You are on page 1of 42

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT

1
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU......................................................................................................3

LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................4

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN FPT.............................................................................5

1. Lịch sử hình thành.............................................................................................................................................5

2. Lĩnh vực hoạt động............................................................................................................................................5

3. Cơ cấu tổ chức...................................................................................................................................................5

CHƯƠNG II: LÀN SÓNG CHUYỂN ĐỔI SỐ.................................................................................................6

VÀ TRIỂN VỌNG KINH TẾ VĨ MÔ 2022.......................................................................................................6

1. Làn sóng chuyển đổi số.....................................................................................................................................6

1.1 Bối cảnh kinh tế vĩ mô và các xu hướng..........................................................................................................6

1.2 Làn sóng chuyển đổi số tại Việt Nam..............................................................................................................7

2. Triển vọng kinh tế vĩ mô 2022...........................................................................................................................8

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA FPT TRONG NĂM 2021............................10

1. Kết quả hoạt động kinh doanh.........................................................................................................................10

2. Kết quả kinh doanh theo khối..........................................................................................................................11

2.1 Khối công nghệ..............................................................................................................................................12

2.2 Khối Viễn thông............................................................................................................................................12

2.3 Khối Giáo dục................................................................................................................................................13

3. Đánh giá các chỉ số tài chính chủ yếu FPT năm 2021......................................................................................14

3.1 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán.....................................................................................................................14

3.2 Chỉ tiêu về cơ cấu vốn...................................................................................................................................14

3.3 Chỉ tiêu về năng lực hoạt động......................................................................................................................15

3.4 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời.........................................................................................................................15

4. Đánh giá kết quả kinh doanh của công ty cổ phần FPT trong giai đoạn 2018 - 2021 qua báo cáo tài chính....15

4.1 Báo cáo kết quả kinh doanh...........................................................................................................................15

4.2 Bảng cân đối kế toán.....................................................................................................................................17

4.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.............................................................................................................................20

CHƯƠNG IV: DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA...........................................................................23

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
1
CÔNG TY CỔ PHẦN FPT GIAI ĐOẠN 2022 – 2026....................................................................................23

1. Định hướng hoạt động của FPT năm 2022......................................................................................................23

1.1 Khối công nghệ..............................................................................................................................................23

1.2 Khối Viễn thông............................................................................................................................................23

1.3 Khối Giáo dục................................................................................................................................................23

1.4 Tổng thể.........................................................................................................................................................24

2. Dự phóng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh............................................................................................24

3. Dự phóng báo cáo tài chính.............................................................................................................................25

3.1 Dự phóng tỷ lệ khấu hao................................................................................................................................25

3.2 Dự phóng báo cáo tài chính...........................................................................................................................27

4. Dự phóng dòng tiền FCF.................................................................................................................................28

CHƯƠNG V: PHÂN TÍCH CÁC NHÓM TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP QUA BÁO CÁO
TÀI CHÍNH MÔ PHỎNG................................................................................................................................29

1. Tỷ số thanh toán..............................................................................................................................................29

2. Nhóm chỉ số đòn bẩy.......................................................................................................................................30

3. Nhóm chỉ số hiệu quả sử dụng tài sản..............................................................................................................30

4. Nhóm chỉ số khả năng sinh lời........................................................................................................................31

LỜI KẾT LUẬN................................................................................................................................................32

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................................33

PHỤ LỤC...........................................................................................................................................................34

Phụ lục 1: Bảng Công thức để dự phóng các tỷ số tài chính cho Công ty Cổ phần FPT năm 2022.....................34

Phụ lục 2: Bảng công thức tính dự phóng Báo cáo Kết quả Kinh doanh của Công ty Cổ phần FPT giai đoạn
2022 – 2026.........................................................................................................................................................35

Phụ lục 3: Bảng công thức tính tỷ trọng của từng loại tài sản cố định so với tổng TSCĐ được trích khấu hao...36

Phụ lục 4: Bảng công thức tính tỷ số dự phóng báo cáo tài chính........................................................................37

Phụ lục 5: Bảng công thức tính dự phóng báo cáo tài chính của FPT giai đoạn 2022 – 2026..............................38

Phụ lục 6: Bảng công thức tính dự phóng dòng tiền FCF của FPT giai đoạn 2022 – 2026..................................40

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
2
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU
HÌNH ẢNH
Hình 1. Sơ đồ tổ chức tập đoàn FPT.................................................................................................................6
Hình 2. Biểu đồ tổng doanh thu toàn ngành Thông tin và truyền thông giai đoạn 2016 – 2021.......................8
Hình 3. Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh chính năm 2021......................................................................10
Hình 4. Kết quả kinh doanh theo khối của FPT năm 2021.............................................................................12
Hình 5. Doanh thu khối Công nghệ FPT năm 2021........................................................................................12
Hình 6. Doanh thu khối Viễn thông FPT năm 2021.......................................................................................13
Hình 7. Doanh thu khối Giáo dục FPT năm 2021...........................................................................................13
Hình 8. Các chỉ số tài chính của FPT năm 2021.............................................................................................14
Hình 9 Kết quả kinh doanh FPT giai đoạn 2017 - 2021..................................................................................15
Hình 10. Đồ thị kết quả kinh doanh giai đoạn 2017 – 2021............................................................................16
Hình 11. Cơ cấu các khoản mục tài sản giai đoạn 2017 – 2021......................................................................17
Hình 12. Đồ thị cơ cấu các khoản mục của tài sản giai đoạn 2017 - 2021......................................................17
Hình 13. Cơ cấu các khoản mục của nguồn vốn giai đoạn 2017-2021...........................................................18
Hình 14. Đồ thị cơ cấu các khoản mục của nguồn vốn giai đoạn 2017-2021.................................................18
Hình 15. Cơ cấu các khoản mục Nợ ngắn hạn giai đoạn 2017-2021..............................................................18
Hình 16. Cơ cấu các khoản mục Nợ dài hạn giai đoạn 2017-2021.................................................................19
Hình 17. Cơ cấu các khoản mục Vốn chủ sỡ hữu giai đoạn 2017-2021..........................................................20
Hình 18. Đồ thị tỷ trọng Vốn chủ sỡ hữu trên Nguồn vốn giai đoạn 2017-2021............................................20
Hình 19. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2021..................................................21
Hình 20. Đồ thị dòng tiền từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2021......................................................21
Hình 21. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư giai đoạn 2017-2021..........................................................22
Hình 22. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính giai đoạn 2017-2021......................................................22
Hình 23. Đồ thị dòng tiền từ hoạt đồng tài chính giai đoạn 2017-2021..........................................................23
Hình 24. Bảng dự phóng các tỷ số tài chính năm 2022...................................................................................25
Hình 25. Kết quả dự phóng Báo cáo kết quả kinh doanh của FPT giai đoạn 2022 – 2026.............................25
Hình 26. Tài sản cố định của Công ty Cổ phần FPT giai đoạn 2017 – 2021 và dự phóng..............................27
Hình 27. Tỷ trọng của từng loại tài sản cố định so với tổng TSCĐ được trích khấu hao................................27
Hình 28. Bảng dự phóng tỷ lệ trích khấu hao bình quân.................................................................................27
Hình 29. Tỷ số để dự phóng báo cáo tài chính................................................................................................28
Hình 30. Tỷ lệ dự phóng báo cáo tài chính.....................................................................................................28
Hình 31. Bảng kết quả dự phóng Báo cáo Tài chính của FPT giai đoạn 2022 – 2026....................................29
Hình 32. Bảng dự phóng dòng tiền FCF của FPT giai đoạn 2022 – 2026.......................................................30
Hình 33. Đồ thị dự phóng dòng tiền FCF.......................................................................................................30
Hình 34. Nhóm tỷ số thanh khoản của FPT giai đoạn 2022 - 2026................................................................31
Hình 35. Nhóm tỷ số đòn bẩy của FPT giai đoạn 2022 – 2026.......................................................................31
Hình 36. Nhóm tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản của FPT giai đoạn 2022 – 2026.............................................32
Hình 37. Nhóm tỷ số khả năng sinh lời của FPT giai đoạn 2022 – 2026........................................................32
BẢNG BIỂU
Bảng 1. Bảng thời gian khấu hao tài sản cố định............................................................................................26
Bảng 2. Bảng dự phóng tỷ lệ khấu hao...........................................................................................................28

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
3
LỜI MỞ ĐẦU
Tài chính định lượng là một mảng của toán học ứng dụng vào thị trường tài chính, ứng
dụng các mô hình toán học nhằm dự báo, định giá giá trị chứng khoán; quản lý danh mục
đầu tư; quản trị rủi ro tài chính hay giao dịch tự động. Nó đòi hỏi sự đam mê, kỹ năng tư
duy về toán học tốt cũng như nhiều kỹ năng khác thiên về tính kỹ thuật, phải bỏ ra nhiều
công sức, đầu tư chất xám chuyên môn ở góc độ cá nhân và đầu tư về cơ sở vật chất, kỹ
thuật đối với các định chế tài chính muốn ứng dụng.

Để phù hợp với chuyên ngành và môn học, chúng em đã tìm hiểu sơ lược về Tập đoàn
FPT cũng như tình hình và triển vọng kinh tế; phân tích Báo cáo tài chính và các chỉ số tài
chính từ quá khứ (2018 - 2021),... Từ đó quyết định Dự phóng báo cáo tài chính của tập
đoàn FPT giai đoạn 2022 - 2026. Trong bài tiểu luận này, chúng em sẽ vận dụng kiến thức
về tài chính định lượng đã học để làm rõ những vấn đề trên.

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
4
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN FPT

1. Lịch sử hình thành

FPT (Tập đoàn FPT) là một trong những công ty dịch vụ công nghệ thông tin lớn nhất tại
Việt Nam, được thành lập ngày 13/9/1988 với tên gọi Công ty Chế biến Thực phẩm. Trải
qua hơn 30 năm phát triển, hiện tại FPT đứng vị trí thứ 17 trong Top 500 doanh nghiệp tư
nhân lớn nhất Việt Nam, đồng thời lọt Top 100 toàn cầu về Dịch vụ ủy thác.

2. Lĩnh vực hoạt động

Tập đoàn FPT hoạt động trong 3 lĩnh vực chính gồm:

- Công nghệ: Tư vấn chuyển đổi số; Phát triển phần mềm; Tích hợp hệ thống; và Dịch
vụ Công nghệ thông tin.

- Viễn thông: Dịch vụ viễn thông; Truyền hình FPT và Nội dung số.

- Giáo dục: đào tạo từ tiểu học đến sau đại học, liên kết quốc tế và đào tạo trực tuyến.

3. Cơ cấu tổ chức

FPT có hệ thống 48 văn phòng tại 26 quốc gia trên thế giới, và hạ tầng viễn thông phủ
khắp 59/63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam với 8 công ty thành viên và 2 công ty liên kết trực
tiếp.

Hình 1. Sơ đồ tổ chức tập đoàn FPT

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
5
CHƯƠNG II: LÀN SÓNG CHUYỂN ĐỔI SỐ

VÀ TRIỂN VỌNG KINH TẾ VĨ MÔ 2022

1. Làn sóng chuyển đổi số

1.1 Bối cảnh kinh tế vĩ mô và các xu hướng

Đại dịch Covid-19 với các biến chủng mới diễn biến phức tạp đã gây ảnh hưởng cho nền
kinh tế thế giới. Chuỗi cung ứng toàn cầu có thời điểm bị gián đoạn, nhu cầu hàng hoá tăng
vọt hậu đại dịch, trong khi hoạt động sản xuất và vận tải không đáp ứng kịp, kéo theo nỗi lo
lạm phát ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, với nỗ lực của chính phủ các nước, nền kinh tế thế
giới đã có những dấu hiệu phục hồi tích cực khi tổng sản phẩm trong nước (GDP) toàn cầu
năm 2021 được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước đạt 5,9%, mức phục hồi đáng kể so với năm
2020.

Với Việt Nam, năm 2021 vẫn là một năm đầy thách thức cho nền kinh tế do sự bùng phát
của biến thể Delta dẫn đến đợt dịch lần thứ tư trên cả nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới
nhiều tỉnh thành. Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành những quyết sách kịp thời, chỉ
đạo quyết liệt và đồng bộ để phòng chống sự lây lan của dịch bệnh và phát triển kinh tế,
đảm bảo an sinh xã hội. Một chiến dịch tiêm chủng vắc-xin quy mô lớn nhất trong lịch sử
được nhanh chóng triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế và đưa các hoạt động
sản xuất kinh doanh trở lại trạng thái bình thường mới, giúp lưu thông giữa các tỉnh, thành
phố được thông suốt, kinh tế dần hồi phục và tăng trưởng trở lại vào những tháng cuối năm.
Tăng trưởng GDP năm 2021 đạt 2,58%, lạm phát được kiểm soát tốt, chỉ số giá tiêu dùng
CPI năm 2021 chỉ tăng 1,84%. Đây là mức thấp nhất trong vòng sáu năm trở lại đây, góp
phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho Chính phủ thực hiện nhiều chính sách tài
chính, tài khóa hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.

Một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình phục hồi của kinh tế toàn cầu giai
đoạn hiện nay gắn liền với chuyển đổi mô hình kinh tế, dịch chuyển chuỗi cung ứng. Nhiều
quốc gia đang tích cực đẩy nhanh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực thi chính
sách cải cách, chuyển đổi nền kinh tế sang các lĩnh vực kinh tế số, công nghệ cao... từ đó tạo
thêm dư địa tăng trưởng cho nền kinh tế.

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
6
Trên thế giới, năm 2021 và các năm tiếp theo sẽ chứng kiến sự bùng nổ của nền kinh tế
số, với lượng dữ liệu khổng lồ được luân chuyển qua Internet. Tại Đông Nam Á, khu vực có
khoảng 670 triệu người, kinh tế Internet được dự báo đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, với
hàng chục triệu người tham gia mua sắm trực tuyến và giao hàng thực phẩm.

1.2 Làn sóng chuyển đổi số tại Việt Nam

Năm 2021 là năm rất đặc biệt với nhiều khó khăn do dịch bệnh, nhưng đồng thời cũng là
năm chứng kiến làn sóng chuyển đổi số thổi vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã
hội tại Việt Nam với nhiều mục tiêu của 10 – 20 năm đã được đẩy nhanh thực hiện trong
một năm, thậm chí nhanh hơn. Theo đó, dù chịu ảnh hưởng của nhiều đợt dịch Covid-19
liên tiếp, kinh tế Việt Nam nói chung và ngành công nghệ thông tin vẫn đạt được những
thành tựu đáng kể. Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, tổng doanh thu toàn
ngành Thông tin và truyền thông năm 2021 đạt 3.462.170 tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm
trước đó.

Hình 2. Biểu đồ tổng doanh thu toàn ngành Thông tin và truyền thông giai đoạn 2016 – 2021

Đánh giá về chiến lược chuyển đổi số trong năm 2021, theo Bộ Thông tin và Truyền
thông, trong thời gian rất ngắn, công cuộc chuyển đổi số quốc gia đã lan tỏa sâu rộng tạo
nên một làn sóng chuyển đổi số khắp các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên cả
nước.

Trong đó, điểm nhấn là việc ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở công, chính
quyền các địa phương. Đáng chú ý, tính tới cuối năm 2021, 54/63 địa phương đã ban hành

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
7
Kế hoạch/Chương trình/Nghị quyết chuyển đổi số; 63/63 địa phương đã hoàn thành kết nối
thử nghiệm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác dịch vụ xác thực thông tin
công dân, 15/22 bộ ngành và 54/63 tỉnh thành xây dựng, cập nhật kiến trúc Chính quyền
điện tử Việt Nam phiên bản 2.0; 54/63 tỉnh thành đã và đang triển khai Đô thị thông minh…

Cùng với đó, chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ngay trong
năm đầu tiên triển khai đã giúp hơn 16.000 doanh nghiệp được tiếp cận các nền tảng, giải
pháp chuyển đổi số hàng đầu của Việt Nam, giúp đương đầu với dịch bệnh để tiếp tục kinh
doanh, sản xuất.

Đối với cộng đồng doanh nghiệp, kết quả khảo sát “Thực trạng chuyển đổi số trong
doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19” do Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI) thực hiện, khảo sát trên 400 doanh nghiệp cho thấy, các doanh nghiệp
Việt Nam đã bắt đầu nhận thức và ứng dụng các công nghệ số vào các khâu như quản trị nội
bộ, mua hàng, logistics, sản xuất, marketing, bán hàng và thanh toán… và quá trình này đã
được đẩy mạnh hơn nữa trong năm 2021 khi đại dịch có diễn biến khốc liệt, sâu rộng.

Trong một thời gian ngắn, tỷ lệ các doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ số tăng nhanh
so với trước đây, cụ thể như trong việc quản lý nhân sự từ xa, hội nghị trực tuyến, học trực
tuyến, phê duyệt nội bộ… Chẳng hạn, trong lĩnh vực quản trị nội bộ, hạ tầng điện toán đám
mây được nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nhất, với tỷ lệ 60,6%, tăng 19,5% so với
thời điểm trước đại dịch Covid-19. Tiếp theo là hệ thống hội nghị trực tuyến, hệ thống quản
lý công việc và quy trình…

2. Triển vọng kinh tế vĩ mô 2022

Bắt đầu từ 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu đẩy nhanh tiến trình chuyển
đổi số quốc gia toàn dân, toàn diện trên cả ba trụ cột chính phủ số, kinh tế số và xã hội số
với trọng tâm đồng hành cùng các bộ, ban ngành, địa phương chuyển đổi số và tạo đột phá
về thúc đẩy cơ sở dữ liệu dân cư, đất đai.

Với chất xúc tác từ đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp đang đẩy nhanh hơn nữa quá
trình ứng dụng công nghệ thông tin và sẵn sàng đầu tư thích đáng cho chuyển đổi số để phát
triển mô hình kinh doanh, sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới và giúp nâng cao hiệu quả
quản trị, sử dụng tài nguyên và khả năng ra quyết định.

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
8
Theo báo cáo thường niên chuyển đổi số doanh nghiệp 2021 do Cục Phát triển doanh
nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố dự trên kết quả khảo sát hơn 1.000 doanh nghiệp
Việt Nam cho thấy, 57% doanh nghiệp tìm kiếm các giải pháp tiếp thị trực tuyến, 53,7%
doanh nghiệp có nhu cầu về các giải pháp về các hoạt động nghiệp vụ nội bộ. Tiếp đến là
các giải pháp giao dịch điện tử (43%) và hạ tầng mạng, dữ liệu (39,6%).

Đối với các doanh nghiệp đang tăng trưởng và có nhu cầu chuyển đổi số để tăng tốc, nhu
cầu lớn nhất trong giai đoạn này là giải pháp về phân tích dữ liệu, báo cáo thông minh (BI,
Big Data, Data warehouse) với 63,5% tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát lựa chọn.
60,7% tổng số doanh nghiệp khảo sát có nhu cầu về giải pháp quản lý hệ thống khách hàng
(CRM) và quản lý đa kênh bán hàng (Omni Channel Sales). Hai giải pháp còn lại bao gồm
Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nhiệp (ERP) và an toàn dữ liệu (Database &
Security) có nhu cầu tương đương nhau với tỷ lệ lần lượt 57,8% và 50,2% số doanh nghiệp
tham gia khảo sát lựa chọn.

Dịch Covid-19 đã và đang thúc đẩy sự thay đổi trong toàn nền kinh tế và đời sống xã hội.
Theo dự báo, có tới sáu lĩnh vực sẽ thay đổi lớn sau Covid-19 bao gồm: Làm việc trực
tuyến; Giáo dục trực tuyến; Y tế từ xa; Các phương tiện lái tự động; Mua sắm trực tuyến;
Ngành công nghiệp; Tổ chức các sự kiện, hội chợ triển lãm ảo trên không gian mạng thay vì
tổ chức trong đời thực.

Các doanh nghiệp ngành Công nghệ thông tin được kỳ vọng hưởng lợi nhờ xu hướng
chuyển đổi số tại Việt Nam và trên thế giới. Cùng với đó, sự gia tăng của các gói thầu đầu
tư công nghệ cũng sẽ là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin
viễn thông tăng trưởng mạnh.

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
9
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA
FPT TRONG NĂM 2021

1. Kết quả hoạt động kinh doanh

Hình 3. Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh chính năm 2021

Với sự chuẩn bị về mặt nhân lực cũng như hạ tầng công nghệ từ những làn sóng dịch
bệnh đầu tiên năm 2020, FPT đã thích ứng nhanh chóng, không để những đợt giãn cách xã
hội lâu dài trong năm 2021 ảnh hưởng lên kết quả kinh doanh chung. Tận dụng những cơ
hội được mở ra nhờ vào nhu cầu chuyển đổi số tăng mạnh trên toàn cầu, FPT đã đẩy mạnh
phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, gia tăng hoạt động bán hàng tại các thị trường trong và
ngoài nước cũng như thúc đẩy sự hợp tác của các mảng kinh doanh. Nhờ những nỗ lực
không ngừng nghỉ, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn tiếp tục đà tăng trưởng
tốt, đạt lần lượt 35.657 tỷ đồng và 6.337 tỷ đồng, tăng trưởng 19,5% và 20,4% so với 2020,
vượt mục tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2021. Trong đó, doanh thu dịch vụ CNTT và LNTT
cho thị trường nước ngoài tăng lần lượt 21,2% và 23,0%, gấp đôi so với mức tăng trưởng
trong năm 2020 nhờ sự phục hồi hậu Covid từ các nền kinh tế phát triển.

Doanh thu chuyển đổi số năm 2021 chứng kiến sức tăng trưởng đầy ấn tượng 72%, đạt
5.522 tỷ đồng do nhu cầu bùng nổ về chuyển đổi số trên toàn cầu. Doanh thu đến từ sản
phẩm, giải pháp Made by FPT tăng 42,8% lên 713 tỷ đồng, góp phần giúp các doanh nghiệp
đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số cũng như tạo động lực mở rộng biên lợi nhuận cho FPT
trong dài hạn. Số lượng dự án có quy mô trên 5 triệu USD cũng tăng mạnh, 111% so với
cùng kỳ.

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
10
Nhằm kiến tạo động cơ tăng trưởng mới, Tập đoàn đã đẩy mạnh việc phát triển sản phẩm
dịch vụ mới, nhanh chóng đón đầu nhu cầu và giải quyết các khó khăn bức thiết nhất của
khách hàng trong từng giai đoạn của dịch bệnh cũng như đầu tư vào công ty khởi nghiệp với
sản phẩm công nghệ có tiềm năng lớn. Trong năm 2021, mảng kinh doanh Cloud của Tập
đoàn đã cho ra mắt 37 giải pháp Điện toán đám mây và bốn giải pháp trí tuệ nhân tạo, đặc
biệt phục vụ những nhu cầu giải quyết công việc trực tuyến nhanh chóng và tối ưu. Bên
cạnh đó, Tập đoàn cũng triển khai đầu tư chiến lược vào Base.vn, một công ty khởi nghiệp
chuyên cung cấp các phần mềm dạng dịch vụ (Software-as-aService) cho doanh nghiệp vừa
và nhỏ của Việt Nam.

Cuối cùng, để tối ưu nguồn lực trên toàn Tập đoàn, FPT đã gia tăng sự hợp tác của các
mảng kinh doanh trong quá trình cung cấp giải pháp công nghệ toàn diện cho khách hàng.
Trong thời gian cao điểm của dịch bệnh, FPT đã tung ra gói giải pháp FPT eCovax –
vaccine cho doanh nghiệp, bao gồm nhiều sản phẩm từ nhiều khối kinh doanh nhằm giúp
doanh nghiệp có thể thích ứng với điều kiện làm việc mới. Trong khi đó, Tập đoàn cũng bắt
đầu triển khai Nền tảng dữ liệu khách hàng (Customer Data Platform), phân tích dữ liệu của
hơn 48 triệu khách hàng sử dụng các nền tảng dịch vụ của FPT. Từ đó, FPT có thể hiểu hơn
về nhu cầu, hành vi tiêu dùng của khách hàng và đưa ra những giải pháp phù hợp, kịp thời
trong tương lai.

2. Kết quả kinh doanh theo khối

Đóng góp trong mức tăng trưởng doanh thu 19,5% của toàn Tập đoàn không thể thiếu
doanh thu của cả ba khối: Công nghệ; Viễn thông; Giáo dục, Đầu tư và Khác với mức tăng
trưởng doanh thu so với cùng kỳ (2020) lần lượt đạt 23,4%, 10,6% và 43,1%.

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
11
Hình 4. Kết quả kinh doanh theo khối của FPT năm 2021

2.1 Khối công nghệ

Khối Công nghệ đạt doanh thu 20.736 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 2.799 tỷ đồng,
tăng trưởng lần lượt 23,4% và 24,3% so với cùng kỳ.

Hình 5. Doanh thu khối Công nghệ FPT năm 2021

2.2 Khối Viễn thông

Khối Viễn thông đem về doanh thu 12.686 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 2.395 tỷ
đồng, lần lượt tăng trưởng 10,6% và 15,5% so với cùng kỳ.

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
12
Hình 6. Doanh thu khối Viễn thông FPT năm 2021

2.3 Khối Giáo dục

Bất chấp các tác động tiêu cực của COVID-19, năm 2021 tiếp tục là một năm hoạt động
hiệu quả của Hệ thống Giáo dục FPT (FPT Education). Doanh thu năm 2021 của lĩnh vực
Giáo dục đạt 3.087 tỷ đồng, tăng 43,1%. Số lượng người học quy đổi từ tiểu học đến đại học
trên toàn hệ thống là 74.313 người học, tăng 43% so với cùng kỳ.

Hình 7. Doanh thu khối Giáo dục FPT năm 2021

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
13
3. Đánh giá các chỉ số tài chính chủ yếu FPT năm 2021

Hình 8. Các chỉ số tài chính của FPT năm 2021

3.1 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán ngắn hạn cải thiện từ 1,15 lần năm 2020 lên 1,18 lần trong năm 2021.
Bên cạnh đó, hệ số thanh toán nhanh tăng lên từ 1,09 lần lên 1,13 lần. Với các hệ số đều
nằm ở mức an toàn, trên 1,0 và lượng tiền, các khoản tương đương tiền và tiền gửi có kỳ
hạn đều ở mức cao, cho thấy rủi ro về khả năng thanh toán của FPT rất thấp.

3.2 Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

Tổng tài sản của FPT đạt 53.698 tỷ đồng, tăng 28,7% so với cùng kỳ. Tiền và các khoản
tương đương tiền đạt 5.418 tỷ đồng, tăng trưởng 15,6% so với cùng kỳ. Đặc biệt, tiền gửi có
kỳ hạn đạt 20.718 tỷ đồng, tăng 66,8%. Do đó, mặc dù tỷ lệ nợ/tổng tài sản và nợ/vốn chủ
sở hữu đều tăng nhưng hệ số nợ thuần/vốn chủ sở hữu lại giảm về -28,2%, đảm bảo cơ cấu
vốn an toàn và năng lực trả lãi vay luôn ở mức cao.
TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
14
3.3 Chỉ tiêu về năng lực hoạt động

Vòng quay hàng tồn kho giảm nhẹ trong năm vừa qua, xuống 12,5 lần do các biện pháp
gia tăng dự trữ nguồn cung, đảm bảo năng lực phục vụ khách hàng bất chấp các rủi ro liên
quan đến chuỗi cung ứng trong mùa dịch. Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh,
Tập đoàn đã chủ động đẩy mạnh vòng quay khoản phải thu từ 5,3 lên 6,1 lần bằng các chính
sách kiểm soát công nợ quyết liệt. Nhờ các nỗ lực không ngừng nghỉ, FPT đã đưa vòng
quay tiền mặt trung bình từ 50 ngày xuống còn 47 ngày, đảm bảo hoạt động hiệu quả của
Tập đoàn, giảm thiểu tối đa rủi ro về dòng tiền.

3.4 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Nhờ các nỗ lực phát triển sản phẩm, dịch vụ mới với giá trị cao cũng như đẩy mạnh
chuyển đổi số giúp tối ưu chi phí vận hành, tỷ suất lợi nhuận của FPT tiếp tục cải thiện, đạt
15,0% cho biên lợi nhuận ròng. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng gần 2% lên
26,7%, trong khi đó tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cùng tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư
(ROCE) giảm nhẹ do nợ vay tăng nhẹ.

4. Đánh giá kết quả kinh doanh của công ty cổ phần FPT trong giai đoạn 2018 - 2021
qua báo cáo tài chính

4.1 Báo cáo kết quả kinh doanh

Hình 9 Kết quả kinh doanh FPT giai đoạn 2017 - 2021

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
15
Hình 10. Đồ thị kết quả kinh doanh giai đoạn 2017 – 2021

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2017 rất cao,
giảm nhẹ ở năm 2018 nhưng có xu hướng tăng dần lại từ năm 2018-2021. Mặc dù năm
2020, nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi diễn biến phức tạp của covid 19, song
với sự chuẩn bị về mặt nhân lực cũng như hạ tầng công nghệ từ những làn sóng dịch bệnh
đầu tiên năm 2020, FPT đã thích ứng nhanh chóng, không để những đợt giãn cách xã hội lâu
dài trong năm 2021 ảnh hưởng lên kết quả kinh doanh chung. Tận dụng những cơ hội được
mở ra nhờ vào nhu cầu chuyển đổi số tăng mạnh trên toàn cầu, FPT đã đẩy mạnh phát triển
sản phẩm và dịch vụ mới, gia tăng hoạt động bán hàng tại các thị trường trong và ngoài
nước cũng như thúc đẩy sự hợp tác của các mảng kinh doanh. Nhờ những nỗ lực không
ngừng nghỉ, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn tiếp tục đà tăng trưởng tốt, đạt
lần lượt 35.657 tỷ đồng và 6.337 tỷ đồng, tăng trưởng 19,5% so với 2020.

Nhằm kiến tạo động cơ tăng trưởng mới, Tập đoàn đã đẩy mạnh việc phát triển sản phẩm
dịch vụ mới, nhanh chóng đón đầu nhu cầu và giải quyết các khó khăn bức thiết nhất của
khách hàng trong từng giai đoạn của dịch bệnh cũng như đầu tư vào công ty khởi nghiệp với
sản phẩm công nghệ có tiềm năng lớn. Trong năm 2021, mảng kinh doanh Cloud của Tập
đoàn đã cho ra mắt 37 giải pháp Điện toán đám mây và bốn giải pháp trí tuệ nhân tạo, đặc
biệt phục vụ những nhu cầu giải quyết công việc trực tuyến nhanh chóng và tối ưu. Bên
cạnh đó, Tập đoàn cũng triển khai đầu tư chiến lược vào Base.vn, một công ty khởi nghiệp
chuyên cung cấp các phần mềm dạng dịch vụ (Software-as-aService) cho doanh nghiệp vừa
và nhỏ của Việt Nam.

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
16
Và để tối ưu nguồn lực trên toàn Tập đoàn, FPT đã gia tăng sự hợp tác của các mảng kinh
doanh trong quá trình cung cấp giải pháp công nghệ toàn diện cho khách hàng. Trong thời
gian cao điểm của dịch bệnh, FPT đã tung ra gói giải pháp FPT eCovax – vaccine cho doanh
nghiệp, bao gồm nhiều sản phẩm từ nhiều khối kinh doanh nhằm giúp doanh nghiệp có thể
thích ứng với điều kiện làm việc mới.

4.2 Bảng cân đối kế toán

4.2.1 Tài sản

Hình 11. Cơ cấu các khoản mục tài sản giai đoạn 2017 – 2021

Hình 12. Đồ thị cơ cấu các khoản mục của tài sản giai đoạn 2017 - 2021

Giai đoạn 2017-2021, tổng tài sản của FPT tăng dần đều. Trong năm 2017–2020, tập
đoàn nắm giữ tài sản ngắn và dài hạn có khác biệt không lớn nhưng đến năm 2021, công ty
đã chia lại tỷ trọng, trong đó, nắm giữ tài sản ngắn hạn cao hơn khá nhiều so với tài sản dài
hạn. Cụ thể là năm 2020, tỷ trọng nắm giữu tài sản ngắn hạn là khoảng 61% trên tổng tài
sản và năm 2021 là khoảng 65% trên tổng tài sản.

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
17
4.2.2 Nguồn vốn

Hình 13. Cơ cấu các khoản mục của nguồn vốn giai đoạn 2017-2021

Hình 14. Đồ thị cơ cấu các khoản mục của nguồn vốn giai đoạn 2017-2021

Nợ ngắn hạn

Hình 15. Cơ cấu các khoản mục Nợ ngắn hạn giai đoạn 2017-2021

Nợ ngắn hạn qua các năm của FPT tăng dần lên và có mức tăng đột biến từ năm 2019-
2020 và 2020-2021. Tuy nhiên hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của FPT năm 2018 là
1,27; 2019 là 1,18; 2020 là 1,15 và 2021 là 1,18 ⇒ Trong 4 năm gần nhất hệ số khả năng
thanh toán nợ ngắn hạn của FPT đều ở ngưỡng lớn hơn 1 qua đó cho thầy khả năng chuyển

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
18
đổi tài sản thành tiền để trang trải công nợ của FPT khá tốt, vì vậy Nợ ngắn hạn tăng lên
cũng không ảnh hưởng quá lớn.

Nợ dài hạn

Hình 16. Cơ cấu các khoản mục Nợ dài hạn giai đoạn 2017-2021

Ở mục nợ dài hạn, tỷ trọng chiếm cao nhất là Vay và nợ thuê tài chính dài hạn và cũng là
các khoản vay ngân hàng dài hạn của Công ty. Nhưng nợ dài hạn vẫn chiểm tỷ trọng khá
nhỏ so với nợ ngắn hạn của FPT. Nên cũng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến khả năng
thanh toán của FPT.

Vốn chủ sở hữu

Hình 17. Cơ cấu các khoản mục Vốn chủ sỡ hữu giai đoạn 2017-2021

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
19
Hình 18. Đồ thị tỷ trọng Vốn chủ sỡ hữu trên Nguồn vốn giai đoạn 2017-2021

Qua số liệu cũng như biểu đồ trên có thể nhìn thấy, Vốn chủ sỡ hữu và Nợ phải trả của
FPT qua các năm vẫn tăng dần đều.

4.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

4.3.1 Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

Hình 19. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2021

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
20
Hình 20. Đồ thị dòng tiền từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2021

Từ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2017-2021 cho thấy hoạt động kinh doanh của
công ty có biến động tuy nhiên không quá lớn. Từ năm 2017-2019 tăng nhẹ, 2019-2020 tăng
khá cao và giảm nhẹ ở năm 2020-2021 do bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, giãn cách
xã hội căng thẳng dẫn đến hầu hết các khoảng mục đầu tư bị đình trệ. Phần khác là do lạm
phát trên thế giới tăng cao khiến cho các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá, các khoản dự phòng có
xu hướng tăng.

4.3.2 Dòng tiền từ hoạt động đầu tư

Hình 21. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư giai đoạn 2017-2021

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư của FPT giai đoạn 2017-2021 là dòng tiền âm. Trong giai
đoạn này, công ty gia tăng đầu tư vào mua sắm TSCĐ và các tài sản dài hạn khác, đặc biệt
từ năm 2020-2021 công ty đẩy mạnh chi cho vay, mua các công cụ nợ (T-bills, trái phiếu,
…) của các đơn vị khác làm cho dòng tiền năm 2021 âm khá nhiều. Tuy nhiên lại vì do

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
21
2020-2021 có dịch bệnh covid, mọi sự đầu tư đều có rủi ro khá cao nên mua các công cụ nợ
lại là sự đầu tư chắc chắn.

4.3.3 Dòng tiền từ hoạt động tài chính

Hình 22. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính giai đoạn 2017-2021

Hình 23. Đồ thị dòng tiền từ hoạt đồng tài chính giai đoạn 2017-2021

Dù 2017 và 2019 dòng tiền từ hoạt động tài chính âm do chi trả vốn góp cho các chủ sỡ
hữu và mua lại cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành, nhưng đã có sự tăng vọt trở lại trong 2
năm 2020 và 2021 từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sỡ hữu và nguồn thu chính
là tiền thu từ đi vay. Sự tặng trưởng cao này có nghĩa là dòng tiển chảy vào công ty nhiều
hơn chảy ra ngoài, từ đó làm tăng tài sản của công ty.

Theo FPT, kết quả kinh doanh duy trì mức tăng trưởng hai con số nhờ nhu cầu gia tăng ở
mảng công nghệ, nhất là dịch vụ chuyển đổi số và tăng trưởng biên lợi nhuận mảng viễn
thông.

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
22
CHƯƠNG IV: DỰ PHÓNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN FPT GIAI ĐOẠN 2022 – 2026

1. Định hướng hoạt động của FPT năm 2022

1.1 Khối công nghệ

Nhận thấy những thành công bước đầu trong việc phát triển sản phẩm và dịch vụ công
nghệ giúp doanh nghiệp và chính phủ chuyển đổi số, FPT tiếp tục phát triển các gói giải
pháp tiên tiến ứng dụng các công nghệ mới như Điện toán đám mây (Cloud), Trí tuệ nhân
tạo (AI), Công nghệ chuỗi khối (Blockchain)… và mở rộng kênh bán hàng trong và ngoài
nước để đẩy mạnh tăng trưởng trong các năm tới.

1.2 Khối Viễn thông 

Dưới sự ảnh hưởng của dịch bệnh, người dân và doanh nghiệp Việt Nam đang chuyển
dịch nhanh chóng các hoạt động hàng ngày lên không gian mạng. Do vậy, nhu cầu đối với
hạ tầng công nghệ và năng lực xử lý dữ liệu tăng trưởng mạnh mẽ, thúc đẩy các đơn vị viễn
thông như FPT mở rộng đầu tư và ứng dụng công nghệ, để đáp ứng tối đa các nhu cầu của
khách hàng theo thời gian thực.

Bên cạnh đó, việc dành nhiều thời gian làm việc, giải trí, nghiên cứu thông tin qua
Internet tạo ra cơ hội cho các đơn vị có năng lực phát triển nội dung số như FPT. Trong
tương lai gần, với sự phát triển của các công nghệ mới như thực tế ảo, thực tế tăng cường,
FPT mong muốn sẽ tích hợp các trải nghiệm nội dung số, công nghệ mới vào các sự kiện
của tương lai.

1.3 Khối Giáo dục

Với dân số 100 triệu dân, trong đó gần 20 triệu người đang trong độ tuổi đi học phổ
thông (06 – 17 tuổi) và 10 triệu trẻ dưới 6 tuổi, Việt Nam là một thị trường giáo dục quy mô
lớn, ước tính đạt 10 tỷ USD (Euromonitor). Cùng lúc đó, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam
cũng tăng trưởng nhanh chóng, tạo nên nhu cầu lớn đối với các đơn vị giáo dục tư nhân chất
lượng cao. Chính vì vậy, giáo dục dự kiến tăng trưởng tốt trong các năm tới, số lượng

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
23
trường công lập có xu hướng giảm trong khi số lượng trường ngoài công lập lại tăng mạnh
trong những năm vừa rồi.

Nhận thấy xu thế chuyển dịch sang giáo dục tư nhân chất lượng cao, FPT sẽ triển khai
mở rộng cả theo chiều dọc (bổ sung các chương trình dạy học mới cho các phân khúc học
sinh khác nhau) và chiều ngang (mở rộng và xây mới các cơ sở mới tại các tỉnh thành khác
nhau), quyết tâm trở thành hệ thống giáo dục mega quy mô lớn tại Việt Nam. Để đạt được
điều này, FPT sẽ ứng dụng chuyển đổi số để đảm bảo chất lượng đào tạo, xây dựng trải
nghiệm của học sinh và đẩy mạnh phát triển thương hiệu giáo dục của FPT.

1.4 Tổng thể

FPT sẽ tiếp tục khẳng định năng lực, tầm nhìn và sức bật bền vững, kiên định theo đuổi
mục tiêu nâng tầm đẳng cấp chuyển đổi số, vươn lên đứng trong Top các công ty cung cấp
dịch vụ chuyển đổi số hàng đầu thế giới. Làm chủ thế sự, FPT quyết tâm phát huy sức mạnh
nội lực, hợp tác bền vững đồng hành cùng Chính phủ, doanh nghiệp và các bên liên quan
chuyển đổi số toàn diện, kiến tạo, đón đầu cơ hội tăng trưởng mới.

2. Dự phóng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Từ những điều kiện, định hướng trên của Tập đoàn, ta có dự phóng các tỷ số tài chính
năm 2022 như sau:

Hình 24. Bảng dự phóng các tỷ số tài chính năm 2022

Từ năm 2019 trở về sau các chỉ số tăng trưởng có xu hướng dương. Sự bùng phát của đại
dịch Covid – 19 đã dẫn đến sự phát triển của các làn sóng ứng dụng công nghệ điện tử vào
trong đời sống ngày. Việc nhìn vào những tăng trưởng và chỉ sổ tài chính những năm về
trước, ta có thể dự phóng trung bình cho sự tăng trưởng của các năm tiếp theo.

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
24
Hình 25. Kết quả dự phóng Báo cáo kết quả kinh doanh của FPT giai đoạn 2022 – 2026

Từ các chỉ số tài chính trên, ta có thể lập được bảng dự phóng trên. Với tình hình khả
quan từ hoạt động kinh tế những năm gần đây và định hướng phát triển trong những năm
tới, ta có được một mô hình dự phóng với sự tăng trưởng của lợi nhuận từ công ty mẹ.

3. Dự phóng báo cáo tài chính

3.1 Dự phóng tỷ lệ khấu hao

Khấu hao tài sản cố định hữu hình và hao mòn tài sản cố định vô hình được trích theo
phương pháp khấu hao đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản
và được tỷ lệ khấu hao như bảng sau đây:

Loại tài sản Thời gian khấu hao Tỷ lệ khấu hao

Nhà cửa, vật kiến trúc 5-50 năm 7.5

Máy móc, thiết bị 3-25 năm 14

Phương tiện vận chuyển 3-25 năm 14

Thiết bị văn phòng 2-15 năm 8.5

Phần mềm máy tính 3-10 năm 6.5

Quyền sử dụng đất có thời hạn 36-48 năm 42

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
25
Bản quyền, chi phí phát triển 7.25
4.5-10 năm
và các tài sản liên quan khác

Các tài sản khác 3-20 năm 11.5

Bảng 1. Bảng thời gian khấu hao tài sản cố định

Hình 26. Tài sản cố định của Công ty Cổ phần FPT giai đoạn 2017 – 2021 và dự phóng

Trong đó:

Net PPE (Giá trị ròng của tài sản cố định) = Tổng TSCĐ – Tổng giá trị khấu hao lũy kế.

Bước 1: Tính tỷ trọng của từng loại tài sản cố định so với tổng tài sản cố định được trích
khấu hao ở mỗi năm ta được kết quả:

Hình 27. Tỷ trọng của từng loại tài sản cố định so với tổng TSCĐ được trích khấu hao

Bước 2: Dự phóng tỷ lệ khấu hao bình quân trong 5 năm 2017 – 2021.

Hình 28. Bảng dự phóng tỷ lệ trích khấu hao bình quân

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
26
Trong đó:

Công thức

1. Dự phóng các loại tài sản cố


định

2. Tỷ lệ khấu hao
bình quân năm t

3. Tỷ lệ khấu hao mô hình dự


phóng

Bảng 2. Bảng dự phóng tỷ lệ khấu hao

3.2 Dự phóng báo cáo tài chính

Bước 1: Tính các tỷ số để dự phóng báo cáo tài chính.

Hình 29. Tỷ số để dự phóng báo cáo tài chính

Hình 30. Tỷ lệ dự phóng báo cáo tài chính

Bước 2: Chọn hạng mục cân đối và dự phóng Báo cáo Tài chính của FPT giai đoạn 2022
– 2026.

- Hạng mục cân đối trong báo cáo là Nợ dài hạn và khoản mục nợ dài hạn sẽ được tính
sau cùng nhằm đảm bảo tổng tài sản và tổng nguồn vốn bằng nhau.

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
27
- Dự phóng báo cáo tài chính của FPT giai đoạn 2022 – 2026:

Hình 31. Bảng kết quả dự phóng Báo cáo Tài chính của FPT giai đoạn 2022 – 2026

Dự phóng Báo cáo Tài chính phải luôn luôn đảm bảo cân bằng giữa tổng tài sản và tổng
nguồn vốn. Ta dự phóng được một Báo cáo Tài chính khá khả quan cho Công ty Cổ phần
FPT với tổng tài sản và tổng nguồn vốn tăng trưởng theo từng năm trong tương lai.

4. Dự phóng dòng tiền FCF

Từ các dự phóng trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của
FPT ta dự phóng được dòng tiền tự do FCF trong giai đoạn 2022 – 2026.

Hình 32. Bảng dự phóng dòng tiền FCF của FPT giai đoạn 2022 – 2026

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
28
Hình 33. Đồ thị dự phóng dòng tiền FCF

Ta dự phóng được một dòng tiền tăng trưởng dương theo từng năm của công ty FPT. Dự
báo được sự khả quan trong việc sử dụng dòng tiền để điều hành công ty.

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
29
CHƯƠNG V: PHÂN TÍCH CÁC NHÓM TỶ SỐ TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP QUA BÁO CÁO TÀI CHÍNH MÔ
PHỎNG

1. Tỷ số thanh toán

Hình 34. Nhóm tỷ số thanh khoản của FPT giai đoạn 2022 - 2026

Tỷ số thanh toán hiện hành của công ty ở giai đoạn này khá ổn định, trung bình là 1,28
lần. Tỷ số này cho thấy rủi ro thanh khoản của công ty là thấp, một đồng nợ ngắn hạn trung
bình được đảm bảo bằng 1,28 đồng tài sản dài hạn. Từ đó các tài sản ngắn hạn sẵn có lớn
hơn những nhu cầu ngắn hạn của công ty nên tình hình tài chính của công ty là tốt trong
khoảng thời gian ngắn.

Ta có thể thấy tỷ số thanh toán nhanh gần bằng với tỷ số thanh toán hiện hành cho thấy
doanh nghiệp không phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho để thanh toán các khoản nợ,
cũng là một dấu hiệu tốt.

Theo như số liệu phía trên, tỷ số thanh toán tiền mặt được dự đoán là bé hơn 1 nên công
ty có ít khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ bằng tiền mặt cũng là một điều đáng lo ngại nhưng
với các chỉ thanh toán nhanh và thanh toán tiền mặt cũng ở mức lớn hơn 1, các nhà đầu tư
cũng có thể yên tâm hơn với vấn đề thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. 

2. Nhóm chỉ số đòn bẩy

Hình 35. Nhóm tỷ số đòn bẩy của FPT giai đoạn 2022 – 2026

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
30
Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy tỷ số khả năng trả nợ (DSCR) luôn lớn hơn 1 qua các
năm cho thấy doanh nghiệp có đủ tiềm lực để thanh toán các khoản nợ mà không cần nhiều
đến nguồn vốn vay.

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giai đoạn này luôn nằm ở mức lớn hơn 1
nghĩa là tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ vay vốn bên ngoài tài trợ. Bên
cạnh đó đây cũng là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng khá nhiều đòn bẩy tài
chính và có thể chịu những rủi ro nhất định như việc không thể chi trả được nợ vay. Nhưng
theo tình hình hoạt động kinh doanh hiện nay của mình, FPT vẫn có thể đảm bảo khả năng
chi trả.

3. Nhóm chỉ số hiệu quả sử dụng tài sản

Hình 36. Nhóm tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản của FPT giai đoạn 2022 – 2026

Nhìn chung qua các năm vòng quay tổng tài sản tăng cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài
sản vào hoạt động kinh doanh hiệu quả. 

Ta cũng có thể nhận thấy vòng quay hàng tồn kho tăng dần qua các năm ⇒ doanh nghiệp
bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp.

4. Nhóm chỉ số khả năng sinh lời

Hình 37. Nhóm tỷ số khả năng sinh lời của FPT giai đoạn 2022 – 2026

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) bình quân của công ty trong giai đoạn này là
12,7%. Có nghĩa là trong 5 năm này, trung bình cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 12,7 đồng
lãi và tỷ số này luôn giữ mức lớn hơn 0 thể hiện rằng công ty đang hoạt động khá tốt, kinh
doanh đem lại lợi nhuận ổn định.

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
31
Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) giai đoạn 2022 – 2026 được dự đoán có xu hướng
tăng dần qua các năm cho thấy công ty sử dụng tài sản hợp lý nâng cao lợi nhuận nhiều, thu
hút được nhiều người tin tưởng.

Tương tự, mức tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng tăng đáng kể đây là 1 tin
tốt dành cho công ty,nên phát huy và cải thiện thêm để kiếm thêm nhiều lợi nhuận trong
tương lai.

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
32
LỜI KẾT LUẬN
Qua bài phân tích, chúng ta biết rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh, các chỉ số tài
chính và tiềm năng tăng trưởng của tập đoàn FPT trong giai đoạn sắp tới.

Nhìn chung, trong nhiều năm qua, FPT đã tạo ra nhiều sản phẩm, giải pháp công nghệ
đột phá, mang lại nhiều lợi ích cho hàng nghìn tổ chức, doanh nghiệp khắp toàn cầu, hàng
triệu người dân. Tiếp theo, tập đoàn sẽ đưa ra những giải pháp, sản phẩm công nghệ đột phá
đáp ứng những giá trị cơ bản nhất của con người, sẽ tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong các
hoạt động, mở rộng hơn nữa tập khách hàng ở mọi quy mô và lĩnh vực, thúc đẩy tăng
trưởng bền vững trong dài hạn.

FPT có rất nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai như tiềm năng tại thị trường quốc
tế, chuyển đổi số và mảng giáo dục. Bên cạnh đó cũng có một số rủi ro nhất định về tỷ giá
hay một số mảng kinh doanh chính đang tăng trưởng chậm lại như Viễn thông. Nhưng FPT
vẫn đang thể hiện là cổ phiếu tiêu biểu theo trường phái đầu tư tăng trưởng. Dự kiến trong
những năm tiếp theo, doanh thu và lợi nhuận của FPT còn tăng trưởng mạnh. Nguyên nhân
do sự chuyển đổi số của các doanh nghiệp, mảng công nghệ thông tin trở thành lĩnh vực mũi
nhọn giúp FPT phát triển.

Suy cho cùng, việc phân tích và dự phóng báo cáo tài chính là một việc rất cần thiết. Vì
lẽ, kết quả của bài dự phóng là một căn cứ giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư
chính xác, hiệu quả và giúp tập đoàn phát triển kinh tế bền vững, mạnh mẽ.

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Simon Benninga, fourth edition (April 18, 2014), Financial Modeling.

- Báo cáo tài chính, Công ty Cổ phần FPT. Truy cập tại: https://s.cafef.vn/bao-cao-tai-
chinh/FPT/BSheet/2021/2/0/0/ket-qua-hoat-dong-kinh-doanh-cong-ty-co-phan-fpt.chn

- Bryce Warnes (April 22, 2022), Pro Forma Financial Statements (with Templates and
Examples). Truy cập tại: https://bench.co/blog/accounting/pro-forma-financial-statements/

- FPT, Lịch sử. Truy cập tại: https://fpt.com.vn/vi/ve-fpt/lich-su

- FPT, Báo cáo thường niên 2021. Truy cập tại: https://fpt.com.vn/-/media/project/fpt-
corporation/fpt/ir/common/file/2022/bao-cao-thuong-nien/ar-fpt-2021_vn.pdf?
fbclid=IwAR1rUxoPSTPSwg3CQkT5tALsG7B67NZLhGnXgscsO0rTE6CC3yN8bSBSoe
M

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
34
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng Công thức để dự phóng các tỷ số tài chính cho Công ty Cổ phần FPT
năm 2022.

Các tỷ số Công thức Nguồn dữ liệu

Giá vốn ℎàng bán


1. Giá vốn hàng ¿ Báo cáo kết quả hoạt
Doanℎtℎu tℎuần
bán / Doanh thu động kinh doanh
thuần

2. Chi phí bán Báo cáo kết quả hoạt


Cℎi pℎí bán ℎàng
hàng / Doanh thu ¿ động kinh doanh
Doanℎ tℎu tℎuần
thuần

3. Chi phí quản lý Báo cáo kết quả hoạt


doanh Cℎi pℎí quản lý doanℎ ngℎiệp động kinh doanh
¿
nghiệp/Doanh thu Doanℎ tℎu tℎuần

thuần

4. Chi phí tài Báo cáo kết quả hoạt


Cℎi pℎí tài cℎínℎ
chính / Doanh thu ¿ động kinh doanh
Doanℎtℎu tℎuần
thuần

5. Chi phí lãi Báo cáo kết quả hoạt


Cℎi pℎí lãi vay
vay / Nợ ngắn ¿ động kinh doanh và
Nợ ngắn ℎạn
hạn Bảng cân đối kế toán

6. Tỷ suất thuế LNTT − L NST Báo cáo kết quả hoạt


¿
Lợi nℎuận trước tℎuế (LNTT ) động kinh doanh

7. Tăng trưởng D T tℎuần năm t Báo cáo kết quả hoạt


¿ −1
doanh thu thuần DT tℎuần năm (t −1) động kinh doanh

8. Tăng trưởng D THĐ tài cℎínℎ năm t Báo cáo kết quả hoạt
¿ −1
D THĐ tài cℎínℎ(t −1)
doanh thu hoạt động kinh doanh

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
35
động tài chính

9. Tăng trưởng Lợi nℎuận kℎác năm t Báo cáo kết quả hoạt
¿ −1
thu nhập khác Lợi nℎuận kℎác năm(t −1) động kinh doanh

10. Tỷ lệ cổ tức / Báo cáo lưu chuyển


Cổ tức đã trả cℎo cℎủ sở ℎữu
cổ phần ¿ tiền tệ và Báo cáo tài
Vốn đầu tư của cℎủ sử ℎữu
chính

Phụ lục 2: Bảng công thức tính dự phóng Báo cáo Kết quả Kinh doanh của Công ty Cổ
phần FPT giai đoạn 2022 – 2026

Cách tính

= Doanh thu thuần năm (t-1)*(1+Tăng trưởng


1. Doanh thu thuần
doanh thu thuần)

= Doanh thu thuần năm t * (Giá vốn hàng


2. Giá vốn hàng bán
bán/Doanh thu thuần)

= Doanh thu thuần năm t + Giá vốn hàng bán


3. Lợi nhuận gộp
năm t

= Thu nhập tài chính năm (t-1)*(1+Tăng


4. Thu nhập tài chính
trưởng doanh thu hoạt động tài chính)

= -Doanh thu thuần năm t * (Chi phí tài


5. Chi phí tài chính
chính/Doanh thu thuần)

= Nợ ngắn hạn năm t * (Chi phí lãi vay/Nợ


6. Trong đó: Chi phí lãi vay
ngắn hạn)

7. Lợi nhuận từ công ty liên = Lợi nhuân từ công ty liên doanh cuối năm
doanh 2021

8. Chi phí bán hàng = -Doanh thu thuần năm t * (Chi phí bán

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
36
hàng/Doanh thu thuần)

= -Doanh thu thuần năm t * (Chi phí quản lý


9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
doanh nghiệp/Doanh thu thuần)

= Lợi nhuận gộp + Thu nhập tài chính + Chi


10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh phí tài chính + Lợi nhuận từ công ty liên
doanh doanh + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý
doanh nghiệp

= Thu nhập khác, ròng năm (t-1) * Tăng


11. Thu nhập khác, ròng
trưởng thu nhập khác

= Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh + Thu


12. Lợi nhuận ròng trước thuế
nhập khác, ròng

13. Chi phí thuế thu nhập doanh = -Lợi nhuận ròng trước thuế * Thuế suất
nghiệp (20%)

= Lợi nhuận ròng trước thuế + Chi phí thuế


14. Lợi nhuận thuần sau thuế
TNDN

15. Lợi ích của cổ đông thiểu số = Lợi ích của cổ đông thiểu số năm 2021

= Lợi nhuận thuần sau thuế - Lợi ích của cổ


16. Lợi nhuận của Công ty mẹ
đông thiểu số

Phụ lục 3: Bảng công thức tính tỷ trọng của từng loại tài sản cố định so với tổng TSCĐ
được trích khấu hao

Các tỷ trọng Công thức

Nℎà cửa , vật kiếntrúc


% Nhà cửa, vật kiến trúc ¿
Tổngtài sản cố địnℎ ℎữu ℎìnℎ tℎeo nguyên giá

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
37
% Máy móc, thiết Máy móc , tℎiết bị
¿
bị Tổngtài sản cố địnℎ ℎữu ℎìnℎ tℎeo nguyên giá

Pℎương tiện vận cℎuyển


% Phương tiện vận chuyển ¿
Tổngtài sản cố địnℎ ℎữu ℎìnℎ tℎeo nguyên giá

Tℎiết bị, dụng cụ quảnlý


% Thiết bị, dụng cụ quản lý ¿
Tổngtài sản cố địnℎ ℎữu ℎìnℎ tℎeo nguyên giá

% Tài sản cố định hữu hình Tài sản cố địnℎ ℎữu ℎìnℎ kℎác
¿
khác Tổngtài sản cố địnℎ ℎữu ℎìnℎ tℎeo nguyên giá

Pℎần mềm máy tínℎ


% Phần mềm máy tính ¿
Tổngtài sản cố địnℎ ℎữu ℎìnℎ tℎeo nguyên giá

% Quyền sử dụng đất có thời Quyền sử dụng đất có tℎời ℎạn


¿
hạn Tổngtài sản cố địnℎ ℎữu ℎìnℎ tℎeo nguyên giá

% Bản quyền, chi phí phát triển Bản quyền , CP pℎát triển và các TS liên quan kℎác
¿
và các tài sản liên quan khác Tổng tài sản cố địnℎ ℎữu ℎìnℎtℎeo nguyên giá

Tài sản cố địnℎ vô ℎìnℎ kℎác


% Tài sản cố định vô hình khác ¿
Tổngtài sản cố địnℎ ℎữu ℎìnℎ tℎeo nguyên giá

Phụ lục 4: Bảng công thức tính tỷ số dự phóng báo cáo tài chính

Tỷ số Công thức

1
1. Vòng quay khoản phải thu ¿
Tỷ lệ kℎấu ℎao của từng loại TSCĐ tươngứng

Hàngtồn kℎo năm t


2. Tốc độ tăng hàng tồn kho ¿ −1
Hàng tồn kℎo năm (t −1)

3. Tiền và tương đương Tiềnvà tương đương tiền


¿
tiền/Doanh thu Doanℎtℎu

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
38
4. Phải trả người bán ngắn Pℎải trảngười bán ngắn ℎạn
¿
hạn/Doanh thu Doanℎtℎu

5. Tỷ lệ khấu hao Tính được ở bảng 5

Tổngtài sản cố định – Tổng giá trị khấu hao lũy kế


6. Net PPE/Doanh thu ¿
Doanℎtℎu

7. Tỷ số VCSH/Tổng tài sản Dữ liệu ở Báo cáo chỉ số tài chính của tập đoàn

Phụ lục 5: Bảng công thức tính dự phóng báo cáo tài chính của FPT giai đoạn 2022 –
2026

Công thức

= Tiền và tương đương tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn


1. Tài sản ngắn hạn + Các khoản phải thu + Hàng tồn kho + Tài sản ngắn hạn
khác

= Doanh thu thuần năm t * (Tiền và tương đương


2. Tiền và tương đương tiền
tiền/Doanh thu)(dự phóng)

3. Đầu tư tài chính ngắn hạn = Đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2021

= Doanh thu thuần năm t * Vòng quay khoảng phải thu


4. Các khoản phải thu
(dự phóng)

= Hàng tồn kho năm (t-1) * Tốc độ tăng hàng tồn kho
5. Hàng tồn kho
(dự phóng)

6. Tài sản ngắn hạn khác = Tài sản ngắn hạn khác năm 2021

7. Nguyên giá TSCĐ hữu hình = Tài sản cố định – TSCĐ vô hình – Khấu hao lũy kế

= Khấu hao lũy kế năm (t-1) – Tỷ lệ khấu hao (dự


8. Khấu hao lũy kế
phóng) * AVERAGE(Nguyên giá TSCĐ năm t và (t-1))

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
39
9. TSCĐ vô hình = Tài sản cố định vô hình năm 2021

= Tài sản cố định + Đầu tư bất động sản + Tài sản dài
10. Tài sản dài hạn
hạn khác

= Doanh thu thuần năm t * (Net PPE/Doanh thu)(dự


11. Tài sản cố định
phóng)

12. Đầu tư bất động sản = Đầu tư bất động sản năm 2021

13. Tài sản dài hạn khác = Tài sản dài hạn khác năm 2021

14. Tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn

15. Nợ phải trả = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn

= Doanh thu thuần năm t * (Phải tra người bán ngắn


16. Phải trả người bán
hạn/Doanh thu)(dự phóng)

17. Vay và nợ ngắn hạn = Vay và nợ ngắn hạn năm 2021

18. Các quỹ = Các quỹ năm 2021

19. Nợ ngắn hạn = Phải trả người bán + Vay và nợ ngắn hạn + Các quỹ

= MAX (0, Tổng tài sản – Vốn chủ sở hữu – Nợ ngắn


20. Nợ dài hạn
hạn)

= Vốn góp + Thặng dư vốn cổ phần + Vốn và các quỹ +


21. Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận giữ lại + Lợi ích cổ đông không kiểm soát

22. Vốn góp = Vốn góp năm 2021

23. Thặng dư vốn cổ phần = Thặng dư vốn cổ phần năm 2021

24. Vốn và các quỹ = Vốn và các quỹ năm 2021

= Lợi nhuận giữ lại năm (t-1) * Tỷ lệ (Lợi nhuận dự lại/


25. Lợi nhuận giữ lại
Doanh thu)

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
40
26. Lợi ích cổ đông không
= Lợi ích cổ đông không kiểm soát năm 2021
kiểm soát

27. Tổng nguồn vốn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Phụ lục 6: Bảng công thức tính dự phóng dòng tiền FCF của FPT giai đoạn 2022 –
2026

Công thức

1. Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận ròng trước thuế + Chi phí thuế TNDN

= Khấu hao lũy kế năm (t-1) – Tỷ lệ khấu hao (dự


2. Khấu hao
phóng) * AVERAGE(Nguyên giá TSCĐ năm t và (t-1))

3. Tăng tài sản ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn năm (t+1) – Tài sản ngắn hạn năm t

4. Tăng nợ ngắn hạn = Nợ ngắn hạn năm (t+1) – Nợ ngắn hạn năm t

= -(Tài sản cố định năm t – Tài sản số định năm (t-1) –


5. Chi tiêu vốn
Khấu hao lũy kế năm t)

= Chi phí lãi vay năm t * Tỷ suất thuế dự phóng (ở bảng


6. Chi phí lãi vay sau thuế
1)

= Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao + Tăng tài sản ngắn
7. Dự phóng dòng tiền tự do hạn + Tăng nợ ngắn hạn + Chi tiêu vốn + Chi phí lãi
vay sau thuế

- Hết -

TÀI CHÍNH ĐỊNH LƯỢNG | NHÓM 5 | MÔ PHỎNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH FPT
41

You might also like