You are on page 1of 5

4.

10 Kiểm soát chiến lược

4.10.1 Quản trị các xung đột

Xung đột được định nghĩa như là một sự bất đồng giữa hai bên hoặc nhiều bên về một
hay nhiều vấn đề. Việc thiết lập mục tiêu tại doanh nghiệp cũng có thể dẫn đến xung đột
vì cách quản lý và hoạch định chiến lược phải đánh đổi, chẳng hạn như lợi nhuận ngắn
hạn, tỷ suất sinh lời, quá trình nhập nhập hoặc phát triển thị trường.

Xung đột là không tránh khỏi trong các tổ chức, vì vậy điều quan trọng là cuộc xung đột
được xử lý và giải quyết trước khi hậu quả tiêu cực xảy ra ảnh hưởng đến hiệu suất của tổ
chức. Xung đột không phải lúc nào cũng dẫn đến kết quả tiêu cực, khi được kiểm soát
hợp lý, việc khác biệt quan điểm có thể giúp gia tăng sáng tạo và hỗ trợ ra quyết định tốt
hơn. Quản lý xung đột thành công sẽ làm tăng năng suất của tổ chức trong việc hoạch
định và kiểm soát vấn đề, duy trì được môi trường làm việc tích cực. Ngược lại, quản lý
xung đột yếu kém có thể dẫn đến hành vi phá hoại, thù địch và làm giảm năng suất – tất
cả các điều này đều đe dọa đến khả năng hoàn thành các mục tiêu đề ra của công ty.

Theo Kenneth Thomas và Ralph Kilmann, có 5 cách xử lý xung đột thường sử dụng là
lãng tránh, cạnh tranh, thỏa hiệp, hợp tác và nhượng bộ.

Hình 1 Mô hình giải quyết xung đột của Kenneth Thomas và Ralph Kilmann
Trung nguyên luôn nhắc nhở cho nhân viên nhớ về văn hóa đoàn kết của ty, ghi nhận sự
nỗ lực cũng như động viên, khích lệ nhân viên luôn giao tiếp trung thực và minh bạch để
hạn chế xung đột giữa các nhân viên, nhầm phát triển mục tiêu, chiến lược mà công ty đã
đặt ra.

Sứ mệnh của cà phê Trung Nguyên là “Kết nối và phát triển những người đam mê cà phê
trên Thế giới”. Để làm được điều đó thì ngay chính trong nội bộ Trung Nguyên cần có sự
kết nối, đoàn kết. Đặng Lê Nguyên Vũ không chỉ là người lãnh đạo có tầm mà còn rất có
tâm khi luôn quan tâm đến đời sống của nhân viên trong công ty. Ông cũng rất coi trọng
việc phát triển văn hóa công ty, xây dựng cho đội ngũ nhân viên một môi trường làm việc
tốt nhất. Yếu tố này còn được phát triển rộng hơn khi đối tượng khách hàng mà Trung
Nguyên hướng đến không phân biệt độ tuổi, màu da, địa lý, giới tính hay thu nhập.
Nếu xung đột vẫn chưa được giải quyết, người lãnh đạo có thể cho ý kiến một cách công
minh, đơn giản hóa vấn đề để ngưng xung đột. Đồng thời để giảm bớt căn thẳng cho nhân
viên trong quá trình làm việc Trung nguyên còn tổ chức các ngày hội để gắng kết mọi
người như ngày hội “Gia đình Trung Nguyên Legend toàn kết-yêu thương-phụng sự”
4.10.2 Tái cấu trúc và tái kiến thiết

Trong quá trình thực hiện kinh doanh quốc tế Trung Nguyên phải luôn xem xét các yếu tố
bên ngoài và bên trong doanh nghiệp để đảm bảo hiệu quả cho quá trình thực hiện chiến
lược. Mà một trong những vấn đề quan trọng để thực hiện chiến lược quốc tế là phải tái
cấu trúc và tái kiến thiết trong những trường hợp cần thiết để phát triển và thích nghi với
những sự tác động khác nhau.

Tái cấu trúc (Restructuring) liên quan đến điều chỉnh qui mô của công ty về số lượng
nhân viên, số lượng các bộ phận hay đơn vị, số lượng cấp bậc trong cấu trúc tổ chức của
công ty.
Tái cấu trúc cũng được hiểu là quá trình tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhằm tạo ra
"trạng thái" tốt hơn cho doanh nghiệp để thực hiện những mục tiêu đề ra.
Tái cấu trúc liên quan đến loại bỏ hay thiết lập, thu hẹp hay mở rộng, di chuyển các bộ
phận và phòng ban của tổ chức, trọng tâm của tái cấu trúc là thay đổi cách công việc thực
sự được thực hiện. 

Tái cấu trúc doanh nghiệp hiệu quả gồm 5 bước cơ bản sau:
Xác định rõ tình trạng hiện tại của doanh nghiệp
Xác định rõ tình trạng hiện tại là bước bắt buộc phải có trong quá trình thực hiện tái cấu trúc doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp cần hiểu và xác định rõ tình trạng cẩu thả, trì trệ, lỏng lẻo đang diễn ra ở đâu,
bộ phận nào đang hoạt động chưa hiệu quả thì mới có thể lập kế hoạch tái cấu trúc được.
Sau khi xác định chính xác tình hình hiện tại của doanh nghiệp thì mới có thể đề ra mục tiêu và phạm vi
cụ thể của việc tái cấu trúc. Ngoài mục tiêu chung, phần mục tiêu còn có các mục tiêu cụ thể cho từng
nhóm, bộ phận. 
Phạm vi tái cấu trúc phải bao quát hết các lỗ hổng trong cơ cấu, hệ thống, hoạt động. Tùy thuộc vào tình
hình hiện tại của doanh nghiệp mà phạm vi này được tính đến, nó có thể chỉ là một vài lĩnh vực hoặc toàn
bộ doanh nghiệp.
Lập bản kế hoạch và thiết kế chi tiết
Việc thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp là một quá trình mà mỗi bước đều có thể ảnh hưởng đến kết quả
của cả quá trình, vì vậy việc lập một kế hoạch và thiết kế chi tiết là vô cùng quan trọng.
Ngoài ra, đây là một quá trình nên mọi thứ phải được thực hiện theo thứ tự. Do đó, các tổ chức cần xác
định các lĩnh vực có thể được triển khai càng sớm càng tốt để theo dõi tiến độ và theo kịp với nhu cầu
kinh doanh, mức độ và tình trạng khẩn cấp của doanh nghiệp.
Xác lập phương thức tiếp cận
Một yếu tố không thể bỏ qua đó là phương pháp tiếp cận. Nếu một cách tiếp cận không phù hợp được
thực hiện, việc tái cấu trúc sẽ bị đình trệ và kéo dài. Ngoài ra, các công ty cũng nên đưa ra giải pháp,
chiến lược và kế hoạch thực hiện theo kiểu cuốn chiếu. Điều này giúp các công ty có được sự rõ ràng về
khi thực hiện việc tái cấu trúc.
Triển khai kế hoạch theo từng bước
Có kế hoạch liên tục, công ty nên bắt đầu thực hiện từng bước, không nên quá vội vàng dẫn đến kém hiệu
quả. Sau khi hoàn thành từng bước của kế hoạch, cần liên tục đánh giá hiệu quả, kiểm tra xem nó đã phù
hợp chưa và ở đâu cần được điều chỉnh.
Vận hành hệ thống mới và đánh giá định kỳ
Sau khi hoàn thành tất cả các bước trong kế hoạch, doanh nghiệp bắt đầu vận hành toàn bộ hệ thống mới.
Trong quá trình này, cần phải đánh giá thường xuyên để biết được việc tái cơ cấu này có hiệu quả như thế
nào và nó có mang lại chất lượng và phù hợp với mục tiêu như đã đề ra hay không.
Tái kiến thiết còn được gọi là quản trị quá trình, đổi mới quá trình hay thiết kế lại quá
trình liên quan đến việc thiết kế lại công việc, nghề nghiệp và quá trình với mục đích làm
tăng chất lượng, dịch vụ và tốc độ. Tái kiến thiết thường không ảnh hưởng đến cấu trúc tổ
chức hay sơ đồ, và cũng không có ý nghĩa là mất việc hay sa thải nhân viên.

Cũng như việc khi thực hiện việc nhượng quyền tại thị trường Mỹ, Trung Nguyên chú
trọng trong việc quan tâm sự hiệu quả của các chuỗi cửa hàng thông qua việc kiểm soát
quy mô của hệ thống nhượng quyền, các bộ phận quản lý. Đồng thời Trung Nguyên rất
chú trọng đến chất lượng của sản phẩm nên luôn tìm cách làm tăng chất lượng của sản
phẩm, cho ra mắt những sản phẩm đặc trưng, độc quyền của riêng cà phê Trung Nguyên.
4.10.3 Hiệu quả hoạt động và thù lao chiến lược

Hiệu quả hoạt động là một số liệu đo lường hiệu quả của lợi nhuận thu được dưới dạng
một hàm của chi phí hoạt động. Hiệu quả hoạt động càng lớn thì doanh nghiệp hoặc
khoản đầu tư càng có lợi. Điều này là do đơn vị có thể tạo ra thu nhập hoặc lợi nhuận cao
hơn với cùng một mức chi phí hoặc thấp hơn so với một phương án thay thế. Một doanh
nghiệp hoạt động hiệu quả, tiết kiệm được chi phí thì đãi ngộ cho nhân viên sẽ càng tốt.
Việc đãi ngộ cho nhân viên là một trong những cách khích lệ tinh nhân, gia tăng năng
suất làm việc của mọi người.

Dựa vào tâm lý người lao động, Trung Nguyên đã thực hiện rất tốt các chính sách đãi ngộ
để gia tăng hiệu quả làm việc như khoản phụ cấp, phúc lợi xã hội, lương thưởng vượt
doanh thu. Bên cạnh đó Trung Nguyên còn khích lệ tinh thần bằng những hoạt động hội
nhóm, đào tạo cho nhân viên kĩ năng phát triển.

4.10.4 Vấn đề về sản xuất/ tác nghiệp khi thực hiện chiến lược

Các khả năng, giới hạn, sản xuất / tác nghiệp có thể thúc đẩy hay ngăn cản đáng kể việc
đạt được mục tiêu. Quy trình sản xuất thường chiếm hơn 70%, của tổng tài sản của doanh
nghiệp. Một phần quan trọng của quá trình thực hiện chiến lược diễn ra tại nơi sản xuất.
Các quyết định liên quan đến sản xuất trên quy mô nhà máy, vị trí nhà máy, thiết kế sản
phẩm, lựa chọn thiết bị, loại dụng cụ, kích thước của hàng tồn kho, kiếm xe hàng tồn kho,
kiểm soát chất lượng, kiểm soát chi phí, sử dụng các tiêu chuẩn, chuyên môn hóa công
việc, đào tạo nhân viên, thiết bị và sử dụng nguồn lực, vận chuyển và đóng gói, và đổi
mới công nghệ có thể có một tác động đáng kể vào sự thành công tay thất bại của những
nỗ lực chiến lược thực hiện.

>>>>tìm thêm hình ảnh, bảng cho xinh động

You might also like