You are on page 1of 31

1.

Quản trị hoạt động kho bãi


1.3 Các loại kho bãi
- Phân loại theo đối tượng phục vụ
+ Kho định hướng thị trường (kho phân phối hay kho cung ứng): Kho đáp
ứng yêu cầu của khách hàng trên thị trường mục tiêu. Kho này có chức năng chủ
yếu là dịch vụ khách hàng: tổng hợp các lô hàng và cung ứng thoả mãn các nhu
cầu của khách hàng.
Về mặt địa lý, kho gần khách hàng để tập trung vận chuyển lô hàng lớn, cự ly
dài từ nhà máy kết hợp cung ứng lô hàng nhỏ từ kho cho khách hàng. Phạm vị
hoạt động của kho được căn cứ vào yêu cầu tốc độ cung ứng, qui mô đơn hàng
trung bình, chi phí đơn vị cung ứng.
+ Kho định hướng nguồn hàng: Kho có vị trí ở các khu vực sản xuất, đáp
ứng các yêu cầu cung cấp nguyên liệu, phụ tùng, và các yếu tố đầu vào khác của
các nhà sản xuất và do đó chức năng chủ yếu là thu nhận và tập trung vận
chuyển, tiếp tục quá trình sản xuất và dự trữ thời vụ
1. Quản trị hoạt động kho bãi
1.3 Các loại kho bãi
- Phân loại theo quyền sở hữu:
+ Kho riêng (private warehouse): thuộc quyền sở hữu và sử dụng của riêng
từng doanh nghiệp có quyền sở hữu hàng hoá dự trữ và bảo quản tại kho.
Lợi ích chủ yếu của kho riêng là khả năng kiểm soát, tính linh hoạt nghiệp vụ, và
các lợi ích vô hình khác. Nhược điểm: chi phí hệ thống logistics sẽ tăng, và tính linh
hoạt về vị trí sẽ có thể không đạt điểm tối ưu khi doanh nghiệp mở rộng thị trường
mục tiêu.
+ Kho công cộng (public warehouse): Hoạt động như một đơn vị kinh doanh độc
lập cung cấp một loạt các dịch vụ như dự trữ, bảo quản, và vận chuyển trên cơ sở tiền
thù lao cố định hoặc biến đổi.
Lợi ích linh hoạt về tài chính và lợi ích kinh tế. Chúng có qui mô nghiệp vụ và
trình độ quản trị chuyên môn rộng lớn hơn, bởi lẽ kho là đơn vị kinh doanh cơ bản.
1. Quản trị hoạt động kho bãi
1.3 Các loại kho bãi
- Phân loại theo điều kiện, thiết bị:
+ Kho thông thường: Có đặc điểm thiết kế, kiến trúc xây dựng và
thiết bị thực hiện quá trình công nghệ trong điều kiện bình thường.
+ Kho đặc biệt: Có đặc điểm thiết kế - kiến trúc xây dựng và thiết
bị riêng biệt để bảo quản những hàng hoá đăch biệt do tính chất
thương phẩm và yêu cầu của quá trình vận động hàng hoá (kho lạnh,
kho động vật sống)
1. Quản trị hoạt động kho bãi
1.3 Các loại kho bãi
- Phân theo đặc điểm kiến trúc
+ Kho kín: Có khả năng tạo môi trường bảo quản kín; chủ động duy trì chế
độ bảo quản, ít chịu ảnh hưởng của các thông số môi trường bên ngoài.
+ Kho nửa kín: Chỉ có thể che mưa, nắng cho hàng hoá, không có các kết
cấu (tường) ngăn cách với môi trường ngoài kho.
+ Kho lộ thiên (bãi chứa hàng): Chỉ là các bãi tập trung dự trữ những hàng
hoá ít hoặc không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của khí hậu, thời tiết.
1. Quản trị hoạt động kho bãi
1.3 Các loại kho bãi

- Phân theo mặt hàng bảo quản


+ Kho tổng hợp: Có trình độ tập trung hoá và chuyên môn hoá cao. Kho
bảo quản nhiều loại hàng hoá theo các khu kho và nhà kho chuyên môn hoá.
+ Kho chuyên nghiệp: Chuyên bảo quản một nhóm hàng/loại hàng nhất
định.
+ Kho hỗn hợp: Có trình độ tập trung hoá và chuyên môn hoá thấp nhất.
Kho bảo quản nhiều loại hàng hoá trong một khu kho hoặc nhà kho.
1. Quản trị hoạt động kho bãi
1.3 Các loại kho bãi
Cross-docking
• Cross Docking được biết là kỹ thuật logistics nhằm mục đích loại bỏ
chức năng lưu trữ, thu gom đơn hàng trong một kho hàng.
• Là kho đa năng phân loại, tổng hợp, hoàn thiện hàng hoá để phục vụ
cho người tiêu dùng. Có những chức năng cơ bản giống như một
“Trung tâm phân phối tổng hợp”.
• Trong mô hình Cross Docking, khách hàng được biết trước về sản
phẩm đến kho và sản phẩm này không có nhu cầu để lưu trữ.
2. Nghiệp vụ nhà kho

Xử lý hàng hóa Lưu trữ


- Tiếp nhận: Hoạt động đầu tiên là dỡ hàng - Hàng hóa được vận
khỏi xe, sau đó sử dụng máy móc kết hợp các chuyển vào kho cần
công cụ để dỡ hàng hóa và mang vào kho. được phân vào những
- Xử lý hàng trong kho: bao gồm di chuyển khu vực cụ thể, gọi là
bên trong nhà kho và lựa chọn hàng trong phân khu.
kho theo đơn hàng - Kho cần đảm bảo khả
- Xử lý hàng trong vận chuyển: Bao gồm việc năng lưu trữ chủ động
xác minh đơn hàng và sử dụng thiết bị để để đáp ứng được nhu
chất hàng lên các phương tiện vận tải. cầu đã được dự báo
NHẬP HÀNG
ĐẦU VÀO •Tiếp nhận xe theo lịch
Các hoạt động
•Dỡ hàng cơ bản của
•Kiểm tra số lượng/chất lượng
•So sánh với chứng từ kho hàng
QUÁ TRÌNH TÁC NGHIỆP TRONG KHO
Chất xếp hàng Bảo quản
•Tìm sản phẩm •Thiết bị
•Tìm vị trí cất giữ •Nhiệt độ/độ ẩm
•Di chuyển sản phẩm •Vệ sinh/ phòng cháy
•Cập nhật thông tin •Quản lí hao hụt

Chuẩn bị vận chuyển Tập hợp đơn hàng


•Đóng gói •Thông tin
•Dán nhãn •Nhặt hàng
•Xếp theo thứ tự •Ghép hàng theo đơn

PHÁT HÀNG
•Xếp lịch chạy xe ĐẦU RA
•Chất hàng lên xe
•Vận đơn
•Cập nhật thông tin
2. Nghiệp vụ nhà kho
2.1 Xếp dỡ hàng hóa
❖ Nguyên tắc
- Các thiết bị công cụ dùng trong hoạt động xếp dỡ, cất trữ hàng
phải đạt chuẩn.
- Khi tính toán để di chuyển hàng hóa, hệ thống cần được thiết
lập để đảm bảo sự di chuyển liên tục của dòng hàng.
- Nên khai tối đa các thiết bị chuyên dụng.
- Cần tính đến yếu tố của trọng lực khi thiết kế hệ thống xếp dỡ.
Cách bố trí và thiết kế nhà kho
Các bố trí và thiết kế nhà kho cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Sử dụng nhà kho một tầng
- Di chuyển hàng hóa trong kho theo đường thẳng
Cách bố trí và thiết kế nhà kho
- Sử dụng thiết bị bốc xếp phù hợp
- Tối thiểu đường đi trong kho
Cách bố trí và thiết kế nhà kho
- Sử dụng tối đa độ cao của nhà kho
- Sử dụng hiệu quả mặt bằng kho
2. Nghiệp vụ nhà kho
2.2 Nhận dạng hàng hóa trong kho
Để dễ dàng cho việc gọi tên, phân loại và sắp xếp hàng hóa trong
kho người ta đặt cho mỗi hàng hóa một tên gọi.
Tên gọi này phải thỏa mãn điều kiện đồng nhất về mặt cấu trúc,
phân biệt các hàng hóa khác nhau một cách dễ dàng. Việc gán cho mỗi
hàng hóa trong kho một tên gọi như vậy người ta gọi là mã hóa hàng hóa.
Có 3 phương pháp thực hiện mã hóa hàng hóa.

Mã hóa Mã hóa Mã hóa


phân tích tuần tự hỗn hợp
2. Nghiệp vụ nhà kho
2.2 Nhận dạng hàng hóa trong kho
Mã hóa phân tích tức là mã hóa các đối tượng dựa trên một vài tính chất của
đối tượng đó.
Ví dụ: quần áo bán ở siêu thị được mã hóa: XL, L, M, và S; tên gọi các sân bay.

Mã hóa tuần tự là kiểu mã hóa không phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng
được mã hóa mà chỉ phụ thuộc và thời điểm được mã hóa.
Ví dụ: khi phải lấy phiếu (lấy số) khi vào khám bệnh, khi xếp hàng mua vé máy
bay, vé tàu hoặc khi đợi được phục vụ tại các ngân hàng.

Mã hóa hỗn hợp: kết hợp giữa mã hóa tuần tự và mã hóa phân tích. Trong mã
hỗn hợp gồm có 2 phần, phần tuần tự và phần phân tích. Kiểu mã hóa này chúng
ta thường gặp nhất.
Ví dụ: tuyển sinh vào đại học một thí sinh có thể được gắn mã (chính là số báo
danh) VHU-00001, biển số đăng ký xe: 51U1 – 000.23.
2.3 Các quyết định kho bãi

Lựa chọn địa điểm

Thiết kế nhà kho và mặt bằng

Lựa chọn hệ thống quản lý nhà kho

An ninh nhà kho

An toàn và bảo trì


3. Hoạt động đóng gói hàng hóa
3.1 Bao bì trong đóng gói
3.1.1 Khái niệm
Bao bì: Là một loại sản phẩm
công nghiệp đặc biệt được dùng để
bao gói và chứa đựng nhằm bảo vệ
giá trị sử dụng của hàng hóa, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc bảo
quản, vận chuyển, xếp dỡ và tiêu
thụ sản phẩm.
3. Hoạt động đóng gói hàng hóa
3.1 Bao bì trong đóng gói
3.1.2 Chức năng của bao bì:
+ Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sản phẩm không phải sản xuất ra chỉ để tiêu
dùng mà phải được trao đổi, lưu thông. Do đó, bao bì phải là điều kiện để vận chuyển sản
phẩm bảo quản sản phẩm từ nơi này sang nơi khác.
+ Bao bì bảo vệ cho hàng hóa chống lại các tác động có hại của môi trường và các tác
động khác trong thời gian lưu kho, chuyên chở, bốc xếp, tiêu dùng.
+ Bao bì giữ cho hàng hóa khỏi bị hao hụt, mất mát về số lượng, chất lượng trong quá
trình bảo quản, phân phối, lưu thông và cả mất mát do con người gây ra. Bao bì ngăn cản
sự tác động của khí hậu thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm, động vật,…làm giảm số lượng, chất
lượng, giá trị sử dụng của hàng hóa mà bao bì chứa đựng.
3. Hoạt động đóng gói hàng hóa
3.1 Bao bì trong đóng gói
3.1.3 Phân loại bao bì
- Theo công dụng của bao bì:

+ Bao bì trong: loại bao bì này dùng để đóng gói hàng hoá, nó trực tiếp tiếp
xúc với sản phẩm, thường được bán cùng sản phẩm. Do đó, giá trị của nó được
cộng luôn vào giá trị sản phẩm đem bán.
+ Bao bì ngoài (hay bao bì vận chuyển): loại này có tác dụng bảo vệ
nguyên vẹn số lượng và chất lượng sản phẩm, phục vụ cho việc chuyên chở
sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.
3. Hoạt động đóng gói hàng hóa
3.1 Bao bì trong đóng gói
3.1.3 Phân loại bao bì
- Theo số lượng sử dụng của bao bì:

+ Bao bì sử dụng một lần: chỉ phục vụ cho một lần luân chuyển của sản
phẩm, giá trị của nó được tính hết vào giá trị của sản phẩm.
+ Bao bì sử dụng nhiều lần: có khả năng sử dụng lại, thường được sản
xuất từ những vật liệu bần vững (kim loại, chất dẻo tổng hợp,..). Giá trị của
chúng được tính từng phần vào giá trị của sản phẩm tiêu thụ.
3. Hoạt động đóng gói hàng hóa
3.1 Bao bì trong đóng gói
3.1.3 Phân loại bao bì
- Phân loại theo độ cứng (độ chịu nén)
+ Bao bì cứng: chịu được các tác động cơ học từ bên ngoài, tải trọng của sản phẩm
bên trong, giữ nguyên hình dạng khi thực hiện việc chứa đựng, vận chuyển, xếp dỡ.
+ Bao bì nửa cứng: có đầy đủ tính vững chắc khi thực hiện chứa đựng sản phẩm và
vận chuyển; tuy nhiên bị giới hạn ở mức độ nhất định.
+ Bao bì mềm: dễ bị biến dạng, dễ thay đổi hình dạng. Chịu được tác động, va chạm,
nhưng lại là phương tiện để truyền các tác động đó vào hàng hoá và thường dùng cho các
sản phẩm dạng hạt, bột,
3. Hoạt động đóng gói hàng hóa
3.1 Bao bì trong đóng gói
3.1.3 Phân loại bao bì
- Phân loại theo mức độ chuyên môn hoá bao bì

+ Bao bì thông dụng: loại bao bì này có thể dùng để chứa đựng nhiều
loại sản phẩm khác nhau.
+ Bao bì chuyên dùng: chỉ được dùng bao gói, chứa đựng một loại sản
phẩm nhất định, thường là các sản phẩm có tính chất lý, hoá học, trạng thái
đặc biệt: các chất khí, hoá chất độc hại, dễ cháy nổ…
3. Hoạt động đóng gói hàng hóa
3.1 Bao bì trong đóng gói
3.1.3 Phân loại bao bì
- Theo vật liệu chế tạo: bao bì gỗ, bao bì kim loại, bao bì hàng dệt, bao bì

giấy, carton, bao bì bằng các loại vật liệu nhân tạo, tổng hợp, bao bì thủy
tinh, bao bì bằng tre nứa
- Container là một loại bao bì đặc biệt:

+ Là một cái hộp hình khối chữ nhật bằng thép cực lớn. Chiều rộng theo
chuẩn quốc tế khoảng hơn 2,4 m và chiều cao là 2,6 m, chiều dài 20’’, 30’’ hoặc
40’’ (1’’=30,48cm)
+ Có kết cấu chất lượng bền vững, chắc chắn, vận chuyển hàng hóa tới tay
người tiêu dùng. một cách nhanh chóng thuận tiện
3.2 Hoạt động đóng gói hàng hóa

3.2.1 Khái niệm


Đóng gói hàng hóa là hoạt động
đóng gói khi hiểu rõ đặc tính của
loại hàng hóa cũng như điều kiện
tự nhiên mà nó phải chịu trong
quá trình vận chuyển, vừa đảm
bảo cho sự an toàn, vừa đảm bảo
tính hiệu quả về kinh tế.
3.2 Hoạt động đóng gói hàng hóa
3.2.2 Các hình thức đóng gói
- Đóng gói đơn vị: cách đóng gói này tương ứng với các đơn vị mua của người
tiêu dùng cuối cùng. Bao bì đóng gói được sử dụng trong 1 thời gian dài và có
mã vạch đi kèm phục vụ cho việc thanh toán.
- Đóng gói theo nhóm:

+ Bulking packaging: Hàng hóa mua bởi 1 nhà phân phối thường được đóng gói
vào thùng giấy, carton rồi tập hợp trên pallet.
+ Group packaging: toàn bộ kiện hàng trên pallet sẽ được gắn thẻ SSCC (Serial
Shipping Container Code – số seri hàng hóa vận chuyển bằng container) để xác định
số lượng thùng/hộp carton của toàn bộ lô hàng, hạn sử dụng và số của lô hàng.
3.2 Hoạt động đóng gói hàng hóa
3.2.2 Các hình thức đóng gói
- Đóng gói hàng trong kho: Các sản phẩm được lưu trữ trên hệ thống
kệ/giá đỡ. Kích thước bao bì phải phù hợp với kích thước của từng vị trí.
- Đóng gói bao bì vận chuyển: được xác định dựa trên tuyến đường vận
chuyển, thời gian vận tải, các phương tiện xếp dỡ, nâng hạ hàng hóa, khí
hậu và môi trường của khu vực có liên quan. Việc đóng gói bao bì vận
chuyển tuân theo các chỉ tiêu bao bì quốc tế – đặc biệt là ISO, Uỷ ban kĩ
thuật 122 và WPO (World Packaging Organization – Tổ chức bao bì thế
giới)
3.2 Hoạt động đóng gói hàng hóa
3.2.3 Yêu cầu đối với bao bì khi đóng gói hàng hóa
- Phù hợp với loại hình vận chuyển
- Có kích thước phù hợp để dễ dàng trong việc lưu kho bãi
- Đáp ứng được yêu cầu về độ bền, dẻo dai để chịu được sự va chạm,
kéo, đẩy trong quá trình lưu trữ, bốc xếp và vận chuyển
- Phù hợp với việc thay đổi khí hậu, thời tiết ở các khu vực khác nhau.
- Đảm bảo tính năng bảo vệ SP không bị biến mùi, ẩm mốc, hư hỏng.
- Thể hiện rõ những yêu cầu cần lưu ý trong quá trình xếp hàng, vận
chuyển, bốc xếp…. trên bao bì.
3.2 Hoạt động đóng gói hàng hóa
3.2.4 Quá trình nghiệp vụ bao bì
❖ Tiếp nhận bao bì
Kiểm tra và đánh giá tình trạng số lượng và chất lượng bao bì.
Yêu cầu: xác định trách nhiệm vật chất của các bên trong việc
chuyển giao bao bì căn cứ vào các văn bản pháp lý như các tiêu chuẩn
về bao bì, qui định về tiếp nhận hàng hoá, bao bì,... vào các cam kết
trong hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng.
3.2 Hoạt động đóng gói hàng hóa
3.2.4 Quá trình nghiệp vụ bao bì
❖Mở và bảo quản bao bì
Tháo dỡ hàng hoá ra khỏi bao bì và giữ gìn số lượng và chất lượng bao bì trong
sau khi mở bao bì.
Yêu cầu: đảm bảo giữ gìn tốt bao bì trong quá trình tháo dỡ hàng hoá và bảo
quản, tận dụng diện tích và thể tích khu vực bảo quản.
Nguyên tắc của mở bao bì: theo đúng qui trình, đúng kỹ thuật và dụng cụ. Do
đó đối với mỗi loại bao bì cần xây dựng qui trình, qui phạm mở bao bì thích hợp.
Nội dung của bảo quản bao bì:
- Vệ sinh và phân loại bao bì theo quyền sở hữu và mức độ chất lượng để thuận
tiện cho việc xử lý bao bì và bảo quản bao bì;
- Phân bố và chất xếp bao bì đảm bảo tận dụng diện tích và dung tích nơi bảo
quản, thuận tiện cho việc chăm sóc, giữ gìn bao bì;
- Đảm bảo các điều kiện giữ gìn tốt bao bì: tránh mưa nắng, chống các hiện tượng
sử dụng bao bì không đúng mục đích.
3.2 Hoạt động đóng gói hàng hóa
3.2.4 Quá trình nghiệp vụ bao bì
❖Hoàn trả và tiêu thụ bao bì đã qua sử dụng
Hoàn trả bao bì sử dụng nhiều lần cho chủ sở hữu và tiêu thụ bao bì theo các
hình thức xác định.
Ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế và đối với bản thân các doanh nghiệp, cụ thể:
tiết kiệm nguồn tài nguyên, lao động và các chi phí để chế tạo bao bì.
Yêu cầu: Hoàn trả bao bì cho chủ sở hữu theo đúng chế độ và cam kết giữa
các bên, tận thu và tiêu thụ những bao bì đã qua sử dụng với chi phí thấp nhất.
- Hoàn trả: Những bao bì dùng nhiều lần, là tài sản của bên chủ hàng hoặc bên
cho thuê mướn bao bì phải tiến hành hoàn trả lại theo cam kết pháp lý.
- Tiêu thụ: Bán các loại bao bì hoặc vật liệu bao bì đã qua sử dụng cho các đơn
vị sản xuất hàng hoá hoặc sản xuất bao bì để sử dụng lại hoặc dùng làm vật
liệu chế tạo bao bì
CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM

1/ Tìm hiểu về cross docking: ưu điểm, hạn chế. Lấy ví


dụ minh họa về 1 doanh nghiệp sử dụng cross docking.
2/ Cho biết một loại bao bì đặc biệt? Việc đóng gói bằng
hình thức này có ưu điểm gì?
3/ Theo các bạn, công việc thiết kế bao bì sản phẩm
trong Logistics quan trọng hơn hay trong Marketing
quan trọng hơn? Tại sao?

You might also like