You are on page 1of 7

4.

1/61
Giai đoạn non trẻ:
-Các nét đặc trưng trong văn hóa của Microsoft: tâm thế luôn học hỏi(1), tính cởi
mở(2), giá trị cho sự đổi mới(3), đa dạng và hòa nhập(4).
-Mô hình văn hóa doanh nghiệp ở Microsoft: văn hóa sáng tạo, văn hóa nam nhi,
văn hóa kiểm soát
-Giá trị cốt lõi của Microsoft: Sự đổi mới(1), đa dạng và hòa nhập(2), trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp(3), AI(4), thuật ngữ đáng tin cậy(5).
-Giá trị người sáng lập:
+ Bản chất “nhiệt huyết” của Microsoft bắt nguồn từ Bill Gates và khả năng
cạnh tranh đặc trung trong tính cách của ông
+ Bill Gates là 1 người rất thông minh và ham học hỏi, ông thường đọc rất
nhiều sách và k sót 1 chữ nào. Cha mẹ luôn tạo điều kiện để ông đọc bất kì cuốn
sách nào. => nét đặc trưng số 1 trong văn hóa của Microsoft
+ Năm 13 tuổi ông học trường Lakeside School. Đây là 1 nơi tuyệt vời với ông.
Ở ngôi trường này có máy tính giúp ông thỏa mãn niềm đam mê với công nghệ
thông tin
+ Ông thích kinh doanh, từ lớp 8-11 ông đã thử kinh doanh ko dưới 3 lần, khi
đang học ở Harvard ông cũng bỏ học để kinh doanh => Nét đặc trưng số 2

-Đòi hỏi của ngành kinh doanh: Đam mê công nghệ, Thông minh và sáng tạo, ham
học hỏi và trau dồi kiến thức, sự chính xác và kĩ lưỡng trong công việc, sự quyết
tâm
-Trong đòi hỏi ngành kinh doanh Microsoft tập trung tạo ra các giá trị cốt lõi khác
biệt với đối thủ. Ví dụ so sánh Apple, đối thủ trong lĩnh vực cung ứng PC cho thị
trường doanh nghiệp, thì Microsoft rất chú tâm vô việc phát triển “AI” trong khi
Apple thì không chú tâm về phần này nhiều.
-Quá trình duy trì văn hóa doanh nghiệp của Microsoft:
+Các chế độ thu hút, tuyển dụng,sa thải:
•Chế độ thu hút: tạo cho nhân viên môi trường làm việc tốt nhất(họ có phòng
riêng và thoải mái bài trí theo sở thích…), được giao lưu, học hỏi từ những buổi
nói chuyện trực tiếp của Bill Gates, chế độ lương thưởng cực kì tốt, được hưởng
những chính sách phúc lợi như được đóng các loại bảo hiểm y tế, xã hội,nhân
thọ… hưởng các chế độ chăm sóc sức khỏe hàng đầu về chăm sóc nha khoa ,chăm
sóc thị lực, dịch vụ bác sĩ tại nhà và các quyền lợi về giải trí như thực phẩm, vé coi
các sự kiện…
•Chính sách tuyển dụng: 7 yếu tố làm nên quy trình phỏng vấn của Microsoft đó
là câu hỏi phỏng vấn được chia sẻ trước, sử dụng những vấn đề thực tế để đánh giá
ứng viên, tạo điều kiện để ứng viên truy cập kho dữ liệu có sẵn, tính tương tác cao,
hai người phỏng vấn khác nhau, nhận xét về ứng viên được thảo luận ở cuối quá
trình và cuối buổi phỏng vấn ứng viên sẽ nhận được phản hồi => Biến nhân viên
thành trung tâm buổi phỏng vấn chứ không phải là những nhà tuyển dụng
•Đào thải nhân viên: Microsoft đã sẵn sàng sa thải hàng nghìn chuyên gia của
mình từ lĩnh vực bán hàng trên toàn thế giới, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp
và các bộ phận tập trung vào SME. Việc sa thải là kết quả của việc chuyển trọng
tâm sang đám mây với nỗ lực duy trì tính phù hợp với thị trường trong tương lai.
Microsoft sa thải số lượng lớn nhân viên để thiết kế lại chiến lược kinh doanh của
mình khi chiến lược cũ không hiệu quả.

+Xã hội hóa nhân viên: Ở Microsoft, công ty thường tổ chức những buổi họp, sinh
hoạt chung với mục đích duy nhất là xây dựng nên tinh thần của toàn công ty, tạo
mối quan hệ tốt đẹp giữa những người quản lý cấp dưới và cấp trên làm tinh thần
người nhân viên luôn phấn chấn, giúp họ đạt được năng suất cao. Mỗi năm toàn thể
công ty Microsoft được chở tới tụ tập ở những nơi có sân khấu biểu diễn bằng
những chuyến xe buýt để vui vẻ nói chuyện với nhau về những vấn đề lớn nhất của
công ty như mục tiêu chiến lược và chiến thuật thực hiện của Microsoft do Bill
Gates trực tiếp diễn giảng. Công ty thường tổ chức những buổi họp, sinh hoạt
chung với mục đích duy nhất là giải trí, kết thúc với một bữa tiệc với những thức
ăn tươi, ngon.
+Nhà lãnh đạo: Trình bày vài ý về Bill Gates.
+Hệ thống thưởng phạt trong doanh nghiệp: Không có nhiều phần thưởng được
trao tại Microsoft. Khi nhân viên tại Microsoft có thành tích suất sắc trong công
việc ,phần thưởng trong mọi trường hợp là cổ phiếu Microsoft bổ sung, đây là cách
hiệu quả nhất và dễ dàng thực hiện nhất. Cổ phiếu bổ sung của Microsoft rất có giá
trị, làm các nhân viên toàn tâm, toàn ý với công ty dốc lòng, dốc sức đưa công ty đi
lên. Còn khi nhân viên kể cả các lãnh đạo cấp cao sai phạm, gây hậu quả nghiêm
trọng, tùy vô mức độ sẽ có hình thức xử lý vi phạm, kỉ luật và nặng nhất là sa thải.

Giai đoạn giữa:


Hiện tại, Satya Nadella đang là CEO của Microsoft, trước đó là Bill Gates và Steve
Ballmer.
Ví dụ về sự thay đổi văn hóa khi chuyển giao quyền lực: cả Bill Gates lẫn Satya
Nadella đều khuyến khích các nhân viên của Microsoft sáng tạo đổi mới nhưng
cách họ khuyến khích nhân viên thì lại không giống nhau. Bill Gates thì thường tổ
chức các buổi họp, buổi sinh hoạt để mọi người trao đổi ý kiến, nói chuyện với
nhau, ông luôn lắng nghe ý kiến từ nhân viên của mình. Ông luôn dành thời gian
để suy nghĩ về các ý kiến và cân nhắc hướng phát triển có lợi cho Microsoft.  Bất
kỳ nhân viên nào có ý tưởng mới cũng có thể trình bày và được chính Bill Gates
còn dành thời gian để trả lời các kiến nghị. Một ý tưởng hay sẽ có thể được ông
nhận xét bằng cách gửi email cho hàng trăm nhân sự Microsoft trên toàn cầu và đề
nghị họ cùng tham gia góp ý. Còn đối với Sayta Nadella, ông đã quyết định thay
thế cuộc họp, sinh hoạt thường niên của công ty bằng một chương trình hackathon
nội bộ kéo dài một tuần diễn ra vào cuối mỗi tháng. Chuỗi chương trình hackathon
giúp nhân viên bước ra khỏi công việc hàng ngày và phát triển những kĩ năng của
mình,thử thách các giới hạn của bản thân hay giúp sáng tạo những ý kiến mới.

Khi Satya Nadella lên,  Nadella tỏ ra là một người quyết đoán khi lần lượt chia tay
các nhân viên cấp cao một thời, mở đường cho việc cắt bỏ hoàn toàn những mảng
kinh doanh yếu kém và không phù hợp với chiến lược phát triển chung và thay
bằng AI cho tiết kiệm đỡ tốn kém chi phí. Điển hình là chính sách cắt giảm 18000
nhân sự của ông do làm việc không hiệu quả.

2/43
Cấp độ thứ nhất:
-Biểu tượng logo của Microsoft:
 Nhìn vào Logo của Microsoft thì chúng ta sẽ thấy được một biểu tượng
Windows nhiều màu. Nó bao gồm 4 ô vuông với những màu sắc quen thuộc
của Windows đó chính là đỏ, xanh lá cây xanh dương, và màu vàng.

Ý nghĩa của logo thể hiện việc hướng tới một kỷ nguyên mới mà Microsoft đã
xác định.  Màu đỏ bao giờ cũng tượng trưng cho sự may mắn và thành công.

Màu xanh lá và xanh nước biển là hai màu vô cùng tươi mát và nhẹ nhàng.
Nó luôn mang đến một cảm giác gì đó thích thú đối với người nhìn. Còn màu
vàng là màu của sự tươi mới cũng như là mở ra một kỷ nguyên mới mà
Microsoft muốn hưởng đến. Bốn màu này đã giúp cho biết bao nhiêu khách
hàng cũng như đối tác của Microsoft nhận diện ra họ cũng như đây chính là
Logo mà Microsoft tạo ra riêng cho họ.

-Ngôn ngữ: Microsoft có một vốn từ vựng gần như là của riêng mình gọi là
Microspeak. Khi muốn hỏi 1 ai về việc gì đó thì nói đó là ping, thuế thì được gọi
là tenet, v-team là nhà cung cấp,….

-Câu chuyện: Bill Gates người sáng lập của Microsoft là 1 người ham học hỏi,
tìm tòi mày mò để đổi mới. Người kế nhiệm ông, Nadella cũng như vậy. Khi
Nadella vừa lên nắm quyền tại Microsoft, ông đã thực hiện những bước đi táo
bạo không ai ngờ tới, nào là thiêu hủy dần cục nợ Nokia, ra mắt các ứng dụng
trên nền tảng Android và IOS, phát hành Window 10 miễn phí, cắt giảm bớt
nhân viên và thay bằng AI. Đây là những bước đi mà k ai ngờ tới nhưng tới hiện
tại mang về những thành công không hề nhỏ cho Microsoft.

-Lễ nghi: Khi Nadella lên nắm quyền, mỗi cuối tháng ông hay tổ chức hackathon
để kích thích nhân viên sáng tạo, thử sức giới hạn của mình và rèn luyện kĩ
năng. Trong công ty thường tổ chức những buổi họp, sinh hoạt chung với mục
đích duy nhất là giải trí, và ở đó đã diễn ra nhiều trò chơi như những cuộc đấu
gươm giữa những người quản lý cấp dưới và cấp trên chẳng hạn và có những buổi
nói chuyện, giao lưu với Bill Gates.

Cấp độ thứ hai


-Sứ mệnh: Sứ mệnh của chúng tôi là truyền cho mọi người và mọi tổ chức trên
hành tinh sức mạnh và khả năng để họ đạt được nhiều điều hơn
-Tầm nhìn: giúp mọi người và doanh nghiệp trên toàn thế giới nhận ra toàn bộ tiềm
năng của họ.
-Chiến lược: tạo ra lợi thế cạnh tranh đồng thời cho phép doanh nghiệp duy trì
phạm vi thị trường rộng lớn.
-Giá trị cốt lõi: : Sự đổi mới(1), đa dạng và hòa nhập(2), trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp(3), AI(4), thuật ngữ đáng tin cậy(5).

Cấp độ thứ ba:


Những giả định làm nền móng: giả định về con người, giả định về không gian, giả
định về thời gian, giả định về thực tiễn chân lý
Ở cấp độ 3 muốn biết các giả định trên phải gặp người sáng lập DN vì vậy nghiên
cứu các giả định này gặp rất nhiều khó khan, tuy nhiên thông qua các quản lý, cách
làm của doan nghiệp, bố trí mặt bằng, văn phòng của doanh nghiệp thì chúng ta có
thể suy ngược lại nhữn giả định này.

5/60
Trong bộ quy tắc ứng xử của Nokia ko có đề cập đến vấn đề nhận quà tặng. Nhận
quà tặng là 1 tình huống khó xử bởi vì nó có thể gây ra những hiểu lần hay suy
nghĩ trái chiều.
Xây dựng chương trình đạo đức về vấn đề tặng quà cho Nokia:
+Bước 1: Thiết lập chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả
Không nhận những gì có giá trị làm ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh.
Không được lợi dụng mối quan hệ kinh doanh của công ty để nhận quà cáp.
Không được dùng danh nghĩa của người khác trong công ty để nhận quà cáp.
Chỉ nhận quà cáp trong trường hợp cần thiết và giá trị lẫn tần suất phải ở mức tối
thiểu, phải có mục đích công việc hợp lệ và phù hợp với chính sách công ty, phong
tục quốc gia.
Quà cáp nhận từ nhà cung cấp, đối tác, khách hàng…. Không ảnh hưởng hay biểu
hiện ảnh hưởng tới công việc.
Nếu như quà cáp vi phạm 1 trong những điều trên, hãy lịch sự từ chối.
Cố gắng, hạn chế nhận quà bởi vì sẽ ảnh hưởng tới bản thân bạn và công ty.

+Bước 2: Xây dựng và truyền đạt hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức
Đúng: thông thường khi nhận tặng quà thì những người trong cuộc sẽ hiểu như là
để thể hiện sự hợp tác, sự chân thành, sự biết ơn, cảm ơn, mong muốn được hợp
tác dài lâu…
Sai: Khi người ngoài nhìn vô thì phần lớn họ sẽ hiểu là tặng quà để hối lộ hay để
ưu tiên cái gì đó, hoặc làm gì mờ ám mà thuyết phục bằng lời nói không được nên
dung vật chất thay, rồi sẽ dễ bị lấy vấn đề làm quà cáp để đe dọa hay ép buộc vô
những tình huống ko có lợi, dễ bị dính tới những vấn đề về pháp lý, ảnh hưởng tới
uy tín hay thương hiệu của bản thân và công ty.

+Bước 3: Thiết lập hệ thống kiểm tra về việc tuân thủ đạo đức
Đầu tiên là Nokia phải tuyển dụng đúng người. Do Nokia chủ yếu phát triển về
điện thoại di động, giải pháp mạng và giải trí đa phương tiện nên cần tuyển những
người có khả năng sáng tạo, học hỏi tiếp thu nhanh, trung thực trong công việc,
năng động và hoạt bát.
Nếu nhân viên thực hiện đúng những quy định về nhận quà cáp thì công tay hay
người quản lý, ngườ sếp của họ nên có lời khuyên, động viên họ tiếp tục giữ vững
như vậy là nói cho những nhân viên khác học tập và làm theo. Còn nếu vi phạm thì
phải kỉ luật tùy theo mức độ. Và điều quan trọng nhất đó là người lãnh đạo, người
quản lý, người xếp phải luôn làm gươm đi đầu cho nhân viên.

+Bước 4: Cải thiện liên tục chương trình tuân thủ đạo đức
Nếu nhân viên có vấn đề gì ko tự mình xử lý, quyết định được thì Dn,cty nên làm 1
đường dây nóng để hỗ trợ giải quyết.Ví dụ như đường dây bộ phận tuân thủ đạo
đức chả hạn.
Người lãnh đạo phải luôn giữ vai trò của mình, là người khởi xướng, người đi đầu
cho nhân viên cấp dưới. Phải nói rõ, thông tin cho nhân viên của mình biết mình
muốn gì và không muốn gì. Ví dụ: muốn nhân viên thực hiện nghiêm quy tắc của
công ty về việc nhận quà và không muốn nghe phản ánh, báo lại là nhân viên của
mình nhận quà cáp từ bên ngoài làm tiếng xấu ảnh hưởng tới công ty.

Bảy yếu tố làm nên sự TÔN TRỌNG( RESPECT) bao gồm:


1. Recognition- Sự công nhận
2. Empowerment- Trao quyền
3. Supportive Feedback- Phản hồi hỗ trợ
4. Partnering- Quan hệ hợp tác
5. Expectations- Mong đợi
6. Consideration- Chu đáo
7. Trust- Sự tin tưởng

You might also like