You are on page 1of 33

Giáo trình

KHỞI NGHIỆP
Bài 1
KHÁI QUÁT KHỞI NGHIỆP

Thạc sĩ Đặng Thanh Sơn


Mobile: 0903 85 1199 – 0942 150 156
. . . .

Email: dangthanhson2012@gmail.com
Bài 1. KHÁI QUÁT KHỞI NGHIỆP

MỤC TIÊU YÊU CẦU & KẾT QUẢ HỌC TẬP


Hìnhđịnh
- Xác thành ý tưởng khởi nghiệp dựa trên triết lý
làm giàu chân chính bằng sự thấu hiểu khách hàng;
- Kiến tạo môi trường khởi nghiệp tích cực từ gia
đình, nhà trường và xã hội nhằm mang lại sự phồn
thịnh cho đất nước, kiến tạo văn minh xã hội;
- Chuẩn bị hành trang khi khởi nghiệp bằng đạo
đức kinh doanh và sự học, quản lý tài chính cá
nhân và tránh bẩy tâm lý thất bại khi khởi nghiệp;
- Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp từ các mô hình
DN vừa & nhỏ (SME) và đổi mới sáng tạo (IDE)./
Bài 1. KHÁI QUÁT KHỞI NGHIỆP

I. TRIẾT LÝ LÀM GIÀU CHÂN CHÍNH

II. MÔI TRƯỜNG KHỞI NGHIỆP TÍCH CỰC

III. CHUẨN BỊ HÀNH TRANG KHI KHỞI NGHIỆP

IV. HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP


I. TRIẾT LÝ LÀM GIÀU CHÂN CHÍNH
1. Làm giàu theo nhiều kiểu khác nhau

Khi xã hội ngày càng phát triển, ngoài việc kiếm tiền bằng chính “năng lực” của một
số người, hẳn sẽ còn có nhiều kiểu làm ăn phi pháp, chụp giật, lừa dối khách hàng để
kiếm tiền bằng mọi giá. Điều này, sẽ không mang lại sự giàu có cho chính họ(*), mà còn
gây những hệ lụy tiêu cực cho xã hội, làm trì trệ sự phát triển của đất nước..

Làm giàu bằng mọi giá: Làm giàu chân chính:


+ Cho vay nặng lãi; Là dựa trên các trường hợp sau đây:
+ Bán hàng đa cấp; 1Thấu hiểu nguyện vọng khách hàng;
+ Kinh doanh tiền ảo; 2 Biết cách tạo nhiều SP/DV phù hợp;
+ Lướt sóng chứng khoán; 3 Thượng tôn pháp luật (Legalist);
+ Cá cược/Đầu cơ vàng/BĐS(*)... 4 Đạo đức kinh doanh (Business ethic)
I. TRIẾT LÝ LÀM GIÀU CHÂN CHÍNH
 Làm giàu chân chính?

- Làm giàu chân chính là việc kiếm tiền từ


những thái độ tích cực, cùng với sự “Thấu hiểu”
khách hàng; Đưa ra sản phẩm/DV phù hợp; Để
khách hàng “sẵn sàng” chi trả với giá cao hơn
cho những sản phẩm/DV phù hợp, mang lại “lợi
ích” cao hơn cho chính họ & cho toàn xã hội.
- Kinh doanh bền vững phải hướng tới mục tiêu:
“Phục vụ lợi ích lâu dài cho cộng đồng; góp
phần kiến tạo văn minh xã hội”./
UNIT 1 CASE STUDY 1

Mỗi bạn có 5 phút cân nhắc, rồi đưa ra dẫn


chứng minh họa (và ví dụ) để biện minh cho quan
điểm của mình với một trong các trường hợp là
những khái niệm sau đây, để nói lên “Triết lý làm
giàu chân chính!”:
- Hình thức: Viết ra giấy ngắn gọn, nhưng phải đầy đủ
nội dung & ý nghĩa của mỗi trường hợp cần xem xét!
Case 1 Thấu hiểu(*) nguyện vọng khách hàng;
Case 2 Biết cách tạo nhiều SP/DV phù hợp(*);
Case 3 Thượng tôn(*) pháp luật (Legalist);
Case 4 Đạo đức(*) kinh doanh (Business ethic./

http://phamlocblog.com
I. TRIẾT LÝ LÀM GIÀU CHÂN CHÍNH
2. Mô hình kết nối làm giàu chân chính từ những dự án khởi nghiệp

Làm giàu
Kiếm tiền
chân chính
- Đáp ứng nhu cầu XH
- Lợi nhuận nhà đầu tư
Marketing - Thu nhập người dân
Mang lại lợi ích Cty/Khởi - Tạo công ăn việc làm
cho toàn xã hội nghiệp - Mở mang dân trí
- Tạo phúc lợi xã hội
- Tăng thu ngân sách
- Làm giàu đất nước
- Kiến tạo văn minh XH..
Sản phẩm/DV Lao động/Vốn/Công
nghệ, tri thức..
Bán hàng
II. MÔI TRƯỜNG KHỞI NGHIỆP TÍCH CỰC
1. Sự phối hợp đồng bộ của ba trụ cột chính

Nhà nước (giữ vai trò quyết định tạo thể chế)
Xã hội - Kiến tạo môi trường tích cực, sân chơi bình đẳng;
(Nhà nước) - Ưu đãi thuế, vốn & hỗ trợ dự án khởi nghiệp;
- Kiểm soát hành vi xã hội & thực thi pháp luật;
- Kích thích tinh thần khởi nghiệp tích cực..
Nhà trường Nhà trường (khởi tạo, ươm tạo khởi nghiệp)
(Tổ chức GD)
- Trang bị kiến thức, định hướng vai trò khởi nghiệp
- Kết nối từ nhà trường đến các tổ chức/DNghiệp;
- Khuyến khích học tập, tham quan và trải nghiệm.
Gia đình
(Xuất phát điểm) Gia đình (cái nôi sinh ra mỗi người)
- Tạo ra các giá trị, niềm tin và nhân cách sống..
- Gắn kết các mối quan hệ gia đình và xã hội./
II. MÔI TRƯỜNG KHỞI NGHIỆP TÍCH CỰC
Tóm lại

Môi trường khởi nghiệp tích cực là môi trường hoạt động theo cơ chế phối
hợp “đồng bộ” trên cả ba trụ cột chính – có mối quan hệ mật thiết & hỗ trợ
lẫn nhau, đó là:
1Nhà nước & môi trường xã hội – Là người giữ vai trò chủ đạo trong
chiến lược phát triển KTXH bằng việc xây dựng các thể chế, tạo sân chơi
bình đẳng, minh bạch, đồng thời phải biết trân trọng những giá trị khởi
nghiệp mang lại, để qua đó kích thích tinh thần khởi nghiệp của các Startups.
2Nhà trường & các tổ chức giáo dục, dạy nghề – Nơi sáng tạo ươm tạo

khởi nghiệp cho các thế hệ HSSV, đội ngũ trí thức bằng các chương trình
thực tế & hữu ích nhằm tạo cảm hứng cho các tinh thần khởi nghiệp..
3Gia đình – Nơi tạo ra các giá trị truyền thống mang tính giáo dục, nhằm
hướng thiện mọi suy nghĩ, hành vi của con người ngay từ thuở nhỏ./
III. CHUẨN BỊ HÀNH TRANG KHI KHỞI NGHIỆP
Ba yếu tố cần thiết của quá trình chuẩn bị hành trang khi khởi nghiệp

1. Đạo đức kinh doanh và sự học

2. Quản lý tài chính cá nhân

3. Tránh bẩy tâm lý khi thất bại


III. CHUẨN BỊ HÀNH TRANG KHI KHỞI NGHIỆP
1. Đạo đức kinh doanh và sự học

- Đạo đức kinh doanh và sự học của doanh nhân luôn là


những hành trang quí báu cho khởi đầu một sự nghiệp và
tương lai sau này. Bởi lẽ, khi người khởi nghiệp có đủ phẩm
chất đạo đức, thượng tôn pháp luật, có niềm đam mê học
tập, thì sẽ nhanh chóng nắm bắt cái mới của khoa học kỹ
thuật và vận dụng nó để cải tiến, sáng tạo trong kinh doanh.
- Đồng thời, người có học cũng rất quan tâm và biết quí
trọng nhân tài, đào tạo phát triển độ ngũ kế cận, giúp doanh
nghiệp khởi nghiệp luôn luôn ổn định nguồn nhân lực và phát
triển kinh doanh bền vững.
III. CHUẨN BỊ HÀNH TRANG KHI KHỞI NGHIỆP
1. Đạo đức kinh doanh và sự học

- Thế nên, cần phải tường xuyên tu dưỡng đạo đức,


không ngừng học tập và nghiên cứu để dành lợi thế trong
quá trình khởi nghiệp, nói riêng và trong cuộc chiến toàn cầu
hóa ngày nay, nói chung.

***Thảo luận:
Hãy nêu dẫn chứng: “Đạo đức kinh doanh và sự học” luôn
là hành trang quý báu để chuẩn bị cho quá trình khởi nghiệp?
III. CHUẨN BỊ HÀNH TRANG KHI KHỞI NGHIỆP
2. Quản lý tài chính cá nhân

Nguyên tắc 1:
Kiểm soát chi tiêu để gia tăng tiết kiệm

Nguyên tắc 2:
Sử dụng đòn bẩy tài chính để gia tăng thu nhập
III. CHUẨN BỊ HÀNH TRANG KHI KHỞI NGHIỆP
2. Quản lý tài chính cá nhân
Nguyên tắc 1 – Kiểm soát chi tiêu để gia tăng tiết kiệm

Kiểm soát chi tiêu


III. CHUẨN BỊ HÀNH TRANG KHI KHỞI NGHIỆP
2. Quản lý tài chính cá nhân
Nguyên tắc 1 – Kiểm soát chi tiêu để gia tăng tiết kiệm

- Phân chia thu nhập có được: Chi tiêu (Spending) & Tiết kiệm (Saving)(*)
- Chi tiêu thì có: “BA NHÓM CHI TIÊU” với tỷ lệ (3-3-4)-(4-3-3)-(5-3-2):
+ Chi Sinh hoạt đời sống hàng ngày..
+ Chi giải trí, du lịch, hiếu hỉ..
+ Chi đầu tư, trả nợ, tiết kiệm..
- Tiết kiệm “giữ lại” một phần: gửi NH, mua các CP/TP tin cậy, hùn vốn kd
- Chi tiêu theo từng giai đoạn: chi hiện tại; chi ngắn hạn/trung hạn/dài hạn.
- Chi theo nhu cầu “thiết thực”, không chi theo “cảm xúc”.
- Tìm kiếm nguồn thu nhập bằng nhiều cách (nếu có thể và hãy cố gắng)(*)
- Tích cóp từng đồng tiền lẻ, với quan điểm “tích tiểu thành đại/góp gió thành bão”.
 Kiềm chế chi tiêu/ ý thức tiết kiệm/ thực hiện đầu tư dù là nhỏ nhất.. không
những, chỉ tích lũy tài chính mà con mang kinh nghiệm, kiến thức và cả quan
hệ xã hội./ xã hội(*)./
III. CHUẨN BỊ HÀNH TRANG KHI KHỞI NGHIỆP
2. Quản lý tài chính cá nhân
Nguyên tắc 2 – Sử dụng đòn bẩy tài chính để gia tăng thu nhập

Financial leverage
III. CHUẨN BỊ HÀNH TRANG KHI KHỞI NGHIỆP
2. Quản lý tài chính cá nhân
Nguyên tắc 2 – Sử dụng đòn bẩy tài chính để gia tăng thu nhập

- Đòn bẩy tài chính là nói lên mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn
đầu tư với kỳ vọng sẽ làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE
(Return Of Equity) hay thu nhập trên cổ phần thường EPS (Earning Per Share).
Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở chỉ tiêu Hệ số
nợ = Nợ vay (Debts)/ Vốn chủ sở hữu (Equity).
- Thường là đầu tư dựa vào các khoản “trả góp”, chẳng hạn như việc mua nhà
trả góp, đầu tư bất động sản với những dự án có khả năng sinh lời cao, dễ nhận
thấy (*).
- Đặc biệt, là việc dùng các khoản vay tín dụng để mở rộng đầu tư kinh doanh,
thay vì chỉ chỉ đầu tư với số vốn “ít ỏi” sẽ rất khó sinh lời, hoặc lợi nhuận không
cao.
 Vậy, nguyên tắc sử dụng đòn bẫy tài chính ở đây là gì? Vì sao gọi là đòn bẫy
tài chính?
III. CHUẨN BỊ HÀNH TRANG KHI KHỞI NGHIỆP
2. Quản lý tài chính cá nhân
Nguyên tắc 2 – Sử dụng đòn bẩy tài chính để gia tăng thu nhập
UNIT 1 CASE STUDY 2

Các bạn hãy đưa ra số liệu “thích hợp” và trình


bày mô hình quản lý tài chính cá nhân dựa trên
nguyên tắc “Sử dụng đòn bẫy tài chính” để gia tăng
thu nhập và chuẩn bị hành trang khi khởi nghiệp.
Hình thức: Viết ra giấy ngắn gọn, nhưng phải nêu
lên được con số thích hợp chứng minh tính hiệu
quả trong đầu tư và ý nghĩa của việc sử dụng đòn bẫy
tài chính ở đây là gì?

***Nguyên tắc 2: Sử dụng đòn bẫy tài chính./

http://phamlocblog.com
III. CHUẨN BỊ HÀNH TRANG KHI KHỞI NGHIỆP
3. Tránh bẫy tâm lý khi thất bại

2. GIẢI PHÁP

1. NGUYÊN NHÂN
III. CHUẨN BỊ HÀNH TRANG KHI KHỞI NGHIỆP
3. Tránh bẫy tâm lý khi thất bại
1. Nguyên nhân:

Khách quan
Chủ quan
+ Do biến động của thị trường về giá
+ Chi phí quá cao mà doanh thu cả, số lượng sản phẩm, nguyên vật
không đủ bù đắp, thu không đủ chi; liệu..
+ Bán chịu quá nhiều không đúng + Rủi ro do một số phần tử cơ hội
đối tượng, không có chế độ kiểm soát làm ăm phi pháp, lừa đảo..
chặt chẽ; + Do lãi suất NH, tỷ giá hối đoái..
+ Quản lý nhân sự không tốt, + Suy thoái kinh tế, lạm phát tăng..
không kích thích được người tài; + Chính sách kinh tế vĩ mô thay đổi,
+ Quản lý tài chính yếu kém, không đến các ngành nghề kinh doanh..
đánh giá đúng các chỉ số hiệu quả tài + Rủi ro do đại dịch, hạn hán, động
chính. đất, khủng bố, chiến tranh, tai nạn..
+ Sản phẩm/DV không tạo sự khác
biệt để thu hút khách hàng…etc
III. CHUẨN BỊ HÀNH TRANG KHI KHỞI NGHIỆP
3. Tránh bẫy tâm lý khi thất bại
2. Giải pháp:

Đặt vấn đề: Trước hết, cần phân tích rõ nguyên nhân sự cố đưa đến
thất bại, nếu không “cái bẩy tâm lý thất bại” sẽ được giang ra, người
khởi nghiệp lại tiếp tục mắc phải, khó vượt qua.
Giải pháp:
+ Thiết lập lại hệ thống các mục tiêu, kế hoạch và chiến lược kinh
doanh theo mô hình “liên kết mở” có tác động môi trường bên ngoài;
+ Xây dựng tiêu chuẩn và qui trình kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ ngay
từ khâu nguyên liệu (đầu vào) cho đến khâu thành phẩm (đầu ra);
+ Kiểm soát phải là “quá trình” chứ không phải chỉ một thời điểm; và
tại mọi khâu, mọi cấp..
+ Kiểm soát phải từ trước – trong – sau mỗi sự việc.
III. CHUẨN BỊ HÀNH TRANG KHI KHỞI NGHIỆP
3. Tránh bẫy tâm lý khi thất bại
2. Giải pháp:

+ Phân biệt rõ “nguyên nhân” sâu xa hay chỉ là “hiện tượng” nhất
thời(*);
+ Quản trị rủi ro: Việc quản trị tốt các tình huống rủi ro cả về “mức
độ” lẫn “tần suất” xuất hiện sẽ giúp chúng ta chủ động và tự tin hơn khi
giải quyết các tình huống bất trắc;
+ Mạo hiểm: Trong kinh doanh đôi khi cũng cần một chút mạo hiểm
(mạo hiểm khác với đánh cược, cá độ), mạo hiểm để “chớp lấy” thời cơ
thuận lợi, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh. Và hãy là người mạo
hiểm một cách có tính toán trong thế chủ động;
+ Cuối cùng, là tìm cách giãi bày, động viên và chia sẻ khi gặp sự cố
thất bại, để từ đó rút ra những bài học quý báu những lần tiếp theo./
IV. HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP
1. Khái niệm “Hệ sinh thái khởi nghiệp – Start-up Ecosystem”

Hệ sinh thái khởi nghiệp là một hệ sinh thái


mang tính cộng đồng (community) bao gồm
các thực thể cộng sinh, chia sẻ và hỗ trợ lẫn
nhau, để tạo nên một môi trường thuận lợi,
thúc đẩy hình thành hệ thống các doanh
nghiệp khởi nghiệp đổi mới – sáng tạo, giúp
tăng trưởng nhanh, kiến tạo văn minh xã hội
& hội nhập kinh tế quốc tế./
IV. HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP
2. Mối quan hệ giữa khởi nghiệp & phát triển kinh tế đất nước

.
Thể chế kinh tế
và pháp luật

Dự án Mục tiêu
Khả năng nội tại DN
khởi nghiệp Phát triển
& đặc điểm cá nhân
Đổi mới sáng tạo Kinh tế đất nước

Môi trường
Vi mô & Vĩ mô
IV. HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP
Tóm lại

*Nhờ thể chế chính sách của Nhà nước đảm bảo tính cạnh
tranh, tạo sân chơi bình đẳng, được thể hiện thông qua việc:
+ Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tự do kinh doanh &
thượng tôn pháp luật..
+ Tạo các cơ chế lành mạnh, giúp chuyển giao công nghệ, hỗ
trợ vốn vay ban đầu, ưu đãi thuế..
+ Kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp và khuyến khích các tổ chức
phi chính phủ gia tăng giá trị xã hội..
*Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nếu được phát triển một cách
đồng bộ, từ môi trường vĩ mô, vi mô và đến người khởi nghiệp,
thì có thể sẽ tạo ra một cơ chế vận hành – “tái cấu trúc” một
phần hoặc toàn bộ nền kinh tế, góp phần phát triển đất nước
& hội nhập kinh tế thế giới./
IV. HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP
3. Động cơ khởi nghiệp dựa trên 2 luồng quan điểm

Theo quan điểm tích cực:


+Khát vọng làm giàu chân chính; +Cảm hứng & am mê mãnh
liệt; +Điều kiện, cơ hội của bản thân tốt (trình độ, trải nghiệm,
có kỹ năng quản trị & có mối quan hệ tốt với xã hội bên ngoài)

Tích cực – Good Tiêu cực – Bad

Theo quan điểm tiêu cực:


+Do thay đổi công ty, mất việc; +Không hài lòng với công việc
hiện tại; +Bị nhiều áp lực buộc phải kiếm tiền bằng mọi giá; bất
chấp việc lừa lọc, làm ăn chụp giật./
IV. HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP
4. Các dạng khởi nghiệp - Startup

“Khởi nghiệp” là động lực quan trọng để phát


triển kinh tế quốc gia, nên cần chính sách kinh
tế, pháp luật nhằm thúc đẩy phát triển phù
hợp với từng đặc thù loại hình: Khởi nghiệp trên
nền tảng sẵn có (SME); hay Khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo (IDE). Phương châm xuyên suốt là
thúc đẩy động cơ, phát triển năng lực, ươm
tạo sáng tạo công ty khởi nghiệp trên cơ sở
gắn kết các thành phần của hệ sinh thái khởi
nghiệp./
IV. HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP
4. Các dạng khởi nghiệp - Startup
3.1 Doanh nghiệp vừa & nhỏ SME (Small & Middle Enterprise):
 “Khởi nghiệp trên nền tảng đơn giản hoặc sẵn có”
- Thường một người sáng lập, kiểu DNTN..
- Tập trung TT địa phương & khu vực lân cận.
- Ổn định.. theo kiểu doanh nghiệp gia đinh, không
có nhiều tác động môi trường.
- Mô hình kinh doanh đã được kiểm chứng, hoặc
đơn giản.
- Khả năng thành công cao/ Rủi ro thấp.
- Dùng tiền cá nhân/vốn chủ sở hữu/vay mượn..
- Không có nhiều ứng dụng công nghệ mang tính
đột phá, sáng tạo.
- Thường tăng trưởng theo đường thẳng. Khi được
bơm vốn, hệ thống (gồm doanh thu, dòng tiền, việc
làm…) sẽ phản hồi nhanh chóng, thể hiện tích cực.
- SME thường là các loại hình bán lẻ, dịch vụ..
IV. HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP
4. Các dạng khởi nghiệp - Startup
3.2 Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo (Innovation Driven Enterprise):
 “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”
- Thường “đồng” sáng lập, kiểu cty đa quốc gia..
- Tập trung thị trường trong nước & thế giới.
- Thay đổi liên tục.. theo cơ chế thị trường và chịu
sự tác động của môi trường.
- Tìm kiếm môi trường hình kinh doanh mới, lạ với
nhiều rủi ro thách thức.
-Thường là khả năng thành công thấp/ Rủi ro cao.
- Dùng tiền nhà đầu tư/đổi lấy cổ phần.
- Ứng dụng công nghệ có tính đột phá & đổi mới
sáng tạo.
- Thường thua lỗ lúc đầu, nhưng nếu vượt qua, sẽ
rất tốt trong tương lại, nên cần nhiều vốn. Khi được
bơm vốn, thì hệ thống (..) đều phản hồi chậm.
- IDE thường là các doanh nghiệp lớn, tập trung hơn
vào việc “đột phá hay đóng cửa” để giành lấy thị
trường trên toàn thế giới./
UNIT 1 CASE STUDY 3

Các bạn hãy tìm kiếm và lựa chọn mô hình


khởi nghiệp (Startup model) theo 1 trong 2 dạng
SME & IDE sau đây rồi có 15 phút để trình bày
đầy đủ các thông tin nói trên:. Đồng thời nhận
xét và đánh giá ưu – nhược điểm của hai mô
hình SME & IDE?
- Hình thức: Viết ra giấy rồi trình bày trước lớp!
1 Dạng SME (Small & Middle Enterprise).
2 Dạng IDE (Innovation Driven Enterprise).

http://phamlocblog.com
UNIT 1
VIDEO CLIPS

Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia
TECHFEST VIETNAM 2021 tại Thành phố HCM. Đây là sự kiện
thường niên lớn nhất dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo do Bộ KH&CN phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các tổ
chức chính trị - xã hội tổ chức. Retrived fr: https://techfest.vn/ve-chung-toi/

http://phamlocblog.com
KẾT THÚC BÀI MỘT
KHÁI QUÁT KHỞI NGHIỆP

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thạc sĩ Đặng Thanh Sơn


Mobile: 0903.85.1199 – 0942.150.156
Email: dangthanhson2012@gmail.com

Thank you for watching

You might also like