You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


-------------

BÀI KIỂM TRA

MÔN TÁI LẬP DOANH NGHIỆP

Họ và tên : Đậu Thị Quỳnh Anh


Lớp : Cao học Quản trị kinh doanh K31 – Hà Tĩnh

NĂM 2023
Phần 1:
1
Câu 1: B. Các sự vật chỉ có thể phát triển nhờ sự tác động của con người
Các sự vật không chỉ phát triển nhờ sự tác động của con người, mà còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác như môi trường, di truyền, tự nhiên, và nhiều biến số khác không
liên quan đến con người.
Câu 2: C, D
Phát triển bền vững là sự phát triển đảm bảo tính cân bằng cần thiết trong cả ngắn
và dài hạn. Đứng dưới góc độ kinh tế thì sự phát triển bền vững là đem lại lợi ích trong
ngắn hạn và dài hạn hoặc có thể đem lại lợi ích lâu dài hoặc đem lại lợi ích trước mắt
nhưng không làm tổn hại trong dài hạn.
Câu 3: C. Thay đổi là phạm trù phản ánh một hiện tượng không lặp lại trạng thái trước đó
Thay đổi là phạm trù phản ánh một hiện tượng (quá trình) nào đó không lặp lại
trạng thái trước đó. Điều này có nghĩa là khi có sự thay đổi xảy ra là không giống với
trạng thái trước đó nữa. Thay đổi tạo ra sự khác biệt trong hệ thống và đối lập với ổn định.
Câu 4: D. Thay đổi nền tảng cơ sở quản trị
Thay đổi nền tảng cơ sở quản trị là thay đổi hoạt động quản trị kinh doanh chứ
không phải thay đổi hoạt động kinh doanh.
Câu 5: D. Thay đổi nền tảng cơ sở quản trị
Thay đổi hoạt động quản trị kinh doanh bao gồm: thay đổi nền tảng, cơ sở quản trị;
thay đổi đối tượng quản trị; thay đổi nội dung quản trị; thay đổi phương thức thực hiện
các hoạt động quản trị...
Thay đổi sản phẩm, thay đổi phương thức tạo ra sản phẩm, thay đổi khách hàng là
thay đổi hoạt động kinh doanh.
Câu 6: C. Chỉ có những thay đổi do doanh nghiệp chủ động thực hiện.
Vì có những thay đổi chủ động, có những thay đổi bị động, bị tác động bởi các yếu
tố khác như môi trường, cạnh tranh, hoặc các yếu tố bên ngoài tác động.
Câu 7: D. Cả ba trường hợp trên.
Các doanh nghiệp đang gặp khó khăn nghiêm trọng, hay có thể chưa đến mức lâm
vào khó khăn, hoặc đang trong thời kỳ hưng thịnh đều có thể và cần tiến hành tái lập
doanh nghiệp. Tái lập doanh nghiệp sẽ hướng đến những đổi mới phù hợp hơn với xu
hướng của thị trường và giúp công ty phát triển.
Câu 8: B. Là sự thay đổi triệt để.
Theo Michael Hammer và James Champy (1993): “Tái lập là sự tái tư duy lại một
cách cơ bản, triệt để và từ đầu đối các quy trình hoạt động kinh doanh, để đạt được sự cải

2
thiện vượt bậc đối với các chỉ tiêu quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp là giá cả, chất
lượng, sự phục vụ và nhanh chóng.”
Bản chất của tái lập doanh nghiệp là bắt đầu lại với “một tờ giấy trắng” là sự bắt
đầu hoàn toàn mới, bác bỏ những nhận thức đương thời và những giả thuyết đã được chấp
nhận trong quá khứ, thay đổi quy trình đang tồn tại bằng quy trình hoàn toàn mới.
Câu 9: D. Tái lập là sự cải tiến từng bộ phận, từng đơn vị doanh nghiệp.
Tái lập là sự thay đổi triệt để các quy trình làm việc cũ và thiết ra các quy trình
hoàn toàn mới, tập trung tối đa vào khách hàng. Tái lập có thể làm giảm chi phí đáng kể
và định lại giá cho các sản phẩm dịch vụ một cách hợp lý hơn, cuối cùng là làm tăng lợi
nhuận ròng và giữ cho mức tăng trưởng bền vững qua năm tháng. Kết quả của tái lập là
tạo ra một doanh nghiệp thực sự mới trên thương trường, tràn đầy sinh lực, với khả năng
cạnh tranh vượt xa chính họ trước đây.
Câu 10: C. Sự bắt đầu lại, bác bỏ những nhận thức đương thời và những giả thiết đã được
chấp nhận
Tái lập đòi hỏi sự thay đổi triệt để và đột phá, từ việc xem xét lại các quy trình,
phương pháp, cấu trúc tổ chức cho đến cách thức hoạt động và văn hóa doanh nghiệp. Tái
lập không chỉ là việc cơ cấu lại tổ chức hay cắt giảm quy mô, mà là quá trình tạo ra một
sự thay đổi toàn diện và sâu sắc trong cách doanh nghiệp hoạt động.

Phần 2:
Câu 1:
Tái lập doanh nghiệp và đổi mới là hai khái niệm quan trọng trong quản lý doanh
nghiệp. Mặc dù có mục tiêu chung là cải thiện hiệu suất và tăng trưởng, nhưng chúng có ý
nghĩa và phạm vi khác nhau.
Tái lập doanh nghiệp quá trình thay đổi cấu trúc và hoạt động của một doanh
nghiệp để cải thiện hiệu suất và tăng trưởng. Tái lập doanh nghiệp thường xảy ra khi
doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc đối mặt với sự thay đổi trong môi trường kinh doanh.
Mục tiêu của tái lập doanh nghiệp là tạo ra một mô hình hoạt động mới, hiệu quả hơn và
phù hợp với yêu cầu thị trường.
Đổi mới là quá trình tạo ra và áp dụng các ý tưởng mới, sản phẩm mới hoặc
phương pháp mới để tạo ra giá trị và cạnh tranh. Đổi mới thường xuyên xảy ra trong môi
trường kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thích ứng với sự thay đổi trong
công nghệ và thị trường.
Như vậy, tái lập doanh nghiệp tập trung vào thay đổi cấu trúc và hoạt động của
doanh nghiệp để tạo ra một mô hình hoạt động mới và hiệu quả hơn. Trong khi đó, đổi
mới tập trung vào tạo ra và áp dụng các ý tưởng, sản phẩm hoặc phương pháp mới để tạo
3
ra giá trị và cạnh tranh. Do đó, trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp cần phải tái lập
doanh nghiệp chứ không phải đổi mới.
Ví dụ thực tế:
- Ví dụ về tái lập doanh nghiệp: Tập đoàn PAN (PAN) có những bước đi thuận lợi
hơn do có sự chủ động từ khâu hoạch định chiến lược. Trước đây, PAN là một công ty
chuyên thực hiện kinh doanh ngành nghề vệ sinh công nghiệp. Với tham vọng tăng
trưởng cao và mở rộng quy mô hoạt động, PAN đã thay đổi hướng đi, tập trung đầu tư
vào các doanh nghiệp chuyên về nông nghiệp, thủy sản, thực phẩm đóng gói có thương
hiệu. Pan Group liên tục củng cố nền tảng trong lĩnh vực nông nghiệp thông qua việc liên
tục thâu tóm một loạt các doanh nghiệp lớn trong ngành. Doanh nghiệp này đã mạnh tay
chi tới gần 1.500 tỷ đồng để mua công ty nông nghiệp, thực phẩm bao gồm Công ty Xuất
nhập khẩu thủy sản Bến Tre (ABT), Bibica (BBC), Công ty Chế biến hàng xuất khẩu
Long An (LAF); Công ty Giống cây trồng trung ương (NSC). Hiện nay, PAN đã hoàn
thiện chuỗi giá trị trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm, củng cố vị thế trong ngành
đem lại tăng trưởng lợi nhuận đều đặn hàng năm.
- Ví dụ về đổi mới: Ngành bưu chính
Khi có nhu cầu chuyển thư, bưu phẩm, khách hàng đem đến bưu cục gần nhất và
làm thủ tục chuyển đến nơi họ cần chuyển. Các công việc diễn ra ở bưu cục gần nhất và
làm thủ tục chuyển đến nơi họ cần chuyển đến. Các công việc diễn ra ở đây là các công
việc mà nhân viên bưu chính vẫn làm suốt hàng trăm năm qua: dán tem hoặc đóng gói
bưu phẩm, cân, đóng dấu bưu cục và chuyển đến thùng thư (nơi để thư) hoặc nơi để bưu
phẩm, phân loại thư, bưu phẩm chuyển trong nước hay quốc tế, trong hay ngoài tỉnh,…
Đến thời gian đã ấn định, xe thư sẽ chuyển từ bưu cục trung tâm của tỉnh (thành phố) đi
bưu cục trung tâm của các tỉnh khác hoặc ra sân bay, bến cảng. Bưu cục trung tâm của
tỉnh nhận được thư từ, bưu phẩm từ nhiều bưu cục trung tâm tỉnh và của các huyện
chuyển đến, họ lại phân loại: thư nào, bưu phẩm nào,… chuyển đi tỉnh nào. Đến thời gian
quy định trong ngày sẽ có bưu cục hoặc thuê xe khách chuyển thư từ, bưu phẩm từ bưu
cục trung tâm đi bưu cục các huyện. Tại bưu cục các huyện lại diễn ra một quy trình
tương tự quy trình trên. Sau đó đến xã (phường) và đến tay người nhận.
Quá trình trên có thay đổi trong hàng trăm năm qua: sự đổi mới của ngành bưu
điện chỉ tập trung làm sao để quá trình phân loại thư từ, bưu phẩm diễn ra nhanh chóng
hơn. Các giải pháp đưa ra nhằm nâng cao năng suất lao động phân loại thư từ, hay sử
dụng máy móc để phân loại nhờ mã hóa các vùng,… Các giải pháp trên có tác dụng cải
tiến tình hình, nâng cao năng suất, rút ngắn thời gian vận chuyển. Nhưng nhìn chung, sự
cải thiện là không đáng kể, thư từ vẫn chuyển lòng vòng; dừng lại chờ phân loại.
Câu 2:
Tái lập doanh nghiệp có nội dung cơ bản, cốt lõi là tái tạo kinh doanh. Tái tạo kinh
doanh có nghĩa là xem xét lại các quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở cho
4
rằng các quá trình hiện nay được thiết kế theo quan điểm chuyên môn hóa và chia cắt quá
trình là phức tạp và tạo ra sự lưu lại quá lâu của đối tượng tại đâu đó trong quá trình mà
khó có thể kiểm soát nổi. Chính vì vậy, tái lập doanh nghiệp là sự tìm kiếm, thiết kế các
quá trình đơn giản, không tuân thủ các nguyên tắc phân chia công việc theo kiểu chuyên
môn hóa và chia cắt quá trình. Trên cơ sở đơn giản hóa quá trình mới có thể dẫn đến đáp
ứng cầu của người tiêu dùng với chất lượng, cách phục vụ, tính linh hoạt cao và giá cả rẻ.
Tái tạo quá trình kinh doanh từ phức tạp đến đơn giản mang các đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, từ nhiều công việc gộp thành một việc. Đặc điểm chung nhất của tái tạo
quá trình là từ nhiều công việc hoặc nhiệm vụ trước đây được chia tách riêng ra thì nay
được làm ngược lại: liên kết hoặc làm gộp lại thành một công việc. Vì vậy tái tạo lại quá
trình là việc làm ngược lại chuyên môn hóa. Việc này dẫn đến hai điều: đầu tiên là làm
giảm tính chuyên môn hóa nên về nguyên lý không dẫn đến nâng cao năng suất lao động
ở từng bộ phận. Thứ hai là xoá bỏ sự chia cắt quá trình tự nhiên nên tạo cơ sở để thu gọn
và chuyển từ tổ chức theo chiều dọc sang thiết lập các quá trình theo chiều ngang, đây là
điều kiện tiền đề để rút ngắn quá trình, bỏ những sai sót, rút ngắn thời gian hoàn thành
công việc.
Thứ hai, tính đa dạng của các quá trình. Các quá trình cũ dựa trên cơ sở chuyên
môn hóa lao động nên đã tìm mọi cách để tiêu chuẩn hóa các quá trình và vì thế thường là
phải nhóm các quá trình gần giống nhau lại để hình thành các quá trình đã “tiêu chuẩn
hóa”, làm giảm số quá trình so với thực tế. Theo cách này, quy mô của các quá trình mới
cũng thường nhỏ hơn các quá trình truyền thống.
Thứ ba, tính tự nhiên của các quá trình. Mọi quá trình đều diễn ra theo trật tự tự
nhiên của chúng. Trong mỗi quá trình, việc nào làm trước, việc nào làm sau là điều đương
điên không cần bàn cãi và cần thiết được tôn trọng. Quản trị theo quá trình đòi hỏi sau khi
đã phân tích, cân nhắc thì việc tạo lập các quá trình mới cần tôn trọng tuyệt đối đặc tính tự
nhiên của các quá trình. Đây là điều kiện cần thiết đảm bảo cho quá trình diễn ra nhanh
đến mức có thể và đảm bảo chất lượng.
Thứ tư, công việc được thực hiện tại nơi thích hợp nhất. Với các công việc, nhiệm
vụ mà bản thân nó là một quá trình thì doanh nghiệp cần phân tích, đánh giá, lựa chọn và
quyết định nên hay không nên đảm nhận một nhiệm vụ nào đó. Sẽ là rất nên nếu, mặc dù
có nhiều doanh nghiệp khác đã thực hiện từ lâu nhưng khi phân tích thấy rằng mình làm
sẽ có nhiều lợi thế hơn họ bởi mình lợi dụng được các nguồn lực sẵn có để hình thành quá
trình mới ngắn hơn họ, có nhiều ưu điểm hơn họ.
Thứ năm, trao quyền chủ động giải quyết công việc cho người đảm nhận công
việc. Điều kiện để rút ngắn thời gian giải quyết các nhiệm vụ, công việc là người thực
hiện nhiệm vụ được uỷ quyền tự quyết định các công việc thuộc phạm vi mình phụ trách.
Việc này vừa làm giảm thời gian người thực hiện phải xin “chỉ thị” của cấp trên, vừa dẫn
tới xác định trách nhiệm rõ ràng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ.

5
Ví dụ thực tế về tái tạo quá trình:
Thời mới thành lập của Netflix là cái tên lạ không nhiều người biết đến. Cho đến
năm 1997, Netflix đã tạo ra một mô hình kinh doanh cho phép khách hàng trả tiền thuê
trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện và mở bán DVD. Năm 2007, Netflix quyết định
thực hiện một bước cực kỳ táo bạo đó là áp dụng Internet vào mô hình kinh doanh của
mình. Kể từ đó, doanh nghiệp này đã tận dụng tối đa công nghệ lưu trữ đám mây để tạo ra
một thế giới phim trực tuyến với hàng triệu bộ phim nổi tiếng của nhiều quốc gia trên thế
giới. Việc tái tạo quá trình này đã đơn giản hóa quá trình, giảm thiểu nhiều công việc so
với trước đây cung cấp cho người tiêu dùng kho phim lớn, chất lượng hơn, giá rẻ hơn.

You might also like