You are on page 1of 5

Họ và tên : Trần Khánh Huyền

MSV : 93138
Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ
Đặng Lê Nguyên Vũ (sinh ngày 10 tháng 2 năm 1971) là một doanh nhân Việt Nam. Ông
là người sáng lập, chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên, Việt Nam. Ông
là người được National Geographic Traveller và Forbes Asia vinh danh là "Vua Cà phê
Việt Nam".
1. Sơ lược về tiểu sử
- Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ngày 10 tháng 2 năm 1971 tại huyện Ninh Hòa, tỉnh
Khánh Hòa (quê quán: Hòa Vang, Đà Nẵng) trong một gia đình nông dân nghèo.
- Năm 1979, gia đình ông chuyển đến sinh sống ở huyện miền núi M’drak, tỉnh Đắk
Lắk, Việt Nam.
- Năm 1992, ông nhập học Khoa Y, Đại học Tây Nguyên. Trong giai đoạn này ông
đã bắt đầu các hoạt động tìm tòi và nghiên cứu về lĩnh vực cà phê.
- Năm 2013, Đặng Lê Nguyên Vũ đi M’drăk để thiền định trong thời gian 49 ngày.
- Ngày 16 tháng 6 năm 2018, sau gần 5 năm thiền định, Đặng Lê Nguyên Vũ tái xuất
để công bố thương hiệu cà phê Trung Nguyên Legend.
2. Lịch sử hình thành Cà phê Trung Nguyên
- Năm 1996, Đặng Lê Nguyên Vũ lập hãng Cà phê Trung Nguyên tại Buôn Ma
Thuột.
- Năm 1998, công ty Trung Nguyên lần đầu tiên mở quán cà phê ở Thành phố Hồ
Chí Minh. Tính đến tháng 11/2018, chuỗi cửa hàng nhượng quyền Trung Nguyên
Legend Cafe có 64 cửa hàng, đứng thứ 3 Việt Nam sau The Coffee House
và Highlands Coffee. Năm 2003, cùng với việc phát triển thương hiệu cà phê hòa
tan G7, Trung Nguyên dần dần khẳng định chỗ đứng trong thị trường cà phê Việt
Nam mặc dù chỉ chiếm một thị phần khiêm tốn.
- Năm 2005, Trung Nguyên khánh thành nhà máy chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam
tại Bình Dương.
3. Thuận lợi và khó khăn khi khởi nghiệp
a. Thuận lợi
b. Khó khăn
- Từ nhỏ, chứng kiến cảnh mình mẹ phải lo lắng mọi việc trong nhà, gia đình sống
trong cảnh nghèo khó, ông Nguyễn Vũ phụ giúp mẹ và kiếm tiền cho cuộc sống gia
đình; ông đi làm thuê từ rất sớm, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như bẻ ngô, chăn
lợn hay giúp mẹ đóng gạch.
- Năm 1981, bố ông gặp trọng bệnh, gia cảnh sa sút, hình thành ý chí làm giàu trong
ông. Ngoài việc đi học, ông còn đi làm thêm kiếm sống. Vào thời gian này, Nguyên
Vũ đã bắt đầu các hoạt động tìm tòi và nghiên cứu về cà phê.
- Năm 1992 , nhập học khoa Y , Đại học Tây Nguyên . Vừa đi học ông vừa đi làm
kiếm sống. Khi đang học ở năm thứ ba, ông quyết định bỏ học khi chợt nhận ra
mình không muốn trở thành bác sĩ. Và như vậy ông đã quyết định lên nhà chú ở Sài
Gòn để bắt đầu lập nghiệp. Nhưng thật không may ông đã bị chú trả về Đắk Lắk
bằng chiếc vé máy bay kèm với câu nói “học cho xong đi đã”.
- Năm 1996 , hợp tác với 3 người bạn lập nên “Hàng cà phê Trung Nguyên ”, bấy
giờ chỉ là một cơ sở rang xay với diện tích vài m2 và chiếc máy rang bằng tay cũ
kĩ, và công việc giao cà phê rang xay cho các quán khác
- Mảng cà phê hòa tan đầu tiên của Trung Nguyên trở thành một thế lực lớn cạnh
tranh trực tiếp với các thương hiệu cà phê lớn trên thị trường Việt hiện nay như
Nestle, Vinacafe… Theo thống kê của Nielsen, chỉ 3 thương hiệu này đã chiếm trên
80% thị phần cà phê hòa tan Việt Nam trong năm 2014.

4. Những kết quả đã đạt được


- Năm 2010, cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu ra hơn 60 quốc gia trên thế giới
như Mỹ, Canada, Nga, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, khối Asean.
- Vào ngày 27/4/2011, Cà phê Trung Nguyên được nhắc tên trên tờ báo Financial
Times danh tiếng như một trường hợp nghiên cứu điển hình về mô hình doanh
nghiệp thành công.
- Đến tháng 2 năm 2012 ông Đặng Lê Nguyên Vũ được vinh danh một cách chính
thức trên tạp chí National Geographic Traveller là “Vua Cà phê Việt”.
- Đến tháng 8 năm 2012 ông lại được tạp chí Forbes vinh danh với lời ca ngợi “zero
to hero” (từ nhân vật vô danh thành anh hùng)
- Năm 2013 cà phê hòa tan G7 Trung Nguyên kỷ niệm 10 năm ra đời.
- Năm 2015, cho ra đời mô hình Trung Nguyên Legend - Café của giàu có và hạnh
phúc. Là chuỗi cà phê lớn nhất Đông Nam Á.
- Đến năm 2016, đã hợp nhất Trung Nguyên Legend và danh xưng, tầm nhìn sứ
mạng mới. Cho ra mắt mô hình Trung Nguyên Family - Café năng lượng - Café đổi
đời.
- Năm 2017, tiếp tục cuộc hành trình khẳng định vị thế Thương Hiệu Việt ra quốc tế
5. Những tố chất nổi trội dẫn đến thành công
- Không hề giấu giếm bí quyết của mình; ông từng chia sẻ:” Tôi tự thấy mình có
trách nhiệm với thanh niên Việt Nam. Muốn họ hiểu rằng, tôi làm được; họ cũng
làm được”. Ông tin rằng, giới trẻ bây giờ có điều kiện hơn, lại được học hỏi từ thế
hệ trước, nếu dám hành động thì nhất định sẽ thành công.
- Quyết tâm không từ bỏ. Đi lên với 2 bàn tay trắng, biết bao khó khăn sóng gió và
sự chê bai. Ông Vũ vẫn quyết tâm lập nghiệp, ông đạp xe đi khắp nơi mua cà phê
mang về rang, xay rồi đi bán cho các quán cà phê. Ông cho rằng “chỉ có cống hiến
hết mình mới mang lại thành công”
- Truyền thông tầm nhìn và sứ mệnh cả trong nước và quốc tế. Ông Vũ luôn khẳng
định thương hiệu của mình là cà phê Việt và dành cho những khách hàng hiểu được
giá trị này. Ông muốn sử dụng tách cà phê để truyền tải bản sắc dân tộc, và điều
này được khẳng định ở cả trong nước và nước ngoài.
- Hướng đến đào tạo nhân tài, xây dựng cộng đồng. Để thực hiện tầm phủ sóng của
mình, Trung Nguyên rất tham gia nhiều chính sách và dự án hỗ trợ cộng đồng. Từ
đó thương hiệu của họ đã được người dân tin tưởng, yêu thích. Tên tuổi của CEO
cũng rất nổi tiếng.
Doanh nhân thế giới – Jeff Bezos
Jeffrey Preston Bezos (sinh ngày 12 tháng 1 năm 1964) là doanh nhân, nhà tư bản công
nghiệp, trùm truyền thông và nhà đầu tư người Mỹ. Bezos được biết đến như là người sáng
lập và là chủ tịch Hội đồng quản trị công ty công nghệ đa quốc gia Amazon.
Hiện nay, qua nhiều năm phát triển, trang web Amazon.com đã trở thành kênh bán lẻ lớn
nhất World Wide Web với sự tham gia hàng hàng triệu nhà bán hàng lẻ và các thương hiệu
lớn.
Jeff Bezos còn được biết đến với vai trò là nhà từ thiện tích cực, luôn ủng hộ, hỗ trợ khoản
kinh phí lớn cho các hội từ thiện và là nhà đầu tư lớn, xuất sắc của Hoa Kỳ.
1. Sơ lược về tiểu sử
- Jeffrey Preston Jorgensen sinh ra tại Albuquerque, New Mexico. Vào thời điểm
Jeff được sinh ra, mẹ ông đang là học sinh trung học 17 tuổi còn cha là chủ một cửa
hàng xe đạp.
- Một trong những người có ảnh hưởng khá lớn tới Bezos chính là ông của Jeff –
Preston Gise.
- Sau khi gia đình ông chuyển tới Miami, Florida thì ông theo học tại Trung học
Miami Palmetto. Sau đó tham dự tiếp chương trình đào tạo khoa học của Đại học
Florida.
- Ông bắt đầu công việc kinh doanh đầu tiên của minh ngay khi vẫn còn đang học
Trung học.
- Vào năm 1982, ông bắt đầu theo học máy tính tại trường Đại học Princeton và được
bầu vào nhiều tổ chức xã hội.
- Năm 1984, ông bắt đầu làm thêm công việc lập trình viên/nhà phân tích tại Na Uy.
- Năm 1985, cải tiến chương trình IBM ở California.
- Năm 1986, tốt nghiệp bằng cử nhân Summa cum laude ngành kỹ thuật điện và khoa
học máy tính. Và ngay sau khi tốt nghiệp, ông đã làm việc tại các công ty như: Fitel
Bankers Trust, DE Shaw tại phố Wall.
- Năm 1990, Jeff Bezos trở thành Phó Chủ tịch tại DE Shaw & Co, đồng thời cũng là
Phó Chủ tịch trẻ nhất của công ty.
- Sau 4 năm gắn bó với DE Shaw & Co, ông quyết định nghỉ việc và năm 1995 thì
thành lập Amazon.com
2. Lịch sử hình thành Amazon
- Năm 1994, Jeff Bezos thành lập Amazon. Ông chọn trụ sở chính tại Seattle vì kỹ
thuật máy tính của Microsoft cũng nằm ở đây.
- Vào tháng 5 năm 1997, Amazon đã trở thành công ty đại chúng.
- Công ty bắt đầu bán nhạc và video vào năm 1998, lúc đó nó bắt đầu hoạt động trên
phạm vi quốc tế bằng cách mua lại những công ty bán sách trực tuyến ở Vương
quốc Anh và Đức. Năm sau, công ty cũng bắt đầu bán các trò chơi video, đồ điện tử
tiêu dùng, đồ gia dụng, phần mềm, trò chơi và đồ chơi.
- Năm 2002, tập đoàn này thành lập Amazon Web Services (AWS), nơi cung cấp dữ
liệu về mức độ phổ biến của trang web, mô hình lưu lượng truy cập Internet và các
số liệu thống kê khác cho các nhà tiếp thị và nhà phát triển.
- Vào năm 2006, tổ chức này đã phát triển danh mục AWS của mình khi Elastic
Compute Cloud (EC2), cho thuê sức mạnh xử lý máy tính cũng như Dịch vụ lưu trữ
đơn giản (S3), cho thuê lưu trữ dữ liệu qua Internet, được cung cấp. Cùng năm đó,
công ty thành lập Fulfillment by Amazon, nơi quản lý tài sản của các cá nhân và
công ty nhỏ, và bán đồ đạc của họ thông qua trang web của công ty.
- Năm 2012, Amazon đã mua Kiva Systems để tự động hóa hoạt động kinh doanh
quản lý hàng tồn kho, mua chuỗi siêu thị Whole Food Market 5 năm sau vào năm
2017.
3. Thuận lợi và khó khăn khi khởi nghiệp
a. Thuận lợi
- Cha mẹ Bezos đã rất tin tưởng vào con trai của mình. Họ đầu tư 245.573 USD vào
Amazon vào năm 1995 năm 1997.
b. Khó khăn
- Khởi nghiệp Amazon là một canh bạc đối với Bezos: Ông rời bỏ một công việc ổn
định tại một quỹ đầu cơ ở thành phố New York và chuyển đến Seattle để bắt đầu
Amazon từ garage của mình vào thời điểm mà hầu hết mọi người thậm chí còn
không biết Internet là gì
- Mới đầu, Jeff đặt trụ sở của Amazon tại một garage xe cũ, chỉ đủ diện tích cho một
khu làm việc cùng ở một địa điểm bếp. Ông cũng đã tổ chức đa số các cuộc họp tại
khu phố Barnes & Noble.
- Cuối năm 1993, Bezos thành lập cửa hàng sách trực tuyến nhỏ. Sau đó đến cuối
năm 1994, ông quyết định thành lập Amazon sau khi nghỉ việc tại Công ty D.E.
Shaw & Co. Amazon bắt đầu là một cửa hàng sách trực tuyến.
- Ban đầu công ty mới lấy tên là Cadabra nhưng sau đó đổi tên thành Amazon. Để
thành lập nên Amazon, Bezos đã phải mượn cha mẹ mình khoản tiền 300.000 USD.
Khi mới được thành lập, nhiều nhà tư bản dự đoán rằng, 70% công ty sẽ thất bại và
phá sản.
4. Những kết quả đã đạt được
- Ngày 27/7/2017 đ.ánh dấu một cột mốc quan trọng, khi giá cổ phiếu của Amazon
tăng đột biến lên đến 1,083.31 USD, khiến tỷ phú Jeff Bezos trở thành người giàu
nhất thế giới với tài sản ròng trị giá 90,9 tỷ USD,
- Amazon là một trong số ít các công ty đạt mức vốn hóa thị trường nghìn tỷ USD.
Doanh thu của công ty năm 2022 đạt 513,98 tỷ USD, tăng 9% so với 469,82 tỷ
USD vào năm 2021 và tăng theo đơn đặt hàng hàng chục tỷ mỗi năm.
- Năm 2015, Amazon đã vượt qua Walmart trở thành nhà bán lẻ có giá trị nhất tại
Hoa Kỳ tính theo giá trị vốn hóa thị trường.
- Vào năm 2017, Amazon đã mua lại Whole Foods Market với giá 13,4 tỷ đô la, điều
này đã làm tăng đáng kể sự hiện diện của Amazon với tư cách là một nhà bán lẻ
truyền thống.
- Năm 2018, Bezos tuyên bố rằng dịch vụ giao hàng trong hai ngày của họ, Amazon
Prime, đã có trên 100 triệu người đăng ký trên toàn thế giới.
- Năm 2018, Amazon mua lại công ty bảo mật gia đình Ring với giá hơn 1 tỷ USD.
Việc này không chỉ mang lại cho Amazon vị trí dẫn đầu trong thị trường an ninh
gia đình mà còn đem lại cơ hội quan trọng để mở rộng các thiết bị nhà thông minh
được tích hợp trợ lý ảo Alexa.
- Tháng 9 năm đó, vốn hóa thị trường của Amazon lần đầu tiên vượt qua cột mốc
1.000 tỷ USD. Amazon là công ty thứ 3 trong lịch sử đạt được con số ấn tượng này.
- Tháng 4/2019, Amazon công bố kế hoạch cải thiện giao hàng cho thành viên
Prime: thay vì 2 ngày, Amazon đã rút ngắn xuống còn 1 ngày! Tuy chi phí là không
nhỏ nhưng công ty đã thu được lợi ích lớn trong dài hạn với sự gia tăng cả về lượng
đăng ký Prime lẫn doanh số bán hàng tổng thể.
- Tháng 8/2020, Amazon khai trương cửa hàng tạp hóa mang nhãn hiệu "Amazon
Fresh" đầu tiên ở California. Đáng chú ý, đây không phải là cửa hàng Whole Foods
mà được thiết kế như một lựa chọn thay thế rẻ hơn, có mối liên hệ chặt chẽ hơn với
các dịch vụ và sản phẩm của Amazon.
- Amazon phân phối tải xuống và phát trực tuyến video, âm nhạc, audiobook thông
qua các công ty con Amazon Prime Video, Amazon Music và Audible.
- Amazon cũng có một chi nhánh xuất bản, Amazon Publishing, một hãng phim và
truyền hình, Amazon Studios và một công ty con về điện toán đám mây, Amazon
Web Services.
- Công ty cũng sản xuất hàng điện tử tiêu dùng bao gồm thiết bị đọc ebook Kindle,
máy tính bảng Fire, Fire TV, và các thiết bị Echo. Ngoài ra, các công ty con của
Amazon cũng bao gồm Ring, Twitch.tv, Whole Foods Market và IMDb.
5. Những tố chất nổi trội dẫn đến thành công
- Jeff Bezos cho rằng: "Khách hàng muốn thứ gì đó tốt hơn và thường thậm chí
không biết nó là gì. Mục đích của bạn là làm hài lòng người tiêu dùng và khuyến
khích bản thân phát minh ra những thứ mới.
- Jeff Bezos cho hay: “Hầu hết các quyết định đều đáng giá khi bạn đã có 70% thông
tin bạn muốn biết. Nếu bạn đợi 90% thì sẽ quá muộn”.
- “Mỗi khi chúng tôi thuê ai đó, người đó cần phải nâng tiêu chuẩn cao hơn. Điều
này cho phép toàn bộ nhóm cải thiện trong quá trình mở rộng và nâng cấp,” Bezos
nói.
- Lời khuyên của Jeff Bezos là “nếu bạn có 10% cơ hội nhận được mức lợi nhuận
gấp 100 lần, hãy đặt cược vào đó mỗi khi bạn có cơ hội”. Amazon Marketplace đã
thất bại trong hai lần ra mắt đầu tiên.
- Jeff Bezos nhận ra tiềm năng của cá nhân hóa thương mại điện tử và tập trung sự
chú ý của mình vào đây. Vì vậy, Amazon đã thành công và tiếp tục đổi mới để phù
hợp.
- “Đạt được nhiều hơn với ít chi phí hơn. Những hạn chế sinh ra sự khéo léo, độc lập
và tháo vát. Không ai đánh giá cao và tăng lương cho người làm gia tăng nhân
công, thổi phồng ngân sách và chi phí” - Jeff Bezos cho biết.
- Jeff Bezos đã giải thích trong một lá thư gửi cho các cổ đông: “Một số doanh
nghiệp lựa chọn văn hóa cạnh tranh nhằm cố gắng vượt qua các đối thủ. Một số lại
lựa chọn hoặc bị thu hút bởi một văn hóa làm việc khác. May mắn thay, thế giới có
rất nhiều cách tiếp cận rất khác nhau, hiệu quả cao. Chúng tôi không bao giờ nói
rằng phương pháp của chúng tôi là đúng. Nó chỉ là thuộc về chúng ta thôi".
- Việc phá vỡ các phương thức kinh doanh truyền thống đã giúp Jeff Bezos làm nên
thành công của Amazon.

You might also like