You are on page 1of 51

CHƯƠNG 2

SỐ NGUYÊN TỐ VÀ ỨNG DỤNG

CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM CỦA CHƯƠNG 2

1. Hiểu được định nghĩa, tính chất và sự phân bố của số nguyên tố.
2. Nhận biết được một số dạng số nguyên tố đặc biệt (Euclid, Fermat,
Mersenne,…)
3. Phát biểu được một số giả thuyết số học liên quan đến số nguyên tố
4. Nhận biết được một số tiêu chuẩn và thuật toán kiểm tra nguyên tố.
5. Nhận biết và kiểm tra được số giả nguyên tố
6. Nhận biết và kiểm tra được số Carmichael
7. Kiểm tra được số nguyên tố, số giả nguyên tố trên phần mềm Maple
8. Giải được một số dạng bài toán số học có liên quan đến số nguyên tố.
9. Vận được tư duy số học trong một số chứng minh toán học.

2.1. SỐ NGUYÊN TỐ
2.1.1. Định nghĩa. Một số nguyên p lớn hơn 1 được gọi là số nguyên tố nếu các
ước số nguyên dương của nó chỉ là 1 và p hay p không có ước thực sự. Một số
nguyên lớn hơn 1 mà không phải là số nguyên tố được gọi là hợp số.
Các số 2, 3, 5, 7, 11,13, 17, 19, 23, 29, 31, 37, 41, 43, 47, 53, 59, 61, 67,
71, 73, 79, 83, 89, 97 là những số nguyên tố không vượt quá 100.
Các số 4, 6, 9, 10, 12, 15, 16, … là những hợp số.
2.1.2. Định lý Euclid thứ nhất. Ước nhỏ nhất p khác 1 của một số nguyên a  1
là số nguyên tố.
Chứng minh. Gọi p là ước nhỏ nhất khác 1 của số nguyên a  1 . Giả sử p là hợp
số, khi đó p có một ước q với 1  q  p . Theo tính chất bắc cầu của ước, ta có q
cũng là ước khác 1 của a . Ta gặp phải mâu thuẫn. █
Ngay từ thời cổ đại, người ta đã biết rằng tập hợp tất cả các số nguyên tố là
vô hạn (Định lý Euclid). Có rất nhiều chứng minh khác nhau của sự kiện đó. Tuy
nhiên cho đến tận bây giờ, cho dù có sự hỗ trợ của máy tính, người ta vẫn chưa
tìm được một chứng minh nào “hay hơn” cách chứng minh rất đơn giản và gọn

1
nhẹ sau đây của Euclid, mà Ông đã thực hiện vào thế kỷ thứ III trước Công
nguyên.
2.1.3. Định lý (Định lý Euclid thứ hai). Có vô hạn số nguyên tố.
Chứng minh. Giả sử chỉ có hữu hạn các số nguyên tố p1 ,, pk ( k  1) , ta đặt

a = p1 p2  pk + 1.
Gọi p là ước nhỏ nhất khác 1 của a . Khi đó, theo Định lý Euclid thứ nhất, p là
số nguyên tố. Vì rằng chỉ có hữu hạn các số nguyên tố ở trên, cho
nên p = p j , 1  j  k nào đó. Từ đó ta suy ra p là ước của 1 hay p = 1 . Ta gặp

phải mâu thuẫn với p  1 . █


2.1.4. Định lý (Định lý cơ bản của Số học). Mỗi số tự nhiên lớn hơn 1 đều phân
tích được thành một tích các thừa số nguyên tố và sự phân tích đó là duy nhất nếu
không kể đến thứ tự của các thừa số và mỗi số nguyên tố được coi như là một
“tích” chỉ gồm một thừa số là chính nó.
Chứng minh. Giả sử tồn tại những số nguyên lớn hơn 1 không phân tích được
thành tích các thừa số nguyên tố. Gọi n là số bé nhất trong các số nguyên đó. Khi
đó, n phải là hợp số, hay n = ab;1  a, b  n. Do tính bé nhất của n nên các số
nguyên a, b sẽ phân tích được thành tích các thừa số nguyên tố, nghĩa là n cũng
phân tích được thành tích các thừa số nguyên tố. Điều đó mâu thuẫn với giả thiết
không phân tích được của n .
Giả sử ta có n = p1 p2 ... pk = q1q2 ...ql , trong đó pi , q j là các số nguyên tố.

Giản ước hết những số nguyên tố bằng nhau có mặt trong cả hai vế. Nếu các cách
phân tích trên là khác nhau, thì ta thu được đẳng thức
pi1 pi 2 ... pis = q j1q j 2 ...q jr

trong đó không có số nguyên tố nào có mặt đồng thời ở cả hai vế. Vế phải chia hết
cho q j1 và do đó phải có một thừa số nguyên tố nào đó của vế trái chia hết cho

q j1 . Điều này vô lý, vì đây là tích các số nguyên tố khác với q j1 . █

2.1.5. Định lý Pythagoras. 2 là số vô tỉ.

2
a
Chứng minh. Giả sử ngược lại 2 là một số hữu tỉ, khi đó 2 = , a, b  , với
b
gcd ( a, b ) = 1, b  0 . Bình phương hai vế, ta có a 2 = 2b 2 , do đó b là ước của a 2 .

Nếu b  1 thì theo Định lý cơ bản của Số học, tồn tại một số nguyên tố p sao cho

p là ước của b hay p là ước của a 2 . Từ đó suy ra p là ước chung của a, b. Do

đó, gcd ( a, b )  p  2. Ta gặp phải mâu thuẫn với gcd ( a, b ) = 1. Vậy, b = 1 và

a 2 = 2. Ta lại gặp phải mâu thuẫn vì không có một số nguyên nào bình phương
bằng 2 . █
Chú ý. Giả sử tồn tại một số nguyên a sao cho a 2 = 2. Khi đó a 2 chia hết cho 2.
Do 2 là số nguyên tố nên a chia hết cho 2. Đặt a = 2k , k  ta có 4k 2 = 2 hay

2k 2 = 1. Ta gặp mâu thuẫn.


Ý nghĩa của Định lý Pythagoras
- Dùng số hữu tỉ hay phân số không đo đạc được độ dài đường chéo hình
vuông cạnh 1. Nói khac đi, dùng số hữu tỉ hay phân số không đo đạc được được
mọi kích thước trong thực tiễn.
- Đa thức x 2 − 2 bất khả quy (vô nghiệm) trên trường Q các số hữu tỉ.
2.1.6. Dạng phân tích tiêu chuẩn của một số nguyên. Với số nguyên khác không
n bất kỳ và số nguyên tố p , ta ký hiệu  p ( n ) là số nguyên r lớn nhất sao cho

p r là ước của n . Khi đó,  p ( n ) là một số nguyên và  p ( n )  1 khi và chỉ khi p

là ước của n . Nếu  p ( n ) = r thì ta gọi luỹ thừa nguyên tố p r là ước thực sự của

n và ký hiệu p r n . Dạng phân tích tiêu chuẩn của n là


 p ( n)
n=p .
pn

Vì mỗi số nguyên dương n chỉ có hữu hạn các ước nguyên tố nên ta có thể viết
 p ( n)
n=p ,
p

3
trong đó tích trên là một tích vô hạn trên tập hợp các số nguyên tố và  p ( n ) = 0 ,

= 1 với tất cả trừ một số hữu hạn các số nguyên tố. Hàm số  p ( n ) được gọi
 p (n)
p

là giá trị p − adic của n . Hàm số này là một hàm cộng tính theo nghĩa

 p ( mn ) =  p ( m ) + p ( n )
với mọi số nguyên dương m và n . Chẳng hạn, ta có

 p ( n!) =  p (1. 2. 3... n ) =  p ( m ) .


n

m =1

 p ( n)
Ví dụ. 720 = p
p 720
= 24  32  5.

2.1.7. Định lý. Mọi hợp số n đều có ước nguyên tố p không vượt quá n.
Chứng minh. Vì n là hợp số nên ta có thể viết n = ab trong đó a, b là các số

nguyên với 1  a  b  n . Rõ ràng ta phải có a hoặc b không vượt quá n . Giả

sử a không vượt quá n , khi đó ước nguyên tố p của a chính là ước nguyên tố
cần chỉ ra của n . █
Từ định lý trên, ta có thuật toán sau đây để lập ra bảng tất cả các số nguyên
tố nhỏ hơn hoặc bằng số tự nhiên n  1 cho trước.
2.1.8. Hệ quả. Nếu số tự nhiên n  1 không có ước nguyên tố p  n thì n là số
nguyên tố.
2.1.9. Lập bảng các số nguyên tố không vượt quá một số tự nhiên cho trước.
Trước tiên, ta viết dãy số từ 1 đến n . Trong dãy đó gạch đi số 1, vì nó không phải
là số nguyên tố. Số nguyên tố đầu tiên là 2. Tiếp đến ta gạch tất cả những số trong
dãy chia hết cho 2. Số đầu tiên không chia hết cho 2 là 3. Số 3 là số nguyên tố. Ta
lại gạch các số chia hết cho 3 còn lại trong dãy. Tiếp tục như thế, ta gạch khỏi dãy
những số chia hết cho một trong các số nguyên tố bé hơn hoặc bằng n . Những
số còn lại của dãy không bị gạch là tất cả các số nguyên tố không vượt quá n.
Thật vậy, những số này không có ước nguyên tố nhỏ hơn hoặc bằng căn bậc hai
của nó, cho nên theo Định lý 2.1.7 chúng phải là những số nguyên tố.
Cách thức lập bảng các số nguyên tố như trên cho ta một thuật toán xác
định tất cả các số nguyên tố không vượt quá một số tự nhiên cho trước và được

4
gọi là phương pháp sàng Eratosthenes. Tuy nhiên sẽ rất khó khăn khi ta phải làm
việc với các số nguyên lớn. Nguyên nhân là vì thuật toán có độ phức tạp quá cao:
Ta phải thực hiện phép chia cho tất cả các số nguyên tố không vượt quá căn bậc
hai của n.
2.1.10. Kiểm tra nguyên tố trên Maple
Muốn kiểm tra một số nguyên dương a có phải là số nguyên tố không ta
dùng lệnh:
[ > isprime(a);
Ví dụ:
[ isprime ( 3023057 ) ;

true
[ isprime ( 289309129039 ) ;

false
2.1.11. Phân tích ra thừa số nguyên tố trên Maple
Muốn phân tích số nguyên a thành tích các thừa số nguyên tố, dùng lệnh:
[ > ifactor(a);
Ví dụ:
[ ifactor ( 720 ) ;

(2)(2)(2)(2)(3)(3)(5)
[ ifactor ( 31) ;

(31)
2.1.12. Kiểm tra giả thuyết: Tích của các số nguyên liên tiếp bắt đầu từ 3, trừ đi 2
là số nguyên tố. Nói khác đi, nếu ký hiệu pk là số nguyên tố thứ k (kể từ số 3 trở
đi) thì số An = p1 p2 p3 ... pn − 2 là số nguyên tố với mọi n  2 .
Trong tuyển tập 30 năm báo Toán học và Tuổi trẻ, Nhà xuất bản Giáo dục,
Hà Nội, 1997 viết rằng: “Bằng cách thử ta thấy các số A3 , A4 , A5 , A6 , A7 đều là
số nguyên tố. Tuy nhiên muốn kiểm tra A8 thì cần phải làm 300 phép chia và để
kiểm tra A9 cần tới 1300 phép chia, tức là mất vài buổi làm tính”.
Với Maple, ta dễ dàng kiểm định giả thuyết này nhờ nhận biết được các số

5
A7 = 3.5.7.11.13.17.19 − 2
A8 = 3.5.7.11.13.17.19. 23 − 2

là số nguyên tố bằng lệnh ifactor:


[ ifactor ( 3*5*7 *11*13*17 *19 − 2 ) ;

( 4849843)
[ ifactor ( 3*5*7 *11*13*17 *19* 23 − 2 ) ;

(111546433)
Ta tiếp tục thử với số tiếp theo là
A9 = 3.5.7.11.13.17.19. 23.29 − 2

[ ifactor ( 3*5*7 *11*13*17 *19* 23* 29 − 2 ) ;

( 43)(167 )( 450473)
Như vậy, A9 là hợp số và ta có câu trả lời phủ định cho giả thuyết trên.

6
2.2. VỀ MỘT VÀI GIẢ THUYẾT SỐ HỌC
2.2.1. Định lý. Giả sử số nguyên dương n  1 có dạng phân tích tiêu chuẩn là
n = p1 p2
1 2
pk . Khi đó, số nguyên dương d là ước của n khi và chỉ khi d
k

d = p1 p2 1 2
pk , 0  i   i , i = 1,..., k .
k

Chứng minh. Chú ý rằng ước d = 1 nhận được khi i = 0, i = 1,..., k và d = n

khi i = i , i = 1,..., k . Giả sử d là một ước thực sự của n , khi đó ta có

n = dl , d  1, l  1. Biểu diễn d và l dưới dạng tích của các thừa số nguyên tố

d = q1q2 qs , l = t1t2 tu

với qi , t j là các số nguyên tố (không nhất thiết khác nhau). Khi đó

n = p1 p2 1 2
pk = q1q2
k
qs t1t2 tu .

Do tính duy nhất của dạng phân tích nguyên tố, nên mỗi số nguyên tố ti là một số

nguyên tố p j . Giản ước hết tất cả các số nguyên tố ti có mặt trong cả hai vế của

đẳng thức trên ta thu được


n n
pk ,
k
d= = = q1q2 qs = p1 p2 1 2

t1t2 tu l

trong đó 0  i   i , i = 1,..., k .

Ngược lại, mỗi số nguyên dương d = p1 p2 1 2


pk , 0  i   i , i = 1,..., k
k

là một ước của n . Thật vậy, ta có thể viết như sau


n = p1 p2 1 2
pk k

= ( p1 p2 1 2
pk k
)( p 1 − 1
1 p2 2 − 2
pk k − k
)
= d ( p1 −  p2 1 1 2 − 2
pk k − k
),
với i − i  0, i = 1, 2,..., k . Từ đẳng thức trên suy ra là d là một ước nguyên

dương của n . Định lý được chứng minh. █


2.2.2. Định nghĩa. Cho số nguyên dương n. Ta định nghĩa các hàm số số học
(i)  ( n ) là số các ước nguyên dương của n

 ( n ) = 1, n  
.
d n

(ii)  ( n ) là tổng các ước nguyên dương của n


7
 ( n ) =  d , n  
.
d n

Ví dụ.
 (1) = 1;  ( 2 ) = 2; ( 3) = 3; ( 4 ) = 3;  ( 5) = 2; ( 6 ) = 4; (10 ) = 4.
 (1) = 1;  ( 2 ) = 1 + 2 = 3;  ( 3) = 1 + 3 = 4;  ( 4 ) = 1 + 2 + 4 = 7.
Nhận xét. Cho p  1 là số nguyên dương. Ta có
(i)  ( p ) = 2 khi và chỉ khi p là số nguyên tố.

(ii)  ( p ) = p + 1 khi và chỉ khi p là số nguyên tố.

2.2.3. Định lý về công thức tính giá trị của hàm  ( n ) . Giả sử n = p1 p2 1 2
pk k

là dạng phân tích chuẩn tắc của số nguyên dương n  1. Khi đó ta có


k
 ( n ) =  ( i + 1) = (1 + 1)( 2 + 1) ( k + 1).
i =1

Chứng minh. Theo Định lí 2.2.1 số nguyên dương d là ước của n = p1 p2 1 2
pk k

khi và chỉ khi d = p1 p2 1 2


pk , 0  i   i , i = 1,..., k . Do đó, số tất cả các ước
k

nguyên dương của n chính là số tất cả các bộ k – số tự nhiên


( 1 , 2 ,..., k ) , 0  i  i , i = 1,..., k. Theo nguyên lý nhân của lý thuyết tập hợp

có (1 + 1)( 2 + 1) ( k + 1) bộ k – số tự nhiên như vậy. Do đó, số nguyên


n có (1 + 1)( 2 + 1) ( k + 1) ước nguyên dương, nghĩa là
k
 ( n ) = 1 = (1 + 1)( 2 + 1) ( k + 1) =  (i + 1).
d n i =1

Định lý được chứng minh. █


2.2.4. Số hoàn chỉnh. Người Hy Lạp cổ đại có quan niệm rất thần bí về các số.
Họ rất thú vị khi phát hiện ra các số hoàn chỉnh. Đó là các số nguyên dương mà
tổng các ước số dương của nó mà khác nó (ước chân chính của nó), lại bằng chính
nó. Chẳng hạn, 6 = 1 + 2 + 3 hoặc 28 = 1 + 2 + 4 + 7 + 14 . Như vậy, một số nguyên
dương n được gọi là số hoàn chỉnh nếu  ( n ) = 2n, nghĩa là

 d = n.
d n
d n

8
2.2.5. Giả thuyết về sự tồn tại số hoàn chỉnh lẻ. Câu hỏi đặt ra tiếp theo là có
thực sự tồn tại hay không các số hoàn chỉnh lẻ. Chưa một ai có thể tìm ra câu trả
lời cho câu hỏi này bằng cách này hay cách khác. Tuy nhiên, gần như không thể
xem là có các số hoàn chỉnh là số lẻ. Ngoài Euler là nhà toán học đầu tiên cố gắng
giải quyết câu hỏi này với một số thành công và trong hai thế kỷ vừa qua thì
không một nhà toán học nào đi xa hơn thành tựu của ông ấy. Nó cho thấy rằng
nếu có các số hoàn chỉnh lẻ thì các điều kiện sau đây phải được thỏa mãn:
1) Chúng phải có ít nhất sáu thừa số nguyên tố khác nhau.
2) Các số đó phải lớn hơn 1.4  1014 . Một số nhà toán học đã công bố được
giới hạn lên tới 1018 .
Nếu đối với số hoàn chỉnh lẻ, giả thuyết “Không tồn tại số hoàn chỉnh lẻ ”
vẫn chưa được chứng minh, thì đối với số hoàn chỉnh chẵn, ta có những kết quả
trọn vẹn sau đây
2.2.6. Định lý Euclid- Euler. Số nguyên dương n là số là số hoàn chỉnh chẵn khi
và chỉ khi n có dạng n = 2m−1 (2m − 1), trong đó m  2 là số nguyên dương và

p = 2m − 1 là số nguyên tố.

Chứng minh. (i) Giả sử n = 2m−1 (2m − 1), trong đó m  2 là số nguyên và

p = 2m − 1 là số nguyên tố. Khi đó, ta có

 ( n ) =  ( 2m−1 (2m − 1) ) =  ( 2m−1 ) ( 2m − 1) = ( 2m − 1) ( p )

(
= ( 2m − 1) ( p + 1) = ( 2m − 1) 2m = 2 2m−1 ( 2m − 1) = 2n. )
Do đó, n là số hoàn chỉnh chẵn. Điều kiện đủ của Định lý được chứng minh.
(ii) Giả sử n là một số hoàn chỉnh chẵn, khi đó ta viết n = 2 m−1 p , với

m  2 là số nguyên và p là một số nguyên lẻ nào đó. Từ gcd 2 m−1 , p = 1 , ta có ( )


 ( n ) =  ( 2m−1 p ) =  ( 2m−1 )  ( p ) = ( 2m − 1)  ( p ) .

Vì rằng n là một số hoàn chỉnh, nên  (n) = 2n . Ta suy ra

(2 m
)
− 1  ( p ) = 2m p .

( )
Vì 2 m − 1 nguyên tố cùng nhau với 2m , nên suy ra  ( p ) chia hết cho 2m . Điều

này có nghĩa là  ( p ) = 2m q , với q  1 là một số nguyên nào đó. Ta thu được


9
(2 m
)
− 1 2m q = 2m p .

( )
Từ đó p = 2 m − 1 q . Nếu q  1 thì số nguyên p sẽ có ít nhất bốn ước số phân

( )
biệt sau đây mà cụ thể là 1, 2m − 1 , q, và 2 m − 1 q . Do đó, có bất đẳng thức

( ) ( )
 ( p )  1 + 2 m − 1 + q + 2 m − 1 q = 2 m (1 + q )  2 m q =  ( p ) .

Ta gặp phải mâu thuẫn, suy ra q = 1 . Vì vậy, p = 2 m − 1 và n = 2m−1 (2m − 1), với
m  2 là số nguyên.
Tiếp đến, chúng ta còn phải chứng minh rằng, p = 2 m − 1 là số nguyên tố.

Điều này được thực hiện như sau: Vì p = 2 m − 1 và  ( p ) = 2m nên p chỉ có hai

ước số phân biệt là 1 và 2m − 1 . Điều đó có nghĩa rằng, p là số nguyên tố. █

( )
Ví dụ. Chúng ta kí hiệu Pm = 2 m−1 2 m − 1 . Khi đó, 7 số hoàn chỉnh chẵn đầu tiên

ứng với các giá trị nguyên của m  2 sao cho M m = 2m − 1 là số nguyên tố, được
cho dưới đây.

P2 = 21 ( 22 − 1) = 6
P3 = 22 ( 23 − 1) = 28
P5 = 24 ( 25 − 1) = 496
P7 = 26 ( 27 − 1) = 8128
P13 = 212 ( 213 − 1) = 35550336
P17 = 216 ( 217 − 1) = 8589869056
P19 = 218 ( 219 − 1) = 137438691328.

( )
Lưu ý, P11 = 210 211 − 1 = 2096128 không phải là số hoàn chỉnh vì

M11 = 211 − 1 = 2047 = 23  89 là hợp số.


2.2.7. Giả thuyết Mersenne. Theo Định lý 2.2.5, ta có một số hoàn chỉnh chẵn khi
và chỉ khi có một số nguyên tố dạng M m = 2m − 1 . Các số nguyên tố như vậy được
gọi là số nguyên tố Mersenne. Chẳng hạn, các số nguyên dương

10
M 2 = 2 2 − 1 = 3; M 3 = 2 3 − 1 = 7; M 5 = 2 5 − 1 = 31;
M 7 = 27 − 1 = 127 ; M 13 = 213 − 1 = 8191.

là các số nguyên tố Mersenne. Chú ý rằng, nếu M m = 2m − 1 là số nguyên tố


Mersenne thì số tự nhiên m cũng là số nguyên tố. Thật vậy, giả sử m là hợp số,
khi đó ta có m = m1m2 , m1  1, m2  1. Từ đó

( )
M m = 2m − 1 = 2m1m2 = 2m1
m2
(
− 1 = 2m1 − 1 ) (( 2 )
m1 m2 −1
( )
+ 2m1
m2 −1
+ )
+1

là một hợp số có ước thực sự 2m1 − 1. Điều này mâu thuẫn với M m = 2m − 1 là số
nguyên tố. Tuy nhiên, điều ngược lại không đúng. Chẳng hạn,
M11 = 211 – 1 = 2047 = 23  89
là một hợp số.
Mersenne (1588-1645), nhà toán học Pháp, đã dự đoán rằng: Giả sử
n  257 . Khi đó, 2n − 1 là số nguyên tố chỉ khi
n = 2, 3, 5,7 , 13, 17 , 19, 31, 67 , 127 , 257 .
Giả thuyết của Merenne đã sai: Năm 1901, Kohler đã chứng minh được
M 67 = 193707721  761838257287 là hợp số; M 257 cũng đã được chứng minh là

hợp số vào năm 1876 bởi Lucas; số nguyên tố Mersenne M 61 do Pervushin tìm

được năm 1883; hai số nguyên tố Mersenne nữa là M 89 , M 107 được tìm thấy bởi

Powers vào năm 1911 và 1914.


Các số nguyên tố Mersenne có vai trò quan trọng trong lý thuyết và cả
trong ứng dụng (chẳng hạn vấn đề tìm các số nguyên tố lớn để xây dựng các hệ
mật mã khoá công khai). Cho đến nay, có hữu hạn hay vô hạn số nguyên tố
Mersenne vẫn là một bài toán mở chưa có câu trả lời. Đến tháng 9 năm 2008, chỉ
mới biết 46 số nguyên tố Mersenne và số nguyên tố Mersenne lớn nhất đã biết là
số M 43112609 .

2.2.8. Giả thuyết về số nguyên tố Fermat. Số Fermat là một khái niệm trong toán
học, mang tên nhà toán học Pháp Pierre de Fermat của thế kỷ 17, người đầu tiên
đưa ra loại số này. Đó là những số nguyên dương có dạng

Fn = 22 + 1, n = 0,1, 2,...
n

11
Sáu số Fermat đầu tiên là
F0 = 22 + 1 = 3,
0

F1 = 22 + 1 = 5,
1

F2 = 22 + 1 = 17,
2

F3 = 22 + 1 = 257,
3

F4 = 22 + 1 = 65537
4

F5 = 22 + 1 = 4294967297.
5

Các số nguyên tố Fn được gọi là số nguyên tố Fermat.


Năm số Fermat đầu tiên F0 , F1 , F2 , F3 , F4 trong 6 số trên là số nguyên tố.

Giả thuyết Fermat. Các số tự nhiên Fn = 22 + 1, n = 0,1, 2,... đều là số nguyên tố.
n

Giả thuyết của Fermat đã sai. Năm 1732, Euler đã chứng minh được rằng,

số F5 = 22 + 1 là một hợp số (có ước nguyên tố là 641 và 6700047) như sau:


5

Ta có 641 = 5  27 + 1 nên 5  27  −1( mod 641) . Từ đó luỹ thừa hai vế có

54  228  1( mod 641) .

Ta lại có 641 = 54 + 24 nên 54  −24 ( mod 641) . Từ đó nhân hai vế với 228 có

54  228  −232 ( mod 641) .

Sử dụng tính chất bắc cầu của đồng dư thức, ta suy ra


1  −232 ( mod 641) .

Vì vậy, F5 = 22 + 1 = 232 + 1  0 ( mod 641) , hay F5 là hợp số.


5

Chứng minh được rằng, nếu k là số nguyên dương thì điều kiện cần để số
2k + 1 là nguyên tố là k phải có dạng 2n. Tuy nhiên, điều ngược lại không đúng.
Thật vậy, nếu k có một ước lẻ h  1 thì k = hl , l  . Do đó
h
(
2k + 1 = ( 2l ) + 1 = ( 2l + 1) ( 2l )
h −1
− ( 2l )
h −2
+ + ( −1)
h −1
)
chia hết cho 2l + 1 , mâu thuẫn với 2k + 1 là nguyên tố. Vì vậy, k không có ước lẻ
và k = 2n với n nào đó.

Ngược lại, với k = 25 Euler đã chỉ ra F5 = 22 + 1 = 4294967297 là một hợp số.


5

12
Bằng công cụ máy tính, người ta đã kiểm tra được Fn là hợp số với
n = 5,6,7,8,9,10,1,12,18, 23,36,38,73,... Đến nay người ta vẫn chưa tìm ra nổi

thêm số Fermat nào nguyên tố nữa, ngoài Fn = 22 + 1, n = 0,1, 2, 4 , trong khi đã có


n

hơn 70 hợp số là số Fermat đã được kiểm chứng.


Chúng ta chỉ ra một vài ứng dụng của số Fermat. Công cụ số Fermat cho
một phương pháp chứng minh khác của Định lý Euclid về tính vô hạn của tập hợp
số nguyên tố. Thật vậy, ta có nhận xét: Các số Fermat là nguyên tố cùng nhau.
Thật vậy, giả sử Fn và Fn+ k là hai số Fermat và giả sử rằng tồn tại một số nguyên
h  1 là một ước chung của chúng. Khi đó, do Fn và Fn+ k đều là số nguyên lẻ,

nên h cũng là một số lẻ. Ta có

( ) ( )
 n
( ) 
2k 2k −1 2k − 2
2n + k
Fn+ k − 2 = 2 −1 = 2 2n
− 1 = Fn  22 + 2 2n
+ + 1 .
 
Do đó, Fn+ k − 2 là bội của Fn . Từ đó suy ra h là ước chung của Fn+ k và Fn+ k − 2

hay h là ước của hiệu Fn+k − ( Fn+k − 2 ) = 2 . Vì h là số lẻ, nên h = 1 . Ta gặp phải

mâu thuẫn và do đó gcd ( Fn , Fn+k ) = 1 hay nhận xét được chứng minh.

Từ nhận xét trên, suy ra rằng tất cả cả các số nguyên Fermat có tập các ước
nguyên tố khác nhau. Nhưng vì có vô hạn các số Fermat, do đó sẽ có vô hạn các
số nguyên tố.
Một ứng dụng sâu sắc khác của số nguyên tố Fermat thể hiện qua định lý
sau đây trong Lý thuyết Galois.
2.2.7. Định lý Gauss. Một đường tròn có thể chia thành n phần bằng nhau bằng
thước kẻ và compa khi và chỉ khi n có dạng:
n = 2k q1... qs ,
trong đó k là một số tự nhiên, qi là những số nguyên tố Fermat khác nhau. Nói
khác đi, với mỗi số lẻ n , một đa giác n cạnh có thể dựng được bằng thước kẻ và
compa khi và chỉ khi n là số nguyên tố Fermat hoặc là một tích của các số
nguyên tố Fermat phân biệt.
Như vậy, có thể chia một đường tròn thành n phần bằng nhau với
n = 2, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 15, 16, 17, 20, 24, ... , 257, ... , 65537, ...

13
2.2.8. Giả thuyết về sự tồn tại vô hạn số nguyên tố Euclid. Với mỗi số nguyên
tố p , ký hiệu p # là tích tất cả các số nguyên tố không vượt quá p . Số nguyên có

dạng p # + 1 được gọi là số Euclid. Số nguyên này xuất hiện trong chứng minh
của Euclid về tính vô hạn của các số nguyên tố. Có 5 số Euclid đầu tiên là số
nguyên tố, đó là
2# + 1 = 2 + 1 = 3
3# + 1 = 2.3 + 1 = 7
5 # + 1 = 2.3.5 + 1 = 31
7 # + 1 = 2.3.5.7 + 1 = 211
11# + 1 = 2.3.5.7.11 + 1 = 2311.
Tuy nhiên, các số Euclid
13# + 1 = 59.509
17 # + 1 = 19.97.277
19 # + 1 = 347.27953
không là số nguyên tố. Đến nay, 18 số nguyên tố Euclid dạng p # + 1 đã biết ứng
với các số nguyên tố
p = 2, 3, 5,7 , 11, 31, 379, 1019, 1021, 2657 , 3229, 4547 , 4787 ,11549,
13649, 18523, 23801, 24029.
Một câu hỏi đặt ra và hiện tại vẫn chưa có câu trả lời, đó là có vô hạn số
nguyên tố Euclid hay không?
Biểu diễn một số nguyên dưới dạng nào đó qua các số nguyên tố luôn luôn
là bài toán thu hút sự quan tâm của nhiều người. Hơn nữa, nhiều khi cần trả lời
câu hỏi: Có bao nhiêu cách biểu diễn? Một câu hỏi thuộc hướng trên là bài tập
sau: Chứng minh rằng, mỗi số nguyên lớn hơn 11 đều có thể viết dưới dạng tổng
của hai hợp số. Thế nhưng, câu hỏi tương tự lại là một giả thuyết lớn:
2.2.9. Giả thuyết Goldbach – Euler. Tại hội nghị toán học quốc tế Paris năm
1900, nhà toán học Đức David Hinber đã đưa ra một danh sách gồm 23 bài toán.
Tại thời điểm đó các bài toán này chưa có lời giải. Cho đến tận hiện nay, trong số
những bài toán này vẫn còn nhiều câu hỏi mở thách thức giới khoa học tìm câu trả
lời. Một trong những bài toán nổi tiếng đó là các Giả thuyết Goldbach và Euler về
sự biểu diễn một số nguyên qua tổng các số nguyên tố. Giả thuyết Goldbach –

14
Euler đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà toán học trong thời gian dài từ khi
nó ra đời cho đến tận ngày nay.
Năm 1742, nhà toán học người Anh là Christian Goldbach (1690-1764)
viết thư cho nhà toán học Euler (1707-1783). Trong thư Goldbach đã đưa ra bài
toán sau, mà sau này thường được gọi là giả thuyết Goldbach yếu: “Mọi số tự
nhiên lớn hơn 5 đều biểu diễn được dưới dạng tổng của ba số nguyên tố”.
Euler đã trả lời Goldbach rằng, theo ông (còn gọi là Giả thuyết Golbach
mạnh hay giả thuyết Goldbach - Euler): “Mọi số chẵn lớn hơn 2 đều biểu diễn
được dưới dạng tổng của hai số nguyên tố”.
Các giả thuyết trên là một trong những bài toán lâu đời và nổi tiếng vẫn
còn chưa giải được trong lý thuyết số nói riêng và trong toán học nói chung.
Không có gì rõ ràng hơn giả thuyết này vì nó đã được kiểm tra với tất cả các số
chẵn từ 4 tới 4 1014 . Tuy nhiên, kể từ khi ra đời đến nay, giả thuyết Goldbach –
Euler vẫn còn là một giả thuyết mở. Nếu giải được các giả thuyết Goldbach -
Euler thì sẽ cho chúng ta cái nhìn toàn diện hơn sự phân bố của các số nguyên tố.
“Hầu hết các số nguyên dương chẵn đều có thể biểu diễn bằng tổng của
hai số nguyên tố”. Kết quả này là một hệ quả trực tiếp của định lý chính ở một
trong bài báo: T. Estermann (1938), “On Goldbach’s problem: Proof that almost
all even positive integer are sums of two primes”, Proc. London Math. Soc., 44
(2), 307-314.
Tuy nhiên, từ hầu hết đến tất cả còn là một khoảng cách dài, mà đến nay
vẫn chưa ai trả lời được. Ở đây, “hầu hết” được hiểu theo nghĩa tập hợp S các số
nguyên chẵn có thể biểu diễn được thành tổng của hai số nguyên tố là tập hợp có
Sn
tỉ trọng m = lim dương, với S n =  x  S : x  n .
n → n
Vào năm 1937, xung quanh bài toán Goldbach, nhà toán học Nga
Vinogradov đã giải quyết bằng cách chứng minh rằng: Mọi số lẻ đủ lớn đều có thể
biểu diễn được dưới dạng tổng của ba số nguyên tố lẻ.
Nhiều phiên bản khác nhau của Giả thuyết Goldbach đã được đề xuất:
- Mỗi số chẵn > 4 là tổng của hai số nguyên tố lẻ.
- Mỗi số lẻ  9 là tổng của ba số nguyên tố lẻ.

15
Thật vậy, số lẻ nhỏ nhất bằng tổng của ba số nguyên tố lẻ là 9 = 3 + 3 + 3.
Giả sử n là số lẻ bất kỳ  9 . Khi đó, ta lấy một số lẻ bất kỳ pa  ( n − 4 ) để cho

( n − p )  4 là số chẵn. Từ Giả thuyết Goldbach mạnh, ( n − p ) có thể biểu diễn


 

dưới dạng tổng của hai số nguyên tổ lẻ pb và pc , hay ( n − p ) = pb + pc . Vì vậy,

n = p + pb + pc . Chẳng hạn, 11 = 3 + (11 − 3 ) = 3 + ( 3 + 5 ) = 3 + 3 + 5.

2.2.10. Mối liên hệ giữa giả thuyết Golbach mạnh và giả thuyết Goldbach yếu
Một điều rõ ràng là từ giả thuyết Goldbach mạnh, ta suy ra được ngay giả
thuyết Goldbach yếu nhờ sự biểu diễn mỗi số nguyên n  5 qua tổng hai số
nguyên tố trong đó có số nguyên tố 2 (nếu n chẵn) hoặc số nguyên tố 3 (nếu n
lẻ). Cụ thể hơn phép suy ra này có thể trình bày như dưới đây.
- Nếu n  5 là số chẵn thì ta viết n = 2 + m , với m là số chẵn và m  3 .
Theo Giả thuyết Goldbach mạnh, m viết được dưới dạng tổng hai số nguyên tố.
Do đó, n viết được dưới dạng tổng của ba số nguyên tố (có số nguyên tố là 2).
- Nếu n  5 là số lẻ thì ta viết n = 3 + m với m là số chẵn và m  2 . Theo
Giả thuyết Goldbach mạnh, m viết được dưới dạng tổng hai số nguyên tố. Do đó,
n viết được dưới dạng tổng của ba số nguyên tố (có một số nguyên tố là 3).
Định lý sau là một bước tiến lớn đối với Giả thuyết Goldbach mạnh.
2.2.11. Định lý Chen. Mọi số chẵn đủ lớn đều có thể được viết dưới dạng tổng
của hai số nguyên tố hoặc của một số nguyên tố và một số nửa nguyên tố (tích của
hai số nguyên tố).
Định lý trên được nhà toán học Chen (nhà toán học người Trung Quốc)
phát biểu đầu tiên vào năm 1966 và chứng minh chi tiết vào năm 1973. Chứng
minh của Chen được P. M. Ross rút gọn khá nhiều.
Vào năm 2013, Harald Andres Helfgott (giáo sư Trường Đại học Paris VII)
đã thông báo về chứng minh Giả thuyết Goldbach yếu, trong một tiền ấn phẩm
của mình với tựa đề Major arcs for Goldbach’s problem.
Năm 2012, Trence Tao chứng minh: Mọi số nguyên lẻ n  11 đều là
tổng của nhiều nhất năm số nguyên tố.
- Năm 2013, Helfgott chứng minh: Mọi số nguyên lẻ n  9 đều là tổng
của ba số nguyên tố lẻ.
16
2.3. SỰ PHÂN BỐ CỦA CÁC SỐ NGUYÊN TỐ
Người ta không nhận thấy một sự tuần hoàn nào trong dãy số nguyên tố.
Trùm lên trên các số nguyên tố dường như có một sự huyền bí nào đó. Sự phân bố
của các số nguyên tố tỏ ra rất phức tạp và không có quy luật. Như S. G. Telang
[20] viết: “Chưa ai có thể đưa ra lý do phân tích được sự phân bố không quy luật
của các số nguyên tố”.
Không chỉ quan tâm đến tập hợp các số nguyên tố, trong nhiều vấn đề của
lý thuyết và ứng dụng, người ta còn cần biết có hữu hạn hay vô hạn số nguyên tố
biểu thị trong một dạng nào đó. Tính phân bố không theo quy luật của dãy các số
nguyên tố làm phát sinh nhiều giả thuyết số học mà nhiều trong chúng cho đến
nay vẫn còn chưa được chứng minh. Chẳng hạn, giả thuyết dường như rất đơn
giản sau đây:
2.3.1. Giả thuyết. Có vô hạn số nguyên tố dạng k 2 1.
Ví dụ. 5 22 1; 17 42 1; 37 62 1; 101 102 1.
Hiện tại vẫn chưa ai có thể chứng minh hay bác bỏ được giả thuyết này,
nhưng các bằng chứng thể hiện trên bảng số nguyên tố, ủng hộ quan điểm cho
rằng dự đoán trên là đúng.
2.3.2. Định lý Dirichlet. Giả sử a và b là các số nguyên dương, nguyên tố cùng
nhau. Khi đó, cấp số cộng
a, a b, a 2b, a 3b,...
chứa vô hạn các số nguyên tố.
Một số trường hợp riêng của Định lý Dirichlet có thể chứng minh dễ dàng
bằng cách sử dụng các kiểu lý luận áp dụng cho Định lý Euclid.
Ví dụ. Chứng minh rằng có vô hạn số nguyên tố có dạng
4m + 3, m  , a = 3, b = 4.
Chứng minh. Giả sử chỉ có hữu hạn các số nguyên tố có dạng 4m + 3, m  là

p1 = 3, p2 = 7,, pk ( k  1) . Khi đó, ta xét một số nguyên lẻ có dạng 4m + 3 sau

a = 4 p1 p2  pk - 1  1.

Do a là số lẻ nên các ước nguyên tố của a không thể là ước chẵn với dạng
4m, 4m + 2, m  . Nếu tất cả các ước nguyên tố của a đều có dạng

17
4m + 1, m  thì a là tích của tất cả các ước nguyên tố của nó sẽ có dạng
4m + 1, m  và điều này mâu thuẫn với a có dạng 4m + 3, m  . Do đó, a
phải có ít nhất một ước nguyên tố p có dạng 4m + 3, m  . Vì chỉ có hữu hạn các

số nguyên tố dạng 4m + 3, m  là p1 ,, pk ( k  1) nên p = pi nào đó. Từ đó suy

ra, số nguyên tố p là ước của 1 hay p = 1. Ta gặp phải một mâu thuẫn với p > 1.
Ví dụ. Chứng minh rằng có vô hạn số nguyên tố có dạng 6m + 5, m  .
Chứng minh. Giả sử chỉ có hữu hạn các số nguyên tố có dạng 6m + 5, m  . là

p1 ,, pk ( k  1) . Khi đó, ta xét một số nguyên lẻ có dạng 6m + 5, m  sau đây

a = 6 p1 p2  pk - 1  1.
Do a là số lẻ nên các ước nguyên tố của a không thể là ước chẵn với dạng
6m,6m + 2,6m + 4, m  6m + 2, m  .
Ngoài ra, nếu a có ước nguyên tố p có dạng 6m + 3, m  hay p = 3 thì
3 là ước của 1, ta gặp mâu thuẫn.
Còn nếu tất cả các ước nguyên tố của a đều có dạng 6m + 1, m  thì a
là tích của tất cả các ước nguyên tố của nó sẽ có dạng 6m + 1, m  và điều đó
mâu thuẫn với a có dạng 6m + 5, m  . Vì vậy, a phải có ít nhất một ước
nguyên tố p có dạng 6m + 5, m  . Vì chỉ có hữu hạn các số nguyên tố dạng

6m + 5, m  là p1 ,, pk ( k  1) , cho nên p = pi nào đó. Từ đó suy ra, số nguyên

tố p = pi là ước của 1 hay p = 1. Ta gặp phải một mâu thuẫn.

2.3.3. Sinh ba rất ít, phải chăng sinh đôi lại rất nhiều. Ta biết rằng các số
nguyên tố có thể xa nhau tuỳ ý. Điều đó thể hiện trong bài tập sau đây: Cho trước
số nguyên dương n  2 tuỳ ý. Chứng minh rằng tồn tại n số tự nhiên liên tiếp mà
mỗi một trong chúng đều là hợp số.
Vậy nhưng, các số nguyên tố cũng có thể rất gần nhau. Cặp số ( 2,3) là cặp

số nguyên dương liên tiếp duy nhất mà cả hai đều là số nguyên tố. Cặp số ( p, q )

được gọi là cặp nguyên tố sinh đôi nếu cả hai đều là số nguyên tố và q = p + 2 .
Bộ ba số ( p, q, r ) được gọi là bộ số nguyên tố sinh ba nếu cả ba số đều là số

nguyên tố và q = p + 2, r = q + 2 = p + 4.

18
Tìm tất cả các bộ số nguyên tố sinh ba là một bài tập đơn giản. Thật vậy,
giả sử ( p, q, r ) là một bộ số nguyên tố sinh ba. Khi đó, với p = 2 ta có bộ ba số

( p, q, r ) = ( 2, 4,6 ) không thỏa mãn. Với p = 3 ta có bộ ba số ( p, q, r ) = ( 3,5,7 ) là

một bộ số nguyên tố sinh ba. Nếu p  3 thì p có dạng 3k + 1 hoặc


3k + 2, k  , k  1 Do đó, q = p + 2 và r = q + 2 = p + 4 sẽ là những hợp số có
dạng 3k . Vì vậy, ta chỉ tìm được duy nhất một bộ số nguyên tố sinh ba là bộ ba số
( p, q, r ) = ( 3,5,7 ) .
Tuy nhiên câu hỏi sau đây thì lại là một giả thuyết lớn: Tồn tại vô hạn cặp
số nguyên tố sinh đôi?
2.3.4. Định nghĩa. Với mỗi số thực dương x cho trước. Định nghĩa hàm đếm các
số nguyên tố không vượt quá x như sau
 ( x) = 1,
p x

trong đó p  x lấy các giá trị nguyên tố không vượt quá x .


Từ Định lý Euclid nói rằng có vô hạn số nguyên tố, ta suy ra rằng
lim  ( x) = .
x →

2.3.5. Định lý số nguyên tố. Ta có


 ( x) log x
lim = 1.
x → x
Định lý số nguyên tố (PNT) được giới thiệu độc lập bởi Gauss và Legendre
vào năm 1773. Vào năm 1896, định lý này được chứng minh bởi Hadamard (nhà
toán học Pháp) và một cách độc lập bởi C.J. de la Vale’e Poussin (nhà toán học
x
Bỉ). Định lý phát biểu rằng,  ( x ) tiệm cận với . Như vậy, số các số
log x

n 2 n
nguyên tố không vượt quá n là vào khoảng = . Một chứng minh
log n log n
sơ cấp của Định lý số nguyên tố bạn đọc có thể tìm hiểu ở [13]. Ta minh hoạ định
lý này qua bảng sau:

19
x x
x  (x)  ( x) /
ln x ln x
103 168 144,8 1,160
104 1229 1085,7 1,132
105 9592 8685,9 1,104
106 78498 72382,4 1,085
107 664575 620420,7 1,071
108 5761455 5428681,0 1,061
109 50847534 48254942,4 1,054
1010 455052512 434294481,9 1,048
1011 4118054133 394813663,7 1,043
1012 37607912018 36191206825,3 1,039
1013 3460665535898 33407267837,1 1,036

Hiện nay, chủ đề về phân bố số nguyên tố vẫn được các nhà toán học và
những người yêu toán trong và ngoài nước quan tâm. Năm 2008, Green và Tao
Terence đã chứng minh được kết quả sau.
2.3.6. Định lý Green – Tao. Tập hợp các số nguyên tố chứa vô hạn cấp số cộng
với mọi độ dài hữu hạn, nghĩa là cho trước một số nguyên dương k tuỳ ý, luôn
tồn tại vô hạn cấp số cộng gồm k số hạng, mà mỗi số hạng đều là số nguyên tố.
Đây là một điều kỳ lạ, vì cho trước đó cấp số cộng dài nhất mà mọi số hạng
đều là số nguyên tố chỉ gồm 24 số hạng. Kết quả toán học này của Ben Green và
Tao Terence mang tầm triết học sâu sắc về mối quan hệ giữa tính ngẫu nhiên của
sự phân bố số nguyên tố và tính cấu trúc chặt chẽ của cấp số cộng trong toán học.
Kết quả quan trọng này của Ben Green và Tao Terence đã được công bố trong bài
báo: “Ben Green, Tao Terence (2008), The primes contain arbitrarily long
arithmetic progressions, Annals of Mathematics, 167 (2), pp. 481–547.”
Ví dụ. Chứng minh rằng, với m  2 giữa m và m! có ít nhất một số nguyên tố.
Từ đó hãy suy ra có vô hạn số nguyên tố.
Chứng minh. Với m  2 ta có m!− 1  1 có một ước số nguyên tố p . Ta có
p  m!− 1 hay p  m! . Mặt khác, ta có m  p bởi vì nếu m  p thì p là ước của
m! , suy ra p là ước của 1. Vô lý. Vậy, chúng ta đã chỉ ra tồn tại ít nhất một số
nguyên tố p sao cho m  p  m! Giả sử chỉ có hữu hạn các số nguyên tố là
p1 ,, pk ( k  1) . Khi đó, ta xét số nguyên m = p1 p2  pk . Giả sử p là số nguyên

20
tố sao cho m  p  m! . Khi đó p = pi ,(1  i  k ) nào đó và do đó có bất đẳng

thức sau
p1  pk  pi  ( p1  pk )!

Ta gặp phải mâu thuẫn. Phép chứng minh kết thúc.


Ví dụ. Cho trước số nguyên dương n  2 tuỳ ý. Chứng minh rằng tồn tại n số tự
nhiên liên tiếp mà mỗi một trong chúng đều là hợp số.
Chứng minh. Chúng ta luôn chỉ ra được một dãy gồm n hợp số tự nhiên liên tiếp.
Đó là dãy gồm n số tự nhiên sau đây:

( n + 1)!+ 2; ( n + 1)!+ 3; ..., ( n + 1)!+ ( n + 1) .


Chẳng hạn, ta có một dãy 4 số tự nhiên liên tiếp đều là hợp số, đó là
122, 123, 124, 125 (n = 4)
2.4. MỘT SỐ ĐỒNG DƯ THỨC ĐẶC BIỆT
VÀ ỨNG DỤNG TRONG BÀI TOÁN KIỂM TRA NGUYÊN TỐ

2.4.1. Định lý Wilson. Số tự nhiên p  1 là số nguyên tố khi và chỉ khi


( p − 1)!  −1 (mod p).
2.4.2. Kiểm tra nguyên tố bởi Định lý Wilson
Để đơn giản, ta gọi công việc xem xét một số nguyên đã cho có phải là số
nguyên tố hay không là kiểm tra nguyên tố. Về mặt lý thuyết, Định lý Wilson có
thể được dùng để kiểm tra nguyên tố. Tuy nhiên, thuật toán dựa theo định lý
Wilson khó có thể sử dụng với những số nguyên lớn, bởi vì khi số p đủ lớn thì số

( p − 1)! cũng sẽ rất lớn. Do đó, số các phép tính bit đòi hỏi sẽ quá lớn.
19 = 1 24 + 0  23 + 0  22 + 1 21 + 1 20 = 10011(2) .
0 + 1 = 1, 0 + 0 = 0,1 + 1 = 10.
Tuy nhiên nhờ sự hỗ trợ của phần mềm Maple ta có thể thực hiện kiểm tra
nguyên tố nhờ Định lý Wilson.
Ví dụ
Bước 1: Nhập số nguyên dương cần kiểm tra
[ p := 2311;

21
Bước 2: Kiểm tra điều kiện ( p − 1)!  −1(mod p) có thoả mãn hay không bằng
lệnh
[ > evalb ((p-1)! mod p = p – 1) ;
true
Như vậy, p là một số nguyên tố.
Ví dụ
Bước 1: Nhập số nguyên dương cần kiểm tra
[ q := 24253;
Bước 2: Kiểm tra điều kiện ( q − 1)!  −1( mod q ) có thoả mãn hay không bằng

lệnh
[ > evalb ((q –1)! modq = q –1 ) ;
false
Như vậy, q không phải là số nguyên tố.
Các định lý sau đây có nhiều ứng dụng trong bài toán kiểm tra nguyên tố.
2.4.3. Định lý Euler. Giả sử a là số nguyên và m là số tự nhiên lớn hơn 1 sao cho
a và m nguyên tố cùng nhau. Khi đó, ta có đồng dư thức
 1( mod m ) ,
 ( m)
a

trong đó  ( m ) là hàm số Euler biểu thị số các số nguyên dương, không vượt quá

m và nguyên tố cùng nhau với m.


 1( mod 8 ) hay 34 = 81  1( mod 8) .
 (8)
Ví dụ. 3

2.4.4. Định lý Fermat bé. Nếu p là số nguyên tố và a là số nguyên không chia

hết cho p thì a p−1  1( mod p ) .

Chứng minh. Cách chứng minh thứ nhất: Áp dụng Định lý Euler với m = p ta có

 1( mod p ) . Mặt khác, do p là số nguyên tố nên  ( p ) = p − 1 do đó


( p)
a

a p−1  1( mod p ) . █

Các chứng minh thứ hai: Xét p − 1 số nguyên a, 2a,..., ( p − 1) a . Những số

này đều không chia hết cho p và đôi một không đồng dư với nhau theo môđun p .

22
Do đó, mỗi số nguyên của hệ này sẽ đồng dư theo môđun p với một và chỉ một số

nguyên của hệ p − 1 số nguyên 1, 2,..., ( p − 1) . Do đó

a  2a   ( p − 1) a  1 2   ( p − 1)( mod p ) .

Từ đó
a p −1 ( p − 1)!  ( p − 1)!( mod p ) .

Vì p là số nguyên tố, nên gcd (( p − 1)!, p ) = 1 . Vì vậy, giản ước hai vế của đồng
dư thức trên cho ( p − 1)! ta có đồng dư thức cần chứng minh a p−1  1(mod p). █

2.4.5. Hệ quả. Nếu p là số nguyên tố và a là số nguyên tùy ý thì a p  a ( mod p ) .

Chứng minh. Với mỗi số nguyên a tùy ý, ta xét hai trường hợp sau:
Nếu a  0 ( mod p ) thì a p  0 ( mod p ) . Do đó, theo tính chất bắc cầu của

quan hệ đồng dư ta suy ra a p  a ( mod p ) .

Nếu a không đồng dư với 0 theo môđun p thì a và p nguyên tố cùng

nhau. Do đó, áp dụng Định lý 2.4.4, ta có a p−1  1(mod p). Nhân hai vế đồng dư

thức này với a ta có a p  a ( mod p ) .

2.4.6. Giả thuyết Trung Quốc. Một cách độc lập với Định lý Fermat bé, các nhà
toán học Trung Quốc đã đưa ra một giả thuyết (thường gọi là Giả thuyết Trung
Quốc) nói rằng: p là một số nguyên tố khi và chỉ khi 2 p 2(mod p) . Quả là, nếu

p là số nguyên tố, thì 2 p 2(mod p) vì đây là trường hợp đặc biệt của Định lý bé
Fermat. Song mệnh đề ngược lại (Nếu 2 p 2(mod p) thì p là số nguyên tố) là

sai. Chẳng hạn, ta có 2341 2(mod341) , nhưng 341 = 11 31 là hợp số. Như vậy,
mệnh đề ngược lại của Định lí Fermat bé không đúng và Giả thuyết Trung Quốc
cũng đã có câu trả lời phủ định. Tuy nhiên nhờ Giả thuyết Trung Quốc vừa nêu
mà người ta dẫn xuất đến khái niệm số giả nguyên tố sau đây.
2.4.7. Kiểm tra nguyên tố bởi Định lý Fermat bé
Theo Định lý Fermat bé, nếu n là số nguyên tố và b là số nguyên tuỳ ý, thì
bn  b(mod n) . Do đó, nếu tồn tại số nguyên b sao cho đồng dư thức

bn  b(mod n) không xảy ra thì n phải là hợp số. Vì vậy, với một số nguyên b ,
23
Định lý Fermat bé cho một phép thử điều kiện cần để một số nguyên n là số
nguyên tố. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này không cần và đủ, vì mệnh đề ngược của
Định lý Fermat bé không đúng. Ta chỉ ra một phản ví dụ sau: Chứng minh rằng
2341 2(mod341).
Thật vậy, vì gcd ( 2,11) = 1 và 11 là số nguyên tố, nên áp dụng Định lý

Fermat bé ta có 210  1( mod11) . Do đó

( )
34
2341 = 2  210  2 ( mod11) .

Tương tự, vì gcd ( 2,31) = 1 và 31 là số nguyên tố, nên áp dụng Định lý Fermat bé

ta có 230  1( mod 31) . Do đó

( )  (2 )
2 30 11
2341 = 2  25  2 ( mod31) .

Từ hai đồng dư thức trên suy ra


2341  2 ( mod11) .

2341  2 ( mod 31) .

Do đó
2341  2 ( mod lcm (11,31) ) .

Bởi vì lcm (11,31) = 11 31 = 341 nên 2341 2(mod341). Ta có điều cần chứng

minh. Tuy nhiên 341 = 11 31 là hợp số.


2.4.8. Định lý. Cho m là một số tự nhiên lớn hơn 1. Khi đó, nếu tồn tại một số
nguyên a nào đó sao cho m − 1 là số nguyên dương bé nhất thỏa mãn đồng dư
thức a x 1 (mod m) thì m là số nguyên tố.
Chứng minh. Giả sử m − 1 là số nguyên dương bé nhất thỏa mãn đồng dư thức
ax 1 (mod m) và m là một hợp số. Khi đó  ( m )  m − 1. Bởi vì

am 1
1 (mod m) nên a m 1 , m 1, m 1, do đó am 1 , m a, m 1. Theo

Định lý Fermat bé ta có a
m
1 (mod m) với  ( m )  m − 1. Ta gặp mâu thuẫn

với giả thiết của m. █

24
2.4.9. Định lý Lucas. Cho m là một số tự nhiên lớn hơn 1. Khi đó, nếu tồn tại một
số nguyên a nào đó thỏa mãn hai điều kiện
(i) a m 1
1 (mod m)
m 1

(ii) a p
không đồng dư với 1 với mọi ước nguyên tố p của m – 1,
thì m là số nguyên tố.
Chứng minh. Giả sử m thỏa mãn các điều kiện (i) và (ii) của Định lý và m là hợp
số. Khi đó  ( m )  m − 1. Từ a m 1
1 (mod m) suy ra a m 1 , m 1, m 1, nên

am 1 , m a, m 1. Với giả thiết (1) ta gọi h là một số nguyên dương bé nhất

sao cho a h 1 (mod m) . Ta chứng minh rằng h là ước của m – 1. Thật vậy, ta
viết được m − 1 = hq + r , q,r  , 0  r  m − 1. Từ đó suy ra
q
am 1
a hq r
ah ar a r mod m .

Do đó a r 1 mod m . Từ tính nguyên dương nhỏ nhất của h sao cho

ah 1 (mod m) ta suy ra r = 0 hay h là ước của m – 1. Từ đây suy ra tồn tại một
m −1
số nguyên tố p sao cho là một số nguyên. Do vậy ta có
ph
m 1 m 1
a p
ah ph 1 (mod m)

Đồng dư thức cuối cùng này mâu thuẫn với giả thiết (ii) trong Định lý. █
2.4.10. Phương pháp kiểm tra nguyên tố. Theo Định lý Lucas chúng ta xây dựng
một phương pháp kiểm tra một số m đã cho là một số nguyên tố hay hợp số.
(i) Trước hết chọn a = 2 và tìm thặng dư không âm bé nhất x sao cho
2m−1  x ( mod m ) . Nếu x khác 1 thì m là hợp số.

(ii) Nếu a m−1  1( mod m ) thì chúng ta cũng chưa kết luận được m là số

nguyên tố hay hợp số. Khi đó, chúng ta tìm tất cả các ước nguyên tố p của m − 1
m−1

và tính toán để tìm các thặng dư y nhỏ nhất sao cho a p


 y ( mod m ) . Nếu tất cả

các thặng dư y này đều khác 1 thì m là số nguyên tố.

25
m−1

(iii) Nếu tồn tại chỉ một ước nguyên tố p sao cho a p
 1( mod m ) thì ta

cũng chưa kết luận được m là số nguyên tố hay là hợp số. Trong trường hợp này
chúng ta cố gắng tiến hành các quá trình nữa như trên với a = 3, 5 hoặc một số
khác để nhận được một kết quả nhất định.
Ví dụ. Kiểm tra số 523 là số nguyên tố bằng phương pháp Lucas.
Với m = 523 ta có m − 1 = 522 = 2  32  29. Từ đó suy ra m − 1 có ba ước nguyên
tố là 2, 3, 29. Chọn a = 2 ta có gcd ( a, 523) = 1 . Chúng ta có sau một số tính toán

2522 1 (mod 523).


522
a 2
a 261 không đồng dư với 1 theo mô đun 523;
522
a 3
a174 không đồng dư với 1 theo mô đun 523;
522
a 29
a18 không đồng dư với 1 theo mô đun 523
Như vậy, theo Định lý Lucas ta suy ra 523 là số nguyên tố.

2.5. SỐ GIẢ NGUYÊN TỐ VÀ SỐ CARMICHAEL

Qua nhiều thống kê cho thấy rằng, nếu một số nguyên dương thỏa mãn kết
luận của Định lí Fermat bé thì chưa khẳng định được nó là số nguyên tố nhưng
"có nhiều khả năng" nó là số nguyên tố. Từ đó, dẫn xuất đến khái niệm sau
2.5.1. Định nghĩa. Một hợp số n được gọi là số giả nguyên tố nếu
2n  2 ( mod n ) .

Ví dụ. Số nguyên 341 là số giả nguyên tố.


Thật vậy, ta có 341 = 11.31 là một hợp số.
Bởi vì gcd ( 2,11) = 1 , nên áp dụng Định lý Fermat bé, ta có

210  1(mod11).
Do đó
2340 = (210 )34  1(mod11).
Tương tự, vì gcd ( 2,31) = 1 và 31 là số nguyên tố nên áp dụng Định lý Fermat bé,

ta có 230  1(mod 31). Do đó


26
2340 = ( 230 ) . ( 25 )  1(mod 31).
11 2

Vì vậy, suy ra 2340  1(mod lcm 11,31) hay 2340  1(mod 341). Do đó

2341  2(mod 341) hay 341 là số giả nguyên tố.


Ví dụ. Số nguyên 561 là số giả nguyên tố.
Thật vậy, trước hết ta có 561 = 3.11.17 là một hợp số.
Vì gcd ( 2,3) = gcd ( 2,11) = gcd ( 2,17 ) = 1 , nên áp dụng Định lý Fermat bé có

22  1(mod 3)
210  1(mod11)
216  1(mod17).
Do đó lũy thùa hai vế 3 đồng dư thức trên ta có
2560 = (22 ) 280  1(mod 3)
2560 = (210 )56  1(mod11)
2560 = (216 )35  1(mod17).

Từ đó suy ra, 2560  1 (mod lcm 3,11,17) hay 2560  1(mod561). Do đó, 561 là số

giả nguyên tố.


2.5.2. Định lý. Nếu n là một số giả nguyên tố lẻ thì số Mersenne M n = 2n − 1

cũng là một số giả nguyên tố lẻ lớn hơn n .


Chứng minh. Do n là hợp số nên n = rs, với 1  r  s  n. Do đó

( ) ( 
)( ) ( ) + ( 2 ) + 1 .
s s −1 2
M n = 2n − 1 = 2r − 1 = 2r − 1  2r + + 2r r

Từ đây suy ra 2r − 1 là ước lớn hơn 1 của M n hay M n là một hợp số lớn hơn n .

Theo giả thiết n là số giả nguyên tố, ta có 2n  2 ( mod n ) hay tồn tại một số

nguyên dương k nào đó sao cho 2n − 2 = kn. Do đó 2M n − 1 = 22 − 2 = 2kn. Vì vậy


n

2M n − 1 − 1 = 2kn − 1

( ) −1
k
= 2n

= ( 2 − 1) ( ( 2 ) ( ) + ( 2 ) + 1)
k −1 2
n n
+ + 2n n

= Mn (( 2 )
n k −1
+ ( )
+ 2n + 1 . )
27
Từ đẳng thức trên ta suy ra 2M n − 1 − 1  0 ( mod M n ) , hay 2 M n − 1  1( mod M n ) .

Nhân hai vế với 2 ta có 2 M n  2 ( mod M n ) tức M n là một số giả nguyên tố. Định

lý được chứng minh. █

2.5.3. Hệ quả. Tồn tại vô hạn các số giả nguyên tố lẻ.


Chứng minh. Ta có số n = 341 là số giả nguyên tố lẻ. Theo Định lý 2.5.2 ta xây
dựng được một dãy tăng vô hạn các số giả nguyên tố lẻ sau đây
M n −1
n  Mn  2 − 1  22 − 1 ...
Mn

Từ đó suy ra được tính vô hạn của tập hợp các số giả nguyên tố lẻ. █

2.5.4. Số giả nguyên tố với cơ sở b. Giả sử b là một số nguyên dương cho trước.

Một hợp số n được gọi là số giả nguyên tố cơ sở b nếu bn  b ( mod n ) .

Như vậy, mỗi số giả nguyên tố là số giả nguyên tố cơ sở 2.


Ví dụ. Số 91 là số giả nguyên tố cơ sở 3.
Thật vậy, trước hết 91 = 7 13 là một hợp số. Ta cần chứng minh:

391  3 ( mod 91) .

Do 7 là số nguyên tố và gcd ( 3, 7 ) = 1 nên áp dụng Định lý Fermat bé, ta có

36  1(mod 7).
Lũy thừa mũ 15 hai vế đồng dư thức trên ta nhận được đồng dư thức
390 = (36 )15  1(mod 7).
Tương tự áp dụng Định lý Fermat bé ta cũng thu được đồng dư thức sau
312  1( mod13) .

Lũy thừa hai vế đồng dư thức vừa nêu trên ta có

390 = 36  384 = 36  ( 312 )  36  ( 33 )  27 2  1(mod13).


7 2

Do đó
390  1(mod13).

Tổ hợp hai đồng dư thức trên ta thu được 390  1( mod lcm ( 7,13) ) , hay

390  1( mod91) . Chỉ việc nhân hai vế đồng dư thức này với 3 ta có

391  3( mod91) . Như vậy, số nguyên 91 là số giả nguyên tố cơ sở 3.

28
Phản ví dụ. Hợp số 341 là số giả nguyên tố cơ sở 2. Hợp số 341 không phải là số
giả nguyên tố cơ sở 7. Thật vậy, ta có
73 = 343  2(mod 341),
210 = 1024  1(mod 341)
Do đó
7340 = 7  7339 = 7  (73 )113
 7  2113 (mod 341)
 7  23  ( 210 ) (mod 341)
11

 56 ( mod 341)

Vì vậy, các đồng dư thức 7340  1(mod341) hay 7341  7 (mod 341) không xảy ra.
Do đó, hợp số 341 không phải là số giả nguyên tố cơ sở 7.
Nói chung số giả nguyên tố ít hơn nhiều so với các số nguyên tố. Chẳng
hạn, có tất cả 455052512 số nguyên tố bé hơn 1010, nhưng chỉ có 14884 số giả
nguyên tố cơ sở 2 trong khoảng đó. Cụ thể hơn, có 5 số nguyên tố bé hơn 12 là
2,3,5,7,11 nhưng không có số giả nguyên tố cơ sở 2 trong khoảng đó. Sự kiện
này giải thích điều: Các số thoả mãn kết luận của Định lý Fermat bé có nhiều khả
năng là số nguyên tố. Tuy nhiên, đối với mọi cơ sở tuỳ ý, số các số giả nguyên tố
là vô hạn. Chẳng hạn, như ta đã chứng minh điều đó với cơ sở 2.
2.5.5. Số Carmichael. Hợp số n thỏa mãn đồng dư thức b n−1  1 (mod n) với mọi

số nguyên dương b sao cho gcd ( b, 561) = 1 được gọi là số Carmichael. Nói khác

đi, hợp số n thỏa mãn đồng dư thức b n  b (mod n) với mọi số nguyên dương b
được gọi là số Carmichael.
Như vậy, số Carmichael là số giả nguyên tố với mọi cơ sở b.
Ví dụ. Số nguyên 561 là một số Carmichael. Thật vậy, ta có 561 = 3 1117 là
một hợp số. Giả sử b là số nguyên dương sao cho gcd ( b,561) = 1 thế thì

gcd ( b,3) = gcd ( b,11) = gcd ( b,17 ) = 1 .

Vì vậy, áp dụng Định lý Fermat bé ba lần, ta có

29
b 2  1(mod 3)
b10  1(mod11)
b16  1(mod17).
Từ đó suy ra
b560 = (b 2 ) 280  1(mod 3)
b560 = (b10 )56  1(mod11)
b560 = (b16 )35  1(mod17).

Do đó, b560  1(mod 3,11,17) hay b560  1(mod561).

Vì vậy, số 561 là số Carmichael.


Giả thuyết: Tồn tại vô hạn số Carmichael, đã được chứng minh bởi R.
Alford, A. Granville, C. Pomarance, vào năm 1993.
Định lý sau đây cho một cách tìm số Carmichael.
2.5.6. Định lý. Số tự nhiên n là số Carmichael khi và chỉ khi n = q1q2 ...qk , trong
đó q j là các số nguyên tố khác nhau thoả mãn q j − 1 là ước của n − 1 với mọi

j = 1,2,..., k.
Chứng minh. (i) Giả sử n = q1q2 ...qk , trong đó q j ,( j = 1,2,..., k ), là các số nguyên

tố khác nhau thoả mãn q j − 1 là ước của n − 1 , khi đó n là số Carmichael. Thật

vậy, giả sử b là số nguyên dương sao cho gcd(b, n) = 1. Khi đó gcd(b, q j ) = 1, do


q j −1
đó theo Định lý Fermat bé ta có b  1(mod q j ). Vì q j − 1 là ước của n − 1 nên

bn−1  1(mod q j ), do đó bn−1  1(mod  q1 ,..., qk ) hay ta có bn−1  1(mod n). Vậy n

là số Carmichael. Phần đảo lại của định lý trên, bạn đọc có thể tìm hiểu ở [18]. █
Ví dụ. Sử dụng Định lý 3.4.8 chúng ta tìm được một số ví dụ về số Carmichael
561 = 3.11.17; 1729 = 7.13.19; 6601 = 7.23.41 ; 294409 = 37.73.109.
2.5.7. Kiểm tra số giả nguyên tố bởi phần mềm Maple. Để kiểm tra số n có phải
là số giả nguyên tố cơ sở b hay không, ta cần chỉ ra rằng n là hợp số và sau đó
kiểm tra điều kiện bn − b  0(mod n) có được thỏa mãn hay không. Thủ tục được
tiến hành như sau:
+ Nhập vào hai số nguyên n , b bằng các lệnh
[ n := 56348327841; b := 2;

30
n := 56348327841
b := 2
+ Kiểm tra xem n có là số nguyên tố hay không (nếu n là số nguyên tố thì nó
không phải là số giả nguyên tố)
[ > isprime (n);
false
+ Nếu kết quả là “false” thì tiến hành kiểm tra đồng dư thức bn − b  0(mod n) có
thỏa mãn hay không
[> is (b^n - bmod n = 0) ;
Nếu như hàm trả lời giá trị “true” thì n là số giả nguyên tố cơ sở b .
[ n := 1373653; b := 3;
n := 1373653
b := 3
[ isprime (1373653) ;

false
[ is(31373653 − 3 mod 1373653 = 0);
true
Kết quả cho thấy 1373653 là số giả nguyên tố cơ sở 3.

31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Các số nguyên tố là vật liệu cơ bản để xây dựng tất cả các số tự nhiên.
Những bài toán trên số tự nhiên đều có thể chuyển về bài toán trên số nguyên tố.
Vì các số tự nhiên tăng lên vô hạn, nên câu hỏi đầu tiên đặt ra là: Có bao
nhiêu số nguyên tố? Có thể liệt kê tất cả chúng ra hay chúng lập thành một dãy vô
hạn? Giả thuyết thứ hai là đúng. Để chứng minh điều này, Euclid đã đưa ra một
lập luận rất đẹp, xuất phát từ giả thiết rằng dãy số nguyên tố là hữu hạn và đi đến
việc chỉ ra có một số nguyên tố mới khác với các số nguyên tố đã có.
Sau khi Euclid chứng minh có vô số các nguyên tố, nhiều câu hỏi xung
quanh các số nguyên tố đã được nêu ra. Một số câu hỏi đó, dưới những phát biểu
đơn giản, đã trở thành những bài toán trong lịch sử toán học mà cho đến nay vẫn
chưa có lời giải trọn vẹn.
Với những ứng dụng to lớn và sâu sắc của số nguyên tố, việc tiếp tục
nghiên cứu về số nguyên tố là cần thiết.

32
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CỦA CHƯƠNG 2

A. CÂU HỎI
2.1. Nêu định nghĩa, tính chất và một vài ứng dụng của số nguyên tố?
2.2. Nêu một số kết quả về sự phân bố của số nguyên tố?
2.3. Viết dạng công thức của các số nguyên tố đặc biệt (Euclid, Fermat,
Mersenne,…)?
2.4. Nêu một vài giả thuyết số học liên quan đến số nguyên tố?
2.5. Kiểm tra nguyên tố là gì? Một số thuật toán kiểm tra nguyên tố?
2.6. Định nghĩa, tính chất và ứng dụng của số giả nguyên tố?
2.7. Định nghĩa, tính chất và ứng dụng của số Carmichael?
2.8. Viết cú pháp kiểm tra nguyên tố, giả nguyên tố trên phần mềm Maple?
2.9. Lập danh sách và nêu ứng dụng của một số loại số nguyên tố đặc biệt (số
nguyên tố Euclid, số nguyên tố Fermat, số nguyên tố Pythagor, số nguyên tố Bell,
số nguyên tố Chen, số nguyên tố Dirichllet, số nguyên tố Fibonacci, số nguyên tố
Pell,...)
2.10. Phát biểu và chứng minh Định lý Euclid, Định lý Wilson, Định lý Fermat
bé.
B. BÀI TẬP
2.1. Cho p là số tự nhiên lớn hơn 1. Chứng minh rằng, p là số nguyên tố khi và

chỉ khi C kp  0 ( mod p ) , k = 1,2,..., p − 1. .

2.2. Chứng minh rằng, nếu m  2 thì  (m)  1 , trong đó  (m) là hàm số Euler.
Từ đó hãy suy ra có vô hạn số nguyên tố.
2.3. Chứng minh rằng có vô hạn số nguyên tố có dạng 4m + 3, m  .
2.4. Chứng minh rằng có vô hạn số nguyên tố có dạng 6m + 5, m  .
2.5. Chứng minh rằng, với m  2 giữa m và m! có ít nhất một số nguyên tố. Từ
đó hãy suy ra có vô hạn số nguyên tố.
n
2.6. Chứng minh số Fermat Fn = 22 + 1 có ước nguyên tố 641 khi n = 5 .
2.7. Cho p là số nguyên tố, chứng minh rằng với mọi số nguyên a và b , ta có

( a + b ) p  a p + b p (mod p).

33
2.8. Chứng minh rằng, các Định lý Euler và Định lí Fermat bé là tương đương với
nhau.
2.9. Chứng minh rằng, dãy số Fermat
Fn = 22 + 1,(n = 0,1,2,...)
n

là dãy số nguyên tố sánh đôi. Từ đó hãy suy ra có vô hạn số nguyên tố.


2.10. Chứng minh rằng dãy số Fibonacci chứa dãy vô hạn các số nguyên tố sánh
đôi. Từ đó hãy suy ra có vô hạn số nguyên tố.
2.11. Chứng minh rằng:
a) Nếu các số 6m + 1,12m + 1,18m + 1 đều là những số nguyên tố thì số
(6m + 1)(12m + 1)(18m + 1) là số Carmichael.
b) Các số sau đây là số Carmichael:
1729, 6601, 294409, 56052361, 118901521, 172947529 .
2.12. Tìm tất cả các số tự nhiên b sao cho 15 là số giả nguyên tố cơ sở b.
2.13. Chứng minh rằng n = 2047 là số giả nguyên tố cơ sở 2.
2.14. Chứng minh rằng, nếu p, q là các số nguyên tố lẻ khác nhau thì n = pq là

số giả nguyên tố cơ sở 2 khi và chỉ khi M p M q = (2 p − 1)(2q − 1) là số giả nguyên

tố cơ sở 2.
2.15. Tìm số Carmichael nhỏ nhất.
2.16. Chứng minh rằng: Có vô hạn đa thức bất khả quy trên một trường.
2.17. Tìm số tất cả các đa thức đơn hệ bất khả quy bậc hai trên trường p
các số

nguyên mod p .
2.18. Chứng minh rằng, tồn tại ít nhất một đa thức bậc hai đơn hệ bất khả quy
trên trường p
các số nguyên mod p .

2.19. Tìm số tất cả các đa thức đơn hệ bất khả quy bậc ba trên trường p
các số

nguyên mod p .
2.20. Chứng minh rằng, tồn tại ít nhất một đa thức bậc ba đơn hệ bất khả quy trên
trường p
các số nguyên mod p .

2.21. Ký hiệu  ( n ) là hàm số Euler. Chứng minh rằng

34
( )  1
 p k = p k 1 −  ,
 p
với p là số nguyên tố và k là số nguyên dương. Từ đó hãy suy ra công thức tính

giá trị của hàm Euler  ( n ) .

2.22. Chứng minh rằng, vành p các số nguyên mô đun p là trường khi và chỉ

khi p là số nguyên tố.

2.23. Bằng quy nạp hãy chứng minh Định lý Fermat bé: Ta có a p  a ( mod p ) với

mọi số nguyên a và mọi số nguyên tố p.


2.24. Chứng minh số 217 là số giả nguyên tố cơ sở 5.
2.25. Chứng minh rằng, nếu số nguyên n là số Carmichael thì n không có ước
chính phương khác 1.
2.26. Chứng minh rằng, không có số Carmichael chẵn.

35
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP
CHƯƠNG 2. SỐ NGUYÊN TỐ VÀ ỨNG DỤNG

Bài tập 2.1. Cho p là số tự nhiên lớn hơn 1. Chứng minh rằng, p là số nguyên tố

khi và chỉ khi C kp  0 ( mod p ) , k = 1,2,..., p − 1.

Giải. Giả sử p là một số nguyên tố. Khi đó theo công thức tính các tổ hợp, ta có

p ( p − 1) ( p − k + 1)
C pk =
k!
là một số nguyên với k = 1,..., p − 1. Do đó, tử số p ( p − 1) ( p − k + 1) là bội

của mẫu số k ! . Mặt khác, do p là số nguyên tố nên với các giá trị nhận được của

k ta có p và k ! là nguyên tố cùng nhau, do đó ( p − 1) ( p − k + 1) là bội của


k ! hay

tk =
( p − 1) ( p − k + 1) , k = 1,..., p − 1
k!
là những số nguyên. Vì vậy
C pk = ptk  0 ( mod p ) , k = 1,..., p − 1.

Ngược lại, giả sử


C pk  0 ( mod p ) , k = 1,..., p − 1

và p là một hợp số. Khi đó, p có một ước nguyên tố q nào đó sao cho
1  q  p . Với k = q áp dụng giả thiết chiều ngược lại của bài toán ta có đồng dư
thức
p ( p − 1) ( p − q + 1)  0
C pq =
q!
( mod p ) .
Từ đồng dư thức này ta suy ra ( p − 1) ( p − q + 1) là bội của q ! và do đó

( p − 1) ( p − q + 1) là bội của q . Vì q là số nguyên tố nên tồn tại một thừa số

( p − i ) ,1  i  q nào đó là bội của q . Nhưng vì q là ước của p nên q là một ước

của i . Ta gặp phải một mâu thuẫn với 1  i  q . ▄

36
Bài tập 2.2. Chứng minh rằng, nếu m  2 thì  (m)  1 , trong đó  (m) là hàm số
Euler. Từ đó hãy suy ra có vô hạn số nguyên tố.
Giải. Vì m  2 nên m − 1  1, do đó có ít nhất hai số nguyên dương không vượt
qúa m và nguyên tố cùng nhau với m , đó là 1 và m − 1 . Vì vậy theo định nghĩa
hàm Euler có

 ( m) =  1  1.
1 n  m
gcd ( n, m ) =1

Giả sử chỉ có hữu hạn số nguyên tố là p1 ,..., pk . Ta xét số nguyên dương

m = p1 p2 pk + 2  2 .

Theo kết quả trên ta có  ( m )  1. Mặt khác, với mỗi số nguyên dương n mà

1  n  m đều có một ước nguyên tố p nào đó. Vì chỉ có hữu hạn số nguyên tố

p1 ,..., pk nên p trùng với một số pi nào đó. Do đó, p là một ước chung của n

và m hay gcd ( n, m )  1 . Vậy  ( m ) = 1. Ta gặp mâu thuẫn với  ( m )  1. ▄

Bài tập 2.3. Chứng minh rằng có vô hạn số nguyên tố có dạng 4m + 3, m  .


Giải. Giả sử chỉ có hữu hạn các số nguyên tố có dạng 4m + 3, m  là

p1 ,, pk ( k  1) . Khi đó, ta xét một số nguyên có dạng 4m + 3, m  sau đây

a = 4 p1 p2  pk - 1  1.
Trước hết, do a là số lẻ nên các ước nguyên tố của a không thể có dạng 4m
hoặc 4m. Hơn nữa, nếu tất cả các ước nguyên tố của a đều có dạng 4m + 1 thì a
là tích của tất cả các ước nguyên tố của nó sẽ phải có dạng 4m + 1 và điều đó mâu
thuẫn với a có dạng 4m + 3. Vì vậy, a phải có ít nhất một ước nguyên tố dạng
4m + 3. Sử dụng giả thiết chỉ có hữu hạn các số nguyên tố dạng 4m + 3 là
p1 ,, pk ta suy ra p = pi nào đó. Do đó, số nguyên tố p = pi là ước của 1. Ta
gặp phải mâu thuẫn.
Bài tập 2.4. Chứng minh rằng có vô hạn số nguyên tố có dạng 6m + 5, m  .
Giải. Giả sử chỉ có hữu hạn các số nguyên tố có dạng 6m + 5, m  . là

p1 ,, pk ( k  1) . Khi đó, ta xét một số nguyên có dạng 6m + 5, m  sau đây

a = 6 p1 p2  pk - 1  1.
37
Trước hết, do a là số lẻ nên tất cả các ước nguyên tố của a không thể là ước
chẵn với dạng 6m,6m + 2,6m + 4. Ngoài ra, nếu a có ước nguyên tố p dạng
6m + 3 thì p = 3 và do đó ra 3 là ước của 1, ta gặp mâu thuẫn. Còn nếu tất cả các
ước nguyên tố của a đều có dạng 6m + 1 thì a là tích của tất cả các ước nguyên
tố của nó sẽ có dạng 6m + 1 và điều này mâu thuẫn với a có dạng 6m + 5.
Vì vậy, a phải có ít nhất một ước nguyên tố có dạng 6m + 5, m  . Sử

dụng giả thiết chỉ có hữu hạn các số nguyên tố dạng 6m + 5 là p1 ,, pk ( k  1) ,

suy ra p = pi nào đó. Do đó, số nguyên tố p = pi là ước của 1. Ta gặp phải mâu
thuẫn. ▄
Bài tập 2.5. Chứng minh rằng, với m  2 giữa m và m! có ít nhất một số nguyên
tố. Từ đó hãy suy ra có vô hạn số nguyên tố.
Giải. Với m  2 ta có m!− 1  1 có một ước số nguyên tố p . Ta có p  m!− 1 hay
p  m! . Mặt khác, m  p vì nếu m  p thì p là ước của m! , suy ra p là ước của
1 và ta gặp mâu thuẫn. Như vậy, chúng ta đã chỉ ra được tồn tại ít nhất một số
nguyên tố p sao cho m  p  m!
Giả sử chỉ có hữu hạn các số nguyên tố là p1 ,, pk . Khi đó, ta xét số
nguyên m = p1 p2  pk . Ta có m  2 . Gọi p là số nguyên tố nằm giữa m và m!
tức m  p  m! . Sử dụng giả thiết chỉ có hữu hạn số nguyên tố nói trên ta suy ra

p = pi ,(1  i  k ) nào đó và do đó ta có bất đẳng thức sau đây:

p1  pk  pi  ( p1  pk )!

Ta gặp phải mâu thuẫn, đó là p1  pk  pi . Phép chứng minh kết thúc. ▄


n
Bài tập 2.6. Chứng minh số Fermat Fn = 22 + 1 có ước nguyên tố 641 khi n = 5 .

Giải. Ta có 641 = 640 + 1 = 5 128 + 1 = 5  27 + 1 nên 5  27  −1( mod 641) . Từ đó

luỹ thừa bậc 4 hai vế đồng dư thức này ta có


54  228  1( mod 641) .

Mặt khác, 641 = 625 + 16 = 54 + 24 nên 54  −24 ( mod 641) . Từ đó nhân hai vế

đồng dư thức này với 228 ta có


54  228  −232 ( mod 641) .
38
Sử dụng tính chất bắc cầu của đồng dư thức, ta suy ra
1  −232 ( mod 641) ,

hay
232 + 1  0 ( mod 641) .

Vì vậy, F5 = 22 + 1 = 232 + 1  0 ( mod 641) , hay F5 là một hợp số. ▄


5

Bài tập 2.7. Cho p là số nguyên tố, chứng minh rằng với mọi số nguyên a và b , ta

( a + b ) p  a p + b p (mod p).
Giải. Ta có
p  p −1 
(a + b) =  
C kp a p − k b k = a p +  C kp a p − k b k  + b p .
p
 
k =0  k =1 
Vì p là số nguyên tố nên

C kp  0 ( mod p ) , k = 1,..., p − 1 .

Do đó
p −1
 C kp a p −k bk  0 ( mod p ).
k =1

Vì vậy

( a + b ) p  a p + b p (mod p) .
Bài tập 2.8. Chứng minh rằng, các Định lý Euler và Định lí Fermat bé là tương
đương với nhau.
Giải. Trước hết ta phát biểu lại hai định lý này:
● Định lý Euler. Giả sử a là một số nguyên và n là một số tự nhiên lớn hơn 1. Khi

đó, nếu a và n nguyên tố cùng nhau thì a ( )  1( mod n ) .


 n

● Định lí Fermat bé. Nếu p là số nguyên tố và a là số nguyên không chia hết cho

p thì a p −1  1 (mod p ) .

● Nhận xét. Với mọi số nguyên tố p , nếu a  b(mod p k ) thì a p  b p (mod p k +1 ) .

Thật vậy, từ a  b(mod p k ) ta có a = b + p k t , , do đó

39
p −1

( ) = b p +  C ipb p −i p k t + p k t ( ) ( )
p i p
a p = b + pkt ,t .
i =1

Lại do p là số nguyên tố cho nên theo ta có C ip  0 ( mod p ) , i = 1,..., p − 1 . Từ


p −1

C b ( p t)  0 ( mod p ) . Mặt khác, p k t ( )  0 ( mod p ) , do


i p
đó chúng ta suy ra i i
p
k

k =1

đó a p  b p (mod p k +1 ) .
● Từ Định lý Fermat bé suy ra Định lý Euler:
Giả sử a và m  1, m  sao cho ( a, m ) = 1. Ta viết

m = p1 p2 1 2
pk k
dưới dạng phân tích tiêu chuẩn. Từ ( a, m ) = 1 ta suy ra

( a, p ) = 1, i = 1,..., k , do đo theo Định lý Fermat bé ta có


i

a pi −1  1( mod pi ) , i = 1, 2,..., k .

Theo nhận xét trên bằng cách luỹ thừa mũ pi liên tiếp hai vế của đồng dư thức ta

(a ) ( )
pi
pi −1
 1 mod pi2 , i = 1, 2,..., k

(a )  1 ( mod p ) , i = 1, 2,..., k
pi2
pi −1 3
i

( ) ( )
 −1
pi i
a pi −1  1 mod pii , i = 1, 2,..., k .

Từ đồng dư thức cuối cùng ta thu được

( )
i − 1
( pi −1)
a pi  1 mod pii , i = 1, 2,..., k .

( )
Sử dụng công thức  pi i = pi i ( pi − 1) , i = 1,..., k , ta suy ra
 

( ) 1
( mod p ) ,i = 1, 2,..., k () .

 pi i i
a i

Vì hàm Euler có tính chất nhân, nên

(
 ( m ) =  p1 p2 ... pk =  p1  p2 ... p2 ,
1 2 k
) ( ) ( ) ( ) 1 2 2

( )
hay  ( m ) là bội của  p11 . Do đó, luỹ thừa hai vế đồng dư thức (  ) với số mũ

( ) (
 p1 ... pi−1
1 i −1
) ( p )... ( p ) , ta có
i + 1
i +1
2
2

40
( ) ( ) ( ) = a(m)  1 mod p , i = 1,..., k .
a
 p11  p2 2 ... p2 2
( i) i

Theo tính chất của đồng dư thức ta thu được

(
a ( )  1 mod  pii , p22 ,..., pkk  .
 m
)
Vì m = p11 p22 ... pkk =  p11 , p22 ,..., pkk  là bội chung nhỏ nhất của các số nguyên
 
pii , i = 1,..., k , nên

a ( )  1( mod m ) , i = 1,..., k .
 m

● Ngược lại, Định lý Fermat bé là một hệ quả của Định lý Fermat. Thật vậy, vì a
không chia hết cho p và p là số nguyên tố nên ( a, p ) = 1 . Áp dụng Định lí Euler

a ( )  1 (mod p)
 p

Mặt khác, ta biết rằng  ( p) = p − 1 , do đó

a p −1  1 (mod p ) .
Ta thu được điều cần chứng minh. ▄
Bài tập 2.9. Chứng minh rằng, dãy số Fermat
Fn = 22 + 1,(n = 0,1,2,...)
n

là dãy số nguyên tố sánh đôi. Từ đó hãy suy ra có vô hạn số nguyên tố.


Giải. Giả sử Fn và Fn+ k là hai số Fermat và giả sử rằng tồn tại một số nguyên
h  1 là một ước chung của chúng. Khi đó, do Fn và Fn+ k đều là số nguyên lẻ,

nên h cũng là một số lẻ. Ta có

( ) ( )
 n
( ) 
2k 2k −1 2k − 2
2n + k
Fn+ k − 2 = 2 −1 = 2 2n
− 1 = Fn  22 + 2 2n
+ + 1 .
 
Do đó, Fn+ k − 2 là một bội của Fn . Từ đó suy ra h là ước chung của Fn+ k và

Fn+ k − 2 hay h là ước của hiệu Fn+k − ( Fn+k − 2 ) = 2 . Vì h là số lẻ, nên h = 1. Ta

gặp phải mâu thuẫn và do đó gcd ( Fn , Fn+k ) = 1 hay dãy số Fermat là dãy số

nguyên tố sánh đôi..

41
Từ nhận xét trên, suy ra rằng tất cả cả các số nguyên Fermat có tập các ước
nguyên tố khác nhau. Nhưng vì có vô hạn các số Fermat, do đó sẽ có vô hạn các
số nguyên tố. ▄
Bài tập 2.10. Chứng minh rằng dãy số Fibonacci chứa dãy vô hạn các số nguyên
tố sánh đôi. Từ đó hãy suy ra có vô hạn số nguyên tố.
Giải. Xét dãy Fibonacci ( Fn )n

F0 = F1 = 1, Fn+1 = Fn + Fn−1 , n  1 .

Dãy Fibonacci có các tính chất sau:


Fn+ m = Fn Fm + Fn−1 Fm−1 ;
Fn+1 Fn−1 = Fn 2 + ( −1)
n +1
.

Do đó, gcd ( Fn+1 , Fn ) = 1 hay dãy số Fibonacci chứa dãy vô hạn các số nguyên tố

sánh đôi. Từ dãy vô hạn các số nguyên tố sánh đôi ta trích ra được một dãy vô hạn
các số nguyên tố, bằng cách từ mỗi số của dãy chọn ra một ước nguyên tố. ▄
Bài tập 2. 11. Chứng minh rằng:
a) Nếu các số 6m + 1,12m + 1,18m + 1 đều là những số nguyên tố thì số
(6m + 1)(12m + 1)(18m + 1) là số Carmichael.
b) Các số sau đây là số Carmichael:
1729, 294409, 56052361, 118901521, 172947529 .
Giải. Nhắc lại Định lý sau đây cho ta một tiêu chuẩn kiểm tra của số Carmichael:
Số tự nhiên n là số Carmichael khi và chỉ khi n = q1q2 ...qk , trong đó
q j ,( j = 1,2,..., n), là các số nguyên tố khác nhau thoả mãn q j − 1 là ước của

n −1.
a) Đặt q1 = 6m + 1, q2 = 12m + 1, q3 = 18m + 1, n = q1q2 q2 . Ta có
q1 − 1 = 6m, q2 − 1 = 12m, q3 − 1 = 18m
đều là ước của n − 1 = q1q2 q3 − 1 . Do đó, áp dụng tiêu chuẩn kiểm tra của số
Carmichael ta suy ra (6m + 1)(12m + 1)(18m + 1) là số Carmichael. ▄
b) Dùng tiêu chuẩn trên để kiểm tra:
● 1729 = 7.13.19. Ta có
7 - 1 = 6 là ước của 1729 - 1

42
13 -1 = 12 là ước của 1729 - 1
19 - 1 = 18 là ước của 1729 – 1.
Suy ra 1729 là số Carmichael. ▄
● 56052361 = 211.421.631. Ta có
211 - 1 = 210 là ước của 56052361 - 1
421 - 1 = 420 là ước của 56052361 - 1
631 - 1 = 630 là ước của 56052361 – 1.
Suy ra 56052361 là số Carmichael. ▄
Bài tập 2. 12. Tìm tất cả các số tự nhiên b sao cho 15 là số giả nguyên tố cơ sở b.
Giải: Ta có các đồng dư thức sau
215  8(mod 15)
415  4(mod 15)
715  13(mod 15)
815  2(mod 15)
1015  10(mod 15)
1115  11(mod 15)
1215  3(mod 15)
1315  7(mod 15)
1415  14(mod 15)
Do đó, với b = 4,10,11,14 thì 15 là số giả nguyên tố cơ sở b. ▄
Bài tập 2.15. Tìm số Carmichael nhỏ nhất.
Giải. Ta có nhận xét sau đây: Nếu n là số Carmichael thì n = q1q2 ...qk là tích ít
nhất của ba số nguyên tố khác nhau q1 , q2 ,..., qk (k  3) sao cho q j − 1 là ước của

n − 1 . Thật vậy, nếu k = 1 thì n là số nguyên tố, trái với n là hợp số. Nếu k = 2
thì n = pq , trong đó p  q là các số nguyên tố, thoả mãn p − 1 và q − 1 đều là

các ước của n − 1 . Vì rằng, n − 1 = pq − 1 = ( p − 1) q + ( q − 1) , nên ( q − 1) là một


ước của ( p − 1) q . Vì q và ( q − 1) nguyên tố cùng nhau nên ( q − 1) là ước của

( p − 1) , do đó p − 1  q − 1 hay p  q . Ta gặp phải mâu thuẫn với p  q . Như

vậy, k  3 hay n là tích của ít nhất ba thừa số nguyên tố phân biệt.

43
Giả sử n là số Carmichael bé nhất cần tìm. Khi đó, theo tiêu chuẩn của số
Carmichael, ta có n = q1q2 ...qk , k  3 trong đó q1  q2   qk là các số nguyên

tố khác nhau thoả mãn q j − 1 là ước của n − 1 . Nếu n có một ước nguyên tố qi

nào đó bằng 2, thì n − 1 là số lẻ và do đó các ước nguyên tố lẻ q j (i  j ) còn lại

không thoả mãn điều kiện q j − 1 là ước của n − 1 . Ta gặp mâu thuẫn.

Vì 561 = 3.11.17 là số Carmichael, nên bằng tiêu chuẩn trên của số


Carmichael ta chỉ cần kiểm tra đối với tất cả tích ba thừa số nguyên tố phân biệt
q1 .q2 .q3  561 sau đây:
3.5.7;3.5.11;3.5.13; 3.5.17; 3.5.19; 3.5.23; 3.5.29; 3.5.31; 3.5.37;
3.7.11;3.7.13;3.7.17;3.7.19;3.7.23
3.11.13; 3.11.17;
5.7.11; 5.7.13.

Ta thấy các số trên đều không phải là số Carmichael, ngoại trừ số 561 = 3.11.17 .
Vậy số Carmichael nhỏ nhất chính là 561 . ▄

Bài tập 2.16. Chứng minh rằng: Có vô hạn đa thức bất khả quy trên một trường
tuỳ ý.
Chứng minh. Giả sử F là một trường tuỳ ý. Nếu F là trường có vô hạn phần tử,
thì khi đó sẽ tồn tại vô hạn các đa thức bất khả quy trên F với dạng

( x − a),a  F.
Bây giờ ta xét F là trường hữu hạn. Giả sử chỉ có hữu hạn đa thức bất khả
quy trên F là f1 , f 2 ,..., f n . Đặt f = f1 f 2 f n + 1. Gọi q là ước bất khả quy của f

trong vành đa thức F  x  . Do chỉ có hữu hạn đa thức bất khả quy trên F là

f1 , f 2 ,..., f n nên q = fi nào đó. Từ đó suy ra q = fi là ước của 1. Ta gặp mâu

thuẫn. ▄
Bài tập 2.17. Tìm số tất cả các đa thức đơn hệ bất khả quy bậc hai trên trường

p
các số nguyên mod p .

Giải. Có cả thảy p 2 đa thức bậc hai đơn hệ trên trường p


với dạng

44
f ( x ) = x 2 + bx + c; b, c  p .

Các đa thức bậc hai đơn hệ khả quy trên trường p


có một trong hai dạng:

( x − a) , a ( x − a )( x − b ) , a, b  , a  b.
2
p ; p

Do đó, số các đa thức bậc hai đơn hệ khả quy trên trường p

p ( p − 1)
p+ .
2
Vì vậy, số các đa thức đơn hệ bất khả quy bậc hai trên trường p

 p ( p − 1)  p ( p − 1 )
p2 −  p + = .
 2  2
 
Bài tập 2.18. Chứng minh rằng, tồn tại ít nhất một đa thức bậc hai đơn hệ bất khả
quy trên trường p
các số nguyên môđun p .

Theo Bài tập 2.17, số các đa thức đơn hệ bất khả quy bậc hai trên trường

p

p ( p − 1) 2 ( 2 − 1)
 = 1.
2 1
Do đó, sẽ tồn tại ít nhất một đa thức bậc hai đơn hệ bất khả quy trên trường

p
các số nguyên môđun p .

Bài tập 2.19. Tìm số tất cả các đa thức đơn hệ bất khả quy bậc ba trên trường

p
các số nguyên mod p .

Có cả thảy p 3 đa thức bậc ba đơn hệ trên trường p


với dạng

f ( x ) = x3 + ax 2 + bx + c; a, b, c  p .

Các đa thức bậc ba đơn hệ khả quy trên trường p


có một trong bốn dạng

● ( x − a) , a 
3
p ;

● ( x − a )( x − b )( x − c ) , a, b, c  p ; a, b, c đôi một phân biệt;

● ( x − a )( x − b ) ; a, b  ; a  b;
2
p

(
● ( x − a ) x2 + bx + c ; a, b, c  ) p , x2 + bx + c bất khả quy trên p
.

45
Do đó, số các đa thức bậc ba đơn hệ khả quy trên trường p

p ( p − 1) 2 p3 + p
C 1p + C p3 + Ap2 + C 1p  = .
2 3
Vì vậy, số các đa thức đơn hệ bất khả quy bậc ba trên trường p

2 p 3 + p ( p − 1) p ( p + 1 )
p − 3
= .
3 3
Bài tập 2.20. Chứng minh rằng, tồn tại ít nhất một đa thức bậc ba đơn hệ bất khả
quy trên trường p
các số nguyên mod p .

Theo Bài tập 2. 19, ta có số các đa thức đơn hệ bất khả quy bậc ba trên trường p


p ( p − 1)( p + 1) 2 ( 2 − 1)( 2 + 1)
 = 2.
3 3
Do đó, sẽ tồn tại ít nhất hai đa thức bậc hai đơn hệ bất khả quy trên trường p
các

số nguyên môđun p .

Bài tập 2.21. Ký hiệu  ( n ) là hàm số Euler. Chứng minh rằng

( )
 p k = p k 1 −  ,
 p
 1

với p là số nguyên tố và k là số nguyên dương. Từ đó hãy suy ra công thức tính

giá trị của hàm Euler  ( n ) .

Giải. Theo định nghĩa hàm Euler  ( n ) , ta có

( )
 pk =  1=  1 = pk −  1 = pk −  1.
1 m p k
1 m p k
1 m p k
1 m p k

( )
gcd m, p k =1 gcd ( m , p ) =1 gcd ( m , p ) 1 mp

Ta thấy rằng, các số nguyên dương m không vượt quá p k và chia hết cho p phải

có dạng m = sp, s = 1, 2,...., p k −1. Do đó  1 = p k −1. Vì vậy, ta có


1 m p k
mp

( )
 p k = p k − p k −1 = p k 1 −  .
 p
 1

46
  
Giả sử n = p1 1 p2 2 pk k là dạng phân tích tiêu chuẩn của số tự nhiên n  1. Khi

đó, do hàm Euler có tính chất nhân, nên ta có

(
 ( n ) =  p1 1 p2 2
  
) ( ) ( ) (p )

pk k =  p1 1  p2 2
 k
k

  1    1    1 
= p1 1 1 −  p2 2 1 −  pk k 1 − 
 p1   p2   pk 
1  2  k  1  1   1  k 
1
= p1 p2 pk 1 − 1 −
p1 
 1 −
p2  
 = n 1 − .
pk  pi  
 i =1 

2.22. Chứng minh số 217 là số giả nguyên tố cơ sở 5.


Giải. Thật vậy, trước hết 217 = 7  31 là một hợp số. Mặt khác, do 7 là số nguyên
tố và gcd ( 5, 7 ) = 1 nên áp dụng Định lý Fermat bé, ta có

56  1(mod 7).
Lũy thừa mũ 36 hai vế đồng dư thức trên ta nhận được đồng dư thức
5216 = (56 )36  1(mod 7). ( )
Tương tự vì gcd ( 5, 31) = 1 ta cũng thu được đồng dư thức sau

530  1( mod 31) .

Lũy thừa mũ 7 hai vế đồng dư thức sát trên ta nhận được đồng dư thức

5216 = ( 530 )  56  56 (mod 31).


7

Mặt khác, ta có

56 = ( 53 ) = 1252 = ( 31 4 + 1)  1 (mod 31).


2 2

Do đó ta có
5216  1 (mod 31). ()
Kết hợp hai đồng dư thức (  ) và ( ) ở trên ta thu được

5216  1( mod lcm ( 7,31) ) ,

hay
5216  1( mod 217 ) .

Từ đó nhân hai vế đồng dư thức này với 5 ta có

47
5217  1( mod 217 ) .

Như vậy, số nguyên 217 là một số giả nguyên tố cơ sở 5.

48
2.23. Chứng minh rằng, nếu số nguyên n là số Carmichael thì n không có ước
chính phương khác 1.
Giải (Phản chứng). Giả sử ngược lại n có một ước chính phương là k 2  1, k  1.

Khi đó, từ giả thiết n là số Carmichael ta có có đồng dư thức k n  k ( mod n ) . Do

k 2 n nên k n  k ( mod k 2 ) . Mặt khác, do n là hợp số nên k n  0 ( mod k 2 ) . Từ

đó suy ra k  0 ( mod k 2 ) , hay k k 2 tức k = k 2 = 1. Ta gặp mâu thuẫn.

49
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

[1] A.D.Aczel (2001), Câu chuyện hấp dẫn về bài toán Fermat (Bản dịch tiếng
Việt, Người dịch: Trần Văn Nhung, Đỗ Trung Hậu, Nguyễn Kim Chi), NXB
Giáo dục, Hà Nội.
[2] Phạm Huy Điển (2002), Tính toán, Lập trình và Giảng dạy Toán học trên
Maple, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[3] Hà Huy Khoái, Phạm Huy Điển (2003), Số học thuật toán, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
[4] Nguyễn Thành Quang (2011), Lý thuyết trường và ứng dụng, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
[5] Nguyễn Quốc Thắng (1998), Về Định lý cuối cùng của Fermat và Andrew
Wiles, Thông tin Toán học, Hội Toán học Việt Nam, Tập 2, Số 1.
[6] Hội Toán học Việt Nam (2012), Giả thuyết ABC có thể đã được giải, Thông
tin Toán học, Tập 16, Số 3.
TIẾNG ANH

[7] Z. I. Borevic and R. I. Shafarevich (1966), Number Theory, Acamedic Press.


[8] D. M. Burton (2002), Elementary Number Theory, Tata McGraw-Hill
Company Limited, New Delhi.
[9] G. Faltings (1995), The Proof of Fermat’s Last Theorem by R. Taylor and A.
Wiles, Notice of the AMS.
[10] N. Koblictz (1984), p-adic Numbers, p-adic Analysis, and Zeta-Functions,
Springer.
[11] S. Lang (1995), Some History of the Shimura-Taniyama Conjecture, Not.
Amer. Math. Soc. , 42, 1301-1307.
[12] R. Mason (1984), Equations over function fields, Leture Notes in Math
Springer.
[13] M. B. Nathanson (2000), Elementary Methods in Number Theory, Springer.
[14] Nguyen Thanh Quang and Phan Duc Tuan (2007), A Generalized abc-
50
theorem for functions of sereval variables, Scientia Magna, 3 (4), 56-60.
[15] Nguyen Thanh Quang, Phan Duc Tuan (2007), An extentions of Davenport's
theorem, Scientia Magna, 3 (3), 9-13.
[16] Nguyen Thanh Quang and Phan Duc Tuan (2008), An Extention of
Davenport's Theorem for Functions of Sereval Variables, International
Journal of Algebra, 2 (10), 469- 475.
[17] Nguyen Thanh Quang and Phan Duc Tuan (2008), A Generalization of the
ABC Conjecture over Function Fields, Journal of Analisis and Applications,
SAS International Publication, Delhi, India 6 (2), 69-76.
[18] M.O. Rabin (1980), Probabilistic algorithms for testing primality, Journal of
Number Theory, 12, 128-138.
[19] K. A. Ribet (1990), From the Taniyama-Shimura Conjecture to Fermat's Last
Theorem, Ann. Fac. Sci. Toulouse Math., 11, 116-139.
[20] S. G. Telang (2001), Number Theory, Tata McGraw-Hill Company Limited,
New Delhi.
[21] C. Toropu (2014), ABC Theorem in functional case, Dissertation of
Philosophy Doctor on Mathematics, The University of New Mexico.
[22] A. Wiles, Modular elliptic curves and Fermat’s last Theorem (1995), Annals
of Mathematics, 141, 443-551.

51

You might also like