You are on page 1of 17

LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ KHO HÀNG & TỒN KHO

1. Hãy cho biết thế nào là kho hàng? Hãy liệt kê các loại kho hàng thông dụng nếu dựa vào
chức năng? Theo bạn thì kho hàng và trung tâm phân phối (Distribution centre) giống nhau
hay khác nhau? Giải thích câu trả lời của bạn.
- Thế nào là kho hàng?
+ Kho hàng là một phần của hệ thống Logistics lưu trữ sản phẩm và cung cấp thông tin cho việc
quản lý về tình trạng và cách sắp xếp của sản phẩm đang được lưu trữ.
- Liệt kê các loại kho hàng thông dụng dựa vào chức năng:
+ Manufacturing support (hỗ trợ sản xuất): kho hàng là nơi lưu trữ các NVL, bán thành phẩm
phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Khi nhà máy cần NVL, kho hàng sẽ xuất
hàng và giao cho nhà máy => đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra liên tục.
+ Product mixing (trộn hàng): kho hàng là nơi gom hàng từ nhiều nguồn cung cấp, nhiều nhà
máy khác nhau, là nơi trung gian giúp soạn đơn hàng tùy theo yêu cầu của khách hàng => giảm
tốn kém chi phí.
+ Consolidation (gom hàng): là việc tập hợp những lô hàng lẻ từ nhiều người gửi ở cùng một
nơi đi, thành những lô hàng nguyên để gửi và giao cho nhiều người nhận ở cùng một nơi đến.
+ Break bulk (tách hàng): nhận những đơn hàng nguyên bao nguyên kiện và tách thành những
đơn hàng nhỏ lẻ.
- Phân biệt kho hàng và DC
Tiêu chí Kho hàng DC
4 hoạt động cơ bản:
2 hoạt động cơ bản:
Nhận hàng – Lưu trữ - Lấy hàng –
Hoạt động cơ bản Nhận hàng – Giao hàng (Receive
Giao hàng (Receive – Store – Pick
– Ship).
– Ship)
Mọi loại hàng, NVL như: thành Những mặt hàng có tốc độ luân
Đối tượng hàng hóa phẩm, NVL, phụ tùng thay thế, chuyển cao, thời gian lưu trữ
hàng hóa dự trữ,… ngắn.
Hoạt động tạo giá trị
Ít Rất nhiều
gia tăng
Tối thiểu hóa chi phí bằng cách tối Tối đa hóa lợi nhuận bằng cách
Mục tiêu
ưu hóa các hoạt động thỏa mãn nhu cầu khách hàng
2. Hãy cho biết các vai trò, tầm quan trọng của kho hàng. Như thế nào là contract warehouse.

● Vai trò, tầm quan trọng của kho hàng

- Giảm thời gian Leadtime của quá trình mua sắm: nhờ lượng hàng nhất định dự trữ trong kho
của nhà cung cấp từ đó xuất ngay giao cho khách hàng tiết kiệm rất nhiều khoảng thời gian nhỏ
trong lead time như thời gian sản xuất ra sản phẩm,..
- Hỗ trợ hệ thống sản xuất Just-In-Time: Hệ thống sản xuất JIT đúng lúc kịp thời vì vậy khi cần
mới mua NVL (mục đích hạn chế tồn kho) để đáp ứng nhu cầu bất chợt của JIT nhà cung cấp
phải sử dụng kho hàng.
- Giảm chi phí vận tải: Gom những đơn hàng riêng lẻ vào chung một kho hàng sau đó chất lên
một phương tiện đầy tải và giao cho từng khách hàng => tiết kiệm chi phí hơn giao từng đơn
hàng nhỏ lẻ
- Đa dạng sản phẩm vận chuyển: Kho hàng là nơi trộn sản phẩm hay nhiều loại hàng khác nhau
để đáp ứng nhu cầu khách hàng
- Lưu trữ tạm thời các mặt hàng bị trả về hoặc cần sản xuất lại: Để tránh các sp đó bị hư hỏng
thêm cần bảo quản trong kho chờ sửa chữa.
- Hỗ trợ chính sách dịch vụ khách hàng: Chính sách đổi trả, bảo hành,.. cần những linh kiện,
phụ tùng thay thế cũng cầu nơi lưu trữ là kho hàng
- Hỗ trợ các hoạt động marketing: các sản phẩm dùng thử, trưng bày hoặc sản phẩm tặng kèm
cũng cần nơi lưu trữ là kho hàng
- Giảm số lần mua sắm hoặc tận dụng chính sách chiết khấu: phải tăng lượng hàng đặt mua
lên, do đó cần kho để lưu trữ hàng chưa dùng tới.
- Lưu trữ NVL và phụ tùng: lưu trữ trong kho sử dụng chủ động kịp thời khi có nhu cầu mà
không cần phải chờ đợi nhà cung cấp làm đình trệ sản xuất
- Đáp ứng yêu cầu 7Rs
● Right product: Trong kho hàng đơn hàng của khách hàng nào thì soạn đúng sản
phẩm đó theo đúng yêu cầu khách hàng.
● Right place: Kho hàng vai trò hỗ trợ nơi phân phối, nó đặt ở nơi đáp ứng nhu cầu
khách hàng đem tới sự tiện lợi tối đa cho khách hàng mà không cần đi xa
● Right quality: Kho hàng đóng gói, lưu trữ, bảo quản hàng hóa để đảm bảo khi giao
tới tay khách hàng giống như mới xuất xưởng.
● Right quantity: Số lượng khác đặt ntn thì kho hàng soạn đơn hàng đúng như yêu
cầu khách hàng.
● Right price: Dán đúng nhãn vào hàng hóa đảm bảo đúng giá trên bao bì và giá sản
phẩm
● Right time: Kho hàng là nơi lưu trữ sản phẩm khi khách cần thì đáp ứng ngay về
thời gian
● Right condition: Bên cạnh đúng sản phẩm phải đáp ứng đúng điều kiện, đặc điểm
sản phẩm như kích thước, màu sắc.
● Contract warehouse

- Là sự kết hợp giữa Public warehouse và Private warehouse.


- Là kho hàng có hợp đồng giữa người có kho và người thuê kho, trong đó người cho
thuê kho sẽ cho thuê kho trần, cho thuê mặt bằng, cơ sở vật chất, người thuê kho sẽ tự
khai thác và vận hành kho
- Hợp đồng thuê kho của CW sẽ dài hạn hơn hợp đồng PW (Thuê theo hợp đồng ngắn
hạn 1 năm hoặc dài hạn 5-10 năm)
3. Hãy cho biết một số loại kho hàng thông dụng dạng public warehouse. Hệ thống cross-
docking là gì và những mặt hàng nào phù hợp với hệ thống đó.

● Kho hàng thông dụng dạng Public Warehouse

- Kho bách hóa: có thể phục vụ nhiều loại hàng hóa khác nhau, dễ cho thuê hơn
- Kho bảo ôn: theo sách cũ chia thành: Kho mát (Cool ~ 10 độ), kho lạnh (Cold ~ 0 độ) hoặc kho
siêu lạnh (Chill ~ âm 20-30 độ). Theo sách mới chia thành refrigerated (~0 độ) hoặc cold-
storage WH (chính là kho chill). Tùy yêu cầu về điều kiện bảo quản về nhiệt độ của từng loại
hàng hóa lưu trữ mà sử dụng loại kho phù hợp
- Kho ngoại quan: Hàng làm xong thủ tục hải quan lỡ trễ chuyến tàu phải có nơi lưu trữ tạm.
Hoặc ngược lại hàng nhập khẩu chưa được thông quan cần có nơi lưu trữ tạm là kho ngoại quan.
Mục tiêu kho ngoại quan là phân định hàng hóa trong nước và ngoài nước được giám sát bởi cơ
quan hải quan. Tuy nhiên tư nhân vẫn có quyền xây dựng và vận hành kho ngoại quan nhưng
được nhà nước cấp phép và dưới sự giám sát của cơ quan hải quan
- Kho chứa đồ cá nhân: kho chứa hàng có đặc điểm phi thương mại, đồ cá nhân
- Kho chứa hàng đặc biệt: Kho có điều kiện đặc biệt để lưu trữ hàng đặc biệt như hàng dễ cháy
nổ pin acquy, hàng độc hại, hóa chất, nông sản có tính chất đặc biệt, đạn dược,…
- Kho hàng rời, hàng đổ đống: kho dùng để chứa hàng không bao gói, hàng đổ đống (than, gạo,
xi măng,…), có trang thiết bị đơn giản hơn so các kho khác
● Cross docking
● Khái niệm: là một hệ thống phân phối hàng hoá, không có quá trình lưu trữ, chỉ có 2 hoạt
động chính là nhận và giao hàng.
● Những mặt hàng phù hợp

● Hàng dễ hư hỏng: rau, củ, quả, thịt… sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn

● Hàng chất lượng cao: Nhà sản xuất phải đảm bảo chất lượng, số lượng,..Tránh ùn
ứ mất thời gian xử lý tại cross-docking.
● Các sản phẩm đã đóng gói dán nhãn đầy đủ và sẵn sàng bán cho KH. Đến
cross-docking và phân phối đi ngay không cần phải làm thêm các công việc đó
nữa
● Các sản phẩm bán lẻ chủ lực có nhu cầu ổn định: có thể tranh thủ đoán trước,
chuẩn bị phân luồng trước, không cần đợi đến khi có đơn mới làm => tốc độ luân
chuyển hàng hóa nhanh hơn, nhưng vẫn có rủi ro nếu nhu cầu thay đổi
4. Thiết bị Pallet là gì? Tại sao người ta thường có xu hướng pallet hóa trong kho hàng?
Nguyên tắc chất xếp hàng hóa trên pallet như thế nào? Hãy liệt kê 1 số loại kệ phù hợp với
pallet.

● Khái niệm Pallet (cao bản)

● Là phương tiện lưu trữ hàng hóa cơ bản được sử dụng phổ biến. Tạo ngăn cách với nền
hạn chế hư hỏng, sử dụng trong công tác bốc xếp và vận tải.
● Là 1 cấu trúc phẳng dùng để cố định hàng hóa khi hàng được nâng lên bởi xe nâng hoặc
các thiết bị vận chuyển khác
● Pallet hóa

● Tiết kiệm thời gian và chi phí khi chuyển hàng bằng pallet thay vì chuyển từng thùng
hàng riêng lẻ
● Tận dụng chiều cao kho hàng khi sử dụng pallet và xe nâng, không gian lưu trữ hiệu quả

● Pallet hóa đơn vị lưu trữ làm cho việc quản lý trở nên dễ dàng

● Chuẩn hóa thiết bị nâng hàng: hàng hóa có hình dạng kích thước khác nhau đòi hỏi thiết
bị khác nhau khi được tiêu chuẩn hóa bằng pallet từ đó chỉ cần một thiết bị mang hàng
duy nhất, tiết kiệm chi phí về đầu tư
● Nguyên tắc chất xếp trên pallet
● Phụ thuộc vào hình dạng, kích thước hàng hóa có nhiều cách chất xếp khác nhau trên
pallet tuy nhiên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người chất xếp
● Nguyên tắc chất xếp chung để chất xếp an toàn trên pallet. 4 dạng thường thấy

● Block stacking: Chất thành cột/ chất thành hàng - trong thực tế không sử dụng
cách chất xếp này vì khi nâng pallet lên dễ gây đổ vỡ
● Alternate stacking: đan xen sắp xếp cạnh dưới xếp theo chiều rộng thì cạnh trên
xếp theo chiều dài
● Pinhole stacking: xếp chừa khoảng trống ở giữa

● Brick stacking: kiểu xây tường

● Đặc điểm chung: 3 cách còn lại không giống cách của block stacking, nó không ngay
hàng thẳng lối mà thùng hàng lớp phía trên luôn đè lên chỗ tiếp giáp hai thùng hàng bên
dưới => dưới tác dụng trọng lực nó đè lên 2 mép thùng hàng bên dưới, hàng càng nhiều
mối liên kết càng chặt => khi di chuyển hàng hóa an toàn hơn, không bị rơi khỏi pallet
● Kệ phù hợp

● Kệ Selective Pallet hoặc Kệ Single-deep (Kệ đơn)

● Kệ Double-deep (Kệ đôi sâu)

● Kệ Push-back (Kệ đẩy lùi)

● Kệ Flow Rack (Kệ pallet trôi)

● Kệ Drive-Through hoặc Kệ Drive-In

● Cantilever rack: Kệ xương cá

● Gravity-flow rack tương tự với pallet flow rack

5. Hãy nêu một số thiết bị lưu trữ và mang hàng tự động trong kho hàng. Có phải xu hướng sử
dụng thiết bị này sẽ phổ biến trong tương lai? Vì sao lại như vậy?

● Thiết bị lưu trữ và làm hàng tự động

● Horizontal carousel:

● Những cái kệ riêng biệt được gắn vào băng tải và được điều khiển hoàn toàn tự
động.
● Kệ xoay theo chiều ngang, quanh 1 trục cố định
● Những dãy kệ tạo thành từng block, mỗi block có nhiều tầng (shelf), mỗi tầng có
nhiều bin
● Mật độ lưu trữ lớn, phù hợp với hàng không được Pallet hóa, tự động hoàn toàn

● Vertical carousel:

● Là loại hệ thống mà hàng hoá được gắn vào các kệ ngang và những chiếc kệ này
sẽ được điều khiển hoàn toàn tự động, thích hợp để lưu trữ những hàng hoá kích
thước vừa và hàng hoá có giá trị cao.
● Về cơ bản, giống với kệ Horizontal carousel, có điều xoay theo chiều đứng

● AS/RS:

● Kệ kho chứa hàng AS-RS bao gồm 1 hệ thống khung giàn (racking) kết hợp với 1
hệ thống crane tự động để nhập xuất hàng. Điểm đặc biệt của AS-RS là hệ thống
được thiết kế rất cao, tận dụng tối đa chiều cao kho.
● Cấu tạo giống kệ đơn + thiết bị cánh tay robot để nâng hàng lên xuống và bỏ hàng
ngang dọc.
● Hệ thống tự động tìm chỗ trống thích hợp để lưu trữ hàng hóa, con người chỉ việc
nhập loại hàng hóa.
● Cánh tay robot hoạt động liên tục => con người không tham gia vào khu vực này.

● Khoảng không gian dành cho thiết bị mang hàng không nhiều => tối ưu hóa diện
tích kho, mật độ lưu trữ cao
● AGVSs (Robot kéo hàng, Robot vận chuyển hàng tự động)

● Là loại xe sử dụng các công nghệ dẫn đường để vận chuyển hàng hóa, nguyên vật
liệu đến những địa điểm đã được đánh dấu sẵn mà không cần đến sự can thiệp của
con người.
● Có thể kết hợp với hệ thống AS/RS, hệ thống kệ Horizontal carousel hay hệ thống
kệ Vertical carousel
● Xu hướng phổ biến

● Ưu

● Giảm chi phí nhân sự

● Gia tăng năng suất làm việc


● Tính ổn định của dịch vụ được cải thiện

● Gia tăng độ chính xác

● Tốc độ hoạt động nhanh

● Khai thác tối đa không gian làm hàng (không cần nhiều không gian cho các thiết
bị/ con người làm thủ công)
● Nhược

● Chi phí đầu tư khá lớn

● Sự cố hư hỏng bất chợt xảy ra

● Lỗi phần mềm hệ thống

● Thiếu sự linh hoạt

● Cần phải có quá trình đào tạo để có thể sử dụng thành thục, chính xác các loại
thiết bị tự động này.
● Ưu điểm bù lại được nhược điểm => sẽ thành xu hướng trong tương lai

6. Hãy cho biết các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn vị trí cho kho hàng? Trong kho hàng,
người ta sẽ thống kê chi phí theo tiêu chí gì?

● Yếu tố lựa chọn vị trí

● Nguồn nguyên liệu hoặc vật phẩm: đó là những nơi xuất hiện nhiều nhu cầu lưu trữ
trong kho nhất. địa điểm này thuận lợi cho việc kinh doanh kho nhất vì khoảng cách giữa
kho và địa điểm nguồn nguyên liệu vật phẩm gần nên sẽ có tính tiện lợi nhất.
● Mạng lưới giao thông, cơ sở vật chất xung quanh địa điểm: nếu có mạng lưới giao
thông và cơ sở vật chất được xây dựng đầu tư sẵn thì doanh nghiệp kinh doanh kho
không cần phải bỏ ra thêm chi phí để xây dựng lại mà cơ sở vật chất giao thông đã thuận
tiện sẵn cho việc vận chuyển nguồn hàng tới kho và từ kho xuất đi nơi khác rồi. giúp tiết
kiệm chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
● Nguồn lao động, chi phí lao động: Nếu xây dựng kho ở khu vực có chi phí nguồn lao
động dồi dào thì việc tuyển nhân sự cho cty cũng dễ dàng và linh hoạt hơn. Chi phí lao
động rẻ thì tiết kiệm hơn cho chi phí hoạt động của cty cạnh tranh được so với các nơi
khác.
● Thái độ của cộng đồng, các quy định của chính phủ: Nếu như nơi đó có các chính sách
khuyến khích đầu tư ngành nghề thì sẽ dễ dàng hơn trong việc xây dựng cũng như hoạt
động, còn nếu như tại địa điểm đó không có thái độ tích cực thì việc hoạt động và ổn
định thì khó khăn về lâu về dài hoạt động sẽ không được thuận lợi.
● Cơ sở công cộng: nếu cơ sở công cộng xung quanh được đầu tư đầy đủ như bệnh viện,
môi trường giáo dục, giải trí, an ninh,... thì việc hoạt động của kho hàng cũng đc bổ trợ:
vd xảy ra hỏa hoạn thì gần trung tâm cứu hỏa thì có thể nhanh chóng khắc phục sự cố,
đưa nạn nhân đến bệnh viện kịp thời tránh thương vong,....
● Môi trường: môi trường phải phù hợp với việc kinh doanh loại kho, loại dịch vụ. những
địa điểm thường xuyên có thời tiết thất thường thì không nên xây dựng vì khó khăn trong
việc bảo quản hàng, nhận hàng xuất hàng, thường xuyên gặp sự cố trục trặc do thời tiết
xấu. và nền đất cũng không ổn định thì việc xây kho k chắc chắn, gây tốn kém.
● Cơ hội trong tương lai: nơi nào có khả năng mở rộng nếu sau này có nhu cầu mở rộng ra
thì thường được ưu tiên, và những vị trí sau này có khả năng có nhu cầu cao lên thì
thường được ưu tiên lựa chọn.
● Giá đất, chi phí xây dựng, thuế, bảo hiểm: giá đất quá cao thì sẽ không cạnh tranh được
với những nơi khác cũng như các loại chi phí xây dựng, thuế, bảo hiểm,... vì vậy mà cần
chọn những địa điểm có những chi phí này ở mức chấp nhận được thì mới có lợi nhuận
kinh doanh được.
● Khoảng cách giữa nhà máy, nhà cung cấp, khách hàng: các nhà máy sản xuất, nhà
cung cấp và cả khách hàng đều ưu tiên chọn những địa điểm kho ở gần vì tính tiện lợi,
linh hoạt và giảm được chi phí vận chuyển vậy nên cần phải xem xét làm sao chọn được
vị trí thuận tiện nhất giữa 3 nơi này: là nhà cung cấp đến nhà máy, nhà máy sản xuất đến
khách hàng.
● Tiêu chí thống kê chi phí

● Trong kho hàng, người ta sẽ thống kê chi phí từng hoạt động theo những tiêu chí khác
nhau: không tổng lại tất cả các chi phí và đánh giá là hiệu quả hay chưa hiệu quả được.
● VD trong hoạt động nhân sự thì phải chia ra nhân sự theo từng lĩnh vực nhận hàng, kiểm
hàng, đóng hàng,... xem đã phân bổ chi phí cho từng mảng nhân sự đó phù hợp chưa.
Nếu ít quá thì có thể điều chuyển chi phí từ những mảng dư thừa sang thì đó mới là phù
hợp, còn nếu tổng lại chung là chi phí nhân sự thì chưa biết được bản chất là trong từng
lĩnh vực đó đã phân bổ chi phí hợp lý hay chưa.
● VD về thống kê chi phí theo hoạt động (2.12)

● Receiving: Cost per receiving line

● Put-away: Cost per put-away line

● Storage: Storage cost per item

● Pick and pack: Cost of picking per order line

● Shipping: Cost of shipping per order

7. Hãy liệt kê các khoảng không gian cần thiết trong kho hàng, những yêu cầu về ánh sáng,
thông gió, phòng cháy chữa cháy ra sao?

● Không gian

● Lưu trữ: 60% - 70%

● Lối đi:

● Lối đi chính: kết nối các lối đi phụ, nhiều khu vực khác nhau trong kho

● Lối đi phụ: lối đi nhánh, rẽ, kết nối giữa lối đi chính với các khu vực

● Lối đi cá nhân: lối đi dành cho con người, riêng biệt với thiết bị tác nghiệp (xe
nâng)
● Lối đi dành cho dịch vụ khác trong kho: đóng gói dán nhãn, tập kết

● Lối đi dành cho cứu nạn, cứu hộ, thoát hiểm: chỉ dùng cho mục đích thoát hiểm

● Văn phòng làm việc: được đặt trong kho luôn để dễ vận hành, truyền tải thông tin, giấy
tờ, quản lý, kiểm tra
● Không gian sinh hoạt của người lao động: nghỉ trưa, ăn uống, vệ sinh

● Không gian khác: không gian cho hoạt động nhận hàng trước khi đưa hàng vào kho,
đóng gói lại nếu đơn vị lưu trữ chưa chuẩn hóa, không gian riêng cho hàng cách ly tạm
thời để kiểm tra xem có đủ tiêu chuẩn vô kho hay không, tập kết giao hàng nguyên kiện,
khu vực xé hàng lẻ từ hàng nguyên đai nguyên kiện, khu vực soạn đơn hàng theo đơn
khách hàng đặt - sort (asort là phân loại hàng dựa vào đặc tính hàng hóa), khu vực đóng
gói,
● Không gian lưu trữ thiết bị: cần phải có vì tránh lộn xộn kho hàng, tránh việc tìm kiếm
thiết bị khó khăn, hoặc khi có sự cố thì các thiết bị vứt lung tung sẽ gây cản trở
● Không gian sạc năng lượng: không được để vào không gian lưu trữ với kho. Trong quá
trình sạc, rất nhiều nguy cơ cháy nổ sẽ xảy ra, khi xảy ra thì xác suất ảnh hưởng đến hàng
hóa là rất lớn. Nếu để trong kho thì sẽ phải đi thêm đường dây điện => nguy cơ chập điện
cháy nổ cao => cần tối thiểu hóa đường dây điện trong kho hết mức có thể
● Không gian cho hoạt động giá trị gia tăng: hoạt động tạo ra giá trị hơn cho hàng hóa so
với ban đầu, làm thỏa mãn nhu cầu của KH và KH sẵn sàng trả tiền cho hoạt động đó
● Không gian dành cho thiết bị UPS: thiết bị lưu trữ điện phòng ngừa khi nguồn điện bị
cúp, máy phát điện chạy động cơ dầu, nếu để trong kho hàng thì gây nóng và ồn cho kho
hàng và các khí thải độc, ám mùi vào hàng hóa
● Yêu cầu về ánh sáng, thông gió, PCCC

● Ánh sáng

● Kiến nghị từ 100-200 lux, ở khu vực soạn hàng đóng gói từ 300-500 lux, khuyến
khích dùng năng lượng tự nhiên, hoặc dùng tôn trong suốt
● Đối với những hàng hóa nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ, không nên dùng ánh
sáng tự nhiên. Công nghệ led được sử dụng nhiều do đỡ tốn điện, không tỏa nhiệt
nhiều
● Thông gió

● Hệ thống thông gió: trên trần (cục xoay) hoặc dưới sàn (máy thổi).

● Đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm cân bằng, tránh ẩm mốc, tránh ứ đọng nước ở sàn kho

● PCCC

● Tuân thủ tất cả các quy chuẩn PCCC: TCVN 3890 -2009, TCVN 7336 – 2003,
TCVN 6379 – 1998
● Vạch cảnh báo chiều cao chất xếp tối đa: chừa chỗ cho hệ thống chữa cháy
Sprinkler hoạt động hiệu quả
● Bảng chỉ dẫn thoát hiểm ở nơi dễ thấy (đúng nhất là ở dưới sàn hoặc dọc theo
tường, không treo trên trần), có đèn trên bảng, để có khói thì còn thấy
● Lối thoát hiểm luôn luôn trong tình trạng mở, không gài, không khóa, không được
để bất kì vật cản nào trên lối thoát hiểm
● Tham khảo lời khuyên của kỹ sư xây dựng đối với khả năng chịu tải của nền
● Khoảng cách giữa các cột: có 2 dạng kết cấu: 1 nhịp, nhiều nhịp, chú ý khoảng
cách giữa các cột để di chuyển dễ dàng
8. Hãy cho biết các ưu nhược điểm của public warehouse và private warehouse? Contract
warehouse có khác biệt gì với 2 loại trên?

● Ưu nhược của Public warehouse và Private warehouse

Public warehouse Private warehouse

Ưu Bảo toàn vốn: Thay vì bỏ ra một số tiền lớn Mức độ kiểm soát cao
điểm để đầu tư một kho hàng lớn thì có thể chi Linh hoạt trong cải tiến dịch vụ
một khoản tiền nhỏ theo từng tháng, quý, Chi phí thấp hơn trong thời gian dài: chi
năm ... có thể có kho hàng để phục vụ cho phí xây dựng kho sẽ được khấu hao hàng
doanh nghiệp của mình khi có nhu cầu, thích năm. Đến một thời điểm => điểm hòa vốn
hợp khi doanh nghiệp của mình không có + có thêm kho hàng + lợi nhuận từ các
tiềm lực tài chính mạnh hoặc chỉ có nhu cầu dịch vụ kho
sử dụng kho trong một thời gian nào đó. Sử dụng tốt hơn nguồn nhân lực
Giảm rủi ro đầu tư: Để có được một kho Lợi ích vô hình: đem lại vị thế lớn trên thị
riêng phải đầu tư một số tiền không hề nhỏ, trường, trước mắt đối tác
cho nên khi DN xây dựng kho nào đó mà
chưa tận dụng được hết lợi ích, hiệu quả của
kho đó thì sẽ gây ra sự lãng phí vào đầu tư
rất lớn
Quy mô kinh tế: Nếu như diện tích thuê
càng nhiều thì càng có lợi ích kinh tế (được
giảm giá, rẻ hơn...)
Điều chỉnh theo mùa vụ: tùy thuộc vào
lượng hàng của DN: Khi hàng nhiều thì thuê
nhiều kho, thuê diện tích lớn. Khi hàng ít, có
thể trả bớt, thuê diện tích nhỏ hơn để đảm
bảo hiệu quả sử dụng kho, Tránh tình trạng
thừa thãi, lãng phí.
Linh hoạt hơn: Có thể thuê gần thị trường
tiêu thụ, linh hoạt thuê kho theo mặt hàng ....
Tùy theo số lượng hàng có thể linh hoạt thuê
diện tích kho cần sử dụng (cần thì thuê thêm,
không cần thì trả bớt)
Biết chính xác chi phí lưu kho: Do thuê
trọn gói nên bên kho hàng sẽ phải liệt kê chi
tiết từng dịch vụ mà DN sử dụng (sử dụng
bao nhiêu nhân sự, nhân sự làm công việc gì,
đơn giá làm việc đó bao nhiêu tiền ...) Có ý
nghĩa quan trọng trong công tác quản trị, vì
mình có thể biết chính xác chỗ nào phải chi
nhiều tiền và từ đó có thể điều tiết lại cách
sử dụng, cách thuê kho, tìm cách để giảm
thiểu chi phí đi tới mức tối ưu
Tránh các rắc rối về lao động: khi thuê kho
sẽ thuê luôn nhân sự có sẵn tại kho nên tránh
được rắc rối

Nhược Vấn đề giao tiếp: kho công cộng có rất nhiều Thiếu linh hoạt: nếu vị trí không thuận lợi
điểm khách hàng, không thể vì yêu cầu của riêng nữa hoặc cần phải chuyển đổi vị trí thì rất
mình mà đổi cả hệ thống khó để thay đổi
Thiếu các dịch vụ chuyên biệt Hạn chế về tài chính: không phải doanh
Không gian có thể không có sẵn: có thể nghiệp nào cũng có đủ vốn để xây kho
không còn chỗ hoặc mùa cao điểm có thể riêng
khó tìm hoặc giá bị đẩy lên cao Tỷ lệ lợi nhuận: tỷ lệ phần trăm giá trị thu
hồi thấp hơn so với lãi suất gửi ngân hàng

● Contract warehouse

● Là sự kết hợp giữa Public warehouse và Private warehouse.

● Là kho hàng có hợp đồng giữa người có kho và người thuê kho, trong đó người cho thuê
kho sẽ cho thuê kho trần, cho thuê mặt bằng, cơ sở vật chất, người thuê kho sẽ tự khai
thác và vận hành kho
● Hợp đồng thuê kho của CW sẽ dài hạn hơn hợp đồng PW (Thuê theo hợp đồng ngắn hạn
1 năm hoặc dài hạn 5-10 năm
9. Khi thiết kế khu vực lưu trữ, người ta thiết kế như thế nào? Làm thế nào để người ta có thể
xác định vị trí hàng hóa trong kho nhanh và dễ dàng.

● Thiết kế khu vực lưu trữ phải chú ý đến các yếu tố
● Nên tận dụng tối đa chiều cao cho phép

● Nên sắp xếp các kệ theo đường thẳng, chữ I, tránh xếp theo kiểu mê cung

● Vị trí hàng trong kho

● Vị trí cố định: hàng này thì sẽ ở khu vực này; dễ tìm hàng, nhưng khả năng tận
dụng không gian trong kho hàng sẽ hạn chế
● Vị trí tự do: chỗ nào trống thì sẽ đưa hàng vào; tận dụng tối đa không gian kho
hàng, nhưng quản lý hàng hóa sẽ khó hơn
● Ngày nay có xu hướng sử dụng vị trí tự do vì đã có máy móc, phần mềm hỗ trợ
quản lý
● Gom nhóm sản phẩm để dễ quản lý

● Tính tương thích: cùng loại, cùng đặc điểm

● Tính bổ sung cho nhau: bàn chải + kem đánh răng + chỉ nha khoa + nước súc
miệng
● Tính phổ biến: cái nào nhập xuất nhiều thì để gần cửa

● Bảng chỉ dẫn: sử dụng hệ thống màu sắc để mô tả các kệ, giúp dễ dàng nhận dạng hơn

● Xác định vị trí hàng hóa trong kho

● Đánh chỉ mục vị trí hàng hóa trong kho tùy theo kho lớn hay nhỏ mà có cách đánh chỉ
mục khác nhau, nhưng có phương pháp chung là chia thành nhiều section được đánh số
trong mỗi section có các dãy kệ - rack được đánh số mỗi rack có nhiều tầng - shelf được
đánh số mỗi tầng có nhiều ô để chứa pallet - bin/slot được đánh số

10. Hãy cho biết các công cụ hỗ trợ và phương pháp lấy hàng (picking) thông dụng.

● Công cụ hỗ trợ:

● Giấy in hướng dẫn: Chi phí rẻ nhưng dễ phát sinh rác thải, hạn chế năng suất làm việc
của nhân viên
● Hướng dẫn bằng giọng nói: máy tính hướng dẫn, cần phải có tai nghe và micro, sau khi
lấy xong nhân viên đọc mã xác nhận hoàn thành để xác nhận đã lấy hàng thành công.
● Hướng dẫn hiển thị kỹ thuật số chọn đèn: Hệ thống điều khiển ở vị trí hàng cần lấy sẽ
chớp và hiển thị số lượng, khi lấy hàng xong thì bấm nút xác nhận; nhưng lấy hàng lộn
xộn nên sẽ gây khó khăn cho người soạn hàng
● Phương pháp lấy hàng:

● Lấy hàng rời rạc: lấy hàng ngay lập tức khi có đơn

● Lấy theo lô: khi nào đủ số lượng đơn hàng tối thiểu mới lấy

● Lấy hàng theo khu vực: kho hàng rộng lớn được chia theo khu vực và có người phụ
trách lấy hàng riêng biệt; tạo picking list sẽ khó, chia mặt hàng ra các zone khác.
● Lấy hàng theo chu kỳ: Chỉ lấy hàng theo thời điểm và chu kì nhất định

● Lấy hàng theo lô và theo khu vực

● Lấy hàng theo khu vực và theo chu kỳ

● Lấy hàng theo khu vực, lô hàng và theo chu kỳ

11. Hãy sử dụng lộ trình lấy hàng mid-point và largest gap để tiến hành lấy hàng theo sơ đồ sau
(các ô đen là nơi có hàng, chiều mũi tên là hướng xuất phát và tập kết hàng)
12. Để đánh giá công tác quản trị kho hàng hiệu quả hay không, người ta sẽ làm thế nào? Hãy
cho ví dụ minh họa đối với hoạt động giao hàng (shipping)?

● Người ta sẽ dựa vào hiệu quả hoạt động trong kho gồm 5 tiêu chí

● Chi phí: chi phí cho 1 lần đặt hàng …

● Năng suất: sản lượng nhận hàng của một người trong một giờ,...

● Mức độ tận dụng: tỉ lệ % tận dụng của kho trong một lần nhận hàng (tận dụng trang thiết
bị, nhân lực,...)
● Chất lượng: độ chính xác bao nhiêu %

● Thời gian thực hiện: mất bao lâu để nhận 1 đơn hàng,...

● Phải so sánh KPI chuẩn để đánh giá hiệu quả quản trị kho hàng. KPI chuẩn được xác định dựa
trên KPI của ngành và năng lực thực tế của mình
● Ví dụ thực tế đối với hoạt động shipping, ta cần đánh giá các tiêu chí:

● Chi phí vận chuyển cho mỗi đơn hàng

● Quy trình đặt hàng để vận chuyển mỗi giờ

● Tận dụng phương tiện vận chuyển

● Vận chuyển hàng có tốt hay không, hàng còn nguyên vẹn không

● Thời gian vận chuyển mỗi đơn hàng.

13. Hãy xây dựng các KPI cho các hoạt động nhận hàng (receving), lấy hàng (picking).

● Nhận hàng

● Các chi phí mà kho phải chịu trong quá trình nhận của mỗi dòng nhận.

● Đo năng suất lao động bằng khối lượng hàng hóa nhận được trên mỗi nhân viên kho mỗi
giờ.
● Tỷ lệ của các đơn đặt hàng nhận được chính xác so với các đơn đặt hàng.

● Tỷ lệ phần trăm (%) của tổng số cửa ra vào (Dock) được sử dụng.

● Thời gian thực hiện để xử lý mỗi biên lai.

● Lấy hàng

● Chi phí phát sinh cho mỗi dòng đặt hàng (xử lý, ghi, dán nhãn lại và đóng gói).

● Số lượng dòng đặt hàng được chọn mỗi giờ.

● Tỷ lệ đơn đặt hàng được chọn và đóng gói không có lỗi.

● Tỷ lệ lao động trong tổng số lao động và thiết bị sử dụng trong quá trình này.

● Thời gian thực hiện để chọn từng đơn hàng.

14. Hãy trình bày các phương pháp lấy hàng thường hay sử dụng và sử dụng lộ trình lấy hàng
mid-point và largest gap để tiến hành lấy hàng theo sơ đồ sau (các ô đen là nơi có hàng,
chiều mũi tên là hướng xuất phát và tập kết hàng)
● Các phương pháp lấy hàng thường hay gặp

● Lấy hàng rời rạc: lấy hàng ngay lập tức khi có đơn

● Lấy theo lô: khi nào đủ số lượng đơn hàng tối thiểu mới lấy
● Lấy hàng theo khu vực: kho hàng rộng lớn được chia theo kv và có người phụ trách lấy
hàng riêng biệt tạo picking list sẽ khó, chia mặt hàng ra các zone khác.
● Lấy hàng theo chu kỳ: Chỉ lấy hàng theo thời điểm và chu kì nhất định

● Lấy hàng theo lô và theo khu vực

● Lấy hàng theo kv và theo chu kỳ

● Lấy hàng theo khu vực, lô hàng và theo chu kỳ

● Lộ trình lấy hàng

● S-shape

● Return

● Mid point

● Lagest gap (Khoảng cách lớn nhất)

● Sử dụng Mid-point và Largest gap

You might also like