You are on page 1of 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHỞI NGHIỆP VÀ ĐMST

1.1. Tổng quan về khởi nghiệp


1. Khái niệm khởi nghiệp
- KN: KN là từ dung để chỉ việc ấp ủ, lên ý tưởng cho 1 công việc kinh doanh riêng
và từng bước thực hiện nó
2. Đặc điểm của khởi nghiệp
* Tính đột phá
- Mọi dự án khởi nghiệp thường tạo ra những điều chưa từng có trên thị trường hoặc
những thứ thị trường đã có nhưng tốt hơn, thâm chí là vượt bậc.
- Đó có thể là 1 mô hình kinh doanh mới, 1 phân khúc sản xuất mới hay 1 công nghệ
chưa từng thấy trên thế giới
* Tăng trưởng
- Mọi công ty khởi nghiệp đều không đặt mục tiêu, giới hạn sự tang trưởng cho mình
- Họ thường hoạt động với khát vọng đạt được sự phát triển tốt nhất có thể
3. Các loại hình khởi nghiệp (*)
- Kinh doanh cá thể (Sống là để hưởng thụ)
Người chơi lướt ván hoặc thợ lặn đồng thời sở hữu các quầy cho thuê dụng cụ thể
thao hoặc mở lớp hướng dẫn lặn biển
- Kinh doanh nhỏ (Lao động để nuôi sống gia đình)
Cửa hàng đồ gia dụng, thức phẩm, tiệm làm tóc, đại lý du lịch, chuyên gia tư vấn,
cửa hàng dịch vụ internet … Nhà sáng lập cũng đồng thời là nhân công.
- Khởi nghiệp có khả năng mở rộng/tăng trưởng (Tham vọng ông lớn.)
Google, Skype, Facebook và Twitter. Từ giây phút đầu tiên, nhà sáng lập đã tin
tưởng rằng mình sở hữu tầm nhìn có thể thay đổi thế giới.
- Khởi nghiệp có khả năng chuyển nhượng (Từ túi này sang túi khác)
Facebook mua lại Instagram mới đây.
- Khởi nghiệp hướng xã hội (Tạo nên sự khác biệt)
Mục tiêu của họ là biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn, trội hẳn so với việc làm
giàu. Những dự án kiểu này có thể thuộc dạng phi lợi nhuận hoặc chỉ thu về lợi nhuận
nhược tiểu.
4. Hệ sinh thái khởi nghiệp (*)

Downloaded by hoa ph?m (hoa08345@gmail.com)


- KN: HST KN là tổng hợp các mối liên kết chính thức và phi chính thức giữa các
chủ thể khởi nghiệp (tiềm năng/hiện tại), tổ chức khởi nghiệp (cty/NĐT mạo
hiểm/NĐT thiên thần/hệ thống ngân hang), các cơ quan liên quan (trường ĐH, các
cơ quan nhà nước, các quỹ đầu tư công…) và tiến trình khởi nghiệp (tỉ lệ thành lập
DN, số lượng DN có tỷ lệ tang trưởng tốt, số lượng các nhà khởi nghiệp…) tác động
trực tiếp đến môi trường khởi nghiệp tại địa phương.
- Hệ sinh thái khởi nghiệp bao gồm:
+ Cố vấn dẫn dắt khởi nghiệp: Là những cá nhân/nhóm có hiểu biết sâu rộng về lĩnh
vực KN ĐMST. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, định hướng, dẫn dắt, tư
vấn các DN KNĐMST trong công tác thành lập, phát triển và điều hành.
+ Giảng viên khởi nghiệp: Là những cá nhân/nhóm có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực
KN ĐMST. Họ trực tiếp làm nhiệm vụ đào tạo, hướng dẫn, cung cấp kiến thức, kĩ
năng, công cụ cần thiết cho các đối tượng khác trong HST KNĐMST.
+ NĐT thiên thần: Là các NĐT cá nhân. Họ cung cấp VĐT cho các DN KN dưới
dạng khoản vay có thể chuyển đổi thành cổ phần hoặc mua cổ phần của DN.
+ Cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo DN công nghệ: Là các tổ chức có chức năng
hỗ trợ cá nhân, nhóm cá nhân, DN để họ đi từ bước có ý tưởng ĐMST đến hoàn thiện
công nghệ hoặc 1 mục đích nhất định của cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp đó.
1.2. ĐMST
1. Khái niệm ĐMST
- KN: ĐMST là công cụ cụ thể của doanh nhân, là phương tiện qua đó họ khai thác sự
thay đổi như 1 cơ hội cho 1 doanh nghiệp hoặc dịch vụ khác
- Phân loại ĐMST:
+ ĐMST gia tăng: là đổi mới liên quan đến việc thực hiện các cải tiến nhất quán đối
với sản phẩm, dịch vụ hiện có theo thời gian, như giảm chi phí, bổ sung các tính năng
mới, triển khai theo các cách để làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ dễ tiếp cận hơn
+ ĐMST đột phá: là những đổi mới đề cập đến công nghệ có ứng dụng ảnh hưởng
đáng kể đến cách thức hoạt động của thị trường hoặc ngành KD
VD: Thu phí ko dừng ETC (giao thông), mở lớp học online (giáo dục), sản xuất sợi từ
lá dứa để phục vụ nhu cầu may mặc giúp giảm lượng lá dứa thải ra môi trường (mt),
nhân giống các loại cây cho năng suất cao hơn/ áp dụng công nghệ (trồng trọt)
2. Các mô hình ĐMST
Mô hình tìm kiếm ý tưởng từ đám đông; Mô hình vườn ươm/ tăng tốc KN; Mô hình
đối tác chiến lược; Mô hình quỹ đầu tư mạo hiểm

Downloaded by hoa ph?m (hoa08345@gmail.com)


3. Các dạng ĐMST (lấy ví dụ cụ thể)
- ĐMST sản phẩm (Nâng cao chất lượng sp, giảm CP của sp, phát triển các đặc điểm
mới, bổ sung tính năng mới, bổ sung sp mới);
- Đổi mới quy trình sản xuất;
- Đổi mới marketing;
- Đổi mới tổ chức

CHƯƠNG 2: DOANH NHÂN VÀ KHỞI NGHIỆP


2.1. Doanh nhân
1. Khái niệm
- KN1: Doanh nhân là người có khả năng xác định các cơ hội và khai thác, sử dụng
các tài nguyên theo những cách mới và sáng tạo
- KN2: Doanh nhân là những người (chủ DN) tìm cách tạo ra giá trị thông qua việc
tạo ra hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách xác định và khai thác các sản
phẩm, quy trình hoặc thị trường mới.
- KN3: Doanh nhân là người hiện thực hóa cơ hội kinh doanh vào thị trường, hiện
thực hóa ý tưởng kinh doanh và dám chấp nhận rủi ro.
2. Vai trò của doanh nhân
- Tái cấu trúc thị trường (Định vị lại thị trường với sản phẩm mới)
- Khai thác cơ hội (Hiện thực hóa cơ hội thành sản phẩm)
- Chấp nhận rủi ro (Tham gia những thị trường tiềm ẩn rủi ro, không chắc chắn)
- Tái cấu trúc nguồn lực (Sử dụng nguồn lực theo cách mới đem lại giá trị)
- Tạo nên đột phá (Dẫn đầu sự phát triển mới)
* Vai trò của lực lượng doanh nhân:
Thực hiện chiến lược phát triển KT-XH; Giải quyết vấn đề việc làm; Góp phần xóa
đói, giảm nghèo; Góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội; Xây dựng và bảo vệ
tổ quốc
3. Đặc điểm của doanh nhân
- Năng lực (có ý tưởng khởi nghiệp)

Downloaded by hoa ph?m (hoa08345@gmail.com)


- Sự tự tin (dám nghĩ dám làm, không bị tác động bởi lời nói của những người xung
quanh, tự tin vào suy nghĩ và khả năng của bản thân)
- Kiên trì (dù gặp nhiều khó khăn vẫn luôn cố gắng vượt qua để đạt được mục tiêu của
bản thân)
- Chính trực (không được bán rẻ lương tâm gâu ảnh hưởng tới người tiêu dung vì cái
lợi trước mắt, luôn giữ cho mình tấm lòng ngay thẳng, trong sạch)
- Đam mê (biến đam mê của mình thành 1 cơ hội kinh doanh)
2.2. Tinh thần khởi nghiệp
1. Khái niệm tinh thần khởi nghiệp (*)
* Khái niệm:
- Ở cấp độ cá nhân: Là khả năng xác định và khai thác cơ hội kinh doanh
- Những cá nhân có tinh thần khởi nghiệp là những doanh nhân, doanh nhân nội bộ và
doanh nhân xã hội
* Đặc điểm của tinh thần doanh nhân:
- Khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh
- Ý tưởng sáng tạo, đổi mới
- Thái độ chấp nhận rủi ro
* Doanh nhân có tinh thần khởi nghiệp:
Tiềm năng; Nhìn thấy cơ hội; Phát triển ý tưởng có giá trị; Xác định và tránh rủi ro;
Biết các nguồn nhân lực cần thiết; Đưa ý tưởng vào hành động
2. Chuẩn bị cho khởi nghiệp
- Tư duy (Nhận diện, vượt qua được rào cản tư duy sáng tạo; Thực hành các công cụ
khuyến khích sáng tạo)
- Kỹ năng: nghiên cứu thị trường, hoạch định chiến lược, quản lý nhân sự, điều hành,
quản lý tài chính, các kỹ năng mềm
- Kiến thức (Am hiểu về ngành KD sẽ tham gia; Kiến thức về quản lý và điều hành)
- Sự hỗ trợ: Hệ sinh thái khởi nghiệp (tiếp cận thị trường, nguồn nhân lực, tài trợ và tài
chính, hệ thống hỗ trợ và cố vấn, văn hóa chính sách và khuôn khổ pháp lý, các
trường ĐH, GD&ĐT)
(cần chuẩn bị đầy đủ cả 4 để tránh được rủi ro)
3. Quy trình khởi sự kinh doanh

Downloaded by hoa ph?m (hoa08345@gmail.com)


- Chuẩn bị khởi sự (nhận diện cơ hội kinh doanh)
Chuẩn bị: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, các nguồn lực cần thiết
Ý tưởng về sản phẩm, dịch vụ sẽ kinh doanh
Tạo ra giá trị mới, đem tới sự khác biệt
Ý tưởng kinh doanh
Quyết định tham gia hoạt động kinh doanh
- Hình thành ý tưởng kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh
Nhận diện cơ hội kinh doanh
Đánh giá, lựa chọn cơ hội kinh doanh (khác biệt, khả thi, tiềm năng)
Xác định mô hình kinh doanh
Xây dựng kế hoạch kinh doanh
- Triển khai hoạt động kinh doanh
Thiết kế văn phòng, lựa chọn địa điểm kinh doanh, tuyển chọn nhân lực, mua sắm
tài sản, tiến hành các thủ tục pháp lý, triển khai các hoạt động
- Điều hành và phát triển DN
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐMST
3.1. Tư duy ĐMST
1. Khái niệm:
- Tư duy được hiểu là 1 hiện tượng tâm lý, là hoạt động nhận thức bậc cao ở con
người. Tư duy phản ánh 1 quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những
mối liên hệ và quan hệ bên trong.
- Sáng tạo là việc tạo ra những ý tưởng mới lạ hoặc cách tiếp cận độc đáo trong giải
quyết các vấn đề hoặc tận dụng những cơ hội. Tính sáng tạo là điều kiện đầu tiên để
có được những phát minh và từ đó là sự đổi mới
- Đổi mới sáng tạo: là thực hiện 1 sản phẩm mới hay 1 sự cải tiến đáng kể, 1 quy trình,
phương pháp marketing mới, hay 1 phương pháp tổ chức mới trong thực tiễn kinh
doanh, tổ chức nơi làm việc, hay các mối quan hệ đối ngoại.
2. Các rào cản sáng tạo (*)
- Lối mòn tư duy
- Tin vào kinh nghiệm
- Sợ thất bại

Downloaded by hoa ph?m (hoa08345@gmail.com)


- Sợ bị chê cười
- Không muốn chấp nhận những ý tưởng khác thường
- Chấp nhận sự sẵn có
3. Hình thành tư suy sáng tạo
Giải pháp tư duy sáng tạo
Nắm bắt kịp thời ý tưởng; Đa dạng hóa phương án; Tin tưởng mình có khả năng sáng
tạo; Thay đổi môi trường mới; Tự tin vào bản thân; Hình thành nhóm nghiên cứu
3.2. Quy trình ĐMST_DMAIC (*)
- Xác định vấn đề (nhận diện khu vực/ quá trình có vấn đề thông qua thu thấp thông
tin)
- Đo lường (thu thập dữ liệu thực tế để hiểu được quá trình)
- Phân tích (tìm kiếm yếu tố then chốt tác động đến quá trình, tìm nguyên nhân gốc rễ)
- Cải tiến (xác định và thực hiện giải pháp cải tiến dựa trên nguyên nhân tìm được)
- Kiểm soát (triển khai giải pháp, kiểm soát kế hoạch và việc duy trì giải pháp)
3.3. Phương pháp ĐMST_SCAMPER (*)
(7 nguyên tắc cơ bản)
1. Thay thế (substitute)
(thay thế những thứ đang có bằng những thứ khác)
2. Kết hợp (combine)
(kết hợp các sản phẩm, dịch vụ khác nhau thành sản phẩm, dịch vụ mới tối ưu hơn.
Trong nhiều trường hợp, việc kết hợp những thứ chẳng hề liên quan đến nhau lại tạo
ra ý tưởng mang tính đột phá
3. Thích nghi (adapt)
(đặt tính năng, công dụng của sản phẩm, dịch vụ hiện tại vào một bối cảnh khác)
4. Điều chỉnh (modify)
(thay đổi kích thước, hình dáng, màu sắc, bổ sung tính năng…để tạo giá trị cao hơn
cho khách hàng)
5. Sử dụng mục đích khác (put to other uses)
(tìm cách áp dụng sản phẩm, dịch vụ thông thường hoặc tái sử dụng các vật bỏ đi vào
những việc khác với thường lệ, giúp tìm ra mục đích sử dụng mới khác với mục đích
sử dụng ban đầu)

Downloaded by hoa ph?m (hoa08345@gmail.com)


6. Loại bỏ (eliminate)
(loại trừ những đăc điểm, tính năng để giảm giá thành hoặc tạo ra sản phẩm ưu việt
hơn
7. Thay đổi trật tự (rearrange)
(là tái cấu trúc, đảo ngược trình tự để thoát khỏi lối mòn tư duy, tạo ra ý tưởng khởi
nghiệp mới với các sản phẩm, dịch vụ có trật tự khác với thông thường)

CHƯƠNG 4: Ý TƯỞNG VÀ CƠ HỘI KINH DOANH


4.1. Ý tưởng kinh doanh
1. Khái niệm
- KN: Ý tưởng kinh doanh là ý nghĩ được hình thành từ mọi khía cạnh cuộc sống để
giải quyết các vấn đề phục vụ cho cuộc sống với mục đích kiếm tiền
=> ý tưởng kinh doanh là những suy nghĩ và tính toán về việc cung cấp các sản phẩm/
dịch vụ cho thị trường với mục đích sinh lời.
- Yêu cầu: Cụ thể, dễ hiểu; Đo lường được; Vừa sức; Thực tế; Có thời hạn
2. Nguồn gốc phát sinh ý tưởng KD
Ý tưởng bắt nguồn từ việc tìm kiếm cơ hội một cách có ý thức và có mục đích để giải
quyết vấn đề hay làm hài lòng khách hàng
+ Khách hàng: là nguồn ý tưởng KD vô tận, có thể tiếp cận ý tưởng thông qua nghiên
cứu thị trường, quan tâm đến kết quả mà KH mong muốn về sp
+ Phát minh mới: phát minh hay kiến thức mới chính là cơ sở, nền tảng cho các ý
tưởng KD, thời gian đưa các ý tưởng áp dụng vào thực tế là tương đối dài, kết quả thu
được việc áp dụng ý tưởng rất khả quan
+ Thị trường: phần lớn ý tưởng KD đều bắt nguồn từ thị trường, các ý tưởng kinh
doanh có thể mua bán trong thị trường, các ý tưởng KD có thể rơi vào tay đối thủ cạnh
tranh
3. Đánh giá và lựa chọn ý tưởng kinh doanh
- Đánh giá ý tưởng kinh doanh
+ Đánh giá bước đầu (đánh giá mức độ tốt/xấu; đánh giá tính chất rủi ro; đánh giá tình
phù hợp với quy luật)
+ Đánh giá cụ thể (khả năng, hiểu biết, kinh nghiệm, kỹ năng, tính độc đáo)

Downloaded by hoa ph?m (hoa08345@gmail.com)


- Lựa chọn ý tưởng kinh doanh
4.2. Cơ hội và phương pháp phát hiện cơ hội KD
1. Đặc điểm của cơ hội kinh doanh
+ Cơ hội KD có tính bất ngờ
+ Cơ hội có tính khách quan
+ Cơ hội KD có tính 2 mặt
2. Phương pháp nhận biết (phương pháp biểu đồ tiện ích cho người mua)

Downloaded by hoa ph?m (hoa08345@gmail.com)

You might also like