần mỗi tuần để duy trì sự thân mật. Tuy nhiên, mỗi cặp vợ chồng cũng cần
phải có một kế hoạch cụ thể để phát triển tần suất “yêu”. Thảo luận với nhau về
ham muốn và nhu cầu của nhau. Đừng bỏ qua phần quan trọng nhất trong hôn nhân
của bạn.
Về vấn đề hẹn hò, chỉ nên quan hệ khi cả hai đã sẵn sàng và mong muốn xuất phát
từ cả hai phía, tuy nhiên ở tk21 như hiện nay thì chúng ta nên bình thường hóa vấn
đề này và tần suất như nào thì tùy vào cả hai.

16
12. Tìm sự tư vấn chuyên nghiệp
Nếu cảm thấy không còn hy vọng trong mối quan hệ của mình, bạn nên tìm kiếm
sự tư vấn của các chuyên gia tâm lý, hôn nhân gia đình ngay lập tức. Một chuyên
gia có thể giúp bạn đạt được thỏa thuận với người bạn đối phương về những vấn đề
trong mối quan hệ và đưa ra các giải pháp để giải quyết chúng....

Chương 3: Kết luận 

Qua những phân tích chuyên môn trên, phần nào nhận thấy sự điều phối hành vi
của cảm xúc tới các cá thể trong 1 mối quan hệ yêu đương hay hôn nhân. Xúc cảm
của mỗi người là riêng biệt và nó sẽ chuyển biến qua các giai đoạn khác nhau trong
cuộc đời. Môi trường xung quanh với cường độ va chạm cao, sự lung lay chớm nở
trong suy nghĩ hay chắc chắn hơn là sự “lấp ló” của cá nhân thứ ba ngoài mối quan
hệ chính thống ở cả hai phương diện dù vô tình hay cố ý đều là “mầm mống” sụp
đổ của bức tường niềm tin dẫn đến sợi dây gắn kết giữa hai trái tim bị đứt đoạn là
điều một sớm một chiều. Chung quy lại là do hai chữ “thay đổi”. 
Một bức tranh yêu đương hoàn hảo đến mấy cũng phải có một sự sai sót nào đó mà
do chính những người nghệ sĩ tạo nên nó chưa thực sự thật tâm và coi nó là tác
phẩm của mình. Điều đẹp đẽ nhất của một mối tình không nằm ở khung cảnh êm
đềm sau “cơn bão” mà là những ngày tháng cả hai cùng nhau vật lộn với “cơn bão”
và cả chính sự khắc nghiệt của nó. Cuộc tình được xem là lụi tàn không phải khi cả
hai nói ra lời chia tay, mà là khi cả hai trốn tránh mâu thuẫn và quyết định buông
xuôi. Một ngọn nến sẽ cháy mãi miễn là có ai đó che chở và thắp sáng nó bằng
những chất liệu bắt dẫn. Tình yêu cũng vậy, và chất liệu để giữ ngọn lửa tình yêu
cháy mãi đó là sự tin tưởng, sự chân thành, sự lắng nghe và sự chấp nhận. 

17
18

You might also like