You are on page 1of 70

MỤC LỤC

MỤC LỤC......................................................................................................................
2
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ KHO
HÀNG..........................................5
1.1. Vai trò, chức năng và phân loại kho hàng..................................................................
1.1.1. Vai trò của kho hàng trong chuỗi cung ứng........................................................
1.1.2. Chức năng của kho hàng......................................................................................
1.1.3. Phân loại kho hàng...............................................................................................
1.2. Cơ sở vật chất kho hàng.............................................................................................
1.2.1. Thiết bị vận chuyển hàng.....................................................................................
1.2.2. Thiết bị chứa hàng, bảo quản hàng....................................................................
1.2.3. Thiết bị khác......................................................................................................
1.3. Quản trị vận hành kho hàng.....................................................................................
1.3.1. Quy tắc vận hành kho........................................................................................
1.3.2. Báo cáo hàng nhập, hàng xuất, hàng tồn...........................................................
1.3.3. Chi phí vận hành kho........................................................................................
CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC DỊCH VỤ KHO HÀNG...................21
2.1. Tổng hợp, phân tích dữ liệu đồ án..........................................................................
2.1.1. Điều kiện khai thác của kho hàng.....................................................................
2.1.2. Máy xếp dỡ......................................................................................................
2.1.3. Định mức thời gian tác nghiệp.........................................................................
2.1.4. Các định mức về kinh tế kỹ thuật.....................................................................
2.2. Kế hoạch hàng nhập, hàng xuất..............................................................................
2.2.1. Khối lượng tồn đầu kỳ......................................................................................
2.2.2. Khối lượng hàng nhập......................................................................................
2.2.3. Khối lượng hàng xuất.......................................................................................
2.2.4. Phương án nhập hàng.......................................................................................
2.2.5. Phương án xuất hàng........................................................................................
2.2.6. Thống kê hàng tồn cuối kỳ...............................................................................
1
2.3. Kế hoạch xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa trong kho..............................................
2.3.1. Phương án xếp dỡ, vận chuyển đối với hàng nhập...........................................
2.3.2. Phương án xếp dỡ, vận chuyển đối với hàng xuất............................................
2.4. Kế hoạch chi phí vận hành kho...............................................................................
2.4.1. Xác định các loại chi phí vận hành kho hàng cho các công ty mua hàng.........
2.4.2. Xác định tổng chi phí vận hành kho của toàn bộ các công ty............................

KẾT LUẬN..................................................................................................................
70

2
LỜI MỞ ĐẦU
Kho hàng là một bộ phận của hệ thống logistics, là nơi cất giữ nguyên nhiên vật
liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu cho tới
điểm cuối của dây chuyền cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng,
điều kiện lưu giữ và vị trí của các hàng hóa được lưu kho.
Kho hàng đóng một vai trò đặc biệt trong chuỗi phân phối hàng hóa của doanh
nghiệp: đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa; góp phần
giảm chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối; và hỗ trợ việc thực hiện quá trình
logistics ngược. Vậy quản trị kho hàng tốt và có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp cân
bằng giữa việc

3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ DỊCH VỤ KHO HÀNG
1.1. Vai trò, chức năng và phân loại kho hàng.
1.1.1. Vai trò của kho hàng trong chuỗi cung ứng.
Kho hàng là một bộ phận của hệ thống logistics, là nơi cất giữ nguyên nhiên vật
liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu cho tới
điểm cuối của dây chuyền cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng,
điều kiện lưu giữ và vị trí của các hàng hóa được lưu kho.
Kho hàng có các vai trò sau:
Đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và phân phối hàng hoá: nhu cầu
tiêu dùng có thể biến thiên theo mùa vụ và có những dao động khó lường. Các nguồn
cung cũng luôn có những diễn biến phức tạp trong khi hoạt động sản xuất cần được
duy trì liên tục để đảm bảo chất lượng ổn định với chi phí hợp lí, do vậy lượng dự trữ
nhất định trong kho giúp doanh nghiệp có thể đối phó được với những thay đổi bất
thường của điều kiện kinh doanh phòng ngừa rủi ro và điều hoà sản xuất.
Góp phần giảm chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối: Nhờ có kho nên có thể
chủ động tạo ra các lô hàng với quy mô kinh tế trong quá trình sản xuất và phân phối
nhờ đó mà giảm chi phí bình quân trên đơn vị.
Hỗ trợ quá trình cung cấp dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp thông qua
việc đảm bảo hàng hoá sẵn sàng về số lượng, chất lượng và trạng thái lô hàng giao,
góp phần giao hàng đúng thời gian và địa điểm.
Hỗ trợ việc thực hiện quá trình “logistics ngược” thông qua việc thu gom, xử
lý, tái sử dụng bao bì, sản phẩm hỏng, sản phẩm thừa…Trong điều kiện hiện nay các
doanh nghiệp cần cố gắng giảm bớt nhu cầu về kho bãi khi có thể. Điều này đòi hỏi
phải nắm vững mối liên hệ của kho với các hoạt động logistics khác.
1.1.2. Chức năng của kho hàng.
a. Hỗ trợ cho sản xuất.
Nhà kho đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho sản xuất, để sản xuất sản
phẩm công ty có thể cần nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu, linh kiện, phụ tùng được
sản xuất từ các nhà máy khác nhau. Các nhà máy này sẽ vận chuyển vật tư về kho
nguyên vật liệu của nhà máy theo đơn hàng hợp đồng đã thoả thuận trước.
Hàng được dự trữ tại kho và sẽ được giao cho bộ phận sản xuất khi có nhu cầu,
kho nguyên vật liệu thường nằm ngay trong nhà máy. Nhờ có kho đảm bảo vật tư cho
4
sản xuất đúng chât lượng, đủ số lượng, kịp thời gian, giúp sản xuất tiến hành liên tục,
nhịp nhàng.
b. Tổng hợp sản xuất.
Công ty sản xuất thường có nhiều nhà cung cấp, mỗi nhà cung cấp sản xuất
những loại hàng khác nhau và ở đầu ra công ty cũng có nhiều khách hàng, mỗi khách
hàng lại cần những sản phẩm khác nhau. Cho nên theo thỏa thuận các nhà cung cấp
đưa hàng về kho trung tâm của công ty. Tại đây hàng hóa sẽ được phân loaị, tổng hợp,
gia cố theo từng đơn hàng yêu cầu của khách rồi chuyển đến cho khách hàng.
c. Gom hàng.
Có những khách hàng cần những lô hàng lớn đồng thời tại một thời điểm cụ thể
một nhà cung cấp không đủ sức cung ứng đủ hàng cho khách. Trường hợp này hàng sẽ
được vận chuyển nguyên toa từ các nhà cung cấp về kho của công ty. Tại kho của
công ty, hàng được tập trung từ nhiều nhà cung cấp thành một lô hàng lớn để cung cấp
cho khách hàng.
d. Tách hàng thành những lô hàng nhỏ.
Có những khách hàng cần những lô hàng nhỏ, để đáp ứng nhu cầu này, hàng sẽ
được đưa từ nhà máy về kho. Tại kho sẽ tiến hành tách lô hàng lớn thành nhiều lô
hàng nhỏ, có số lượng, chất lượng phù hợp với yêu cầu của khách hàng và tổ chức vận
chuyển đến khách.
1.1.3. Phân loại kho hàng.
a. Phân loại theo nhiệm vụ chính của kho
- Kho thu mua, kho tiếp nhận : Loại kho này thường đặt ở nơi sản xuất, khai thác
hay đầuu mối ga, cảng để thu mua hay tiếp nhận hàng hóa. Kho nầy chỉ làm nhiệm vụ
gom hàng trong một thời gian rồi chuyển đến nơi tiêu dung hoặc các kho xuất bán
khác.
- Kho tiêu thụ : Kho này chứa các thành phẩm của xí nghiệp sản xuất ra. Nhiệm
vụ chính của kho này là kiểm nghiệm phẩm chất, sắp xếp, phân loại, đóng gói hình
thành những lô hàng thích hợp để chuyển bán cho các doanh nghiệp thương mại hoặc
xí nghiệp tiêu dùng khác.
- Kho trung chuyển : Là kho đặt trên đường vận động cùa hàng hóa ở các ga,
cảng, bến để nhận hàng từ phương tiện vận chuyển này sang phương tiện vận chuyển
khác.
5
- Kho dự trữ : Là loại kho dùng để dự trữ những hàng hóa trong một thời gian
dài và chỉ được dùng khi có lệnh của cấp quản lý trực tiếp.
- Kho cấp phát, cung ứng : Là loại kho đặt gần các đơn vị tiêu dùng nhằm giao
hàng thuận lợi cho các đơn vị khách hàng. Đây là hệ thống kho nguyên, nhiên, vật liệu
của các doanh nghiệp sản xuất thường cấp phát nguyên, nhiên, vật liệu cho các nơi sản
xuất ; các kho hàng của doanh nghiệp thương mại thường cung ứng (giao hàng) cho
các đơn vị tiêu dùng.
b. Phân loại theo mặt hàng bảo quản trong kho.
- Kho kim khí : kho gang, thép, đồng, chì, nhôm…
- Kho xăng dầu : kho xăng, kho dầu diêzen, kho dầu nhờn...
- Kho than : kho than cám, kho than cục, kho than cốc..
- Kho máy móc, thiết bị, kho máy công cụ tiện, phay, bào, kho máy bơm, kho
máy khai khoáng, kho máy xây dựng ...
- Kho phụ tùng : kho phụ tùng ô tô, kho phụ tùng máy kéo, kho phụ tùng máy
công cụ, kho phụ tùng- máy điện.
- Kho hóa chất : kho axít HCl, H2SO4 v.v...
- Kho hàng tiêu dùng, bao gồm các kho lương thực, thực phẩm, vải, quần áo, tạp
phẩm…
c. Phân loại theo loại hình xây dựng.
- Kho kín : Là loại kho có thể ngăn cách với mức độ nhất định ảnh hưởng trực
tiếp. của môi trường bên ngoài tới các hàng hóa dự trữ, bảo quản trong kho. Loại kho
này dùng để dự trứ và bảo quản những loại hàng hóa không chịu được ảnh hưởng trực
tiếp của môi trường bên ngoài như mưa, nắng ...
- Kho nửa kín : Là loại kho chỉ có mái che, không có tường xung quanh, hoặc
chỉ có một, hai, ba mặt tường hoặc bốn mặt tường nhưng tường thấp hơn độ cao của
mái hiên. Loại kho này dùng để dự trữ và bảo quản những loại hàng hóa cần tránh
mưa, nắng.
- Kho lộ thiên (ke, bãi hàng): đây là những sân, bãi có rải đá, bê tông hoặc đất
nện xung quanh có tường hoặc hàng rào. Loại kho này dùng để dự trữ và bảo quản
những hàng hóa ít bị ảnh hưởng trực tiếp ở điều kiện ngoài trời.
d. Phân loại theo đặc điểm xây dựng và thiết bị nhà kho

6
- Kho thông thường : là loại kho xây dựng theo kiể thông thường, bằng vật liệu
thông thường.
- Kho đặc biệt : là loại kho có cấu tạo và thiết bị đăc biệt để bảo quản 1 hay một
số mặt hàng. Ví dụ : kho có nhiệt độ thấp (kho lạnh).
- Kho độc hại và nguy hiểm : là loại kho chứa các loại hàng độc hại (thuộc trừ
sâu, diệt cỏ...) và mặt hàng nguy hiểm (thuốc nổ, vũ khí, chất phóng xạ...). Loại kho
này phải được xây dựng ồ khu vực riêng để bảo đảm yêu cầú an toàn.
e. Phân loai theo đô bền của kho.
- Kho kiên cố : là loại kho có độ bền, có thể sử dụng trong một thời gian dài và
chứa đựng những vật liệu hàng hóa nặng.
- Kho bán kiên cố : là loại kho có độ bền chắc nhất định. Có thời gian sử dụng
tương đối dài
- Kho tạm (lán, lều) : Loại kho này chỉ sử dụng trong thời gian ngắn. Loại kho
này được xây dựng bằng loại vật liệu xây dựng có độ bên chắc kém như tranh, tre,
nứa, lá, giấy dầu...
f. Phân loại theo hình thức sở hữu:
- Kho chủ sở hữu (kho riêng): thuộc quyền sở hữu và sử dụng riêng của doanh
nghiệp có quyền sở hữu hàng hóa dự trữ và bảo quản tại kho. Loại hình kho này thích
hợp cho các doanh nghiệp có nguồn lực tài chính.
- Kho thương mại (cho thuê): hoạt động như một đơn vị kinh doanh độc lập
cung cấp một loạt các dịch vụ dự trữ bảo quản và vận chuyển trên cơ sở thù lao biến
đổi. Kho thương mại cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn cho khách hàng.
1.2. Cơ sở vật chất kho hàng.
1.2.1. Thiết bị vận chuyển hàng.
a. Xe vận chuyển hàng đẩy tay:
- Xe rùa
- Xe cầy
- Xe vận chuyển 3 bánh, 4 bánh.
b. Xe nâng hàng đẩy tay.
- Là thiết bị nâng hàng giản đơn, nó có kích thước nhỏ gọn dễ sử dụng, dùng để
nâng hàng và di chuyển hàng bên trong kho ở khoảng cách ngắn.

7
- Xe được thiết kế hệ thống nâng hạ bằng thủy lực hoặc điện với chiều cao nâng
hàng 20 - 30cm. Xe nâng đẩy tay có khả năng nâng và vận chuyển các kiện hàng có
trọng lượng nhỏ hơn hoặc bằng 5 tấn.
c. Xe nâng hàng:
Là thiết bị cơ giới xếp dỡ dùng để nâng hạ và vận chuyển hàng trong kho bãi
cũng như trên phương tiện vận chuyển. Bao gồm:
*Xe nâng hàng bằng động cơ đốt trong: là xe dùng động cơ đốt trong để thực
hiện việc di chuyển và nâng hạ. Tải trọng của loại xe nâng bằng động cơ xuất phát có
thể từ 1 tấn lên đến hàng chục tấn. Xe nâng hàng động cơ đốt trong được sử dụng để
xếp dỡ hàng hóa trên bãi hàng.
*Xe nâng hàng bằng điện: là xe dùng ắc quy hoặc cắm điện để thay cho sức
người để di chuyển hàng và nâng hàng. Tải trọng nâng và chiều cao nâng cho loại xe
nâng bằng điện cao hơn xe nâng tay một chút, có thể nâng tới 2500 kg với chiều cao
6m. Các loại xe này thường hay sử dụng với hệ thống giá kệ. Xe nâng điện dùng để
xếp dơ hàng hóa trong các kho và trong các phương tiện vận tải.
*Xe nâng tự hành: sử dụng tại các khu vực có cường độ xếp dỡ di chuyển hàng
cao; có quy mô di chuyển rộng nhưng không gian di chuyển lại hạn hẹp. Xe nâng có
cần nâng kéo dài được cho phép nâng hàng với độ cao lớn.
d. Băng chuyền.
Là thiết bị xếp dỡ hoạt động liên tục dùng để di chuyển hàng theo phương nằm
ngang hoặc nghiêng một góc nhỏ so với phương nằm ngang. Theo cấu tạo của dải
băng thì có: băng chuyền tấm cứng, tấm mềm, plastic, gạt; theo kết cấu còn có băng
chuyền tĩnh và băng chuyền động, băng chuyền con lăn.
*Băng chuyền PVC: Là loại tải có tính đàn hồi, chịu nhiệt và chống dầu tốt,
không bị dãn trong quá trình hoạt động và thiết kế đơn giản nhẹ linh hoạt dễ sử dụng
lại có tính thẫm mỹ. Thường được sử dụng khá nhiều trong các ngành đóng gói sản
phẩm, băng chuyền linh kiện điện tử, băng chuyền lắp ráp trong lĩnh vực ô tô hoặc xe
máy, băng chuyền chế biến trong thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm,…..
* Băng chuyền cao su lòng máng: Thường được sử dụng vận chuyển các nguyên
liệu dạng rời, dạng hạt vì được thiết kế theo dạng vòng cung nên nguyên liệu có kích
thước dù nhỏ tới đâu vẫn không lo không vận chuyển được và thường dùng cho khai

8
khoáng các than đá, đất cát, kim loại… và có thể thiết kế trải dài hàng trăm mét phục
vụ nhu cầu sản xuất.
*Băng chuyền con lăn xếp di động: Được thiết kế bởi con lăn có thể co giãn, dễ
dàng kéo ra xếp lại và trang bị bánh xe phù hợp sử dụng cho nhiều mục đích khác
nhau. Phổ biến sử dụng trong các kho chứa hàng đã đóng gói, đóng thùng carton hoặc
các mặt hàng dạng khối, kích cỡ lớn có đáy cứng cân bằng…
*Băng chuyền lưới inox: Với cấu tạo là bề mặt lưới inox chịu được nhiệt độ cao
mà không bị biến dạng. Sử dụng trong các ngành nông nghiệp, thủy hải sản trong quá
trình làm khô hiệu quả.
*Băng chuyền xích: Với thiết kế chuỗi xích gắn kết với nhau chặt chẽ nối thành
hệ thống băng tải để có thể vận chuyển hàng hóa với mọi mặt hàng lớn nhỏ khác nhau.
Được sử dụng phổ biến trong các khu sản xuất đồ uống đóng chai, các linh kiện điển
tử, phụ tùng cơ giới….và băng chuyền xích đa dạng nhiều loại như: xích tấm, xích
nhựa, xích cào,…
*Băng chuyền cấp liệu: Là hệ thống vận chuyển các nguyên liệu dạng rời dễ rơi
rớt ở độ dốc cao ,nghiêng hoặc thẳng đứng do có các thanh ngang chắn giữ cho
nguyên liệu không bị rơi rớt trượt đổ ra ngoài khi vận chuyền vào các khâu sản xuất.
Ứng dụng trong nông nghiệp như các loại hạt đậu, lúa ngô, cám gạo.. các nguyên liệu
rời rạt dạng bột và một số thực phẩm đóng gói nhỏ với số lượng nhiều để đóng thùng.
*Băng chuyền nâng hạ: Được thiết kế có thể nâng hạ hai chiều, vận chuyển hàng
hóa từ cao xuống thấp và ngược lại tiện lợi với bề mặt băng tải có độ ma sát cao nên
khi vận chuyển hàng hóa không lo trơn trượt rơi rớt mặt hàng với mặt hàng linh động
dễ sử dụng thường dùng trong các kho xưởng lên xe tải, tàu, contaner…và các khu
công trình sản xuất xây dựng.
*Băng chuyền PU: Là loại sử dụng cho các ngành thực phẩm, y tế , y dược (do
thành phần cấu tạo dùng riêng cho an toàn thực phẩm nên có màu trắng không pha tạp
chất màu) để đảm bảo an toàn vệ sinh tốt nhất với bề mặt phẳng trơn chống dính,
chống xước, không bong tróc, không mài mòn dễ dàng lau chùi vệ sinh hạn chế vi
khuẩn và có tính thẩm mĩ cao.
e. Pa lăng
- Palang là thiết bị nâng hàng được treo trên cao, gồm một cơ cấu nâng và có thể
thêm một cơ cấu di chuyển, thường có kích thước gọn nhẹ, kết cấu đơn giản.
9
- Phân loại:
*Theo dẫn động pa lăng có 2 loại: bằng tay (có nâng trọng nhỏ 0.5 - 2T) hoặc
bằng điện hoặc khí nén (1 - 35T, nâng cao 30m, tốc độ nâng 3-15m/1 phút).
*Theo cách thiết kế bộ phận giữ hàng: pa lăng giữ hàng bằng xích hoặc cáp.
- Pa lăng áp dụng đối với hàng bao kiện có hình dáng ổn định và trong phạm vi
nâng hàng với hành trình nhỏ.
f. Robot vận chuyển.
Chúng được thiết kế và lập trình để vận chuyển hàng đến đúng nơi quy định. Các
loại robot này sẽ được lập trình đi theo các điểm đánh dấu sẵn bằng băng từ, dây điện
trên sàn hoặc sử dụng laser điều hướng để di chuyển.
Được biết ứng dụng của robot vận chuyển vô cùng phổ biến, chúng thường được
sử dụng trong công nghiệp để di chuyển vật tư, di chuyển sản phẩm đi quanh một khu
vực, trong nhà xưởng sản xuất hay nhà kho.
1.2.2. Thiết bị chứa hàng, bảo quản hàng.
a. Kệ để hàng.
Kệ để hàng là thiết bị đặt trong kho để lưu trữ và bảo quản các loại hàng có giá
trị cao; các loại hàng dễ vỡ, không chịu được áp lực lớn từ bên ngoài; các loại hàng kị
độ ẩm… Gồm các loại:
- Kệ đơn giản: gồm 2 loại:
+ Kệ nặng: phù hợp với nhiều chủng loại hàng kích cỡ khác nhau, hàng xuất
chậm. Thích hợp với kho của doanh nghiệp khác nhau, gồm cả các doanh nghiệp
logistics và trung tâm phân phối lớn.
+ Kệ nhẹ: phù hợp hàng vật liệu xây dựng, phụ tùng ô tô, sách, quần áo,..Kệ
này thích hợp với kho, cửa hàng bán lẻ nhỏ và các đối tượng phục vụ nhu cầu hàng
ngày.
- Kệ đi xuyên: Cho phép sử dụng tối đa chiều cao kho hàng. Dùng cho nhiều loại
hàng hóa nhỏ lẻ. Có thể tăng hệ số sử dụng không gian kho lên 2 - 3 lần (gồm cả khu
dự trữ và khu chọn hàng).
- Kệ nghiêng: có độ dốc từ 3-5 độ Kệ có trang bị con lăn, di chuyển hàng trên
nguyên tắc trọng lực tự nhiên. Hệ số dử dụng diện tích kho đến 60% nhờ xếp hàng sát
nhau. Dễ dàng di chuyển và theo dõi hàng hóa, có khả năng tự động hóa, cơ giới hóa
cao, có thể hoạt động ở nhiệt độ thấp.
10
- Kệ di động: Giúp tiết kiệm diện tích lối đi. Kệ này thích hợp bảo quản hàng
hóa có tốc độ quay vòng chậm, không cần chọn hàng nhanh, hàng dự trữ lâu dài và
hàng có giá trị cao. Kệ xếp hàng nặng phía dưới. Kệ di động có thể khóa điện hoặc
khóa thường.
- Kệ ô, ngăn kéo: để lưu trữ hàng rời và hàng lẻ.
b. Sàn để hàng
Là thiết bị bảo quản các loại hàng kị độ ẩm, hơi nước. Sàn để hàng được kê kín
theo mặt phẳng của nền kho. Sàn để hàng có mặt phẳng kín hoặc mặt phẳng có khe hở.
Người ta xếp hàng hóa trên cả bề mặt sàn để hàng. Sử dụng sàn tiết kiệm được diện
tích nhà kho tuy nhiên mặt dưới sàn không thoáng bằng giá kệ.
c. Pallet.
Pallet là một kết cấu bằng phẳng để để lưu trữ hàng hóa hoặc được nâng chuyển
bởi xe nâng tay, xe nâng máy hoặc thiết bị nâng hạ khác. Pallet được làm từ các vật
liệu: gỗ, nhựa, sắt, giấy và mỗi loại nguyên liệu có những ưu và nhược điểm khác
nhau.
- Pallet gỗ: tùy thuộc vào mục đích sử dụng của pallet như: pallet dùng chung,
pallet lưu trữ, pallet hóa chất, pallet xuất khẩu, tải trọng dự kiến của pallet mà nó được
chế tạo từ các loại gỗ khác nhau: gỗ tái chế, gỗ mềm, gỗ cứng, gỗ sấy khô…
- Pallet giấy: thường được sử dụng với những tải trọng nhẹ, nhưng pallet giấy
đang ngày càng được sử dụng cùng với pallet gỗ vì pallet giấy có thể được sử dụng nơi
tái chế và dễ xử lý tiêu hủy khi hết công dụng sử dụng.
- Pallet nhựa: Thường được làm bằng nhựa HDPE mới hoặc PET tái chế. Chúng
thường rất bền, tuổi thọ có thể kéo dài hàng trăm vòng luân chuyển hàng hóa trở lên và
chống lại thời tiết, thối, hóa chất và ăn mòn. Chúng có thể chồng lên nhau khi sử dụng.
- Pallet thép: Nó rất cứng cáp và được sử dụng cho những loại hàng hóa tải
nặng, tải xếp chồng cao, thời hạn lưu trữ lâu, và đối với những hàng hóa chuyển tải bởi
hệ thống chuyên dụng.
- Pallet nhôm mạnh hơn gỗ hoặc nhựa, nhẹ hơn thép, và chống lại thời tiết,
mục nát, rong rêu nhựa và ăn mòn. Chúng đôi khi được sử dụng để vận chuyển hàng
hóa dài hạn lưu trữ ngoài trời hay trên biển, hoặc vận tải quân sự.
1.2.3. Thiết bị khác.
a. Thiết bị đóng gói hàng.
11
- Gồm máy đóng gói pallet, máy dán nắp thùng, kìm (dán băng keo)
- Dùng để bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận tải, xếp dỡ và lưu kho
- Tăng hiệu quả của quá trình xử lý hàng hóa nhờ vào việc đóng gói đúng cách.
b. Thiết bị chiếu sáng.
Ánh sáng tự nhiên cần phải được tận dụng tối đa. Trong hầu hết các nhà kho,
các quầy kệ và giá được đặt dọc theo tường và vì thế các cửa sổ bên hông phải ở một
độ cao sao cho ánh sáng từ đó không bị che chắn bởi những đổ vật này. Ánh sáng từ
trần nhà hầu như là rất cần thie't trong nhũng nhà kho lớn, và cách sử dụng tốt nhất có
thể làm được từ mái nhà là lắp đặt kính dày hay mica dày (lắp kính cũng rất phù hợp
với cửa số bèn hông.
Về ánh sáng nhân tạo, việc lắp đặt cần phải được thiết kế theo sự bố trí của các
vật chứa và có chụp đèn để có được lượng ánh sáng tố iđa chiếu vào các khu vực và
ngăn quầy kệ trong nhà kh
c. Thiết bị thông gió
Ở những vùng có khí hậu nóng thì hệ thống thông gió phải chăm sóc cần thận
hơn những nơi có khí hậu lạnh. Sẽ loại bỏ được những khí thải từ năng lượng khí gas
nếu bên trong nhà máy có trổng cây xanh. Hệ thống thông gió lúc nào cũng mát phù
hợp vói nhiệt độ của hàng hóa chứa trong kho.
d. Điều hoá không khí
Ngày nay gần như tất cả những văn phòng đều được trang bị máy lạnh. Những
người lao động cần có nó và thiếu nó thì có thê là nguyên nhân làm cho năng suất làm
việc không cao. Nếu dự trữ hàng điện tử, hàng thực phẩm, hàng rau quả, hàng thủy hải
sản... thì hệ thông lạnh hoặc mát trong kho là tối cần thiết.
e. Hệ thống thông tin liên lạc
Điện thoại và loa phát thanh là hệ thống liên lạc rất cần thiết, kết nôi văn phòng
với nhà kho là yêu tố quan trọng tạo nên hiệu qua của quản lý kho hàng.
f. Hệ thống sưởi ấm
Trong phần lớn các nhà kho, cần có các thiết bị sưởi âm. Có nhiều loại thiết bị
sưởi ấm, những loại sử dụng hơi nước hay nước nóng áp suất cao có lẽ là phù hợp
nhất, những máy sưởi bằng quạt treo trên mái nhà thường được lắp đặt vì ít ánh hưởng
nhât đến sự bố trí của nhà kho.
g. Hệ thống thoát hiểm
12
Mối nguy hiểm về lửa là một trong những rủi ro chính của nhà kho, nên việc
bắt buộc cung câp một hệ thống thoát hiểm là hết sức cần thiết, đặc biệt là khi nó có
nguyên liệu dễ bắt lửa được lưu trữ trong nhà kho.
h. Hệ thống an ninh
Nhà kho là mục tiêu đầu tiên của kẻ trộm. Những cái khóa, đèn, hàng rào tốt và
một số ít cửa sổ (đặt ở nơi cao của nhà kho hoặc ở nóc nhà kho) được thiết lập là có
thể ngăn chặn được kẻ trộm.
Một nhân viên bảo vệ làm việc 24/24 là bảo đảm nhất. Thiết kế hệ thông báo
trộm sẽ ngăn chặn được kẻ trộm vào bên trong kho, nói chung chi phí sẽ ít hơn chi phí
cho đội tuần tra tư nhân hoặc bảo vệ.
i. Phòng nghỉ.
Một vài thiết kế được lắp đặt cho phòng nghỉ của công nhân có thể như sau:
- Có chỗ để đổ đạc cho công nhân.
- Phải cung câp nhà nghỉ cho nam và cho nữ ờ hai khu riêng biệt dù kho có nhỏ.
- Phải có buồng thay quần áo trong phòng vệ sinh nữ.
- Phòng nghỉ của người thủ kho phải có khóa.
- Phải cung cấp phòng nghỉ cho lãnh đạo khác với khu phòng nghỉ của công
nhân.
- Có sự thông gió tốt cho phòng nghỉ
k. Văn phòng kho.
Cần có văn phòng và hàng rào cần thiết, sát ngay với bãi nhận và giao hàng để
nhân viên giữ kho chịu trách nhiệm xử lý, kiểm tra và ghi chép hàng hóa ra vào.
Hình thức xây dựng tốt nhất cho nhũng văn phòng nội bộ của nhà kho là ngăn
phòng bằng ván ép hay tôn tráng kẽm có thể di chuyển được để trong trường hợp kho
cần phải thay đổi vị trí để đáp ứng những phát triển trong tương lai.
1.3. Quản trị vận hành kho hàng.
1.3.1. Quy tắc vận hành kho.
 Các quy tắc khi vào kho làm việc
- Đồ đạc cá nhân được để vào tủ đựng riêng trước khi vào kho
- Tắt thuốc lá trước khi vào kho
- Chấp hành đúng giờ làm việc qui định
- Chỉ được vào khu vực kho được qui định
13
- Sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động theo quy định
 Các quy tắc khi đưa hàng vào và ra khỏi kho
- Căn cứ vào chứng từ là cơ sở để nhập – xuất kho
- Căn cứ vào Giây giới thiệu người nhận hàng so với chứng minh nhân dân của
người nhận hàng để giao cho đúng người.
- Kiểm đếm cẩn thận về số lượng, chất lượng, quy cách theo Bảng kê chi tiết
đóng gói (packing list) đính kèm hoặc Phiếu xuất kho, Lệnh giao hàng...
- Nếu là container hàng nhập khẩu thì xem số niêm phong kẹp chì có đúng với
con số trên vận đơn (Bill of Lading) không? Xem niêm phong (seal) có còn nguyên
hay bị gãy hay đã mất niêm phong.
 Các quy tắc khi hoàn thành việc đưa hàng vào hay ra khỏi kho
- Cập nhật vào thẻ kho và sổ sách ngay sau khi làm thủ tục xuất, nhập hàng hoặc
được nhập số liệu vào máy vi tính.
- Những thông tin nhận hàng nên được ghi lại vào sổ bởi cùng một cá nhân đã
ký vào Lệnh giao hàng.
- Sắp xếp lại các kệ, quẩy cho trật tự ngăn nắp - vệ sinh
- Cuối ngày đối chiếu với các bộ phận liên quan để thống nhất số liệu hàng xuất
- nhập trong ngày.
- Kho hàng có Sổ Nhật ký kho để ghi tình hình: nhân viên giao hàng/ khách
hàng; số xe hàng vận chuyển; các mặt hàng; ngày tháng xuất hàng.
 Các quy tắc trong lưu trữ và bảo quản hàng hóa
- Sử dụng Kệ hàng đúng tiêu chuẩn
- Sử dụng pa-lét phù hợp với kích thước và bao bì của hàng hóa
- Đủ ánh sáng trong kho
- Không để các vật dụng trên sàn kho
- Không khóa cửa thoát hiểm từ bên trong nêu còn người làm việc Diệt các loại
côn trùng, sinh vật gây hại như mối, mọt, chuột.. Thực hiện nguyên tắc FIFO (First in -
First out)
- Bảo quản hàng hóa: Với các loại hàng hóa có chỉ dẫn bảo quản trên bao bì thì
phải thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất ,đối với thực phẩm, gia vị mau
hỏng, Thủ kho phải trao đổi với nhân viên mua hàng và bộ phận sử dụng để có biện
pháp bảo quản phù hợp.
14
 Các quy tắc xếp dỡ hàng trong kho
- Bố trí xe chở hàng, thiết bị bốc dỡ phù hợp với loại hàng xuất, nhập để việc xếp
dỡ hàng hóa an toàn.
- Bố trí hệ thống lưu trữ hàng khoa học thuận tiện cho việc lấy hàng dễ dàng.
- Hệ thống quản lý như thế nào để hàng hóa vào kho trước sẽ được bốc dỡ trước.
- Các vị trí hàng hóa nguyên vật liệu phải được kiểm tra thường xuyên. Tuyệt đối
tuân thủ quy định về an toàn lao động khi làm việc trong kho
 Các quy tắc khi kiểm tra kho và xung quanh kho hàng.
- Khu vực xung quanh kho hàng cần dược vệ sinh mỗi ngày vì sự trơn trượt gây
nguy hiểm cho công nhân bốc xếp và xe cơ giới.
- Hệ thống điện nước cần được kiểm tra thường xuyên
- Các bình chữa cháy thựờng xuyên kiểm tra ngày hết hạn.
- Xử lý triệt để gián, chuột, mối, mọt, côn trùng ...
- Đầu mùa mưa nên kiểm tra các máng xối trên nóc kho, nếu có rác thì hốt sạch.
thường xuyên vệ sinh hệ thống cống rãnh thoát nước chung quanh khu vực kho để
chống ngập úng. Hệ thống chiếu sáng bên ngoài kho, tường kho phải được kiểm tra
bảo dưỡng thường xuyên
 Quy tắc 5S:
Sàng lọc (Seiri )
Sắp xếp (Seitori)
Sạch sẽ (Seiso)
Săn sóc (Seiketsu)
Sẵn sàng (Shitsuke)
a. Sàng lọc
- Thanh lý, loại bỏ những thứ không cần thiết như bao bì các thùng giấy, thùng
gỗ, bao nylon, thùng đựng chất lỏng phế thải
- Tổng vệ sinh nhà kho, thiết bị sau mỗi ngày làm việc
- Xử lý những hư hỏng của thiết bị như sạc bình ác quy, siết ốc xe đẩy
- Những thứ sử dụng thường xuyên thì để lại ngay nơi làm việc.
- Chú ý dọn dẹp những đồ vật không sử dụng, dư thừa dưới đáy quầy kệ, tủ, máy
móc, trên nóc hoặc dưới đáy, trong những góc nhà kho.

15
- Kiểm tra kho đựng phụ tùng, loại bỏ những thứ cũ bị hư hỏng hoặc không sử
dụng
- Kiểm tra các bảng thông báo, loại bỏ những thông báo cũ không còn giá trị
thông tin.
b. Sắp xếp
- Thực hiện với nguyên tắc: “Dễ tìm, dễ thấy, dễ kiểm tra”
- Đặt ra những quy định phải khả thi và tuân thủ những quy định đó
- Nhận biết hàng hóa và vị trí qua hệ thống quầy kệ, có ghi nhãn trên mỗi quầy
kệ
- Mọi thứ phải được đặt một chỗ rõ ràng dễ lấy như vị trí các thẻ kho, hàng lẻ
hoàn trả lại đúng vị trí của nó, bình chữa lửa, phụ tùng sửa chữa thiết bị
- Các bảng thông báo ngăn nắp, rõ ràng, dễ đọc như nội quy kho hàng, bảng cấm
hút thuốc, tiêu lệnh báo cháy, bảng 5S… treo trước cửa kho dễ nhìn và gây chú ý.
- Có những khu vực riêng biệt để vật tư, đồ nghề phụ tùng, xe nâng, xe đẩy và
các thứ khác sao cho dễ nhìn thấy để giảm thời gian tìm kiếm.
- Quầy kệ, tủ không nên đặt sát mặt đất
- Khi sửa chữa các thiết bị nên sắp xếp mọi chi tiết theo một trật tự để đảm bảo
không bỏ sót chi tiết khi lắp ráp trở lại.
c. Sạch sẽ
- Thực hiện vệ sinh nơi làm việc hàng ngày 5-10 phút, loại bỏ những thứ không
cần thiết ngay trong ngày, không để lưu đến ngày hôm sau. Có lịch tổng vệ sinh, thiết
bị định kỳ
- Phân công trách nhiệm cá nhân cho từng khu vực
- Khắc phục ngay những sự cố hư hỏng nhỏ trong kho
- Đối với những thiêt bị hay sửa chữa hệ thống điện, hệ thống bơm nước chữa
cháy khi sửa chữa phải cô lập hiện trường và phải có phiếu kiểm tra trong đó liệt kê
các điểm cần thực hiện và sửa chữa kiểm tra.
- Người kiểm tra phải hiểu rõ về chức năng, cấu tạo, hoạt động của thiết bị.
d. Săn sóc
- Săn sóc là làm cho việc sàng lọc, sắp xếp, vệ sinh, giám sát được thực hiện lặp
đi lặp lại và diễn ra thường xuyên, liên tục.
- Những hàng hóa, thiết bị trong lúc bốc dỡ nâng hàng
16
- Có kế hoạch đảo kho định kỳ để tái đánh giá giá trị thực của hàng.
- Công tắc điện, điện thế sử dụng phải dán nhãn ghi rõ, ghi chiều tắt/mở.
- Sơn những bảng báo hiệu nguy hiểm tại nơi cần cảnh báo
- Bảng phân công trách nhiệm từng khu vực.
e. Sẵn sàng
- Đào tạo, huấn luyện về 5S để mọi người hiểu biết sẵn sàng mà thực hiện.Phải
làm cho mọi người hiểu được sự khác nhau giữa sự bình thường và sự bất bình thường,
giữa đúng và sai.
- Mọi thứ phải được vệ sinh sạch sẽ
- Áp dụng thường xuyên và kiểm tra định kỳ việc thực hiện 5S
- Thực tập với tình huống khẩn cấp như thực tập chữa cháy, chống bão, chống lụt
- Phân định rõ trách nhiệm cá nhân, quy định để quản lý khu vực chung.
- Nhật ký kho phải ghi chép những việc đã thực hiện, người và thời gian thực
hiện.
1.3.2. Báo cáo hàng nhập, hàng xuất, hàng tồn.
 Báo cáo hàng nhập.
- Kiểm nhận hàng hóa về số lượng
- Kiểm nhận hàng hóa về chất lượng
- Chứng từ nhập hàng từ cảng về gồm: tờ khai hải quan, Biên bản giao nhận hàng
hóa vận chuyển (có 2 liên: kho 1 liên và phòng kế toán 1 liên)
- Phòng kế toán lập Phiếu nhập kho và giao cho kho hàng làm.
- Tiến hành cập nhật nhập trên thẻ kho và trên máy vi tính
- Chuyển những chứng từ liên quan về phòng kế toán, phòng kinh doanh.
 Báo cáo hàng xuất
- Tất cả hàng hóa khi xuất kho phải có phiếu xuất kho hợp lệ và chỉ được xuất
hàng theo đúng số lượng, phẩm chất và quy cách ghi trong phiếu xuất kho.
- Trước khi giao hàng, cán bộ giao nhận, thủ kho phải làm tốt công tác chuẩn bị:
Chuẩn bị hàng hóa theo đúng với số lượng, chất lượng, chủng loại ghi trong phiếu xuất
kho. Nếu phiếu xuất kho ghi không sát với tình hình hàng hóa trong kho, thủ kho đề
nghị người nhận hàng làm lại phiếu xuất kho khác, tuyệt đối không được tự ý sửa chữa
chứng từ hoặc giao hàng hóa khác khi chưa có ý kiến của cấp có thẩm quyền.

17
- Căn cứ vào phiếu xuất kho, cán bộ giao nhận, thủ kho cùng với người nhận
hàng kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa và giải quyết các trường hợp phát sinh
phù hợp với các quy định chung. Khi giao hàng xong, cán bộ giao nhận, thủ kho cùng
với người nhận hàng làm đầy đủ các thủ tục giao nhận hàng hóa.
- Hàng nhập trước xuất trước, hàng nhập sau xuất sau.
- Hàng xuất trong nội bộ phải có chữ ký của người quản lý trong phiếu (lệnh)
xuất kho.
- Tiến hành cập nhật số liệu trên thẻ kho và trên hệ thống phần mềm quản lý kho.
 Hàng tồn
Khái niệm hàng tồn kho: là các nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm
được cất trữ trong kho nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà sản xuất hay khách hàng ở hiện
tại và trong tương lai.
Mục đích dự trữ hàng trong kho:
- Để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng.
- Tránh sự thay đổi về giá của hàng hoá và phòng ngừa rủi ro trong sản xuất và
cung ứng.
- Tiết kiệm chi phí đặt hàng khi số lần đặt hàng trong năm giảm.
- Khai thác lợi thế do sản xuất và đặt mua với quy mô lớn: mua hàng số lượng
lớn được giảm giá.
- Đầu cơ: Dự trữ hàng trong kho với số lượng lớn kỳ vọng khi hàng khan hiếm
tăng giá thì tung ra bán để kiếm lời
 Các chi phí hàng tồn kho
- Chi phí mua hàng: Khi mua nguyên vật liệu với kích thước lô hàng lớn sẽ làm
tăng chi phí tồn trữ nhưng chi phí mua hàng thấp hơn do chiết khấu theo số lượng và
cước phí vận chuyển cũng giảm.
- Chí phí đặt hàng: Là những chi phí cho mỗi lần doanh nghiệp bắt đầu quá trình
mua để tái dự trữ. Chi phí vận chuyển hàng từ kho người bán về đến kho của mình.
- Chi phí lưu trữ, bảo quản hàng hóa: là những chi phí có liên quan đến hoạt
động thực hiện tồn kho. Nó bao gồm:
- Chi phí kho: Chi phí này nhằm bảo đảm hàng hóa dự trữ, chi phí cho kho tàng,
chi phí khai thác kho, chi phí bảo dưỡng thiết bị, chi phí bảo hiểm, chi phí quản lý.
- Chi phí sụt giá hàng trong quá trình dự trữ trong kho:
18
+ Sụt giá do lỗi thời liên quan đến những mặt hàng theo mốt hoặc công nghệ tiến
triển nhanh
+ Sụt giá do hư hỏng, chẳng hạn do những tai nạn khi chuyên chở, bay hơi,trộm
cắp, hoặc bị phá bởi những loại gặm nhấm...
1.3.3. Chi phí vận hành kho
 Chi phí hạ tầng
- Chi phí thuê kho, nhà đất; chi phí bảo hiểm; thuế; chi phí điện, nước, viễn
thông, internet; chi phí bảo trì bảo dưỡng; chi phí vệ sinh, an ninh; chi phí xử lí, chất
thải; chi phí khấu hao nhà xưởng, trang thiết bị như xe nâng, reck/kệ, hệ thống làm
lạnh( đối với kho lạnh) và khấu hao với các thiết bị khác.
 Chí phí nhân sự
- Chi phí nhân sự trực tiếp: Nhân sự vận hành kho bao gồm: tiền lương gồm cả
chi phí kèm theo; bảo hiểm nhân sự, tai nạn; thiết bị bảo hộ cá nhân; phúc lội; đào tạo.
- Chi phí nhân sự gián tiếp: Nhân sự quản lý kho, văn phòng gồm: tiền lương
gồm cả chi phí kèm theo; bảo hiểm nhân sự; thiết bị bảo hộ cá nhân; phúc lợi; đào tạo.
- Chí phí biến đổi gồm: chi phí tăng ca; chi phí thưởng; chi phí lao động thuê
ngoài.
 Chi phí thiết bị vận hàng
- Chi phí cố định: bao gồm chi phí khấu hao; chi phí thuê ngắn hạn; chi phí thuê
dài hạn.
- Chi phí biến đổi: Chi phí vận hành nhưnhiên liệu, lốp xe, dầu, pin ; Chi phí bao
bì, pallet, bọc quấn màng co...
 Chi phí chung
- Chi phí khối văn phòng: Quản lý, tài chính, nhân sự, CNTT,...Tiền lương và chi
phí cộng với các lợi ích bằng hiện vật như điện thoại di động, chỗ ở; Chi phí đưa đón
bằng xe công ty; Chi phí văn phòng và thiết bị khấu hao hoặc chi phí thuê; Chí phí IT
(phần cứng, phần mềm)
- Chí phí sales và marketing trong các công ty 3PL: Tiền lương và chi phí cộng
với các lợi ích bằng hiện vật như điện thoại di động,..; Chi phí đưa đón bằng xe công
ty; Chi phí cho Marketing, ví dụ như quảng cáo, triển lãm, tài liệu quảng cáo.
 Chi phí khác

19
- Chi phí liên lạc; bưu chính; chi phí ngân hàng và thanh toán lãi; chi phí chia cổ
tức hoặc chi phí tài chính; chi phí về bảo hiểm; chi phí về pháp lý; chi phí về kiểm
toán

CHƯƠNG 2: LẬP KỂ HOẠCH TỔ CHỨC DỊCH VỤ KHO HÀNG.


2.1. Tổng hợp, phân tích dữ liệu đồ án.
2.1.1. Điều kiện khai thác của kho hàng.
 Mặt bằng kho.

Cửa Cửa
xuất 1 xuất 2

Khu hành Khu bảo Khu bảo


chính quản A quản B

Cửa Cửa
nhập 1 nhập 2

Khu bảo Khu bảo Khu bảo bì,


quản C quản D hàng mẫu

Cửa Cửa
xuất 3 xuất 4

Hình 2.1. Sơ đồ mặt bằng kho


 Khoảng cách giữa các khu vực của kho.
A. Nhập hàng
Tên cửa nhập Khu A Khu B Khu C Khu D

20
Cửa nhập 1 55 m 100 m 35 m 60
Cửa nhập 2 70 m 30 m 100 m 70 m

B. Xuất hàng
Tên cửa xuất Khu A Khu B Khu C Khu D
Cửa xuất 1 30 m 60 m 65 m 65 m
Cửa xuất 2 30 m 30 m 90 m 65 m
Cửa xuất 3 58 m 85 m 30 m 30 m
Cửa xuất 4 60 m 60 m 55 m 30 m

2.1.2. Máy xếp dỡ.

- Kho sử dụng 3 loại xe nâng hàng chạy điện có các thông số sau:

Thông số Đơn vị tính Xe 1T Xe 2T Xe 3T


Giá mua mới triệu đồng 450 550 700
Thời gian đã sử dụng năm 3 4 5
Thời gian trích khấu hao năm 10 12 12
Chi phí nhiên liệu nghìn đồng/giờ 40 60 90
Vận tốc khi vận chuyển hàng Km/h 8 8 8
Vận tốc khi chạy không Km/h 10 12 10
Số lượng xe hiện có Xe 2 2 2

- Kho sử dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định theo số dư giảm dần có điều
chỉnh với hệ số điều chỉnh như sau:

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ Hệ số điều chỉnh


Đến 4 năm 1,5
Trên 4 đến 6 năm 2
Trên 6 năm 2,5

2.1.3. Định mức thời gian tác nghiệp.

21
- Định mức thời gian các thao tác khi tính thời gian 1 chu kỳ xếp dỡ hàng của xe
nâng
Thời gian
t lấy hàng t quay có hàng t dỡ hàng t quay không hàng
Loại xe (giây) (giây) (giây) (giây)
1T 40 25 40 20

2T 45 30 45 20

3T 50 35 50 25

- Định mức thời gian công nhân xếp/dỡ 1 kiện hàng vào/ra khỏi pallet (mâm
hàng)

Thời gian
t xếp 1 kiện t dỡ 1 kiện
Trọng lượng 1 kiện (giây) (giây)
≤ 50 kg 6 6

> 50 đến 100 kg 8 8

> 100 đến 150 kg 12 12

2.1.4. Các định mức kinh tế kĩ thuật.


 Thời gian tác nghiệp.
- Thời gian kiểm đếm, kiểm tra chất lượng 1 lô hàng nhập và xuất là 1h và 1,25h.
- Kho làm việc liên tục 2 ca, ban/ 1 ngày đêm, thời gian giao nhận ca, ban là 30
phút: từ 6h đến 6h30 và 18h đến 18h30.
 Lao động:
- Kho không có công nhân xếp dỡ mà thuê ngoài với mức thuê 450 nghìn
đồng/1ca/1 người. Lương công nhân lái xe nâng: 9 triệu đồng/tháng
- 1 ca làm việc bố trí 1 thủ kho, 2 nhân viên giao nhận và 4 nhân viên bảo quản
và kiểm kê hàng hóa; lương của thủ kho: 14 triệu đồng/tháng, nhân viên giao nhận là:
9 triệu đồng/tháng. Lương của nhân viên bảo quản là 9,5 triệu đồng/tháng.
 Chi phí:
- Chi phí cơ sở hạ tầng kho: 15 000đ/1T/1 ngày
- Chi phí bảo quản hàng hóa: 20 000đ/1T/1 ngày
- Chi phí quản lý và chi phí khác: 10 000đ/1T/1 ngày
22
2.2. Kế hoạch hàng nhập, hàng xuất.
2.2.1. Khối lượng tồn đầu kì.
- Hàng tồn kho: 20T hàng MM tồn kho nhập từ 8h ngày 15/9; 10T hàng DD nhập
kho từ 10h ngày 14/9; 20T hàng TP nhập kho 15/9; 9T hàng HH tồn kho nhập từ 7h
ngày 14/9; 8T hàng NN tồn kho nhập từ 17h ngày 14/9; 5T hàng KK tồn kho nhập từ
20h ngày 14/9;
2.2.2. Khối lượng hàng nhập.
Trọng
Tổng khối Thời gian Khối lượng
Tên hàng lương 1
Đặc điểm hàng lượng nhập tồn đầu
nhập kiện
hàng hàng ngày nhập
hàng
Hình khối, bao
MM 2000 kg 60 T 9h, 18/9 20T, Khu A
gói cứng
Hình khối, bao
DD 100 kg 50 T 15h, 18/9 10T, Khu C
gói cứng
Hình khối, bao
TP 50 kg 50 T 17h, 18/9 20T, Khu D
gói mềm
Hình khối, bao
HH 1500 kg 120 T 7h, 21/9 9T, Khu B
gói cứng
Hình khối, bao
NN 80 kg 80 T 21h, 21/9 8T, Khu D
gói mềm
Hình khối, bao
KK 1000 kg 60 T 15h, 22/9 5T, Khu A
gói cứng

2.2.3. Khối lượng hàng xuất.


Thời gian xuất
Bên mua hàng Tổng khối lượng hàng xuất Cửa xuất hàng
hàng
20T hàng MM
Công ty X 25T hàng DD Cửa 1 9h, 21/9
25T hàng TP
30T hàng MM
Công ty Y 30T hàng DD Cửa 2 9h, 22/9
25T hàng TP
30T hàng MM
Công ty Z Cửa 3 16h, 22/9
20T hàng TP
60T hàng HH
Công ty α 24T hàng NN Cửa 4 10h, 24/9
15T hàng KK
39T hàng HH
Công ty β 30T hàng NN Cửa 2 19h, 24/9
23
20T hàng KK
30T hàng HH
Công ty Ω 34T hàng NN Cửa 3 9h, 24/9
30T hàng KK

2.2.4. Phương án nhập hàng.


- Khu bảo quản A: bảo quản hàng công ty X,Y
- Khu bảo quản B: bảo quản hàng công ty β
- Khu bảo quản C: bảo quản hàng công ty Z
- Khu bảo quản D: bảo quản hàng α, Ω

1. Phương án nhập hàng MM


- Tổng khối lượng: 60T; Trọng lượng 1 kiện= 2000kg
- Thời gian nhập hàng 9h, 18/9.
- Nhập 30T MM vào khu bảo quản A và nhập 30T MM vào khu bảo quản C tại
cửa nhập 1 (khoảng cách từ cửa nhập 1 đến khu C là 35m và khu A là 55m).
- Tổ chức nhập hàng:
+ Hàng tồn: 20T khu A
+ Sơ đồ nhập hàng MM:

Cửa Cửa
xuất 1 xuất 2

X, Y β
Khu hành
chính Khu bảo
quản A
(Tồn 20T MM)
Cửa 30T MM Cửa
nhập 1, nhập 2
60T 30T MM
MM
Z α, Ω
24
Khu bảo Khu bảo Khu bảo bì,
quản C quản D hàng mẫu

Cửa Cửa
xuất 3 xuất 4

Hình 2.2. Sơ đồ nhập hàng MM

2. Phương án nhập hàng DD


- Tổng khối lượng: 50T; Trọng lượng 1 kiện= 100kg
- Thời gian nhập hàng: 15h ,18/9
- Nhập 50T hàng DD vào khu bảo quản A tại cửa nhập 1 (khoảng cách từ cửa
nhập 1 đến khu bảo quản A là 55m).
- Tổ chức nhập hàng:
+ Hàng tồn: 10T khu C
+ Sơ đồ nhập hàng DD

Cửa Cửa
xuất 1 xuất 2

X, Y β
Khu hành
chính Khu bảo
Khu bảo
quản A quản B
(Tồn 20T MM)

50T DD Cửa
Cửa nhập 2
nhập 1

25
Z α, Ω
Khu bảo Khu bảo Khu bảo bì,
quản C quản D hàng mẫu
Tồn 10T DD

Cửa Cửa
xuất 3 xuất 4

Hình 2.3. Sơ đồ nhập hàng DD

3. Phương án nhập hàng TP


- Tổng khối lượng: 50T; Trọng lượng 1 kiện= 50kg
- Thời gian nhập hàng: 17h, 18/9.
- Nhập hàng 50T hàng TP vào khu bảo quản A tại cửa nhập 1 (khoảng cách từ
cửa nhập 1 đến khu bảo quản A là 55m).
- Tổ chức nhập hàng:
+ Hàng tồn: 20T khu D
+ Sơ đồ nhập hàng TP:

Cửa Cửa
xuất 1 xuất 2

X, Y β
Khu hành
chính Khu bảo
Khu bảo
quản A quản B
(Tồn 20T MM)

50T TP Cửa
Cửa nhập 2
nhập 1
α, Ω

26
Z
Khu bảo
quản C
Tồn 10T DD Tồn 20T TP

Cửa Cửa
xuất 3 xuất 4

Hình 2.4. Sơ đồ nhập hàng TP

4. Phương án nhập hàng HH


- Tổng khối lượng: 120T; Trọng lượng 1 kiện= 1500kg
- Thời gian nhập hàng: 7h, 21/9.
- Nhập 30T hàng HH vào khu bảo quản B và nhập 90T hàng HH vào khu bảo
quản C tại cửa nhập 2 (khoảng cách từ cửa nhập 2 đến khu bảo quản B là 30m và khu
bảo quản D là 70m).
- Tổ chức nhập hàng:
+ Hàng tồn: 9T khu B
+ Sơ đồ nhập hàng HH:

Cửa Cửa
xuất 1 xuất 2

X, Y

27

Cửa
Cửa nhập 2
nhập 1
Tồn 9T HH
(Tồn 20T MM)
90T HH α, Ω 30T HH

Z
Khu bảo Khu bảo Khu bảo bì,
quản C quản D hàng mẫu

Tồn 10T DD Tồn 20T TP

Cửa Cửa
xuất 3 xuất 4

Hình 2.5. Sơ đồ nhập hàng HH

5. Phương án nhập hàng NN


- Tổng khối lượng: 80T; Trọng lượng 1 kiện= 80kg
- Thời gian nhập hàng: 21h, 21/9.
- Nhập 30T hàng NN vào khu bảo quản B và nhập 50T hàng NN vào khu bảo
quản D tại cửa nhập 2 (khoảng cách từ cửa nhập 2 đến khu bảo quản B là 30m và khu
bảo quản D là 70m).
- Tổ chức nhập hàng:
+ Hàng tồn: 8T khu D
+ Sơ đồ nhập hàng NN:

Khu hành Cửa Cửa


chính xuất 1 xuất 2
Khu bảo
quản A
X, Y
28
Tồn 9T HH
(Tồn 20T MM)
50T NN α, Ω 30T NN

Z
Khu bảo Khu bảo Khu bảo bì,
quản C quản D hàng mẫu

Tồn 10T DD Tồn 20T TP,


Tồn 8T NN

Cửa Cửa
xuất 3 xuất 4

Hình 2.6. Sơ đồ nhập hàng NN

6. Phương án nhập hàng KK


- Tổng khối lượng: 60T; Trọng lượng 1 kiện=1000kg
- Thời gian nhập hàng: 15h, 22/9.
- Nhập 15T hàng KK vào khu bảo quản B và nhập 45T hàng KK vào khu bảo
quản D tại cửa nhập 2 (khoảng cách từ cửa nhập 2 đến khu bảo quản B là 30m và khu
bảo quản D là 70m).
- Tổ chức nhập hàng:
+ Hàng tồn: 5T khu A
+ Sơ đồ nhập hàng KK:

Cửa Cửa
xuất 1 xuất 2

Khu hành 29X, Y


chính Khu bảo
quản A
Tồn 9T HH
(Tồn 20T MM),
Tồn 5T KK
45T KK α, Ω 15T KK

Z
Khu bảo Khu bảo Khu bảo bì,
quản C quản D hàng mẫu

Tồn 10T DD Tồn 20T TP,


Tồn 8T NN

Cửa Cửa
xuất 3 xuất 4

Hình 2.7. Sơ đồ nhập hàng KK

7. Sơ đồ kho sau khi nhập hàng.

Cửa Cửa
xuất 1 xuất 2

Khu hành Khu bảo Khu bảo


chính quản A quản B

(Tồn 20T MM, ( Tồn 9T HH)


5T KK), 30T HH, 30T
30T MM, 50T NN, 15T KK
DD, 50T TP,

Cửa Cửa
nhập 1 nhập 2
30
Khu hành
chính
Khu bảo
quản C

(Tồn 10T DD) ( Tồn 20T TP,


30T MM, 8T NN)
90T HH, 50T
NN, 45T KK

Cửa Cửa
xuất 3 xuất 4

Hình 2.8. Sơ đồ kho sau khi nhập hàng.

2.2.5. Phương án xuất hàng.


1. Phương án xuất hàng cho công ty X.
- Thời gian xuất hàng: 9h, 21/9.
- Hàng xuất cho công ty X gồm có: 20T MM, 25T DD, 25T TP.
+ Xuất 20T MM tồn từ khu bảo quản A ra cửa xuất 1.
+ Xuất 25T DD gồm 10T DD tồn từ khu C và 15T DD từ khu A ra cửa xuất 1.
+ Xuất 25T TP từ khu bảo quản A ra cửa xuất 1.

Cửa Cửa
xuất 1 xuất 2

Khu Khu bảo


hành quản A
chính 20T
MM tồn 31
15T DD
25T TP
(5T KK), ( Tồn 9T
30T MM, 35T HH)
DD, 25T TP, 30T HH,
30T NN,
15T KK

10T DD tồn

Khu bảo Khu bảo Khu bảo bì,


quản C quản D hàng mẫu

30T MM, ( Tồn 20T TP,


8T NN)
90T HH, 50T
NN, 45T KK

Cửa Cửa
xuất 3 xuất 4

Hình 2.9. Phương án xuất hàng cho công ty X

2. Phương án xuất hàng cho công ty Y.


- Thời gian xuất hàng: 9h, 22/9.
- Hàng xuất cho công ty Y gồm có: 30T hàng MM, 30T hàng DD, 25T hàng TP.
+ Xuất 30T hàng MM từ khu bảo quản A ra cửa xuất 2
+ Xuất 30T hàng DD từ khu bảo quản A ra cửa xuất 2
+ Xuất 25T hàng TP từ khu bảo quản A ra cửa xuất 2.

Cửa Cửa
xuất 1 xuất 2

32
(5T KK), ( Tồn 9T
5T DD HH)
30T HH,
30T NN,
15T KK

Khu bảo Khu bảo Khu bảo bì,


quản C quản D hàng mẫu

30T MM, ( Tồn 20T


TP, 8T NN)
90T HH,
50T NN,
45T KK

Cửa Cửa
xuất 3 xuất 4

Hình 2.10. Phương án xuất hàng cho công ty Y

3. Phương án xuất hàng cho công ty Z.


- Thời gian xuất hàng: 16h, 22/9.
- Hàng xuất cho công ty Z bao gồm: 30T hàng MM và 20T hàng TP.
+ Xuất 30T hàng MM từ khu bảo quản C ra cửa xuất 3
+ Xuất 20T hàng TP tồn từ khu bảo quản D ra cửa xuất 3

Cửa Cửa
xuất 1 xuất 2

Khu Khu bảo


hành
Khu Khu bảo quản A
chính
hành quản A 33
chính
(5T KK), ( Tồn 9T
5T DD HH)
30T HH,
30T NN,
15T KK

Khu bảo Khu bảo Khu bảo bì,


quản C quản D hàng mẫu

20T TP tồn
( 8T NN)
30T MM 90T HH, 50T
NN, 45T KK

Cửa Cửa
xuất 3 xuất 4

Hình 2.11. Phương án xuất hàng cho công ty Z

4. Phương án xuất hàng cho công ty Ω.


- Thời gian xuất hàng: 9h, 24/9.
- Hàng xuất cho công ty Ω bao gồm: 30T HH, 34T NN và 30T KK
+ Xuất 30T hàng HH từ khu bảo quản D ra cửa xuất 3
+ Xuất 34T hàng NN gồm 8T NN tồn và 26T NN từ khu bảo quản D ra cửa xuất 3
+ Xuất 30T hàng KK từ khu bảo quản D ra cửa xuất 3

Cửa Cửa
xuất 1 xuất 2

34
(Tồn 5T KK), ( Tồn 9T
5T DD HH)
30T HH,
30T NN,
15T KK

Khu bảo 30T HH Khu bảo Khu bảo bì,


quản C 8T NN tồn quản D hàng mẫu
26T NN
30T KK

60T HH, 24T


NN, 15T KK

Cửa Cửa
xuất 3 xuất 4

Hình 2.12. Phương án xuất hàng cho công ty Ω

5. Phương án xuất hàng cho công ty α.


- Thời gian xuất hàng: 10h, 24/9.
- Hàng xuất cho công ty α bao gồm: 60T HH, 24T NN và 15T KK
+ Xuất 60T hàng HH từ khu bảo quản D ra cửa xuất 4
+ Xuất 24T hàng NN từ khu bảo quản D ra cửa xuất 4
+ Xuất 15T hàng KK từ khu bảo quản D ra cửa xuất 4

Cửa Cửa
xuất 1 xuất 2

Khu 35 bảo
Khu
hành quản A
chính
(Tồn 5T KK), ( Tồn 9T HH)
5T DD 30T HH, 30T
NN, 15T KK

Khu bảo Khu bảo 60T HH, Khu bảo bì,


quản C quản D 24T NN, hàng mẫu
15T KK

Cửa Cửa
xuất 3 xuất 4

Hình 2.13. Phương án xuất hàng cho công ty α

6. Phương án xuất hàng cho công ty β.


- Thời gian xuất hàng: 19h, 24/9.
- Hàng xuất cho công ty α bao gồm: 39T HH, 30T NN và 20T KK
+ Xuất 39T hàng HH gồm 9T HH tồn và 30T HH từ khu bảo quản B ra cửa xuất 2
+ Xuất 30T hàng NN từ khu bảo quản B ra cửa xuất 2
+ Xuất 20T hàng KK gồm 5T KK tồn từ khu A và 15T KK từ khu B ra cửa xuất 2

Cửa Cửa
xuất 1 xuất 2
Khu Khu bảo
hành quản A 36
chính
5T DD

Khu bảo Khu bảo Khu bảo bì,


quản C quản D hàng mẫu

Cửa Cửa
xuất 3 xuất 4

Hình 2.14. Phương án xuất hàng cho công ty β

2.2.6. Thống kê hàng tồn cuối kì.

Cửa Cửa
xuất 1 xuất 2

Khu hành Khu bảo Khu bảo


chính quản A quản B
Tồn 5T DD

Cửa Cửa
nhập 1 nhập 2

Khu bảo Khu bảo Khu bảo bì,


quản C quản D hàng mẫu

Khu Khu bảo 37


hành quản A
chính
Cửa Cửa
xuất 3 xuất 4

Hình 2.15. Hàng tồn sau khi xuất hàng.

2.3. Kế hoạch xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa trong kho.


2.3.1. Phương án xếp dỡ, vận chuyển đối với lô hàng nhập.
 Kho có 6 xe nâng với thông số như sau:

Thời gian
t lấy hàng t quay có hàng t dỡ hàng t quay không hàng
Loại xe (giây) (giây) (giây) (giây)

1T (2xe) 40 25 40 20

2T (2xe) 45 30 45 20

3T (2xe) 50 35 50 25

 Quy đổi vận tốc của xe nâng hàng từ km/h sang m/s:

Xe 1T Xe 2T Xe 3T
Đơn vị Km/h m/s Km/h m/s Km/h m/s
V có ℎàng 8 2.22 8 2.22 8 2.22
V kℎông ℎàng 10 2.78 12 3.33 10 2.78

 Các quy định trong kho


Bố trí nhân công để xếp hàng thủ công vào pallet :
(giả sử chiều cao đống hàng ≤ 1.6 m)
q ¿ 50kg: cần 1 công nhân xếp (dỡ).
50 ≤ q ¿ 100kg: cần 2 công nhân xếp dỡ.
100 ≤ q ≤ 150kg: cần 3 công nhân xếp dỡ.
2.3.1.1. Phương án xếp dỡ và vận chuyển cho lô hàng nhập MM:
- Tổng khối lượng: 60T; Trọng lượng 1 kiện= 2000kg; Số kiện= 30 kiện.
- Thời gian nhập hàng 9h, 18/9.
+ Nhập 30T hàng MM vào khu A tại cửa nhập 1
38
+ Nhập 30T hàng MM vào khu C tại cửa nhập 1
- Thời gian nhập hàng 9h, 18/9. Do thời gian kiểm tra, kiểm đếm lô hàng nhập là
1h nên thời gian bắt đầu vận chuyển hàng vào kho là 10h, 18/9.
- Sử dụng xe nâng hàng loại 2T để vận chuyển 30T MM vào khu A, sau đó tiếp
tục vận chuyển 30T MM vào khu C, 1 công nhân lái máy xếp dỡ.
a. Thời gian một chu kì xếp dỡ và vận chuyển cho lô hàng nhập MM.
T cℎu kì = T KH
cℎạy +
T lấy ℎàng+ T CH CH
quay + T cℎạy +
T dỡ ℎàng+ T KH
quay

CH L L
T cℎạy = ; T KH
cℎạy =
V có ℎàng V kℎông ℎàng
Bảng 1a: Thời gian một chu kì xếp dỡ và vận chuyển của xe nâng hàng nhập MM
Khu Khoảng Xe Tốc độ di CH
T cℎạy
KH
T cℎạy T lấy+ dỡ T quay T cℎu kì
ℎàng có +kℎông
bảo cách L nâng chuyển (s) (s) ℎàng (s)
(s)
quản (m) hàng (m/s) (s)
(T)
CH KH
A 55 2T 2.22 3.33 24.77 16.52 90 60 191.29

C 35 2T 2.22 3.33 15.77 10.51 90 60 176.28

b. Khối lượng hàng MM vận chuyển trong một chu kì của xe nâng hàng.
tải trọng xe nâng
Số kiện hàng trong một lần vận chuyển =
trọnglượng 1 kiện ℎàng
kℎối lượng vận cℎuyển
Số lần vận chuyển =
số kiện ℎàng vận cℎuyển trong 1 cℎu kì×trọng lượng 1 kiện ℎàng

Bảng 1b : Số lần vận chuyển trong một chu kì của xe nâng hàng MM
Khu Xe Tổng khối Trọng lượng Số kiện hàng trong Số lần vận
bảo nâng(T) lượng hàng 1 kiện hàng một lần vận chuyển chuyển
quản (T) (kiện)
A 2 30 2 1 15
C 2 30 2 1 15

c. Tổng thời gian hoàn thành xếp dỡ và vận chuyển cho lô hàng nhập MM.
mâm
ℎoàn tℎànℎ T +(số lần vận cℎuyển x Tℎời gian 1 cℎu kì)
T XD = xếp
3600
39
Bảng 1c : Tổng thời gian hoàn thành xếp dỡ và vận chuyển lô hàng nhập MM
Khu bảo Xe nâng Tổng khối lượng Số lần vận T cℎu kì ℎoàn tℎànℎ
T XD
quản hàng (T) hàng (T) chuyển (lần) (s) (giờ)
A 2 30 15 191.29 0.8
C 2 30 15 176.28 0.73
Tổng thời gian hoàn thành= 0.8+0.73=1.53 giờ= 1 giờ 32 phút

 Vậy thời gian hoàn thành nhập hàng MM là 11h32p, ngày 18/ 9.
2.3.1.2. Phương án xếp dỡ và vận chuyển cho lô hàng nhập DD:
- Tổng khối lượng: 50T; Trọng lượng 1 kiện= 100kg; Số kiện= 500kiện.
- Nhập 50T DD vào khu bảo quản A tại cửa nhập 1
- Thời gian nhập hàng 15h, 18/9. Do thời gian kiểm tra, kiểm đếm một lô hàng
nhập là 1h nên thời gian bắt đầu vận chuyển hàng vào kho là 16h, 18/9.
- Sử dụng xe nâng hàng loại 2T để vận chuyển 50T DD vào khu bảo quản A, 3
công nhân xếp hàng vào mâm, 1 công nhân lái máy xếp dỡ.
a. Thời gian một chu kì xếp dỡ và vận chuyển cho lô hàng nhập DD
T cℎu kì = T KH CH CH KH
cℎạy + T lấy ℎàng+ T quay + T cℎạy + T dỡ ℎàng+ T quay

CH L L
T cℎạy = ; T KH
cℎạy =
V có ℎàng V kℎông ℎàng

Bảng 2a: Thời gian một chu kì xếp dỡ và vận chuyển của xe nâng hàng nhập MM
Khu Khoảng Xe Tốc độ di T CH
cℎạy
KH
T cℎạy T lấy+ dỡ T quay T cℎu kì
ℎàng có +kℎông
bảo cách L nâng chuyển (s) (s) ℎàng (s)
(s)
quản (m) (T) (m/s) (s)
CH KH
A 55 2 2.22 3.33 24.77 16.52 90 50 181.29

b. Khối lượng hàng DD vận chuyển trong một chu kì của xe nâng hàng.
tải trọng xe nâng
Số kiện hàng trong một lần vận chuyển =
trọnglượng 1 kiện ℎàng
kℎối lượng vận cℎuyển
Số lần vận chuyển =
số kiện ℎàng vận cℎuyển trong 1 cℎu kì×trọng lượng 1 kiện ℎàng
Bảng 2b: Số lần vận chuyển trong một chu kì của xe nâng hàng DD
Khu Xe Tổng khối Trọng lượng Số kiện hàng trong Số lần vận
40
bảo nâng(T) lượng hàng 1 kiện hàng một lần vận chuyển chuyển
quản (T) (kiện)
A 2 50 0.1 20 25

c. Tổng thời gian hoàn thành xếp dỡ và vận chuyển cho lô hàng nhập DD

Điều kiện: T 1xếpmâm≤ T chu kì(1)


1 mâm kiện
T xếp = Số kiện vận chuyển trong 1 lần x T Xếp = 20 x 8 =160 (s)
=> Đáp ứng điều kiện (1).
1 mâm
ℎoàn tℎànℎ T xếp +(số lần vận cℎuyển x Tℎời gian 1 cℎu kì)
T XD =
3600

Bảng 2c: Tổng thời gian hoàn thành xếp dỡ và vận chuyển lô hàng nhập DD

Khu bảo Xe nâng Tổng khối T xếp


1 mâm
Số lần vận T cℎu kì ℎoàn tℎànℎ
T XD
quản hàng (T) lượng hàng (T) (s) chuyển (lần) (s) (giờ)
A 2 50 160 25 181.2 1.3
9

Tổng thời gian hoàn thành =1giờ 18 phút


 Vậy thời gian hoàn thành nhập hàng DD là 17h18 phút, ngày 18/ 9.
2.3.1.3. Phương án xếp dỡ và vận chuyển cho lô hàng nhập TP:
- Tổng khối lượng: 50T; Trọng lượng 1 kiện= 50kg; Số kiện= 1000kiện.
- Nhập 50T DD vào khu bảo quản A tại cửa nhập 1
- Thời gian nhập hàng 17h, 18/9. Do thời gian kiểm tra kiểm đếm một lô hàng
nhập là 1h và thời gian giao ca từ 18h- 18h30 nên thời gian bắt đầu vận chuyển hàng
vào kho là 18h30, 18/9.
- Sử dụng xe nâng hàng loại 2T để vận chuyển 50T TP vào khu bảo quản A,
2công nhân xếp hàng vào mâm, 1 công nhân lái máy xếp dỡ
a. Thời gian một chu kì xếp dỡ và vận chuyển cho lô hàng nhập TP.
T cℎu kì = T KH
cℎạy +
T lấy ℎàng+ T CH CH
quay + T cℎạy +
T dỡ ℎàng+ T KH
quay

CH L L
T cℎạy = ; T KH
cℎạy =
V có ℎàng V kℎông ℎàng
Bảng 3a: Thời gian một chu kì xếp dỡ và vận chuyển của xe nâng hàng nhập MM
Khu Khoảng Xe Tốc độ di CH
T cℎạy
KH
T cℎạy T lấy+ dỡ T quay T cℎu kì
ℎàng có +kℎông
bảo cách L nâng chuyển (s) (s) ℎàng (s)
(s)
quản (m) hàng (m/s) (s)
(T)
41
CH KH
A 55 2 2.22 3.33 24.77 16.52 90 50 181.29

b. Khối lượng hàng TP vận chuyển trong một chu kì của xe nâng hàng.
tải trọng xe nâng
Số kiện hàng trong một lần vận chuyển =
trọnglượng 1 kiện ℎàng
kℎối lượng vận cℎuyển
Số lần vận chuyển =
số kiện ℎàng vận cℎuyển trong 1 cℎu kì×trọng lượng 1 kiện ℎàng
Bảng 3b: Số lần vận chuyển trong một chu kì của xe nâng hàng TP
Khu Xe Tổng khối Trọng lượng Số kiện hàng vận Số lần vận
bảo nâng(T) lượng 1 kiện hàng chuyển trong một lần chuyển
quản hàng(T) (T) vận chuyển (kiện)
A 2 50 0.05 40 25

c. Tổng thời gian hoàn thành xếp dỡ và vận chuyển cho lô hàng nhập TP
Điều kiện: T 1xếp/
mâm
dỡ ≤
T chu kì(1)
1 mâm kiện
T xếp = Số kiện vận chuyển trong 1 lần x T Xếp = 40 x 6 =240 (s)
=> Không đáp ứng điều kiện (1). Do vậy tăng thêm 2 công nhân xếp, tổng là 4 người,
2 người xếp 1 kiện. Vậy T 1xếpmâm= 120 (s).
1 mâm
ℎoàn tℎànℎ T +(số lần vận cℎuyển x Tℎời gian 1 cℎu kì)
T XD = xếp
3600

Bảng 3c: Tổng thời gian hoàn thành xếp dỡ và vận chuyển lô hàng nhập TP

Khu Xe nâng Tổng khối 1 mâm


T xếp Số lần vận T cℎu kì T giaoca T ℎXDoàn tℎànℎ
bảo hàng (T) lượng hàng (s) chuyển (lần) (s) (giờ)
quản (T) (giờ)
A 2 50 120 25 181.2 0.5 1.3
9
Tổng thời gian hoàn thành = 1.3 giờ = 1 giờ 18 phút.

 Vậy thời gian hoàn thành nhập hàng TP là 19h48p, ngày 18/ 9.
2.3.1.4. Phương án xếp dỡ và vận chuyển cho lô hàng nhập HH:
- Tổng khối lượng: 120T; Trọng lượng 1 kiện= 1500kg; Số kiện= 80kiện.
+ Nhập 30T HH vào khu bảo quản B tại cửa nhập 2
+ Nhập 90T HH vào khu bảo quản D tại cửa nhập 2

42
- Thời gian nhập hàng 7h, 21/9. Do thời gian kiểm tra, kiểm đếm một lô hàng
nhập là 1h nên thời gian bắt đầu vận chuyển hàng vào kho là 8h, 21/9.
- Sử dụng 2 xe nâng hàng loại 3T để cùng vận chuyển 30T HH vào khu bảo quản
B, sau đó 2 xe cùng vận chuyển tiếp 90T HH vào khu bảo quản D tại cửa nhập 2, 2
công nhân lái máy.
a. Thời gian một chu kì xếp dỡ và vận chuyển cho lô hàng nhập HH.
T cℎu kì = T KH
cℎạy +
T lấy ℎàng+ T CH CH
quay + T cℎạy +
T dỡ ℎàng+ T KH
quay

CH L L
T cℎạy = ; T KH
cℎạy =
V có ℎàng V kℎông ℎàng
Bảng 4a: Thời gian một chu kì xếp dỡ và vận chuyển của xe nâng hàng nhập HH
Khu Khoảng Xe Tốc độ di CH
T cℎạy
KH
T cℎạy T lấy+ dỡ T quay T cℎu kì
ℎàng có +kℎông
bảo cách L nâng chuyển (s) (s) ℎàng (s)
(s)
quản (m) hàng (m/s) (s)
(T)
CH KH
B 30 3T 2.22 2.78 13.51 10.79 100 60 184.3
D 70 3T 2.22 2.78 31.53 25.18 100 60 216.71

b. Khối lượng hàng HH vận chuyển trong một chu kì của xe nâng hàng.
tải trọng xe nâng
Số kiện hàng trong một lần vận chuyển =
trọnglượng 1 kiện ℎàng
kℎối lượng vận cℎuyển
Số lần vận chuyển =
số kiện ℎàng vận cℎuyển trong 1 cℎu kì×trọng lượng 1 kiện ℎàng
Bảng 4b: Số lần vận chuyển trong một chu kì của xe nâng hàng HH
Khu Xe Tổng khối Trọng lượng Số kiện hàng vận Số lần vận
bảo nâng(T) lượng 1 kiện hàng chuyển trong một lần chuyển
quản hàng (T) vận chuyển (kiện)
B 3 15 1.5 2 5
B 3 15 1.5 2 5
D 3 45 1.5 2 15
D 3 45 1.5 2 15

c. Tổng thời gian hoàn thành xếp dỡ và vận chuyển cho lô hàng nhập HH.
ℎoàn tℎànℎ ( Số lần vận cℎuyển x Tℎời gian 1 cℎu kì)
T XD =
3600
Bảng 4c: Tổng thời gian hoàn thành xếp dỡ và vận chuyển lô hàng nhập HH

Khu bảo Xe nâng Tổng khối Số lần vận T cℎu kì ℎoàn tℎànℎ
T XD
quản hàng (T) lượng hàng chuyển (lần) (s) (giờ)
43
(T)
B 3 15 5 184.3 0.26
B 3 15 5 184.3 0.26
D 3 45 15 216.71 0.9
D 3 45 15 216.71 0.9
Tổng thời gian hoàn thành = 0.26+0.9= 1.16 (giờ) = 1 giờ 10 phút
 Vậy thời gian hoàn thành nhập hàng HH là 9 giờ 9 phút, ngày 21/ 9.

2.3.1.5. Phương án xếp dỡ và vận chuyển cho lô hàng nhập NN:


- Tổng khối lượng: 80T; Trọng lượng 1 kiện= 80kg; Số kiện= 1000kiện.
+ Nhập 30T NN vào khu bảo quản B tại cửa nhập 2
+ Nhập 50T NN vào khu bảo quản D tại cửa nhập 2
- Thời gian nhập hàng 21h, 21/9. Do thời gian kiểm tra, kiểm đếm một lô hàng
nhập là 1h nên thời gian bắt đầu vận chuyển hàng vào kho là 22h, 21/9.
- Sử dụng 1 xe nâng hàng loại 2T để vận chuyển 30T NN vào khu bảo quản B,
sau đó xe tiếp tục vận chuyển tiếp 50T NN vào khu bảo quản D tại cửa nhập 2, 1 công
nhân lái máy, 2 công nhân xếp hàng vào mâm.
a. Thời gian một chu kì xếp dỡ và vận chuyển cho lô hàng nhập NN.
T cℎu kì = T KH
cℎạy +
T lấy ℎàng+ T CH CH
quay + T cℎạy +
T dỡ ℎàng+ T KH
quay

CH L L
T cℎạy = ; T KH
cℎạy =
V có ℎàng V kℎông ℎàng

Bảng 5a: Thời gian một chu kì xếp dỡ và vận chuyển của xe nâng hàng nhập NN
Khu Khoảng Xe nâng Tốc độ di CH
T cℎạy
KH
T cℎạy T lấy+ dỡ T quay T cℎu kì
ℎàng có +kℎông
bảo cách L hàng (T) chuyển (s) (s) ℎàng (s)
(s)
quản (m) (m/s) (s)
CH KH
B 30 2 2.22 3.33 13.51 9 90 50 162.51
D 70 2 2.22 3.33 31.53 21 90 50 192.53

b. Khối lượng hàng NN vận chuyển trong một chu kì của xe nâng hàng.
tải trọng xe nâng
Số kiện hàng trong một lần vận chuyển =
trọnglượng 1 kiện ℎàng
kℎối lượng vận cℎuyển
Số lần vận chuyển =
số kiện ℎàng vận cℎuyển trong 1 cℎu kì×trọng lượng 1 kiện ℎàng
Bảng 5b: Số lần vận chuyển trong một chu kì của xe nâng hàng NN

44
Khu Xe Tổng khối Trọng lượng 1 Số kiện trong một lần Số lần vận
bảo nâng(T) lượng kiện hàng (T) vận chuyển (kiện) chuyển
quản hàng(T)
B 2 30 0.08 25 15
D 2 50 0.08 25 25

c. Tổng thời gian hoàn thành xếp dỡ và vận chuyển cho lô hàng nhập NN
Điều kiện: T 1xếp/
mâm
dỡ ≤
T chu kì(1)
1 mâm kiện
T xếp = Số kiện vận chuyển trong 1 lần x T Xếp = 25 x 8 =200 (s)
=> Không đáp ứng điều kiện (1). Do vậy tăng thêm 2 công nhân xếp dỡ là 4 công
nhân. Vậy T kiện 1 mâm
Xếp = 4(s). => T xếp = 100 (s).
1 mâm
ℎoàn tℎànℎ T +(số lần vận cℎuyển x Tℎời gian 1 cℎu kì)
T XD = xếp
3600
Bảng 5c: Tổng thời gian hoàn thành xếp dỡ và vận chuyển lô hàng nhập NN

Khu Xe nâng Tổng khối 1 mâm


T xếp (s) Số lần vận T cℎu kì ℎoàn tℎànℎ
T XD
bảo hàng (T) lượng hàng chuyển (s) (giờ)
quản (T) (lần)
B 2 30 100 15 162.51 0.7
D 2 50 100 25 192.53 1.36
Tổng thời gian hoàn thành= 0.7+1.36= 1.06 (giờ)= 1 giờ 4 phút

 Vậy thời gian hoàn thành nhập hàng NN là 0 giờ 4 phút ngày 22/9.

2.3.1.6. Phương án xếp dỡ và vận chuyển cho lô hàng nhập KK:


- Tổng khối lượng: 60T; Trọng lượng 1 kiện= 1000kg; Số kiện= 60kiện.
+ Nhập 15T KK vào khu bảo quản B tại cửa nhập 2
+ Nhập 45T KK vào khu bảo quản D tại cửa nhập 2
- Thời gian nhập hàng 15h, 22/9. Do thời gian kiểm tra, kiểm đếm một lô hàng
nhập là 1h nên thời gian bắt đầu vận chuyển hàng vào kho là 16h, 22/9.
- Sử dụng 1 xe nâng hàng loại 3T để vận chuyển lần lượt 15T KK vào khu bảo
quản B, và sau đó vận chuyển 45T KK vào khu bảo quản D tại cửa nhập 2, 1 công
nhân lái máy.
a. Thời gian một chu kì xếp dỡ và vận chuyển cho lô hàng nhập KK.
T cℎu kì = T KH
cℎạy +
T lấy ℎàng+ T CH CH
quay + T cℎạy +
T dỡ ℎàng+ T KH
quay

CH L L
T cℎạy = ;T KH =
V có ℎàng cℎạy V kℎông ℎàng
45
Bảng 6a: Thời gian một chu kì xếp dỡ và vận chuyển của xe nâng hàng nhập KK
Khu Khoảng Xe Tốc độ di CH
T cℎạy
KH
T cℎạy T lấy+ dỡ T quay T cℎu kì
ℎàng có +kℎông
bảo cách L nâng chuyển (s) (s) ℎàng (s)
(s)
quản (m) hàng (m/s) (s)
(T)
CH KH
B 30 3 2.22 2.78 13.51 10.79 100 60 184.3

D 70 3 2.22 2.78 31.53 25.18 100 60 216.71

b. Khối lượng hàng KK vận chuyển trong một chu kì của xe nâng hàng.
tải trọng xe nâng
Số kiện hàng trong một lần vận chuyển =
trọnglượng 1 kiện ℎàng
kℎối lượng vận cℎuyển
Số lần vận chuyển =
số kiện ℎàng vận cℎuyển trong 1 cℎu kì×trọng lượng 1 kiện ℎàng
Bảng 6b: Số lần vận chuyển trong một chu kì của xe nâng hàng KK
Khu Xe Tổng khối Trọng lượng Số kiện hàng vận Số lần vận
bảo nâng(T) lượng 1 kiện hàng chuyển trong một lần chuyển
quản hàng (T) vận chuyển (kiện)
B 3 15 1 3 5
D 3 45 1 3 15

c. Tổng thời gian hoàn thành xếp dỡ và vận chuyển cho lô hàng nhập KK.
ℎoàn tℎànℎ ( Số lần vận cℎuyển x Tℎời gian 1 cℎu kì)
T XD =
3600
Bảng 6c: Tổng thời gian hoàn thành xếp dỡ và vận chuyển lô hàng nhập KK

Khu bảo Xe nâng Tổng khối Số lần vận T cℎu kì ℎoàn tℎànℎ
T XD
quản hàng (T) lượng hàng chuyển (lần) (s) (giờ)
(T)
B 3 15 5 184.3 0.26
D 3 45 15 216.71 0.9
Tổng thời gian hoàn thành=0.26+ 0.9 (giờ)= 1.16 giờ

 Vậy thời gian hoàn thành nhập hàng KK là 17h10phut, ngày 22/ 9.
2.3.2. Phương án xếp dỡ, vận chuyển đối với lô hàng xuất.
2.3.2.1. Phương án xếp dỡ và vận chuyển lô hàng xuất cho công ty X .
- Thời gian xuất hàng: 9h, 21/9; cửa xuất: 1
46
- Hàng xuất cho công ty X gồm có: 20T MM, 25T DD, 25T TP.
- Phương án sử dụng xe và thuê công nhân dỡ hàng thủ công:
+ Xe nâng 2T vận chuyển 20T MM tồn từ khu bảo quản A ra cửa xuất 1.
+ Xe nâng 1T vận chuyển 15T DD từ khu bảo quản A và 10T DD tồn từ khu bảo
quản C ra cửa xuất 1, thuê 3 công nhân dỡ hàng.
+ Sau đó, xe nâng 1T tiếp tục vận chuyển 25T TP từ khu bảo quản A ra cửa xuất
1, sử dụng 3 công nhân đã dỡ xong hàng DD để dỡ hàng TP.
a. Thời gian một chu kì xếp dỡ và vận chuyển cho lô hàng xuất của công ty X.
T cℎu kì = T KH CH CH KH
cℎạy + T lấy ℎàng+ T quay + T cℎạy + T dỡ ℎàng+ T quay

CH L L
T cℎạy = ;T KH =
V có ℎàng cℎạy V kℎông ℎàng
Bảng 7a: Thời gian một chu kì xếp dỡ và vận chuyển của xe nâng hàng cho công ty X
Khu Khoảng Xe Tốc độ di CH
T cℎạy
KH
T cℎạy T lấy+ dỡ T quay T cℎu kì
ℎàng có +kℎông
bảo cách L nâng chuyển (s) (s) ℎàng (s)
(s)
quản (m) hàng (m/s) (s)
(T)
CH KH
A 30 2 2.22 3.33 13.51 9 90 50 162.51
A 30 1 2.22 2.78 13.51 10.79 80 45 149.3
C 65 1 2.22 2.78 29.28 23.38 80 45 177.66

b. Khối lượng hàng của công ty X vận chuyển trong một chu kì của xe nâng hàng.
tải trọng xe nâng
Số kiện hàng trong một lần vận chuyển =
trọnglượng 1 kiện ℎàng
kℎối lượng vận cℎuyển
Số lần vận chuyển =
số kiện ℎàng vận cℎuyển trong 1 cℎu kì×trọng lượng 1 kiện ℎàng
Bảng 7b: Số lần vận chuyển trong một chu kì của xe nâng hàng cho công ty X
Loại Khu bảo Xe Tổng khối Trọng lượng Số kiện một lần Số lần vận
hàng quản nâng lượng 1 kiện (T) vận chuyển chuyển
MM A 2 20T (tồn) 2 1 10
DD A 1 15T 0.1 10 15
C 1 10T tồn 0.1 10 10
TP A 1 25T 0.05 20 25

c. Tổng thời gian hoàn thành xếp dỡ và vận chuyển cho hàng xuất của công ty X
Điều kiện: T 1xếp/
mâm
dỡ ≤
T chu kì(1)
1 mâm kiện
T dỡ = Số kiện vận chuyển trong 1 lần x T dỡ

47
Bảng 7c1: Thời gian dỡ hàng của công nhân xếp dỡ cho công ty X
kiện 1 mâm
Loại Khu Xe Tổng khối Trọng Số kiện Số công T dỡ T dỡ (s)
hàng bảo nân lượng lượng một lần nhân dỡ (s)
quản g 1 kiện vận
(T) chuyển
MM A 2 20T (tồn) 2 1 0 0 0
DD A 1 15T 0.1 10 3 8 80
C 1 10T tồn 0.1 10 3 8
TP A 1 25T 0.05 20 3 6 120

(cuối)
ℎoàn tℎànℎ ( Số lần vận cℎuyển x Tℎời gian 1 cℎu kì ) +T mâm
dỡ
T XD =
3600
Bảng 7c2: Tổng thời gian hoàn thành xếp dỡ và vận chuyển cho công ty X
Loại Khu bảo Xe Tổng khối Số lần vận T cℎu kì 1 mâm
T dỡ (s
ℎoàn tℎànℎ
T XD
hàng quản nâng lượng chuyển (s) ) (giờ)
MM A 2 20T (tồn) 10 162.51 0 0.45
DD A 1 15T 15 149.3 80 1.06
C 1 10T tồn 10 149.3
TP A 1 25T 25 149.3 120 1.07

T kiểm tra 1.25


Tổng thời gian hoàn thành= 1.06+1.07+1.25=3.38 (giờ)

 Vậy thời gian hoàn thành xuất hàng cho công ty X là 12h23phut, ngày 21/ 9.
2.3.2.2. Phương án xếp dỡ và vận chuyển lô hàng xuất cho công ty Y .
- Thời gian xuất hàng: 9h, 22/9; cửa xuất: 2
- Hàng xuất cho công ty X gồm có: 30T MM, 30T DD, 25T TP.
- Phương án sử dụng xe và thuê công nhân dỡ hàng thủ công:
+ Xe nâng 2T để vận chuyển 30T MM từ khu bảo quản A ra cửa xuất 2
+ Xe nâng 1T để vận chuyển 30T DD từ khu bảo quản A ra cửa xuất 2, thuê 3
công nhân dỡ hàng.
+ Sau đó, xe nâng 1T tiếp tục vận chuyển 25T TP từ khu bảo quản A ra cửa xuất
2, sử dụng 3 công nhân đã dỡ hàng DD xong để dỡ hàng TP.
a. Thời gian một chu kì xếp dỡ và vận chuyển cho lô hàng xuất của công ty Y.
T cℎu kì = T KH
cℎạy +
T lấy ℎàng+ T CH CH
quay + T cℎạy +
T dỡ ℎàng+ T KH
quay

CH L L
T cℎạy = ;T KH
cℎạy =
V có ℎàng V kℎông ℎàng
Bảng 8a: Thời gian một chu kì xếp dỡ và vận chuyển của xe nâng hàng cho công ty Y
48
Khu Khoảng Xe Tốc độ di CH
T cℎạy
KH
T cℎạy T lấy+ dỡ T quay T cℎu kì
ℎàng có +kℎông
bảo cách L nâng chuyển (s) (s) ℎàng (s)
(s)
quản (m) hàng (m/s) (s)
(T)
CH KH
A 30 2 2.22 3.33 13.51 9 90 50 162.51
A 30 1 2.22 2.78 13.51 10.8 80 45 149.31

b. Khối lượng hàng của công ty Y vận chuyển trong một chu kì của xe nâng hàng.
tải trọng xe nâng
Số kiện hàng trong một lần vận chuyển =
trọnglượng 1 kiện ℎàng
kℎối lượng vận cℎuyển
Số lần vận chuyển =
số kiện ℎàng vận cℎuyển trong 1 cℎu kì×trọng lượng 1 kiện ℎàng
Bảng 8b: Số lần vận chuyển trong một chu kì của xe nâng hàng cho công ty Y
Loại Khu bảo Xe Tổng khối Trọng lượng Số kiện một lần Số lần vận
hàng quản nâng lượng 1 kiện (T) vận chuyển chuyển
MM A 2 30T 2 1 15
DD A 1 30T 0.1 10 30
TP A 1 25T 0.05 20 25

c. Tổng thời gian hoàn thành xếp dỡ và vận chuyển cho hàng xuất của công ty Y
Điều kiện: T 1xếp/
mâm
dỡ ≤
T chu kì(1)
1 mâm kiện
T dỡ = Số kiện vận chuyển trong 1 lần x T dỡ
Bảng 8c1: Thời gian dỡ hàng của công nhân xếp dỡ cho công ty Y
kiện 1 mâm
Loại Khu Xe Tổng khối Trọng Số kiện Số công T dỡ T dỡ (s)
hàng bảo nân lượng lượng một lần nhân dỡ (s)
quản g 1 kiện vận
(T) chuyển
MM A 2 30T 2 1 0 0 0
DD A 1 30T 0.1 10 3 8 80
TP A 1 25T 0.05 20 3 6 120
(cuối)
ℎoàn tℎànℎ ( Số lần vận cℎuyển x Tℎời gian 1 cℎu kì ) +T mâm
dỡ
T XD =
3600
Bảng 8c2: Tổng thời gian hoàn thành xếp dỡ và vận chuyển cho công ty Y
Loại Khu bảo Xe Tổng khối Số lần vận T cℎu kì 1 mâm
T dỡ (s
ℎoàn tℎànℎ
T XD
hàng quản nâng lượng chuyển (s) ) (giờ)
MM A 2 30T 15 162.51 0 0.68
DD A 1 30T 30 149.3 80 1.27
TP A 1 25T 25 149.3 120 1.07
T kiểm tra 1.25

49
Tổng thời gian hoàn thành= 1.27+ 1.07+1.25=3.59 (giờ)

 Vậy thời gian hoàn thành xuất hàng cho công ty Y là 12h36phut, ngày 22/ 9.

2.3.2.3. Phương án xếp dỡ và vận chuyển lô hàng xuất cho công ty Z .


- Thời gian xuất hàng: 16h, 22/9; cửa xuất 3.
- Hàng xuất cho công ty Z gồm có: 30T MM, 20T TP.
- Phương án sử dụng xe và thuê công nhân dỡ hàng thủ công:
+ Xe nâng 2T vận chuyển 30T MM từ khu bảo quản C ra cửa xuất 3.
+ Xe nâng 1T vận chuyển 20T TP tồn từ khu bảo quản D ra cửa xuất 3, sử dụng
3 công nhân dỡ hàng đã thuê sau khi dỡ hàng xong cho công ty Y để dỡ hàng TP cho
công ty Z.
a. Thời gian một chu kì xếp dỡ và vận chuyển cho lô hàng xuất của công ty Z.
T cℎu kì = T KH CH CH KH
cℎạy + T lấy ℎàng+ T quay + T cℎạy + T dỡ ℎàng+ T quay

CH L L
T cℎạy = ;T KH
cℎạy =
V có ℎàng V kℎông ℎàng
Bảng 9a: Thời gian một chu kì xếp dỡ và vận chuyển của xe nâng hàng cho công ty Z
Khu Khoảng Xe Tốc độ di CH
T cℎạy
KH
T cℎạy T lấy+ dỡ T quay T cℎu kì
ℎàng có +kℎông
bảo cách L nâng chuyển (s) (s) ℎàng (s)
(s)
quản (m) hàng (m/s) (s)
(T)
CH KH
C 30 2 2.22 3.33 13.51 9 90 50 162.51

D 30 1 2.22 2.78 13.51 10.8 80 45 149.31

b. Khối lượng hàng của công ty Z vận chuyển trong một chu kì của xe nâng hàng.
tải trọng xe nâng
Số kiện hàng trong một lần vận chuyển =
trọnglượng 1 kiện ℎàng
kℎối lượng vận cℎuyển
Số lần vận chuyển =
số kiện ℎàng vận cℎuyển trong 1 cℎu kì×trọng lượng 1 kiện ℎàng
Bảng 7b: Số lần vận chuyển trong một chu kì của xe nâng hàng cho công ty Z

Loại Khu bảo Xe Tổng khối Trọng lượng Số kiện một lần Số lần vận
hàng quản nâng lượng 1 kiện (T) vận chuyển chuyển
MM C 2 30 2 1 15
TP tồn D 1 20T 0.05 20 20

50
c. Tổng thời gian hoàn thành xếp dỡ và vận chuyển cho hàng xuất của công ty Z
Điều kiện: T 1xếp/
mâm
dỡ ≤
T chu kì(1)
1 mâm kiện
T dỡ = Số kiện vận chuyển trong 1 lần x T dỡ
Bảng 9c1: Thời gian dỡ hàng của công nhân xếp dỡ cho công ty Z
kiện 1 mâm
Loại Khu Xe Tổng Trọng Số kiện Số T dỡ T dỡ (s)
hàng bảo nâng khối lượng một lần công (s)
quản lượng 1 kiện vận nhân
(T) chuyển dỡ
MM C 2 30T 2 1 0 0 0
TP tồn D 1 20T 0.05 20 3 6 120

(cuối)
ℎoàn tℎànℎ ( Số lần vận cℎuyển x Tℎời gian 1 cℎu kì ) +T mâm
dỡ
T XD =
3600
Bảng 9c2: Tổng thời gian hoàn thành xếp dỡ và vận chuyển cho công ty Z
Loại Khu Xe Tổng khối Số lần vận T cℎu kì 1 mâm
T dỡ (s)
ℎoàn tℎànℎ
T XD
hàng bảo nâng lượng chuyển (s) (giờ)
quản
MM C 2 30T 15 162.5 0 0.68
1
TP tồn D 1 20T 20 149.3 120 0.86
T kiểm tra 1.25
Tổng thời gian hoàn thành= 0.86+1.25=2.11 (giờ)

 Vậy thời gian hoàn thành xuất hàng cho công ty Z là 18h7phut, ngày 22/ 9.

2.3.2.4. Phương án xếp dỡ và vận chuyển lô hàng xuất cho công ty Ω.


- Thời gian xuất hàng: 9h, 24/9; cửa xuất 4.
- Hàng xuất cho công ty Ω gồm có: 30T HH, 34T NN, 30T KK.
- Phương án sử dụng xe nâng và thuê công nhân dỡ hàng thủ công:
+ Xe nâng 3T vận chuyển 30T HH từ khu bảo quản D ra cửa xuất 3.
+ Xe nâng 2T vận chuyển 34T NN gồm 8T NN tồn và 26T NN từ khu bảo quản
D ra cửa xuất 3, thuê 2 công nhân dỡ hàng.
+ Xe nâng 1T vận chuyển 30T KK từ khu bảo quản D ra cửa xuất 3.
a. Thời gian một chu kì xếp dỡ và vận chuyển cho lô hàng xuất của công ty Ω.
T cℎu kì = T KH
cℎạy +
T lấy ℎàng+ T CH CH
quay + T cℎạy +
T dỡ ℎàng+ T KH
quay

CH L L
T cℎạy = ;T KH
cℎạy =
V có ℎàng V kℎông ℎàng
Bảng 10a: Thời gian một chu kì xếp dỡ và vận chuyển của xe nâng hàng cho công ty Ω

51
Khu Khoảng Xe Tốc độ di CH
T cℎạy
KH
T cℎạy T lấy+ dỡ T quay T cℎu kì
ℎàng có +kℎông
bảo cách L nâng chuyển (s) (s) ℎàng (s)
(s)
quản (m) hàng (m/s) (s)
(T)
CH KH
D 30 3 2.22 2.78 13.51 10.8 100 60 184.31
D 30 2 2.22 3.33 13.51 9 90 50 162.51
D 30 1 2.22 2.78 13.51 10.8 80 45 149.31

b. Khối lượng hàng của công ty Ω vận chuyển trong một chu kì của xe nâng hàng.
tải trọng xe nâng
Số kiện hàng trong một lần vận chuyển =
trọnglượng 1 kiện ℎàng
kℎối lượng vận cℎuyển
Số lần vận chuyển =
số kiện ℎàng vận cℎuyển trong 1 cℎu kì×trọng lượng 1 kiện ℎàng
Bảng 10b: Số lần vận chuyển trong một chu kì của xe nâng hàng cho công ty Ω
Loại Khu Xe Tổng khối Trọng lượng Số kiện một lần Số lần vận
hàng bảo nâng lượng 1 kiện (T) vận chuyển chuyển
quản
HH D 3 30 1.5 2 15
NN D 2 26 0.08 25 13
NN tồn D 2 8 0.08 25 4
KK D 1 30 1 1 30

c. Tổng thời gian hoàn thành xếp dỡ và vận chuyển cho hàng xuất của công ty Ω
Điều kiện: T 1xếp/
mâm
dỡ ≤
T chu kì(1)
1 mâm kiện
T dỡ = Số kiện vận chuyển trong 1 lần x T dỡ
Bảng 10c1: Thời gian dỡ hàng của công nhân xếp dỡ cho công ty Ω
kiện 1 mâm
Loại Khu Xe Tổng khối Trọng Số kiện Số công T dỡ T dỡ (s)
hàng bảo nân lượng lượng một lần nhân dỡ (s)
quản g 1 kiện vận
(T) chuyển
HH D 3 30T 1.5 2 0 0 0
NN D 2 34T 0.08 25 2 6 150
KK D 1 30T 1 1 0 0 0

(cuối)
ℎoàn tℎànℎ ( Số lần vận cℎuyển x Tℎời gian 1 cℎu kì ) +T mâm
dỡ
T XD =
3600
Bảng 10c2: Tổng thời gian hoàn thành xếp dỡ và vận chuyển cho công ty Ω
Loại Khu Xe Tổng khối Số lần vận T cℎu kì 1 mâm
T dỡ (s)
ℎoàn tℎànℎ
T XD
hàng bảo nâng lượng chuyển (s) (giờ)

52
quản
HH D 3 30 15 184.3 0 0.77
1
NN D 2 26 13 162.5 150 0.8
1
NN tồn D 2 4 4 162.5
1
KK D 1 30 30 149.3 0 1.24
T kiểm tra 1.25
Tổng thời gian hoàn thành= 1.24+1.25=2.49 (giờ)

 Vậy thời gian hoàn thành xuất hàng cho công ty Ω là 11h 30phut, ngày 24/
9.

2.3.2.5. Phương án xếp dỡ và vận chuyển lô hàng xuất cho công ty α


- Thời gian xuất hàng: 10h, 24/9; cửa xuất 4
- Hàng xuất cho công ty α gồm có: 60T HH, 24T NN, 15T KK.
- Phương án sử dụng xe và thuê công nhân dỡ hàng thủ công:
+ Xe nâng 3T vận chuyển 60T HH từ khu bảo quản D ra cửa xuất 4.
+ Xe nâng 2T vận chuyển 24T NN từ khu bảo quản D ra cửa xuất 4, sử dụng 2
công nhân đã dỡ xong hàng cho công ty Ω để dỡ 24T NN cho công ty α
+ Xe nâng 1T vận chuyển 15T KK từ khu bảo quản D ra cửa xuất 4.
a. Thời gian một chu kì xếp dỡ và vận chuyển cho lô hàng xuất của công ty α.
T cℎu kì = T KH
cℎạy +
T lấy ℎàng+ T CH CH
quay + T cℎạy +
T dỡ ℎàng+ T KH
quay

CH L L
T cℎạy = ;T KH
cℎạy =
V có ℎàng V kℎông ℎàng
Bảng 11a: Thời gian một chu kì xếp dỡ và vận chuyển của xe nâng hàng cho công ty α

Khu Khoảng Xe Tốc độ di CH


T cℎạy
KH
T cℎạy T lấy+ dỡ T quay T cℎu kì
ℎàng có +kℎông
bảo cách L nâng chuyển (s) (s) ℎàng (s)
(s)
quản (m) hàng (m/s) (s)
(T)
CH KH
D 30 3 2.22 2.78 13.51 10.8 100 60 184.31
D 30 2 2.22 3.33 13.51 9 90 50 162.51
D 30 1 2.22 2.78 13.51 10.8 80 45 149.31

b. Khối lượng hàng của công ty α vận chuyển trong một chu kì của xe nâng hàng.

53
tải trọng xe nâng
Số kiện hàng trong một lần vận chuyển =
trọnglượng 1 kiện ℎàng
kℎối lượng vận cℎuyển
Số lần vận chuyển =
số kiện ℎàng vận cℎuyển trong 1 cℎu kì×trọng lượng 1 kiện ℎàng
Bảng 11b: Số lần vận chuyển trong một chu kì của xe nâng hàng cho công ty α
Loại Khu bảo Xe Tổng khối Trọng lượng Số kiện một lần Số lần vận
hàng quản nâng lượng 1 kiện (T) vận chuyển chuyển
HH D 3 60 1.5 2 30
NN D 2 24 0.08 25 12
KK D 1 15 1 1 15

c. Tổng thời gian hoàn thành xếp dỡ và vận chuyển cho hàng xuất của công ty α
Điều kiện: T 1xếp/
mâm
dỡ ≤
T chu kì(1)
1 mâm kiện
T dỡ = Số kiện vận chuyển trong 1 lần x T dỡ
Bảng 11c1: Thời gian dỡ hàng của công nhân xếp dỡ cho công ty α
kiện 1 mâm
Loại Khu Xe Tổng khối Trọng Số kiện Số công T dỡ T dỡ (s)
hàng bảo nân lượng lượng một lần nhân dỡ (s)
quản g 1 kiện vận
(T) chuyển
HH D 3 60T 1.5 2 0 0 0
NN D 2 24T 0.08 25 2 6 150
KK D 1 15T 1 1 0 0 0

(cuối)
ℎoàn tℎànℎ ( Số lần vận cℎuyển x Tℎời gian 1 cℎu kì ) +T mâm
dỡ
T XD =
3600
Bảng 11c2: Tổng thời gian hoàn thành xếp dỡ và vận chuyển cho công ty α
Loại Khu bảo Xe Tổng khối Số lần vận T cℎu kì 1 mâm
T dỡ (s
ℎoàn tℎànℎ
T XD
hàng quản nâng lượng chuyển (s) ) (giờ)
HH D 3 60T 30 184.31 0 1.53
NN D 2 24T 12 162.51 150 0.58
KK D 1 15T 15 149.3 0 0.62
T kiểm tra 1.25
Tổng thời gian hoàn thành= 1.53+1.25=2.78 (giờ)

 Vậy thời gian hoàn thành xuất hàng cho công ty α là 12h47 phut, ngày 24/ 9.
2.3.2.6. Phương án xếp dỡ và vận chuyển lô hàng xuất cho công ty β
- Thời gian xuất hàng: 19h, 24/9; cửa xuất 2
- Hàng xuất cho công ty β gồm có: 39T HH, 30T NN, 20T KK.
- Phương án sử dụng xe nâng và thuê công nhân dỡ hàng thủ công.

54
+ Xe nâng 3T vận chuyển 39T HH gồm 9T HH tồn và 30T HH từ khu bảo quản
B ra cửa xuất 2
+ Xe nâng 2T vận chuyển 30T NN từ khu bảo quản B ra cửa xuất 2, thuê 2 công
nhân dỡ hàng.
+ Xe nâng 1T vận chuyển 20T KK gồm 15T KK từ khu B và 5T KK tồn từ khu
A ra cửa xuất 2
a. Thời gian một chu kì xếp dỡ và vận chuyển cho lô hàng xuất của công ty β
T cℎu kì = T KH
cℎạy +
T lấy ℎàng+ T CH CH
quay + T cℎạy +
T dỡ ℎàng+ T KH
quay

CH L L
T cℎạy = ;T KH
cℎạy =
V có ℎàng V kℎông ℎàng
Bảng 12a: Thời gian một chu kì xếp dỡ và vận chuyển của xe nâng hàng cho công ty β

Khu Khoảng Xe Tốc độ di CH


T cℎạy
KH
T cℎạy T lấy+ dỡ T quay T cℎu kì
ℎàng có +kℎông
bảo cách L nâng chuyển (s) (s) ℎàng (s)
(s)
quản (m) hàng (m/s) (s)
(T)
CH KH
B 30 3 2.22 2.78 13.51 10.8 100 60 184.31
B 30 2 2.22 3.33 13.51 9 90 50 162.51
B 30 1 2.22 2.78 13.51 10.8 80 45 149.31
A 30 1 2.22 2.78 13.51 10.8 80 45 149.31

b. Khối lượng hàng của công ty β vận chuyển trong một chu kì của xe nâng hàng.
tải trọng xe nâng
Số kiện hàng trong một lần vận chuyển =
trọnglượng 1 kiện ℎàng
kℎối lượng vận cℎuyển
Số lần vận chuyển =
số kiện ℎàng vận cℎuyển trong 1 cℎu kì×trọng lượng 1 kiện ℎàng
Bảng 12b: Số lần vận chuyển trong một chu kì của xe nâng hàng cho công ty β
Loại Khu bảo Xe Tổng khối Trọng lượng Số kiện một lần Số lần vận
hàng quản nâng lượng 1 kiện (T) vận chuyển chuyển
HH B 3 39 1.5 2 13
NN B 2 30 0.08 25 15
KK B 1 15 1 1 15
A 1 5 1 1 5

c. Tổng thời gian hoàn thành xếp dỡ và vận chuyển cho hàng xuất của công ty β
Điều kiện: T 1xếp/
mâm
dỡ ≤
T chu kì(1)
1 mâm kiện
T dỡ = Số kiện vận chuyển trong 1 lần x T dỡ

55
Bảng 12c1: Thời gian dỡ hàng của công nhân xếp dỡ cho công ty β
kiện 1 mâm
Loại Khu Xe Tổng khối Trọng Số kiện Số công T dỡ T dỡ (s)
hàng bảo nân lượng lượng một lần nhân dỡ (s)
quản g 1 kiện vận
(T) chuyển
HH B 3 39T 1.5 2 0 0 0
NN B 2 30T 0.08 25 2 6 150
KK B 1 15T 1 1 0 0 0
A 1 5T 1 1 0 0 0

(cuối)
ℎoàn tℎànℎ ( Số lần vận cℎuyển x Tℎời gian 1 cℎu kì ) +T mâm
dỡ
T XD =
3600
Bảng 12c2: Tổng thời gian hoàn thành xếp dỡ và vận chuyển cho công ty β
Loại Khu bảo Xe Tổng khối Số lần vận T cℎu kì 1 mâm
T dỡ (s)
ℎoàn tℎànℎ
T XD
hàng quản nâng lượng chuyển (s) (giờ)
HH B 3 39T 13 184.31 0 0.67
NN B 2 30T 15 162.51 150 0.72
KK B 1 15T 15 149.3 0 0.83
A 1 5T (tồn) 5 149.3 0
T kiểm tra 1.25
Tổng thời gian hoàn thành= 0.83+1.25=2.08 (giờ)

 Vậy thời gian hoàn thành xuất hàng cho công ty β là 21h5 phut, ngày 24/ 9.
2.4. Kế hoạch chi phí vận hành kho
2.4.1. Xác định các loại chi phí vận hành kho hàng cho các công ty mua hàng.
2.4.1.1. Chi phí cơ sở hạ tầng, chi phí bảo quản, chi phí quản lí và chi phí khác.
- Chi phí cơ sở hạ tầng kho: 15.000đ/1T/1 ngày
- Chi phí cơ sở hạ tầng kho từng công ty: C ht = 15.000 × t bảoquản × Q (vnđ)
- Chi phí bảo quản hàng hóa: 20.000đ/1T/1 ngày
- Chi phí bảo quản cho từng công ty: C bq= 20.000 × t bảoquản × Q (vnđ)
- Chi phí quản lí và chi phí khác: 10 000đ/1T/1 ngày
- Chi phí quản lí và khác cho từng công ty: C ql= 10.000 × t bảoquản × Q (vnđ).
a. Chi phí cho công ty X

56
Khối Thời
Chi phí Chi phí Chi phí
Loại lượng Ngày Ngày gian bảo
hạ tầng bảo quản quản lí
hàng hàng nhập xuất quản
(đồng) (đồng). và khác
(T) (ngày)

120800
MM tồn 20 8h, 15/9 6.04 1812000 2416000
0
DD 15 15h, 15/9 9h, 5.75 1293750 1725000 862500
21/9
DD tồn 10 10h, 14/9 6.96 1044000 1392000 696000
TP 25 17h, 18/9 2.67 1001250 1335000 667500
343400
Tổng 5151000 6868000
0

b. Chi phí cho công ty Y


Thời
Khối gian
Chi phí Chi phí bảo Chi phí
Loại lượng Ngày bảo
Ngày nhập hạ tầng quản quản lí
hàng hàng xuất quản
(đồng) (đồng). và khác
(T) (ngày
)
120000
MM 30 9h, 18/9 4 1800000 2400000
0
9h,
112500
DD 30 15h, 18/9 22/9 3.75 1687500 2250000
0
TP 25 17h, 18/9 3.67 1376250 1835000 917500
324250
Tổng 4863750 6485000
0

c. Chi phí cho công ty Z


Thời
Khối
gian
lượn Chi phí Chi phí bảo Chi phí
Loại Ngày Ngày bảo
g hạ tầng quản quản lí
hàng nhập xuất quản
hàng (đồng) (đồng). và khác
(ngày
(T)
)
129000
MM 30 9h, 18/9 4.3 1935000 2580000
16h, 0
22/9 146000
20TP tồn 20 9h, 15/9 7.3 2190000 2920000
0
275000
Tổng 4125000 5500000
0

57
d. Chi phí cho công ty α

Thời
Khối
gian Chi phí Chi phí bảo Chi phí
Loại lượng Ngày
Ngày nhập bảo hạ tầng quản quản lí
hàng hàng xuất
quản (đồng) (đồng). và khác
(T)
(ngày)
281250 187500
HH 60 7h, 21/9 3.125 3750000
10h, 0 0
NN 24 21h, 21/9 24/9 2.54 914400 1219200 609600
KK 15 15h, 22/9 1.8 405000 540000 270000
413190 275460
Tổng 5509200
0 0

e. Chi phí cho công ty β


Thời
Khối gian
Chi phí Chi phí bảo Chi phí
Loại lượng Ngày Ngày bảo
hạ tầng quản quản lí
hàng hàng nhập xuất quản
(đồng) (đồng). và khác
(T) (ngày
)
KK tồn 5 20h, 14/9 9.95 746250 995000 497500
HH tồn 9 7h, 14/9 10.5 1417500 1890000 945000
19h, 105000
HH 30 7h, 21/9 3.5 1575000 2100000
24/9 0
NN 30 21h, 21/9 2.91 1309500 1746000 873000
KK 15 15h, 22/9 2.16 486000 648000 324000
368950
Tổng 5534250 7379000
0

f. Chi phí cho công ty Ω


Tổng
Khối
thời
lượn
gian Chi phí Chi phí bảo Chi phí
Loại g Ngày
Ngày nhập bảo hạ tầng quản quản lí
hàng hàng xuất
quản (đồng) (đồng). và khác
xuất
(ngày
(T)
)
HH 30 7h, 21/9 3.08 1386000 1848000 924000
NN tồn 8 17h, 14/9 9h, 9.6 1152000 1536000 768000
NN 26 21h, 21/9 24/9 2.5 975000 1300000 650000
KK 30 15h, 22/9 1.75 787500 1050000 525000
Tổng 4300500 5734000 286700
58
0

2.4.1.2. Chi phí lương cho lao động làm việc trong kho.
1. Chi phí lương cho lao động làm việc thường xuyên trong kho.
lươngngày tℎủ kℎo +lương ngày nv giaonℎận ∗ 2+lương ngày nv bảo quản ∗ 4
C tx= ×2 (ca)
∑ Qnℎập +∑ Q tồn
Trong đó:
- Lương thủ kho 14 triều đồng/ tháng
- Lương nhân viên giao nhận 9 triệu đồng/ tháng
- Lương của nhân viên bảo quản 9,5 triệu đồng/ tháng.
lươngtℎáng
- Lương ngày =
26
Ta có:
∑ Qnℎập = QnMM DD TP HH NN KK
ℎập + Q nℎập +Q nℎập +Q nℎập +Q nℎập +Q nℎập

= 60+ 50+ 50+ 120+ 80+ 60= 420 (T).


∑ Qtồn = QtồnMM +Q DD TP HH NN KK
tồn +Q tồn +Q tồn +Q tồn +Q tồn

= 20+ 10+ 20+ 9+ 8+ 5= 72 (T)


14000000 9000000 9500000
+ ∗ 2+ ∗4
 C tx = 26 26 26 ∗ 2 = 10495 (đ/T/ ngày).
420+72

a. Chi phí lao động thường xuyên cho công ty X


Chi phí lao
Khối
Ngày Thời gian bảo động thường
Loại hàng lượng Ngày nhập
xuất quản (ngày) xuyên
hàng (T)
(đồng)
MM tồn 20 8h, 15/9 9h, 21/9 6.04 1267796
DD 15 15h, 15/9 5.75 905193,75
DD tồn 10 10h, 14/9 6.96 730452
TP 25 17h, 18/9 2.67 700541,25
59
Tổng 3 603 983
b. Chi phí lao động thường xuyên cho công ty Y

Chi phí lao


Khối Thời gian
Ngày động thường
Loại hàng lượng Ngày nhập bảo quản
xuất xuyên
hàng (T) (ngày)
(đồng)
MM 30 9h, 18/9 4 1259400
DD 30 15h, 18/9 9h, 22/9 3.75 1180687,5
TP 25 17h, 18/9 3.67 962916,25
Tổng 3 403 003,75
c. Chi phí lao động thường xuyên cho công ty Z

Chi phí lao


Khối Thời gian
Ngày động thường
Loại hàng lượng Ngày nhập bảo quản
xuất xuyên
hàng (T) (ngày)
(đồng)
MM 30 9h, 18/9 4.3 1353855
16h, 22/9
20TP tồn 20 9h, 15/9 7.3 1532270
Tổng 2 886 125
d. Chi phí lao động thường xuyên cho công ty α

Chi phí lao


Khối Thời gian
Loại Ngày động thường
lượng Ngày nhập bảo quản
hàng xuất xuyên
hàng (T) (ngày)
(đồng)
HH 60 7h, 21/9 3.125 1967812,5
NN 24 21h, 21/9 10h, 24/9 2.54 639775,2
KK 15 15h, 22/9 1.8 283365
Tổng 2 890 952,7

e. Chi phí cho công ty β

Khối Thời gian Chi phí lao


Ngày
Loại hàng lượng hàng Ngày nhập bảo quản động thường
xuất
(T) (ngày) xuyên (đồng)
KK tồn 5 20h, 14/9 9.95 522126,25
HH tồn 9 7h, 14/9 10.5 991777,5
19h,
HH 30 7h, 21/9 3.5 1101975
24/9
NN 30 21h, 21/9 2.91 916213,5
KK 15 15h, 22/9 2.16 340038
60
Tổng 3 872 130,25
f. Chi phí cho công ty Ω

Tổng thời
Khối lượng
Ngày gian bảo Chi phí hạ
Loại hàng hàng xuất Ngày nhập
xuất quản tầng (đồng)
(T)
(ngày)
HH 30 7h, 21/9 3.08 969738
NN tồn 8 17h, 14/9 9.6 806016
9h, 24/9
NN 26 21h, 21/9 2.5 682175
KK 30 15h, 22/9 1.75 550987,5
Tổng 3008916,5

2. Chi phí lương cho lái máy xếp dỡ.


- Lương công nhân lái máy xếp dỡ: 9 triệu đồng/ tháng

- C lm=
∑ số lái máy ×lương lái máy *
1
(đồng/T).
tổng số ngày làm việc trong tℎáng Qvận cℎuyển

Bảng: Chi phí lương cho lái máy xếp dỡ cho các lô hàng nhập

Ngày Ca Loại hàng Máy xếp Qvc (T ) Số lái máy C lm (đ/T)


dỡ
18/9 Sáng 60T MM 1 xe 2T 110 1 3147
50T DD 1 xe 2T
Tối 50T TP 1xe 2T 50 1 6923
21/9 Sáng 120T HH 2 xe 3T 120 2 5769
Tối 80T NN 1 xe 2T 80 1 4327
22/9 sáng 15T KK 1 xe 3T 60 1 5769
45T KK

Bảng: Chi phí lương cho lái máy xếp dỡ cho các lô hàng xuất.
Ngày Ca Công Loại hàng Máy Qvc (T ) Số lái máy C lm
ty xếp dỡ (đ/T)
21/9 Sáng X 20T MM 1 xe 2T 70 2 9890
25T DD 1 xe 1T
25T TP
22/9 Sáng Y 30T MM 1 xe 2T 135 2 (lái máy chở hàng 5128
30T DD 1 xe 1T cho công ty Y, sau
25T TP đó tiếp tục chở hàng

61
Z 30T MM 1 xe 2T cho công ty Z)
20T TP 1 xe 1T
24/9 sáng Ω 30T HH 1 xe 3T 193 3 (lái máy chở hàng 5381
34T NN 1 xe 2T công ty Ω, sau đó
30T KK 1 xe 1T tiếp tục chở hàng
α 60T HH 1 xe 3T cho công ty α)
24T NN 1 xe 2T
15T KK 1 xe 1T
Tối β 39T HH 1 xe 3T 89 3 11668
30T NN 1 xe 2T
20T KK 1 xe 1T

Bảng: chi phí lương lái máy cho lô hàng của các công ty
X Nhập 15T DD C lm = 15*3147+ 25*6923= 220 280 (đồng)
25T TP
Xuất 20T MM tồn C lm=70*9890 = 692 300 (đồng)
15T DD
10T DD tồn
25T TP
Y Nhập 30T MM C lm= 30*3147+ 30*3147+25*6923= 361 895 (đồng)
30T DD
25T TP
Xuất 30T MM C lm= 85*5128= 435 880 (đồng)
30T DD
25T TP
Z Nhập 30T MM C lm= 30*3147= 94 410 (đồng)
Xuất 30T MM C lm=50* 5128= 256 400(đồng)
20T TP tồn
α Nhập 60T HH C lm= 60*5769+ 24*4327+ 15*5769= 536 523 (đồng)
24T NN
15T KK
Xuất 60T HH C lm= 99*5381= 532 719 (đồng)
24T NN
15T KK
β Nhập 30T HH C lm=30*5769+ 30*4327+ 15*5769= 389 415(đồng)
30T NN
15T KK
Xuất 5T KK tồn C lm= 89*11668= 1 038 425 (đồng)
9T HH tồn
30T HH
30T NN
15T KK
Ω Nhập 30T HH C lm= 30*5769+ 26*4327+ 30*5769= 458 642 (đồng)
26T NN

62
30T KK
Xuất 30T HH C lm= 94* 5381= 505 814 (đồng)
8T NN tồn
26T NN
30T KK

3. Chi phí lương cho công nhân xếp dỡ thủ công.


- Kho không có công nhân xếp dỡ mà thuê ngoài với mức thuê:
C xd tℎuê ngoài = 450 000 đồng/ca/người.
số công nℎân xếp dỡ ×C xd tℎuê ngoài
- C xd = (đồng/T)
Q xd
Bảng: Chi phí lương cho công nhân xếp dỡ lô hàng nhập.
Ngày Ca Loại hàng Q xd Số công C xd (đ/T)
nhân xếp dỡ
18/9 Sáng DD 50T 3 27000
Tối TP 50T 4 36000
21/9 Tối NN 80T 4 22500
Bảng: Chi phí lương cho công nhân xếp dỡ lô hàng xuất.
Ngày Ca Công ty Loại hàng Q xd Số công C xd (đ/T)
nhân xếp
dỡ
21/9 Sáng X 25T DD 50T 3 27000
25T TP
22/9 Sáng Y 30T DD 55T 3 18000
25T TP
Z 20T TP 20T
24/9 Sáng Ω 34T NN 58T 2 15517
α 24T NN
Tối β 30T NN 30T 2 30000

Bảng: chi phí lương cho công nhân xếp dỡ hàng cho các công ty
Công ty Loại hàng C xd (đồng)
X Nhập 15T DD C xd = 15*27000 + 25* 36000= 1 305 000
25T TP
Xuất 25T DD C xd = 50* 27000= 1 350 000
25T TP
Y Nhập 30T DD C xd = 30*0 + 30*27000 + 25* 36000= 1 710 000

63
25T TP
Xuất 30T DD C xd = 55*18000= 990 000
25T TP
Z Nhập -
Xuất 20T TP C xd = 20* 18000= 360 000
Ω Nhập 26T NN C xd = 26* 22500= 585 000
Xuất 34T NN C xd = 34* 15517= 527 578
α Nhập 24T NN C xd = 24*22500= 540 000
Xuất 24T NN C xd = 24* 15517= 372 408
β Nhập 30T NN C xd = 30* 22500= 675 000
Xuất 30T NN C xd = 30* 30000= 900 000
2.4.1.3. Chi phí khấu hao máy xếp dỡ.
- Kho sử dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định theo số dư giảm dần có
điều chỉnh với hệ số điều chỉnh như sau:

Thông số Đơn vị tính Xe 1T Xe 2T Xe 3T


Giá mua mới triệu đồng 450 550 700
Thời gian đã sử dụng năm 3 4 5
Thời gian trích khấu hao năm 10 12 12

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ Hệ số điều chỉnh


Đến 4 năm 1,5
Trên 4 đến 6 năm 2
Trên 6 năm 2,5

Ta có:
Mức khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại của TSCĐ × Tỷ lệ khấu hao nhanh (%)
Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo đường thẳng × Hệ số điều chỉnh
1
= × 100% × Hệ số điều chỉnh
Thời giantrích khấu hao
1
- Tỷ lệ khấu hao nhanh của xe 1T = × 100% × 2.5 = 0.25
10
1
- Tỷ lệ khấu hao nhanh của xe 2T = × 100% × 2.5 = 0.2083
12
1
- Tỷ lệ khấu hao nhanh của xe 3T = × 100% × 2.5 = 0.2083
12

Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ trên được xác định như sau:
ĐVT: đồng

64
Xe 1T Xe 2T Xe 3T

m Gía trị còn Mức khấu Gía trị còn Mức khấu Gía trị còn Mức khấu
thứ lại đầu hao hàng lại đầu hao hàng lại đầu hao hàng
năm năm năm năm năm năm
45000000 11250000 55000000 11456500 70000000 14581000
1
0 0 0 0 0 0
33750000 43543500 55419000 11543777
2 84375000 90701111
0 0 0 7
25312500 34473389 43875222
3 63281250 71808069 91392088
0 0 3
18984375 27292582 34736013
4 47460938 56850448 72355116
0 0 5
14238281 21607537 27500501
5 35595703 45008500 57283545
3 2 9
10678710 17106687 21772147
6 26696777 35633229 45351383
9 2 3
13543364 17237009
7 80090332 20022583 28210828 35904690
3 1
10722281 13646540
8 60067749 20022583 22334512 28425743
5 1
10803965
9 40045166 20022583 84888302 21222076 27009915
8
10 20022583 20022583 63666227 21222076 81029743 27009915
11 42444151 21222076 54019829 27009915
12 21222076 21222076 27009914 27009915

Mức kℎấu ℎao TSCĐ năm tℎứ 4


- Mức khấu hao TSCĐ ngày của xe 1T =
360

47 460 938
= = 131 835,94(đ/ngày)
360
Mức kℎấu ℎao TSCĐ năm tℎứ 5
- Mức khấu hao TSCĐ ngày của xe 2T =
360
45 008 500
= = 125 023,61(đ/ngày)
360
Mức kℎấu ℎao TSCĐ năm tℎứ 6
- Mức khấu hao TSCĐ ngày của xe 3T =
360
45 351 383
= = 125 976,06 (đ/ngày)
360
65
Bảng: Chi phí khấu hao máy xếp dỡ cho các lô hàng nhập.
nℎập
C KH =
∑ mức kℎấu ℎao ngày của xe (đồng/T)
QVC

Ngày Loại hàng QVC Xe Mức khấu hao nhập


C KH
ngày (đồng/ngày)
(đồng/ngày)
18/9 60T MM 160T 2T 125 023,61 781,4
50T DD
50T TP
21/9 120T HH 120T 3T 125 976,06 1 049,8
80T NN 80T 2T 125 023,61 1 562,8
22/9 60T KK 60T 3T 125 976,06 2099,6
Bảng: Chi phí khấu hao máy xếp dỡ cho các lô hàng xuất.
xuất
C KH =
∑ mức kℎấu ℎao ngày của xe (đồng/T)
QVC

Ngày Loại hàng Xe QVC (T) Mức khấu hao xuất


C KH
ngày(đ/ngày) (đ/ngày)
21/9 20T MM 2T 20 125 023,61 6251,2
25T DD 1T 50 131 835,94 2636,7
25T TP
22/9 60T MM 2T 60 125 023,61 2083,7
30T DD 1T 75 131 835,94 1757,8
45T TP
24/9 129T HH 3T 129 125 976,06 976,6
88T NN 2T 88 125 023,61 1420,7
65T KK 1T 65 131 835,94 2028
Bảng : chi phí khấu hao máy xếp dỡ của các công ty

X Nhập 15T DD C kℎ = 40*781,4= 31 256 (đồng)


25T TP
Xuất 20T MM C kℎ=20*6251,2+ 50*2636,7= 256 859 (đồng)
tồn
15T DD
10T DD tồn
25T TP
Y Nhập 30T MM C kℎ= 85 *781,4= 66 419(đồng)
30T DD
25T TP
Xuất 30T MM C kℎ= 30* 2083,7+ 55*1757,8= 159 190 (đồng)
30T DD
25T TP
Z Nhập 30T MM C kℎ= 30* 781,4= 23 442(đồng)
66
Xuất 30T MM C kh= 30*2083,7+ 20*1757,8= 97 667(đồng)
20T TP tồn
α Nhập 60T HH C kℎ= 60*1049,8 +24*1562,8+15*2099,6=131990(đồng)
24T NN
15T KK
Xuất 60T HH C kℎ= 60*976,6+24*1420,7+15*2028= 123 113 (đồng)
24T NN
15T KK
β Nhập 30T HH C kℎ=30*1049,8+30*1562,8+15*2099,6= 109 872 (đồng)
30T NN
15T KK
Xuất 5T KK tồn C kℎ= 39*976,6+30*1420,7+20*2028= 121 269(đồng)
9T HH tồn
30T HH
30T NN
15T KK
Ω Nhập 30T HH C kℎ= 30*1049,8+26*1562,8+30*2099,6 =135 115(đồng)
26T NN
30T KK
Xuất 30T HH C kℎ= 30*976,6+34*1420,7+30*2028 =138 442(đồng)
8T NN tồn
26T NN
30T KK
2.4.1.4. Chi phí nhiên liệu cho máy xếp dỡ.

Bảng: chi phí nhiên liệu máy xếp dỡ cho lô hàng nhập

Chi phí nhiên liệu nhập = Tổng thời gian nhập từng xe x Đơn giá nhiên liệu

Xe Đơn giá Thời gian sử dụng xe nhập hàng (giờ)


nâng nhiên
liệu (đ/h) 60T MM 50T DD 50T TP 120T HH 80T NN 60T KK

1T 40 000 / / / / / /

2T 60 000 1.53 1.26 1.26 / 2 /

3T 90 000 / / / 2.32 / 1,16

Chi phí nhiên 91 800 75 600 75 600 208 800 120 000 104 400
liệu nhập hàng
(đồng)

Chi phí nhiên 1530 1512 1512 1740 1500 1740


liệu nhập 1T
hàng (đ/T)

67
Bảng: chi phí nhiên liệu máy xếp dỡ cho lô hàng xuất

Chi phí nhiên liệu xuất = Tổng thời gian nhập từng xe x Đơn giá nhiên liệu

Xe Đơn giá Thời gian sử dụng xe xuất hàng (giờ)


nâng nhiên
liệu (đ/h) X Y Z α β Ω

1T 40 000 2.07 2.28 0.68 0.62 0.83 1.24

2T 60 000 0.45 0.68 0.83 0.54 0.68 0.77

3T 90 000 / / / 1.53 0.67 0.77

Chi phí nhiên 109 800 132 000 77 000 195 000 135 000 165 000
liệu xuất hàng
(đồng)

Bảng: chi phí nhiên liệu máy xếp dỡ cho lô hàng của các công ty

X Nhập 15T DD C nl = 15*1512 + 25*1512= 60 480(đồng)


25T TP
Xuất 20T MM tồn C nl= 109 800 (đồng)
15T DD
10T DD tồn
25T TP
Y Nhập 30T MM C nl = 30*1530 + 30*1512 + 25*1512= 129 060(đồng)
30T DD
25T TP
Xuất 30T MM C nl= 132 000(đồng)
30T DD
25T TP
Z Nhập 30T MM C nl= 30* 1530 = 45 900(đồng)
Xuất 30T MM C nl= 77 000(đồng)
20T TP tồn
α Nhập 60T HH C nl= 60*1740 + 24*1500+15*1740= 166 500(đồng)
24T NN
15T KK
Xuất 60T HH C nl= 195 000(đồng)
24T NN
15T KK
β Nhập 30T HH C nl= 30*1740 +30*1500 +15*1740= 123 300(đồng)
30T NN

68
15T KK
Xuất 5T KK tồn C nl= 135 000(đồng)
9T HH tồn
30T HH
30T NN
15T KK
Ω Nhập 30T HH C nl= 30*1740 + 26*1500 + 30* 1740= 143 400(đồng)
26T NN
30T KK
Xuất 30T HH C nl= 165 000(đồng)
8T NN tồn
26T NN
30T KK

2.4.2. Xác định tổng chi phí vận hành kho hàng cho lô hàng xuất của các công ty

Chi X Y Z α β Ω
phí
C ℎt 5151000 4863750 4125000 4131900 5534250 4300500
C bq 6868000 6485000 5500000 5509200 7379000 5734000
C ql 3434000 3242500 275000 2754600 3689500 2867000
C tx 3603983 3403003.7 2886125 2890952.7 3872130.25 3008916.5
C lm nℎập 220280 361895 94410 536523 389415 458642
C lm xuất 692300 435880 256400 532719 1038425 505814
C xd nℎập 1305000 1710000 0 540000 675000 585000
C xd xuất 1350000 990000 360000 372408 900000 527578
C kℎ nℎập 31256 66419 23442 131990 109872 135115
C kℎ xuất 256859 159190 97667 123113 121269 138442
C nl nℎập 60480 129060 45900 166500 123300 143400
C nl xuất 109800 132000 77000 195000 135000 165000

Tổng 23082958 21978698 13740944 17884906 23967162 18569408

Vậy tổng chi phí vận hành kho của toàn bộ các công ty: 119 224 074 (đồng)

69
70

You might also like