You are on page 1of 2

Tóm tắt quá trình khở nghiệm Phạm Nhật Vượng

-Ông khởi nghiệp với việc mở một cửa hàng ăn tại nhà số 5, cao tốc Aminevskoe, nơi có nhiều
người Việt sinh sống vào những năm 1990.
-Sau khi kết hôn, ông chuyển tới thành phố Kharkov, tiếp tục vay 10.000 USD và đến Kiev, mở
một cửa hàng ăn khác lấy tên Việt Nam Thăng Long.
-Đến ngày 8/8/1993, ông lập thương hiệu Mivina và bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền sau khi vay
10.000 USD từ những người bạn Việt Nam và tiếp tục vay Ngân hàng châu Âu để mở rộng sản
xuất sang các sản phẩm khác như rau thơm khô đóng gói, bột khoai tây, soup, …
Sự xuất hiện của mỳ “Mivina” vào năm 1995 rất đúng thời điểm nên nhanh chóng trở nên phổ
biến ở đất nước Ukraine.
-Chỉ trong vòng một năm, Phạm Nhật Vượng đã bán được 1 triệu gói mỳ. Đến năm 2004,
mức tiêu thụ mỳ Mivina ở Ukraine đạt mức cao kỷ lục, 97% người tiêu dùng sử dụng loại sản
phẩm này. Thương hiệu Mivina sau đó trở thành tên gọi chung cho tất cả đồ ăn nhanh ở Ukraine.
-Năm 2010, tập đoàn Nestle của Thụy Sỹ đã chi 150 triệu USD để mua lại công ty Technocom –
một công ty hàng đầu trong lĩnh vực đồ ăn nhanh của Ukraine do ông Phạm Nhật Vượng thành
lập năm 1993.
-Thời điểm này, Technocom có hai nhà máy ở Kharkov với doanh thu lên tới 100 triệu
USD/năm. Technocom có 1.900 nhân viên, sản phẩm của công ty này được xuất sang 20 quốc
gia, trong đó có Nga, các nước Baltic, Đức, Hungary, Israel, Ba Lan và Romania.
-Những năm 1997 – 1998, ông Vượng chia sẻ chỉ nghĩ kiếm được 2 triệu USD sẽ ngừng kinh
doanh về hưu, nhưng không dừng ở đó, ông quyết định về nước làm ăn.
-Năm 2000, song song với việc điều hành công việc kinh doanh ở Ukraine, ông Vượng mở 2
công ty tại Việt Nam. Ông bắt đầu thu lợi nhuận từ các doanh nghiệp Ukraine đầu tư bất động
sản ở Việt Nam sau khi thành lập Vinpearl năm 2000 và Vingroup vào năm 2002.
-Năm 2007, Vingroup niêm yết trên sàn chứng khoán và hiện là một trong 5 công ty có vốn
hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Theo đánh giá của tờ Forbes, tài sản của ông vào tháng 8/2015 đạt 1,65 tỷ USD, số vốn hóa công
ty Vingroup đạt 3 tỷ USD. Ông trở thành tỷ phú USD đầu tiên ở Việt Nam và liên tục nằm trong
danh sách các tỷ phú do Forbes bình chọn.
-Hiện nay, ông Phạm Nhật Vượng đang đầu tư vào các dự án giáo dục, làm từ thiện, xây dựng
các tổ hợp công viên như Công viên trung tâm ở New York, xây dựng các tòa nhà chọc trời, khu
du lịch trên đảo Phú Quốc, xây dựng 100 siêu thị và hàng 1000 cửa hàng, dự án e-commerce,
đầu tư trong nông nghiệp, thực phẩm sạch….

Tư tưởng quan điêm của Phạm Nhật Vượng :


Quan điểm tiền bạc là phương tiện làm việc của ông Phạm Nhật Vượng khá tương
đồng với các tỷ phú khác trên thế giới.

Chẳng hạn nhà sáng lập Virgin Group Richard Branson từng cho biết: "Phương châm
của tôi là nếu có tiền, tôi sẽ đầu tư vào các dự án mới và không giữ tiền quanh mình".
Điều này chính là nguyên tắc cơ bản của bất kỳ người kinh doanh nào: Tiền phải đẻ ra
tiền.
ông chia sẻ :
Ngày xưa là câu chuyện cơm áo gạo tiền. Đầu tiên khi đi làm là muốn kiếm tiền giúp bố
mẹ đỡ nghèo đỡ khổ. Sau này có tí tiền lên thì để mình sống một cách thoải mái sung
túc, vợ con đề huề. Dần dần lớn lên nữa thì công việc là đam mê. Và đến giờ mục tiêu
cuối cùng là làm được cái gì đó cho đời .

Ví dụ như bây giờ mục tiêu là phải có được một thương hiệu công nghiệp tốt. Hyundai
làm được, Toyota làm được, tại sao Việt Nam mình không làm được? Mỹ có Microsoft,
có Apple… tại sao mình không có được?

Cứ cho là mình không phải là số 1 nhưng bét ra cũng vào top 5, top 10 đi. Những cái
đó sẽ mang lại thương hiệu cho đất nước mình. Tóm lại, tôi muốn làm sao để đất nước
mình được người ta biết đến ở khía cạnh trí tuệ, đẳng cấp".

You might also like