You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC UNIVERSITY ECONOMICS HO CHI

MINH CITY
TRƯỜNG KINH DOANH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


BỘ MÔN QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH

Đề tài: Nghiên cứu quản trị hàng tồn kho trong quản trị điều hành
và những biện pháp giải quyết vấn đề tồn kho của Công ty Toyota

Giảng viên: Th.S Nguyễn Quốc Thịnh

Sinh viên thực hiện: Lý Thị Chi

Lớp sinh viên: Quản trị chất lượng 02 - K46


MSSV: 31201020961
MỤC LỤC
Trang | 0
1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.................................................................................
1.1 Phần mở đầu..............................................................................................................................2
1.2 Mục tiêu của đề tài....................................................................................................................3
1.3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu..................................................................................................3
2. NỘI DUNG...........................................................................................................
2.1 Khái niệm...................................................................................................................................3
2.2 Phân loại hàng tồn kho..............................................................................................................4
2.3 Các chi phí liên quan đến hàng tồn kho...................................................................................4
2.3.1 Chi phí đặt hàng..................................................................................................................5
2.3.2 Chi phí tồn kho....................................................................................................................6
2.3.3 Chi phí thiệt hại do thiếu hụt hàng hoá.............................................................................6
2.3.4 Chi phí mua hàng................................................................................................................7
2.4 . Một số hệ thống – mô hình quản trị hàng tồn kho................................................................7
2.4.1 Hệ thống tồn kho phân loại ABC.......................................................................................7
2.4.2 Hệ thống số lượng đặt hàng cố đinh (FQS).......................................................................7
2.4.3 Hệ thống số lượng đặt hàng thay đổi theo nhu cầu trong thời kỳ cố định (FPS)........11
2.4.4 Mô hình tồn kho một thời kỳ...........................................................................................12
3. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TỒN KHO CỦA CÔNG
TY TOYOTA.........................................................................................................
3.1 Khái quát chung về công ty Toyota........................................................................................12
3.2 Công tác quản trị hàng tồn kho tại Toyota Việt Nam...........................................................14
3.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị hàng tồn kho tại TMV...........................14
3.2.2 Độ dài thời gian chu kì sản xuất.......................................................................................14
3.2.4. Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ....................................................15
3.2.7. Thời gian vận chuyển hàng từ nhà cung cấp.................................................................16
3.3. Phương hướng giải quyết vấn đề tồn kho.............................................................................16
4. KẾT LUẬN........................................................................................................
Tài liệu tham khảo.................................................................................................

Trang | 1
1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1 Phần mở đầu


Hiện nay trước đại dịch Covid 19 việc tích trữ hàng hóa là điều tất yếu của mọi nhà, mọi
gia đình và cả Doanh nghiệp. Nhưng phương pháp tích trữ, điều hành lượng hàng để vừa có
thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng vừa có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm. 
Hàng tồn kho có vai trò như một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trong chu
kỳ sản xuất kinh doanh. Hàng tồn kho có nhiều loại, chỉ là hình thức biểu hiện của mỗi cái là
khác nhau. Và dù biểu hiện dưới hình thức nào thì đó cũng là chi phí mà doanh nghiệp phải
bỏ ra. Vấn đề được chủ các doanh nghiệp quan tâm là làm sao quản lý hàng tồn kho sao cho
hiệu quả, vừa đảm bảo sản lượng hàng để cung ứng mà cũng không thu mua quá nhiều
nguyên vật liệu đầu vào gây nên tổn thất vô ích và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. 
Thường thì giá trị tồn kho chiếm khoảng 40% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Do đó
nhà quản trị phải kiểm soát lượng tồn kho thật cẩn thận thông qua việc xem xét lượng tồn kho
có hợp lý với doanh thu, cũng như các biện pháp cần thiết để nâng hoặc giảm lượng hàng tồn
kho. Vì nếu tồn kho với số lượng quá nhỏ hay quá lớn đều không đạt hiệu quả tối ưu. Tồn
kho cao sẽ làm tăng chi phí đầu tư, nhưng nó lại biểu hiện sự sẵn sàng cho sản xuất hoặc đáp
ứng nhu cầu khách hàng. Tồn kho thấp sẽ làm giảm chi phí đầu tư nhưng sẽ tốn kém trong
việc đặt hàng, thiết đặt sản xuất bỏ lỡ cơ hội thu lợi nhuận. 
Trong nền kinh tế hiện nay, đã có không ít các công ty sản xuất và kinh doanh trong lĩnh
vực phần mềm trong giáo dục. Do đó sự cạnh tranh là tính tất yếu của quy luật thương
trường, quản trị hàng tồn kho là một công việc khá phức tạp, đòi hỏi nhà quản lý doanh
nghiệp phải biết vận dụng sáng tạo các phương pháp quản lý vào thực tiễn hoạt động của
doanh nghiệp. 
Đặc biệt trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp đang phải đối
mặt với nhiều vấn đề như doanh số bán ra giảm, hợp đồng thu mua nguyên vật liệu đã kí, làm
cho lượng hàng tồn kho tăng từ đó kéo theo chi phí cũng tăng theo. 
Vậy tồn kho như thế nào là hợp lý và hiệu quả? 
Để giải quyết được vấn đề này chúng ta cùng làm rõ nó thông qua đề tài “Nghiên cứu
quản trị Hàng tồn kho của Công ty Toyota Việt Nam và những biện pháp giải quyết vấn đề
tồn kho trong Doanh nghiệp”. 

Trang | 2
1.2 Mục tiêu của đề tài 
Tồn kho là tất cả những nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng cho nhu cầu hiện tại 
hoặc tương lai. Hàng tồn kho không chỉ có tồn kho thành phẩm mà còn có tồn kho sản phẩm
dở dang, tồn kho nguyên vật liệu hoặc linh kiện và tồn kho công cụ dụng cụ dùng trong sản
xuất... Trong một doanh nghiệp, hàng tồn kho bao giờ cũng là một trong những tài sản có giá
trị lớn nhất trên tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đó.  
Nghiên cứu tổng hợp lý thuyết về quản trị hàng tồn kho. Nêu phương hướng giải quyết
vấn đề về quản trị hàng tồn kho tại Công ty Toyota Việt Nam, thông qua đó làm rõ được
những nội dung cơ bản của quản trị hàng tồn kho vừa có thể tìm được hướng giải quyết cho
các vấn đề tồn kho tại các doanh nghiệp hiện nay. Rút kết được kinh nghiệm thông qua việc
quản lý hàng tồn kho từ Công ty Toyota Việt Nam và đề xuất hướng giải quyết thích hợp
nhất. 
1.3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 
Bài tiểu luận mong muốn tìm được hướng giải quyết cho vấn đề tồn kho của Doanh
nghiệp nói chung mà tiêu biểu mong muốn tìm hiểu riêng đó là Công ty Toyota Việt Nam

2. NỘI DUNG
2.1 Khái niệm 
Hàng tồn kho là nguồn lực nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.Hàng
tồn kho trong doanh nghiệp bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm, phụ tùng thay thế
và thành phẩm hay các mặt hàng để bán. 
Từ khi có sản xuất và lưu thông hàng hoá trên thị trường, vấn đề hàng tồn kho gần như là
điều thiết yếu xảy ra ở mỗi doanh nghiệp. Muốn doanh nghiệp duy trì lâu dài và luôn có sản
phẩm để phục vụ khách hàng khi cần thiết thì bắt buộc phải có hàng tồn kho.  
Theo C. Mark:” Tồn kho hay dự trữ hàng hoá là một sự cố định và độc lập hoá hình thái
của sản phẩm”. Như vậy sản phẩm đang trong quá trình mua bán, sắp được mua bán hay cần
để phục vụ cho quá trình mua bán sẽ tồn tại ở trạng thái tồn kho.  
Hàng tồn kho có thể hiểu chung là nguồn lực nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm. Hàng tồn kho trong doanh nghiệp bao gồm nguyên liệu, bán thành phẩm, phụ tùng
thay thế và thành phẩm hay các mặt hàng bán. Tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp sẽ
có các phương pháp hoạch định và kiểm soát các mặt hàng tồn kho khác nhau. 
 Một số doanh nghiệp chuyên về dịch vụ, giải trí… hàng tồn kho của họ có thể xem như là
vô hình. Có một số sản phầm tồn kho hữu hình để phục vụ khách hàng và đảm bảo chất

Trang | 3
lượng cho công tác dịch vụ như các công cụ, phương tiện đi lại, phương tiện vật chất, dụng
cụ phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp. Vì là doanh nghiệp về loại hình dịch vụ chuyên
phục vụ và làm hài lòng tâm lý khách hàng nên khả năng giao tiếp, nguồn tài nguyên kiến
thức, hiểu biết và các phương pháp thấu hiểu tâm lý mà mỗi nhân viên tích luỹ được cũng có
thể coi llà một loại hàng tồn kho tiền tàng. 
Đối với các doanh nghiệp thương mại, họ luôn phải có sẵn một lượng hàng tồn kho vừa đủ
để có thể đảm bảo nhu cầu của khách hàng khi họ cần gấp. Đối với loại hình doanh nghiệp
sản xuất dây chuyên, vì là sản xuất dây chuyền nên cần có quá trình lâu dài và trong quá trình
này sẽ cần có các nguyên liệu đầu vào, sản phẩm sở dang và sản phẩm cuối cùng.  
Vì vậy, hàng tồn kho sẽ là các nguyên liệu đang trong quá trình chờ sản xuất, các sản
phẩm sở dang đang trong giai đoạn chờ để được hoàn chỉnh và sản phẩm đã hoàn thành chờ
được vận chuyển đến các đại lý và đến tay khách hàng. 
  Quản trị hàng tồn kho là các hoạt động liên qua đến lập kế hoạch, phối hợp, kiểm soát
việc thu mua, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, phân phối nguyên liệu, bán thành phẩm, phụ tùng
thay thế và các mặt hàng cần thiết để đáp ứng nhu cầu khách hàng. 
2.2 Phân loại hàng tồn kho 
Có nhiều cách để phân loại hàng tồn kho:  
Phân loại hàng tồn kho theo hình thái vật chất cụ thể  
 Nguyên vật liệu  
 Bán thành phẩm mua ngoài  
 Phụ tùng thay thế 
 Sản phẩm dở dang  
 Bán thành phẩm tự chế 
Thành phẩm
 Phân loại theo nguồn gốc hàng tồn kho 
 Hàng tồn kho mua ngoài  
 Hàng tồn kho tự sản xuất 
Phân loại theo quá trình sử dụng hàng tồn kho  
 Hàng tồn kho ở khâu dự trữ  
 Hàng tồn kho ở khâu sản xuất 
 Hàng tồn kho ở khâu tiêu thụ 
2.3 Các chi phí liên quan đến hàng tồn kho  
Trong quản trị hàng tồn kho có thể chia làm 4 loại chi phí: Chi phí đặt hàng, chi phí tồn
kho, chi phí, chi phí thiệt hại do thiếu hụt hàng và chi phí mua hàng. 
Trang | 4
2.3.1 Chi phí đặt hàng  
Chi phí đặt hàng hoặc chi phí thiết lập là chi phí liên quan đến đơn đặt hàng với nhà cung
cấp hoặc định dạng lại cáu hình các công cụ, thiết bị và máy móc trong nhà máy để sản xuất
một mặt hàng.  
Chi phí đặt hàng bao gồm những chi phí quản lý, giao dịch và vận chuyển hàng hoá, các
loại phí phí tổn trong quá trình tìm kiếm và vận chuyển nguyên vật liệu từ nhà cung cấp tới
nơi sản xuất.  
Chi phí đặt hàng thường cố định qua số lần đặt hàng và không phụ thuộc vào số lượng
hàng hoá được đặt. Kích thước lô hàng càng nhỏ thì số lần đặt hàng nhiều dẫn đến chi phí đặt
hàng tăng, nhưng nếu kích thước lô hàng lớn, số lần đặt hàng giảm sẽ giúp giảm chi phí đặt
hàng  
CPđặt hàng = Số lần đặt hàng trong năm * Chi phí một lần đặt hàng
2.3.1.1 Đặc điểm hàng tồn kho:
  Mã hàng:(SKU- Stock Keeping Unit)
Hầu hết các doanh nghiệp dự trữ một số lượng lớn hàng tồn kho cho các mặt hàng,
thường xuyên tại nhiều địa điểm. Để quản lý và kiểm soát các kho dự trữ, mỗi loại hàng
thường được gán một định danh duy nhất gọi là mã hàng tồn kho. Một mã hàng tồn kho
ứng với một mặt hàng duy nhất được lưu trữ tại một địa điểm cụ thể.
2.3.1.2 Tính chất của nhu cầu
Tính chất của nhu cầu gồm:
 Nhu cầu độc lập là nhu cầu về một mã hàng không liên quan đến các nhu cầu các mã
hàng khác. Đây là loại cầu có liên quan trực tiếp đến nhu cầu khách hàng (thị trường)
và cần phải được dự báo..
 Nhu cầu phụ thuộc là nhu cầu một mã hàng có liên quan trực tiếp đến nhu cầu của mã
hàng khác. Nhu cầu này có thể được tính toán mà không cần phải được dự báo.
 Nhu cầu không chắc chắn là nhu cầu có thể thay đổi liên tục trong một khoảng thời
gian
 Nhu cầu tĩnh là nhu cầu ổn định.
 Nhu cầu động thay đổi theo thời gian.
2.3.1.3 Tồn kho một giai đoạn (single-period) và nhiều giai đoạn (multipleperiod):  
Một số loại hàng chỉ được sử dụng ( để sản xuất hay để bán) trong một thời gian tương đối
ngắn và lượng hàng còn lại không thể lưu trữ cho đến khi mùa tới thì cần áp dụng mô hình
tồn kho một giai đoạn. Mô hình này được sử dụng mua một lần cho một mặt hàng trong một
Trang | 5
thời kỳ.Trong trường hợp khác, loại hàng được sử dụng liên tục trong thời gian dài có thể áp
dụng mô hình tồn kho nhiều giai đoạn nhằm tận dụng lợi thế kinh tế của lô lớn. 
2.3.1.4 Thời gian đặt hàng  
Thời gian đặt hàng là khoảng thời gian từ lúc đặt hàng cho đến lúc nhận được hàng. Đối
với các loại hàng tự sản xuất thì thời gian đặt hàng là thời gian sản xuất đủ số lượng lô hàng.
Thời gian đặt hàng bị ảnh hưởng bởi lịch trình sản xuất của nhà cung cấp, kích thước lô hàng,
các hãng vận chuyển... Thời gian đặt hàng có thể xác định được. 
2.3.2 Chi phí tồn kho 
Chi phí tồn kho là những chi phí liên quán đến lưu trữ hàng tồn kho  
Chi phí về vốn: đầu tư vào tồn kho phải xem xét cơ hội đầu tư ngắn hạn khác. Đối với một số
daonh nghiệp mà điều kiện nguồn vốn có hạn, đầu tư vào hàng tồn kho phải chấp nhận chi
phí tổn về vốn. Và tồn kho càng nhiều cơ hội sinh lời nhờ đầu tư của doanh nghiệp càng
giảm.  
Chi phí kho: là những chi phí mà doanh nghiệp đầu tư vào công tác quản lý kho như chi phí
thuê kho bãi, chi phí cho các thiết bị, dụng cụ trong kho và chi phí thuê nhân viên quản lý
kho,…  
Thuế và bảo hiểm: khi doanh nghiệp đầu tư chi phí vào việc sử dụng bảo hiểm kho, doanh
nghiệp sẽ giảm được những chi phí rủi ro khác trong quá trình quản lý kho. Hàng tồn kho
cũng là một tài sản của doanh nghiệp nên cũng phải chịu chi phí thuế. Do vậy hàng hóa tồn
kho càng nhều chi phí này sẽ càng lớn.   
Hao hụt, hư hỏng: Hàng tồn kho nếu được dự trữ quá lớn có thể dẫn thời gian giải tỏa kéo
dài, và gây ra tình trạng hỏng hóc, hư hao, làm mất hàng hoá là khó có thể tránh khỏi.  
2.3.3 Chi phí thiệt hại do thiếu hụt hàng hoá  
Chi phí thiệt hại do thiếu hụt hàng là các chi phí liên quan đến việc không có sẵn hàng khi
cần thiết để đáp ứng nhu cầu.  
Hàng tồn kho tồn trữ quá nhiều cũng sẽ gây ra nhiều chi phí không cần thiết nên một số
doanh nghiệp chỉ tồn kho một lượng vừa đủ cho sản xuất. Tuy nhiên khi xảy ra hư hỏng hay
trục trặc trong vấn đề vận chuyển hàng hoá sẽ dẫn đến việc thiếu hụt hàng hoá ảnh hưởng đến
sản xuất.
Việc thiếu nguyên vật liệu có thể dẫn đến các chi phí gián đoạn qui trình sản xuất và làm
thiếu sản phẩm dẫn đến giảm doanh thu do thiếu lòng tin từ khách hàng. Hoặc để giao hàng
đúng hẹn cho khách, doanh nghiệp cũng sẽ phải mất rất nhiều chi phí cho việc mua hàng
nhanh chống, tức thời và điều này có thể dãn đến việc bị chèn ép giá cao và tăng chi phí mua
hàng.  
Trang | 6
Trong một số trường hợp thiếu hụt hàng hoá sẽ không làm tăng chi phí nếu khách hàng
sẵn sàng chờ và vẫn trung thàng với sản phẩm hoặc sản phẩm của công ty là sản phẩm độc
quyền, chính hãng chất lượng cao. 
2.3.4 Chi phí mua hàng  
Chi phí mua hàng liên quan đến số lượng và giá mua hàng hoặc chi phí nội bộ để sản xuất
chúng. 
2.4 . Một số hệ thống – mô hình quản trị hàng tồn kho 
2.4.1 Hệ thống tồn kho phân loại ABC  
Tiêu chuẩn cụ thể của từng nhóm hàng tồn kho được xác định như sau: 
Nhóm A bao gồm những loại hàng tồn kho có giá trị cao nhất chiếm 70 – 80% nhưng về
chủng loại chỉ chiếm 15%  
Nhóm B bao gồm những loại hàng tồn kho có giá trị trung bình chiếm 15 – 25% nhưng về
chủng loại chiếm 30% 
Nhóm C bao gồm những loại hàng tồn kho có giá trị thấp nhất chiếm 5 – 10% nhưng về
chủng loại chiếm 55% 

Đồ thị 1: Phân loại hàng tồn kho theo kỹ thuật ABC

2.4.2 Hệ thống số lượng đặt hàng cố đinh (FQS) 

2.4.2.1. Mô hình số lượng đặt hàng kinh tế (EOQ không có DTAT) 


Mô hình EOQ là một trong những kĩ thuật kiểm soát dự trữ phổ biến và lâu đời nhất, nó được
nghiên cứu và đề xuất từ năm 1915 do ông Ford. W. Ham, đến ngày nay nó vẫn được nhiều

Trang | 7
các doanh nghiệp sử dụng. Kỹ thuật kiểm soát dự trữ theo mô hình này rất dễ áp dụng, nhưng
khi sử dụng mô hình này, người ta đã phải sử dụng những giả thiết quan trọng đó là: 
Xem xét trên một loại hàng nhất định.  
Toàn bộ số lượng đặt hàng được chuyển đến kho tại cùng một thời điểm.  
Hai loại chi phí biến đổi có liên quan: chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ.  
Không chấp nhận trường hợp thiếu hụt hàng tồn kho.  
Nhu cầu hàng tồn kho được xác định và liên tục theo thời gian.  
Thời gian đặt hàng phải được biết trước cho tới khi nhận được hàng và thời gian đó không
đổi. 
2.4.2.2 Thiếu hàng tồn kho 
Thiếu hàng tồn kho là khả năng không đáp ứng nhu cầu cho một mặt hàng.
Thiếu hàng tồn kho làm cho các mặt hàng có thể bị giao trễ và có thể mất doanh số (do
mất khách hàng).
Doanh số có thể không bị suy giảm khi khách hàng sẵn sàng chờ đợi và đặt hàng trở lại.
Mất doanh số xảy ra khi khách hàng không sẵn sàng để chờ đợi và bỏ đi mua hàng ở nơi
khác. Đơn đặt hàng trở lại dẫn đến chi phí bổ sung cho giao thông vận tải, xúc tiến, hoặc có
thể là mua từ nhà cung cấp khác với giá cao hơn.
Thiếu hàng có thể dẫn đến mất khách hàng thân thiết và giảm doanh thu trong tương lai. 
Để không xảy ra thiếu hụt hàng tồn kho cần đảm bảo 2 điều kiện:  
 Nhu cầu hàng tồn kho phải ổn định 
 Các đơn đặt hàng phải đảm bảo 
 

Đồ thị 2. Mô hình hàng tồn kho

Trang | 8
Các thông số cơ bản của mô hình EOQ

Lượng đặt hàng tối ưu Q*để giảm thiểu tồng chi phí . Q* được gọi là lượng đặt hàng kinh tế
(EOQ):
Điểm đặt hàng lại ROP phụ thuộc vào thời gian đặt hàng (L) và lượng nhu cầu bình quân
trong một đơn vị thời gian (μ) ROP = μ.L
Lượng đặt hàng tối ưu Q* để giảm thiểu tổng chi phí. Q* được gọi là lượng đặt hàng kinh tế
(EOQ):

Trong đó:
n là số lần đặt hàng trong một năm

Điểm đặt hàng lại ROP phụ thuộc vào thời gian đặt hàng (L) và lượng nhu cầu bình quân
trong một đơn vị thời gian ()
ROP = .L
Chi phí tồn trữ (lưu trữ) một đơn vị hàng tồn kho trong năm:
Ch = I.C
Trong đó:
- I = tỷ lệ % chi phí hàng tồn trữ tồn kho hàng năm so với đơn giá
- C = Đơn giá hàng tồn kho (giá mua hay chi phí sản xuất)

2.4.2.3 Mô hình số lượng đặt hàng cố


định có dự trữ an troàn (EOQ có
DTAT)

Trang | 9
Việc thiếu hụt hàng tồn kho có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi mà nhu cầu trong khoảng thời
gian đặt hàng vượt quá điểm đặt hàng lại (ROP). Khi nhu cầu không chắc chắn, sử dụng mô
hình EOQ dựa trên nhu cầu trung bình sẽ dẫn đến xác suất thiếu hụt hàng tồn kho cao. Có
một cách để làm giảm rủi ro này là làm tăng điểm đặt hàng lại bằng cách thêm vào lượng tồn
kho bổ sung gọi là dự trữ an toàn. Dự trữ an toàn là lượng tồn kho bổ sung nhằm giảm thiểu
rủi ro từ việc thiếu hụt tồn kho.
Độ lệch chuẩn cho biết độ phân tán của các giá trị trong bộ số liệu
Để xác định giá trị của độ lệch chuẩn, trước tiên bạn cần tính được một vài thông số khác như
giá trị trung bình và phương sai của các số liệu so với giá trị trung bình.
Độ lệch chuẩn được tính bằng cách lấy căn bậc hai của phương sai.
Phương pháp tính Standard Deviation từ một dãy n giá trị cho trước x1, x2…xn:
Tìm mean của dãy số đã cho (x1+x2+…+xn)/n
Với mỗi x trong dãy số đã cho, tính độ lệch (deviation) của nó với mean bằng phép tính (x-
mean)
Tính bình phương độ lệch tìm được ở bước 3. Giá trị này được biết đến như là phương sai
(Variance) 2
Tính căn bậc ai (square root) của phương sai (Variance) ta được kết quả cần tìm

 Để xác định điểm đặt lại thích hợp, đầu tiên ta cần phải biết được phân phối xác suất của
nhu cầu trong khoảng thời gian đặt hàng. Điểm đặt hàng lại thích hợp dựa trên mức rủi ro mà
nhà quản trị muốn nhận lấy từ việc thiếu hụt. Mức độ áp dụng nhu cầu là xác suất kì vọng
cho việc không bị thiếu hụt tồn kho trong thời gian đặt hàng.
Sự khác biệt cơ bản của mô hình EOQ và mô hình EOQ có dự trữ an toàn là việc tính
toán điểm đặt hàng lại ROP còn số lượng đặt hàng thì giống nhau trong cả hai mô hình.
Điểm đặt lại ROP = .L + dự trữ an toàn = .L + z.𝐿
 là nhu cầu bình quân trong thời gian đặt hàng
𝐿 là độ lệch chuẩn của nhu cầu trong thời gian đặt hàng
Z là số độ lệch chuẩn với xác suất đáp ứng nhu cầu
 

Trang | 10
 
 

68% dữ liệu rơi vào khoảng 1 độ lệch chuẩn tính từ giá trị trưng bình
95% dữ liệu rơi vào 2 độ lệch chuẩn tính từ giá trị trung bình
99.7% dữ liệu rơi vào 3 độ lệch chuẩn tính từ giá trị trung bình
Ngoài ra, trong các loại phân phối chuẩn, loại quan trọng nhất là phân phối chuẩn
chuẩn ha (standard normal distribution) : giá trị trung bình = 0 và độ lệch chuẩn = 1.
2.4.3 Hệ thống số lượng đặt hàng thay đổi theo nhu cầu trong thời kỳ cố định (FPS)
Hệ thống số lượng đặt hàng theo thời kỳ cố định (FPS) có số lượng đặt hàng thay đổi theo
nhu cầu trong thời kỳ đặt hàng cố định (định kỳ) Có hai quyết định chính trong FPS là
khoảng thời gian giữa hai lần đặt hàng và số lượng hàng cần đặt. Độ dài của thời kỳ đặt hàng
có thể thiết lập dựa trên mức độ quan trọng của các mặt hàng hay là sự thuận tiện của việc đặt
hàng.
Độ dài của thời kỳ đặt hàng cũng có thể sử dụng kết hợp với mô hình EOQ mà theo đó
khoảng thời gian giữa hai lần đặt hàng là T = Q*/D
Số lượng đặt hàng khi chưa có dự trữ an toàn là M = . (T+L).
Trong trường hợp nhu cầu dự trữ không chắc chắn cần có dự trữ an toàn thì
M = . (T+L) + z.T+L

2.4.4 Mô hình tồn kho một thời kỳ

Trang | 11
Mô hình tồn kho một thời kỳ được sử dụng trong các tình huống liên quan đến các mặt
hàng theo thời vụ hoặc dễ hư hỏng nên không thể tồn kho để bán ra ngoài trong thời gian sắp
tới.
Khi tồn kho khoảng một thời gian duy nhất như vậy, các quyết định hàng tồn kho chỉ là có
bao nhiêu sản phẩm được đặt hàng tại đầu kỳ này. Vấn đề về tồn kho một thời kỳ đôi khi
được gọi là các vấn đề của người bán báo.
Giải quyết bằng cách sử dụng phân tích kinh tế cận biên
Cs = chi phí cho mỗi đơn vị hàng vượt quá nhu cầu; chi phí này thể hiện sự mất mát khi nó
không thể bán được.
Cu = chi phí cho mỗi đơn vị hàng thấp hơn nhu cầu – chi phí này đại diện cho cơ hội mất mát
do thiếu hàng khi nó đã có thể bán được.
Số lượng đặt hàng tối ưu Q* phải thoả mãn:

3. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TỒN


KHO CỦA CÔNG TY TOYOTA

3.1 Khái quát chung về công ty Toyota


Việt Nam đang trong giai đoạn lịch sử, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, tham gia
tích cực vào hội nhập kinh tế quốc tế. Vinh dự được tham gia vào công cuộc “đổi mới” của
Việt Nam từ năm 1995 tới nay, Toyota luôn ý thức một cách sâu sắc trách nhiệm của mình
đối với sự phát triển của đất nước. Toyota Việt Nam luôn nỗ lực cùng Việt Nam “Tiến tới
tương lai” và luôn phấn đấu để đóng góp nhiều hơn nữa cho nền kinh tế và xã hội Việt
Nam'
Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) được thành lập vào tháng 9 năm 1995, là liên
doanh với số vốn đầu tư ban đầu là 89,6 triệu USD từ Tập đoàn Toyota Nhật Bản (70%),
Tổng công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp – VEAM (20%) và Công ty TNHH KUO
Singapore (10%).
Lĩnh vực hoạt động chính:
 Sản xuất, lắp ráp và kinh doanh ô tô Toyota các loại.
 Sửa chữa, bảo dưỡng và kinh doanh phụ tùng chính hiệu Toyota tại Việt Nam

Trang | 12
 Xuất khẩu linh kiện phụ tùng ô tô Toyota sản xuất tại Việt Nam.
Sản phẩm:
 Sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam: Hiace, Camry, Corolla Altis, Innova, Vios và
Fortune
 Kinh doanh xe nhập khẩu: Land Cruiser, Hilux, Yaris, Land Cruiser Prado
 Công suất: 30.000 xe/năm/2ca làm việc
 Đối tác: Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) là liên doanh giữa 3 đối tác lớn:
 Tập đoàn ô tô Toyota Nhật Bản (70%)
 Tổng công ty Máy Động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (20%)
 Công ty TNHH KU0 Singapore (10%)
 Nhân lực: hơn 1500 người (bao gồm cả nhân viên mùa vụ)
Trong suốt hơn 14 năm hoạt động, Toyota đã không ngừng xây dựng TMV ngày càng
vững mạnh và nỗ lực đóng góp tích cực cho xã hội Việt Nam. Chính từ những cố gắng
không ngừng đó mà thành công của Toyota Việt Nam đã được Chính phủ Việt Nam và các
tổ chức Quốc tế ghi nhận:
 1999 : Nhà sản xuất ô tô đầu tiên nhận chứng chỉ ISO 14001 về thiết lập & áp dụng
hệ thống quản lý môi trường
 2000 : Nhận Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ về những thành tích và đóng
góp tích cực cho ngành công nghiệp ô tô và xã hội Việt Nam
 2005 : Nhận Huân chương Lao động hạng 3 do Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
trao tặng
 2006 : Nhận giải thưởng Doanh nghiệp xuất khẩu xuất sắc do Ủy ban Quốc gia về
Hợp tác Kinh tế Quốc tế, Bộ thương mại và 53 Thương vụ Việt Nam tại các nước,
vùng lãnh thổ xét chọn.
Là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài về sản xuất ô tô có mặt đầu tiên tại Việt Nam vào
năm 1995, trong suốt 14 năm qua, Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) đã nỗ lực không
ngừng để có sự tăng trưởng liên tục với thành tích kinh doanh đầy ấn tượng.
3.2 Công tác quản trị hàng tồn kho tại Toyota Việt Nam
3.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị hàng tồn kho tại TMV
3.2.1.1 Xu hướng biến động giá cả
Giá cả trên thị trường biển động theo giá nguồn nguyên vật liệu đầu vào (năng suất cao
thấp, dễ mua hay khó mua). Giá thành của nguyên vật liệu đầu vào quyết định đến giá thành
và giá gốc của sản phẩm đầu ra. Khi thị trường nguyên vật liệu bị biến động (mất mùa, nhu
cầu thị trường tăng cao đột biến hoặc do chiến tranh thiên tai vv...) thì giá nguyên vật liệu sẽ
Trang | 13
tăng vọt gây khó khăn cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất (nhà máy
trực tiếp sản xuất ra sản phẩm), các doanh nghiệp sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì để
duy trì hoạt động sản xuất và thực hiện hợp đồng với công nhân họ phải tiếp tục thu mua
nguyên vật liệu với giá tăng đột biến. Điều này gây khó khăn cho nguồn vốn lưu động của
doanh nghiệp vì giá cũ bán ra không đủ để mua vào nguyên vật liệu sản xuất trong đợt tăng
giá mới.
Những đợt tăng giá như vậy sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn vốn lưu động của
các nhà máy sản xuất và gây khó khăn trong viện cân đối nguồn vốn cũng như chi phí chi trả
cho sản xuất. Do đó khi giá tăng thì lượng hàng dự trữ trong kho giảm, tuy nhiên để duy trì
hoạt động sản xuất trong những đợt biến đổi giá cả của thị trường doanh nghiệp sản xuất vẫn
phải có tầm nhìn và tư duy tốt, nếu không sẽ mau chóng lâm vào tình trạng cụt vốn khi thị
trường giá cả biến động xấu.
3.2.2 Độ dài thời gian chu kì sản xuất
Chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khi
chế tạo xong, kiểm tra và nhập kho thành phẩm.
Chu kỳ sản xuất có thể tính cho từng chi tiết, bộ phận sản phẩm, hay sản phẩm hoàn
chỉnh.
Chu kỳ sản xuất được tính theo thời gian lịch tức là sẽ bao gồm cả thời gian sản xuất và
thời gian nghỉ theo chế độ
Nội dung của chu kỳ sản xuất bao gồm: thời gian hoàn thành các công việc trong quá trình
công nghệ; thời gian vận chuyển; thời gian kiểm tra kỹ thuật; thời gian các sản phẩm dở dang
dừng lại tại các nơi làm việc, các kho trung gian và trong những ca không sản xuất. Ngoài ra
chu kỳ sản xuất đôi khi còn bao gồm cả thời gian của các quá trình tự nhiên.

Chu kỳ sản xuất là một chỉ tiêu khá quan trọng cần được xác định. Chu kỳ sản xuất làm cơ
sở cho việc dự tính thời gian thực hiện các đơn hàng, lập kế hoạch tiến độ.Chu kỳ sản xuất
biểu hiện trình độ kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất. Chu kỳ sản xuất càng ngắn biểu hiện
trình độ sử dụng hiệu quả các máy móc thiết bị, diện tích sản xuất.Chu kỳ sản xuất ảnh hưởng
đến nhu cầu vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong khâu sản xuất. Trong thị
trường cạnh tranh nhiều biến động chu kỳ sản xuất càng ngắn càng nâng cao khả năng của hệ
thống sản xuất đáp ứng với những thay đổi
Đối với công ty Toyota thì sản phẩm là xe hơi có chu kỳ sản xuất dài, do đó yêu cầu về dự
trữ hàng hóa nguyên vật liệu là lớn để đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị biến động,
đồng thời công tác quản trị hàng tồn kho thành phẩm cũng phải được quan tâm do sản phẩm
Trang | 14
có giá trị lớn, thời gian thu hồi vốn lậu cần được bảo quản tốt, thường xuyên kiểm tra giám
sát chất lượng
3.2.3. Trình độ tổ chức sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm
Nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản trị hàng tồn kho vì khi công ty tổ chức
được quy trình sản xuất hợp lý thì năng suất lao động sẽ tăng cao, giá thành giảm, ứng dụng
được công nghệ tiên tiến nhất vào trong sản phẩm, sản phẩm công ty sẽ có lợi thế cạnh tranh
hơn đối thủ.Từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty, nếu trình độ tổ
chức tốt thì sản phẩm tiêu thụ càng nhiều và lượng hàng dự trữ trong kho lớn để đảm bảo
lượng hàng bán ra. Mặt khác khi công ty kinh doanh có lãi, thì chi phí dành cho hoạt động
quản trị kho sẽ tăng, công ty sẽ đầu tư thêm các thiết bị hiện đại, và quy trình quản lý kho tiên
tiến.
3.2.4. Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ
Khi mà công ty xâm nhập một thị trường mới hoặc mở rộng thị trường tiêu thụ thì đòi hỏi
vốn lớn, và đầu tư một lượng nguyên vật liệu đủ để đáp ứng thị trường mới. Khi đó công ty
phải tổ chức được hoạt động kho phù hợp với điều kiện tự nhiên của thị trường xâm
nhập.Cùng với đó là tổ chức đào tạo huấn luyện công tác quản trị kho hàng, nhằm đảm bảo
sản phẩm có chất lượng tốt khi đem bán.Luôn tiến hành các hoạt động kiểm tra giám sát đơn
hàng, số lượng sản phẩm tiêu thụ để nắm chắc hoạt động kinh doanh, tránh thất thoát gây
lãng phí hoặc gian lận.
3.2.5.Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh
Quy mô sản xuất của nhà cung ứng có ảnh hưởng quan trọng tới việc quyết định khối
lượng hàng tồn kho dự trữ. Nếu quy mô sản xuất lớn thì phải dự trữ nhiều hàng hóa nguyên
vật liệu để tránh tình trạng thiếu hàng hóa cho sản xuất, nếu quy mô nhỏ thì phải dự trữ ít
tránh tình trạng dư thừa hàng hóa có thể gây ra hao hụt, tốn kém chi khí nhà kho bến bãi. Bên
cạnh đó nếu nhu cầu về hàng hóa lớn thì doanh nghiệp phải tăng cường dự trữ và ngược lại.
3.2.6. Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường
Nếu thị trường có khả năng cung ứng hàng hóa 1 cách nhanh chóng và tiện lợi thì không
cần phải dự trữ hàng hóa nhiều, khi nào có nhu cầu thì hàng hóa có thể được chuyển tới công
ty nhanh chóng không làm thiếu hụt. và ngược lại nếu thị trường không thể cung cấp hàng
hóa liên tục thì phải tăng cường dự trữ, ví dụ với những sản phẩm mang tính thời vụ thị
trường không thể cung ứng liên tục thì công ty phải tăng tính dự trữ để đảm bảo lưu thông.
3.2.7. Thời gian vận chuyển hàng từ nhà cung cấp
Nếu khoảng cách từ nhà cung ứng tới doanh nghiệp ngắn thì việc giảm hàng dự trữ là cần
thiết, bởi nhà doanh nghiệp luôn có khả năng nhận được hàng trong thời gian sớm nhất, như
Trang | 15
vậy sẽ giảm được chi phí tồn kho bảo quản, còn nếu khoảng cách xa thì phải dự trữ lớn, tránh
tình trạng khi hết hàng thì doanh nghiệp không thể nhận được hàng ngày vì khoảng cách vận
chuyển xa.
3.3. Phương hướng giải quyết vấn đề tồn kho
Hiện nay, vấn đề nan giải mà hầu như doanh nghiệp nào cũng gặp phải đó là việc quản lý
hàng tồn kho như thế nào cho hiệu quả. Để vận hành liên tục, các doanh nghiệp luôn phải có
hàng tồn kho để đảm bảo quá trình sản xuất và sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho khách hàng.
Trên cả lý thuyết và thực tế, việc kiểm soát tồn hàng tồn kho sẽ mang lại rất nhiều lợi ích
thiết thực cho doanh nghiệp. Tuy nghiệp không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách quản lý
hàng tồn kho hiệu quả và đúng cách. Trường hợp thiếu hụt hàng sẽ dẫn đến gián đoạn quá
trình sản xuất.
Trong khi đó, việc hàng tồn kho quá nhiều dẫn tới việc sử dụng vốn không hiệu quả do
đánh mất cơ hội đầu tư, sinh lời vì không đủ vốn. Do việc đưa ra các phương hướng, phương
pháp giải quyết vấn đề tồn kho được các doanh nghiệp rất chú trọng đến.
Sau đây sẽ là một số phương hướng giải quyết vấn đề tồn kho và cách quản lý tồn kho
hiệu quả:
 Thường xuyên giám sát, kiểm kê và nắm chắc số lượng hàng tồn kho
Việc nắm vững được số lượng hàng tồn kho sẽ giúp doanh nghiệp biết được mình đang thừa
hay đang thiếu hàng hoá để có thể đưa ra biện pháp giải quyết kịp thời. Việc kiểm kê hàng
hoá phải được diễn ra một cách thường xuyên và liên tục, luôn đảm bảo số lượng hàng tồn
kho trùng khớp với số lượng hàng ghi trên giấy tờ. Điều này sẽ giúp hạn chế việc thất thoát,
mất mát hàng hoá trong quá trình vận chuyển hay lấy hàng bán hoặc nếu có mất cũng sẽ tìm
ra nguyên nhân dễ dàng và bổ sung hàng thiếu kịp thời. Không chỉ vậy, nó còn giúp chúng ta
kiểm soát được mức độ hư hỏng, lỗi thời của hàng hoá để kịp thời sửa chữa hoặc đưa ra các
hoạt động giảm giá khuyến mãi nhanh chóng thanh lý các mặt hàng kém chất lượng thu hồi
vốn cho doanh nghiệp.
 Hạn chế lỗ vốn tối thiểu nhất có thể.
Cẩn thận trong quá trình vận chuyển giữa các giai đoạn và giữa các nhà kho với nhau để hạn
chế xảy ra hư hỏng, đổ vỡ không đáng có.
 Tạo một mối quan hệ tốt với nhà phân phối, nhà cung cấp.
Trong quá trình tồn kho sẽ không tránh khỏi việc gặp một số trục trặc như hàng thiếu đột
xuất, mất hàng nên không đủ để sản xuất, hàng bị hư hỏng quá hạn hay hàng tồn kho quá
lâuLúc này điều doanh nghiệp cần là một mối quan hệ chặt chẽ, bền bỉ với nhà cung cấp. Mối
quan hệ đủ lớn họ sẽ sẵn sàng giao hàng cho công ty ngay lập tức mà không nâng cao, hay kì
Trang | 16
kèo giá cả cũng như nhà cung cấp cũng có thể sẵn hàng đổi lô hàng mới và lấy lại lo hàng đã
tồn kho lâu bị lỗi thời của doanh nghiệp.
Quản lý tồn kho bằng phần mềm đã được lập trình sẵn. Việc sử dụng phần mềm quản lý
hàng tồn kho sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt cũng như kiểm soát số lượng hàng hoá
dễ dàng. Không tốn nhiều chi phí thuê nhân công giám sát còn tiết kiệm được thời gian đi lại.

4. KẾT LUẬN
Như vậy ta thấy được việc quản lý hàng tồn kho tốt sẽ giúp cho một doanh nghiệp có thể
đảm bảo được các chi phí và tránh việc lãng phí nguồn nguyên vật liệu cũng như tốn các chi
phí thừa, chi phí bảo quản và tồn kho khác. Ngoài ra việc một doanh nghiệp có thể quản lý tốt
việc tồn kho sẽ giúp doanh nghiệp đó nắm bắt được tình hình và có thể theo kip nhu cầu của
thị trường. Đáp ứng được mong muốn của khách hàng một cách nhanh chóng và kịp thời.
Là một sinh viên hiện nay bản thân em cũng phải học hỏi kinh nghiệm từ các doanh
nghiệm lớn nhỏ để có thể giúp ích được cho công việc của bản thân trong tương lai. Ngoài ra,
việc học hỏi, tích lũy những kinh nghiệm ấy có thể giúp em phát triển bản thân hơn, sắp xếp
lại thời gian hợp lý cho từng hoat động một.

Tài liệu tham khảo

http://xn--toyotavitnam-gj6f.vn/gioi-thieu/
http://www.toyota.co.jp/en/about_toyota/executives/index.html
https://www.slideshare.net/trongthuy2/chuyen-de-cong-tac-quan-tri-hang-ton-kho-tai-cong-
ty-thiet-bi-moi-truong-diem-8-hay
https://techmoss.vn/08-phuong-phap-quan-ly-hang-ton-kho-hieu-qua-ma-ban-can-biet/
https://bizfly.vn/techblog/inventory-la-gi-loi-ich-cua-inventory-mang-lai-cho-doanh-
nghiep.html
Trang | 17
https://aramex.vn/chi-phi-ton-kho-la-gi.html/

Trang | 18

You might also like