You are on page 1of 13

CHƯƠNG 1

PHƯƠNG PHÁP TOÁN HỌC


1.1 CÁC ĐỊNH NGHĨA

Định nghĩa 1.1. Số nguyên m là một số chẵn nếu và chỉ nếu tồn tại một số nguyên n
sao cho m = 2xn

Định nghĩa 1.2. Số nguyên m là một số lẻ nếu và chỉ nếu tồn tại một số nguyên n sao
cho m = 2xn +1

Định nghĩa 1.3. Tích của một số lẻ và một số chẵn là một số chẵn

Định nghĩa 1.4. Tổng của hai số lẻ là một số chẵn


1.2. SỰ KHÁC NHAU GIỮA '' VÀ ''
Trong Kinh tế học, một ví dụ tốt của sự đồng nhất kế toán là đẳng thức GNP mà
bạn biết trong môn Kinh tế học vĩ mô: Y  C  I  G  X  M
trong đó Y là GNP, C là lượng tiêu thụ, I là sự đầu tư, G là sự tiêu xài của chính
phủ, X là số xuất khẩu và M là số nhập khẩu

Mặt khác, đôi khi các sự vật là bằng nhau theo một cách quan trọng hơn. Ví dụ
E = mc2 biểu thị một sự kiện quan trọng trong vật lý, trong khi f(x) =2x hay f (x) = 2x2
cho ta thông tin thật về hàm số f . Trong các trường hợp này, ta sử dụng dấu " = " như
là một cách để nhấn mạnh thông tin thật đang được cung cấp
1.3. SỰ KÉO THEO
Nếu A là đúng thì điều đó kéo theo B cũng phải đúng. Ta viết điều này một cách hình
thức như sau: A  B, đọc là A kéo theo B.

Ví dụ: Nếu
A = ”Ông Nam sống ở Nha Trang”
B = ”Ông Nam sống ở Việt Nam”
thì A  B vì Nha Trang là một thành phố của Việt Nam.
1.4. PHÉP PHỦ ĐỊNH

Ký hiệu ⁓ A là phép phủ định của mệnh đề A, nghĩa là “không” A hay A là không
đúng hay A là sai.

Ví dụ: Nếu A là mệnh đề: “Ông Nam sống ở Nha Trang” thì ⁓ A là mệnh đề:
“Ông Nam không sống ở Nha Trang”.

Lưu ý:
• Dấu phủ định tác dụng như dấu âm trong số học vì: ⁓ (⁓ A) =
A
• A ⇒B thì ⁓ B ⇒ ⁓ A
1.5. PHÉP CHỨNG MINH PHẢN CHỨNG

Chứng minh bằng phản chứng là chứng minh một mệnh đề A bằng cách giả sử mệnh đề
phủ định ⁓A là đúng và suy ra một điều mâu thuẫn.
Do đó, nếu ⁓A ⇒B và ⁓A ⇒ ⁓B thì ⁓A phải sai và như vậy A phải đúng.

Định lý 1.5.
a
2 là số vô tỉ, nghĩa là không tồn tại các số nguyên a và b sao cho: 2 
b
1.6. ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỦ

Định nghĩa 1.6. (Điều kiện cần)


Nếu ⁓B ⇒ ⁓ A hay tương đương A ⇒ B, thì B là điều kiện cần đối với A .

Định nghĩa 1.7. (Điều kiện đủ)


Nếu A ⇒ B hay tương đương ⁓B ⇒ ⁓ A, thì A là điều kiện đủ đối với B

Chú thích:
+ Nếu ta chứng minh một mệnh đề có dạng A ⇒ B thì A là điều kiện đủ đối với B và
B là điều kiện cần đối với A
+ Nếu A là điều kiện đủ của B thì không có nghĩa A là điều kiện cần của B và tương
tự nếu B là điều kiện cần của A thì cũng không có nghĩa B sẽ là điều kiện đủ của A.
Ví dụ: Ta chứng minh mệnh đề: " a là số lẻ và b là số lẻ" ⇒ " a + b là số chẵn "
Điều kiện đủ để tổng a + b là một số chẵn là cả hai a và b đều là số lẻ, trong khi
điều kiện cần để cả hai a và b đều là số lẻ là a + b là số chẵn.
Tuy nhiên, a +b là một số chẵn không phải là điều kiện đủ để cả hai a và b là số
lẻ vì chẳng hạn nếu a = 2 và b = 4 thì a + b = 6 .
1.7. ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ

Định nghĩa 1.8.


Nếu A ⇒ B và B ⇒ A thì A là điều kiện cần và đủ đối với B và ta viết A ⇔ B

Định lý 1.9. Ta có a và b là các số lẻ khi và chỉ khi tích a×b là một số lẻ


1.8. 'OR ' VÀ 'AND'
1.9. LƯỢNG TỪ ∃ VÀ ∀
1.10. CHỨNG MINH PHẢN VÍ DỤ

Để biết khi nào một phỏng đoán là đúng hay sai, ta có hai chiến lược:
1. Chứng minh điều phỏng đoán là đúng.
2. Dùng phép chứng minh bằng phản ví dụ để tìm một trường hợp trong đó điều
phỏng đoán là sai.
Một cách tổng quát, chiến lược đầu tiên là chiến lược khó nhất vì ta phải chứng
minh một điều gì đó là đúng với vô hạn các trường hợp.

Ví dụ: Vào thế kỷ 17, nhà toán học người Pháp Fermat đã phỏng đoán rằng nếu n là
2n
một số nguyên thì tất cả các số có dạng 2  1 là các số nguyên tố.
2n
Phỏng đoán này là sai vì khi n = 5 thì 2  1 không là số nguyên tố
1.11. CHỨNG MINH BẰNG QUI NẠP

Giả sử ta muốn chứng minh rằng Sn là đúng, trong đó Sn là mệnh đề:


n(n  1)
S n  "1  2  3  ...  n  "
2
Chứng minh bằng qui nạp được tiến hành theo hai bước:
1. Chứng minh rằng S1 là đúng. Điều này thường là hiển nhiên qua một phép tính toán.

2. Giả sử S1, S2, …, Sn-1 là đúng (đây được gọi là giả thiết qui nạp) và ta sử dụng điều này

để chứng minh rằng Sn là đúng.

n(n  1)
Ví dụ: Chứng minh rằng: 1  2  3  ...  n 
2

You might also like