You are on page 1of 9

Dàn bài thuyết trình

I. Giới thiệu về cuộc đời Jeff và Amazon


A. Cuộc đời của Jeff
1. Tuổi thơ không mấy hạnh phúc
 Bố mẹ li dị khi ông 4 tuổi, Sau đó mẹ ông kết hôn với Mike Bezos- một
người Cuba nhập cư
 Đến năm 10 tuổi, Jeff mới biết Mike không phải cha đẻ của mình  cú
shock với cậu bé học lớp 5
→ Từ một đứa trẻ chỉ cách mẹ mình 17 tuổi, cha ruột bỏ đi, cha dượng là
người nhập cư không rành tiếng anh, Jeff đã lớn lên với sự tham vọng thoát
khỏi nghèo khó. Ông từng nói với trang Wired vào năm 1999: “ Tôi luôn
muốn kết hôn với một người phụ nữ giỏi xoay sở - người có thể đưa tôi
thoát khỏi chấn song nhà ngục của cái nghèo”

2. Thông minh từ khi còn bé


 Từ khi mới biết đi, ông đã dùng tuốc-nơ-vít để tháo tung chiếc nôi của
mình vì ông muốn ngủ trên một chiếc giường thật sự.
 Từ năm 4-16 tuổi, Bezos dành kì nghỉ hè của mình tại nông trại của ông
ngoại ở bang Texas, làm những việc như sửa cối xay gió hay chăn bò, đặt
ống tiêm vắc-xin cho gia súc.  JB đã học được rất nhiều điều khi sống
cùng ông ngoại mình

3. Những bước đi đầu tiên trên con đường sự nghiệp


 Ông bắt đầu công việc kinh doanh ngay từ khi vẫn học Trung học. - Ông
cùng người bạn gái sau đó mở ra một trại hè có tên Dream Institute, yêu
cầu mỗi đứa trẻ đăng kí vào đó đóng 600$ -> Có 6 người tham gia
 Sau khi ra trường, ông từ chối làm việc theo lời mời của Intel và Bell
Labs để tham gia một startup tên Fitel.
 Sau khi rời Fitel 1 thời gian, Ông gia nhập DE Shaw và năm 1990 trở
thành phó chủ tịch trẻ nhất.
 Học khiêu vũ để mạnh dạn hơn trong việc làm quen với các cô gái, Jeff
muốn phân tích các cô gái qua những buổi hẹn
 1993, ông kết hôn với MacKenzie Tuttle, một nhân viên nghiên cứu của
D.E. Shaw.

4. Bước ngoặt quan trọng nhất trong cuộc đời


 1994, ông biết rằng các trang web tăng trưởng với tốc độ 2.300% mỗi
năm  ông quyết định tìm cách để tận dụng lợi thế từ tình hình phát
triển này.
 Ông đã lập danh sách hơn 20 sản phẩm có thể bán online và thấy rằng
sách là lựa chọn tốt nhất

 “- Hồi đó là năm 1994. Rất rất ít người biết về Internet. Khi đó chỉ có các
nhà khoa học mới sử dụng nó. Chúng tôi có dung Internet một ít ở D.E
Shaw (quỹ đầu tư mạo hiểm mà Jeff Bezos làm việc khi đó), nhưng
không nhiều. Tôi tình cờ biết được một chi tiết là World Wide Web tăng
trưởng 2.300 %một năm. Đó là năm 1994. Bất kỳ cái gì tăng trưởng
nhanh đến thế đều sẽ trở nên to lớn. Tôi nhìn vào điều đó và kiểu như
“Mình nên tìm ra một ý tưởng kinh doanh nào đó và triển khai nó trên
Internet, và để Internet tăng trưởng xoay quanh chúng ta”.Tôi lập một
danh sách những sản phẩm mà tôi có thể bán online. Tôi bắt đầu xếp
hạng chúng và tôi chọn sách. Ở khía cạnh nào đó, sách là một hạng mục
rất bất thường bởi vì có nhiều đầu sách hơn bất kỳ thứ gì. Chẳng hạn,
trên thế giới có 3 triệu loại sách in khác nhau. Do đó, ý tưởng nền tảng
của Amazon là xây dựng một bộ sưu tập toàn cầu các loại sách. Nhà sách
lớn nhất thế giới khi đó chỉ có 150 nghìn đầu sách.

B. Những bước đi đầu tiên của tập đoàn vĩ đại


1. Bắt đầu trong một garage để xe
 Bezos bắt đầu Amazon.com trong một garage để xe của mình với những
chiếc bàn gỗ cũ kĩ và tổ chức các cuộc họp của công ty tại nhà sách Barnes
& Noble.
 Trong những ngày đầu, khi mà có người đặt hàng thì sẽ có một cái chuông
kêu lên và tất cả mọi người sẽ tụ tập lại để xem có ai quen người mua hàng
không. Chỉ sau vài tuần thì nó được bỏ đi bởi tần suất chuông rung lên càng
ngày càng tăng.
 Tháng đầu tiên vận hành, Amazon bán sách cho gần 50 bang và 45 nước
khác nhau. Với sự phát triển, Amazon lần đầu ra mắt vào 15/5/1997
 Hai năm sau đó, thị phần của Amazon đã lớn hơn cả đối thủ Barnes và
Noble và Borders ( những nhà sách truyền thống) cộng lại và Borders đang
cố gắng đàm phán kinh doanh cùng với Amazon

2. Thành lập A9 công cụ tìm kiếm thương mại


 2003, Amazon thành lập A9 công cụ tìm kiếm thương mại tập trung vào các
trang web điện tử và ra mắt một cửa hàng bán đồ thể thao trực tuyến cung
cấp 3000 thương hiệu khác nhau.

3. 2005 ra mắt Amazon prime


4. Ra mắt Kindle Fire
 2007, Bezos đã giới thiệu Kindle Fire ( máy đọc sách) để cạnh tranh với
Apple Ipad  Amazon đã mang đến sự thoải mái và tiện lợi với màn hình
cảm ứng cho phép đọc trong bóng tối

5. Ra mắt Amazon studio


 2010, ra mắt Amazon Studio dịch vụ phát trực tuyến đầu tiên giành giải Quả
cầu vàng cho sê-ri phim hay nhất và được đề cử giải Oscar cho hạng mục
Phim hay nhất  đánh bại Netflix và Hulu.

6. Ra mắt amazon Prime Air


 12/2013, JB tiết lộ sáng kiến thử nghiệm Amazon Air, sử dụng máy bay có
khả năng chở trọng lượng đến 5 pound và du lịch 10 dặm để cung cấp dịch
vụ giao hàng cho khách hàng.

7. Ra mắt cửa hàng sách đầu tiên tại Seatle


 11/2015, khai trương cửa hàng sách trực tiếp đầu tiên tại Seattle

8. Chính thức mua lại Whole food


 8/2017, công ty chính thức mua lại Whole Foods  khách hàng là thuê bao
Amazon Prime sẽ được giảm giá 10%
 Ngày nay, Amazon đã đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình  Có thể
tìm thấy tất cả mọi thứ trên Amazon, bao gồm cả những thứ bạn không thể
tưởng tượng được.
 Amazon đã mở ra một cuộc cách mạng trong mua sắm trực tuyến cho nhân
loại và Bezos đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng
của Thương mại điện tử.

II. Phong cách quản trị của jeff


A. Đôi điều về tính cách của Jeff Bezos
1. Là người dễ nổi nóng
 Là người dễ nổi nóng và có yêu cầu cao với nhân viên. Có tin đồn ông đã
phải thuê HLV lãnh đạo để giảm sự nổi nóng của mình.
 Thường xuyên bêu riếu cấp dưới trước mặt mọi người.

2. Có yêu cầu cao


 Cấm nhân viên sử dụng powerpoint ở Amazon, phải tóm gọn tất cả bài
thuyết trình vào 6 trang giấy để tăng tư duy phản biện
 Một người quản lí kể lại, khi một nhân viên đã liên tục trả lời mail trong 1
tuần rưỡi, mặc dù cô ấy làm việc 12h một ngày và 7 ngày 1 tuần nhưng JB
vẫn phàn nàn về hiệu suất làm việc của cô ấy

3. Thích kiểm soát


 Bezos luôn muốn biết chi tiết các hợp đồng mà Amazon ký kết và kiểm soát
cách báo chí trích dẫn lời ông
 Jeff Bezos thuộc kiểu người không thích bị người khác phản đối. Bezos
thường nói với nhân viên rằng, họ rất may mắn khi được làm việc tại
Amazon. Nếu một nhân viên có dấu hiệu bất đồng quan điểm với Bezos,
ông sẽ để lại một tờ giấy nhắc nhở họ rằng ai mới là người lãnh đạo.

B. Trong đối nội


 -Lời dẫn: Điều kỳ diệu đằng sau sự thành công của Amazon một phần
quan trọng chính là do sự táo bạo đến tài tình, sáng tạo và tài năng của
người sáng lập và giám đốc điều hành Jeffey P.Bezos. Không chỉ là người
sáng lập ra Amazon.com, Bezos còn đang từng bước chứng minh cho mọi
người thấy ông là một trong những vị CEO vĩ đại nhất của thời đại này bằng
việc lãnh đạo Amazon qua bao thăng trầm để phát triển từ chỗ chỉ có vài
nhân viên lên đến con số 8.000 nhân viên hiện nay. Nhắc đến phong cách
quản lý của Jeff Bezos tại Amazon, chắc chắn không thể bỏ qua những đặc
điểm nổi bật sau:
1. Mô hình không uỷ quyền quản lí.
 Phong cách của Amazon là không uỷ quyền quản lý ở mức độ cao mà Bezos
sẽ tham gia vào hầu như tất cả các công đoạn. Một khi các tính toán được
đưa vào, Bezos muốn thực thi theo cách của riêng mình. Tất cả các thông
cáo báo chí có trích dẫn lời của ông đều phải được ông đọc duyệt kỹ lưỡng.
Theo ông thì một nhà lãnh đạo hiệu quả mà không dành thời gian cho cấp
cơ sở thì sẽ không thể nào theo kịp thực tế, và do đó các tư duy và quá
trình quản lý sẽ xa rời thực tế.
 Nếu Bezos không nhận được câu trả lời của một nhà quản lý cấp cao dưới
quyền, ông sẽ vượt qua 4 cấp quản trị để đối thoại với cấp thấp nhất.
 Dĩ nhiên phong cách quản lý này cũng phải trả giá: Bezos đã gặp khó khăn
trong việc giữ chân các nhân tài chủ chốt. Tỷ lệ bỏ việc 15% /năm của
Amazon là tương đương với các công ty thương mại điện tử khác, nhưng
các nhà quản lý cao cấp của Amazon có tỷ lệ bỏ việc cao hơn. Amazon lý giải
đây là do ngành công nghệ tăng trưởng nóng và khi bong bóng công nghệ
nổ tung thì nhiều người ra đi. Trong vòng 2 năm, đã có tới 20 trong số 50
nhà quản trị cao cấp nhất của tập đoàn dứt áo ra đi. Một nhà quản lý cấp
cao của Amazon nhận định rằng lý do khiến nhân tài ở đây liên tục ra đi là vì
ai cũng biết đây là công ty một chủ của Bezos và rốt cục dù giỏi giang đến
đâu họ cũng chỉ là người làm thuê. Họ có thể được trả lương cao và được
thăng chức, nhưng họ biết chắc là có ở lâu đến đâu thì họ cũng không thể
mơ tới chức CEO được.

2. Quy tắc 2 chiếc pizza.


 Bezos nổi tiếng là nhà quản lý khắt khe với "Quy tắc Hai chiếc Pizza": Không
nên có đội nhóm nào cần ăn nhiều hơn hai chiếc pizza.
 Tức là các nhóm chuyên môn chỉ giới hạn với từ 5-7 người, cho phép toàn
đội có thể kiểm tra các ý tưởng của nhau mà không phải qua tay quá nhiều
người. Đồng thời tránh việc suy nghĩ chạy theo số đông - một trong những
điều mà Bezos rất căm ghét.

 Những nhóm nhỏ này có thể tạo ra những đổi mới to lớn trong toàn công
ty, ví như chương trình Gold Box Deal, một khuyến mãi đã được áp dụng
phổ biến dành cho khách hàng giao dịch trong một thời gian giới hạn.
3. Không trò chuyện quá nhiều.
 Trong một cuộc họp đầu những năm 2000, có ý kiến rằng các đội nhóm cần
giao tiếp ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên Bezos đã đứng bật dậy và gạt
phắt đi, "Không được, giao tiếp thật là khủng khiếp".
 Tại sao việc chuyện trò quá nhiều lại trở thành vấn đề? Giao tiếp chéo giữa
các nhóm sẽ giới hạn sự độc lập của nhóm, dẫn đến việc mọi người dễ đồng
ý thỏa hiệp với nhau. Điều đó đối nghịch với văn hóa "sáng tạo từ xung đột"
vốn tạo nên Amazon.
4. Tạo môi trường đối kháng.
 Những nhân viên giỏi ở Amazon thường là những người trưởng thành trong
một môi trường làm việc thù địch với đầy rẫy những xích mích và bất đồng
 Tại Amazon, các cuộc tranh luận công khai và thẳng thắn của ai đó với cấp
trên để bảo lưu quan điểm của mình là việc xảy ra thường xuyên. Đó cũng
là một đặc điểm quản trị đã hình thành nên nền văn hóa của Amazon. Dù
muốn hay không, các cấp quản trị của Amazon vẫn phải chấp nhận và trân
trọng lý lẽ đúng đắn của cấp dưới nếu như họ giành phần thắng trong các
cuộc tranh luận.

 Bên cạnh đó, mọi người ở đây đều phải tin tưởng tuyệt đối vào triết lý
“Cạnh tranh để sáng tạo” mà người đứng đầu Amazon đã đưa ra. Trong bất
cứ tình huống nào, hoàn cảnh nào thì ở Amazon, việc thỏa hiệp để tạo lợi
ích cho các “phe phái” luôn là điều cấm kỵ.
5. Chính sách khuyến khích nhân viên.
 Tại Amazon, các nhân viên nhận được những ưu đãi đáng kể như được cấp
cổ phiếu để khuyến khích họ làm việc. Ngoài ra, trong một vài trường hợp,
nhân viên còn được khuyến khích ra quyết định mà không cần phải xin
phép sếp.
 Amazon thiết lập một giải thưởng cho các nhân viên thi đua mang tên "Just
do it", theo đó người đoạt giải là những nhân viên có thành tích đóng góp
với tập đoàn mà không cần sự chấp thuận của CEO.
 Mục đích của Bezos là khuyến khích mọi người chủ động với công việc
của mình

C. Trong đối ngoại


1. Jeff bezos bị ám ảnh bởi những bí mật.
 Các sản phẩm của Amazon luôn bị bao phủ một tấm màn bí mật trước ngày
công bố. Ngoại trừ vài thông tin hiếm hoi ít quan trọng chính thức công bố,
mọi thông tin xuất hiện trước ngày ra mắt đều chỉ là những tin đồn hoặc
phỏng đoán.
VD: Thông tin về máy tính bảng Kindle Fire kín như bưng khiến giới
truyền thông và dư luận lại càng "đoán già đoán non". Điều này khiến
Kindle Fire thu hút được nhiều sự quan tâm ngay trước khi xuất hiện.
Amazon rất thành công với chiến lược giữ bí mật về sản phẩm và dùng
chính tin đồn để quảng cáo và thổi phồng về thiết bị của mình.
 Amazon không cho Melville House biết số lượng sách của nhà xuất bản này
đã được bán ra. Amazon cũng giữ bí mật doanh số của Kindle và không tiết
lộ số lượng nhân viên ở Seatle là bao nhiêu.
 Amazon giữ bí mật với cả đối tác của mình
 Chưa hết, địa điểm làm việc của các nhân viên Kindle ở trụ sở Seatle được
gọi là "Khu vực 51" (tên gọi một căn cứ quân sự tuyệt mật của Hoa Kỳ).
Chẳng ai biết nó ở chỗ nào nếu không phải là người trực tiếp tạo ra sản
phẩm.
 Bezos muốn cung cấp thông tin và kể câu chuyện của Amazon theo cách
riêng của mình, một cách chu đáo thông qua những bức thư gửi các cổ
đông.

2. Bezos – người thực hiện triệt để tuyên ngôn “Khách


hàng luôn đúng” trong kỷ nguyên số.
 Các nhà quản lý ở công ty Amazon cho hay Bezos tỉ mỉ và có phần khắc
nghiệt. Nhưng nhân vật tác động lớn nhất đến công việc và cuộc sống
của họ lại có biệt danh “chiếc ghế trống”. Bezos đặt một chiếc ghế tại
bàn họp và thông báo với tất cả những người có mặt rằng ghế đó luôn
có người ngồi – người đóng vai trò quan trọng nhất trong phòng họp –
đó chính là khách hàng.

3. Không để cho ai từ chối đề nghị của mình.


 Vào năm 2004, Amazon đã để mắt đến Melville House, nhà xuất bản
sách khoa học và truyện hư cấu vừa ra đời, có trụ sở tại Brooklyn (New
York, Mỹ). Đồng sáng lập MH Dennis Johnson đã miêu tả cuộc thương
thảo với Amazon lúc đó như “ngồi ăn tối với ông trùm”. Theo The New
Yorker, Amazon muốn nhận tiền hoa hồng mà không phải tiết lộ lượng
bán sách của Melville House trên trang của mình. Dennis Johnson đã chỉ
trích chính sách đó và bày tỏ sự lo lắng với tạp chí Publishers Weekly.
Một ngày sau khi cuộc phỏng vấn của Johnson xuất hiện trên báo, nút
“Mua” các tác phẩm của Melville House trên Amazon đột nhiên biến
mất.
 Nhằm theo đuổi lợi nhuận một cách triệt để trong giai đoạn đổi mới của
công ty, Amazon tiếp cận các nhà xuất bản lớn rất quyết liệt. Công ty yêu
cầu mức chiết khấu lớn hơn cho đơn hàng số lượng lớn, thời gian thanh
toán lâu hơn và thay đổi phương thức chuyển đổi hàng để Amazon nhận
được chiết khấu cao hơn từ đối tác vận tải của công ty. Tất nhiên các
nhà xuất bản chẳng thích thú gì hành động này, một số trong số đó đã
phản ứng quyết liệt và không tuân theo. Để trừng trị kẻ chống đối,
Amazon sử dụng triệt để sức mạnh thị trường của mình: khi một nhà
xuất bản chống đối, Amazon ngừng chạy các thuật toán đề xuất cho
cuốn sách của các nhà xuất bản này và doanh số của “những kẻ lạc lối”
thường giảm tới 40%. Khoảng 30 ngày sau, những công ty này sẽ tìm
cách quay lại bàn đàm phán và chấp nhận nhưng yêu cầu thậm chí còn
vô lí hơn của Amazon.

You might also like