You are on page 1of 2

Họ & tên: Phạm Nhật Vượng

Ngày sinh: 5 tháng 8, 1968


Quốc tịch: Việt Nam
Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: Hà Nội
Quê gốc: Hà Tĩnh
Nổi tiếng như: Doanh nhân, tỉ phú đô la đầu tiên của Việt Nam
Cha mẹ: Phạm Nhật Quang (cha)
Vợ: Phạm Thu Hương
Các con: Phạm Nhật Minh Hoàng, Phạm Nhật Quân Anh, Phạm Nhật Minh Anh
Học vấn: Đại học Thăm dò Địa chất LB Nga (1992), Trường Đại học Mỏ – Địa chất
Phạm Nhật Vượng là một doanh nhân và tỷ phú, hiện là Chủ tịch tập đoàn Vingroup. Ông được
xem là tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7 tháng 3 năm 2011 với
giá trị tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam tương đương 1 tỷ đô la Mỹ tại thời điểm
đó.
Ông cũng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes năm 2013.
Tài sản tính đến năm 2021 là 8,7 tỷ USD xếp 274 thế giới

Cuộc đời và sự nghiệp tỷ phú Phạm Nhật Vượng


Năm 1982 Phạm Nhật Vượng theo học tại trường Trường Trung học phổ thông Kim Liên, quận
Đống Đa, Hà Nội, năm 1985 ông tốt nghiệp.
Đến năm 1987, ông thi đỗ Đại học Mỏ địa chất Hà Nội và nhờ thành tích xuất sắc trong môn
Toán, ông được học bổng du học ở trường Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga.
Năm 1993, Phạm Nhật Vượng tốt nghiệp Đại học MGRI-RSGPU và kết hôn với một người bạn
cùng học đại học là bà Phạm Thu Hương.
Năm 1996, Phạm Nhật Vượng đã lập ra chợ Barabarosha rộng cả chục ha dành cho bà con người
Việt và cả những người dân địa phương về buôn bán. Nhờ các mỗi quan hệ thân tín, Phạm Nhật
Vượng thiết lập các đường dây chuyển hàng về Kharkov cung cấp cho chợ vòm, những nguồn
hàng này đã giúp cho chợ Barabarosha trở thành trung tâm phân phối hàng cho các chợ vùng
Đông Bắc Ucraina và khu vực lân cận.
Kharkov ngày càng thu hút được đông người từ các khu khác về sinh sống, kéo theo đó là đám
giang hồ bất hảo phiêu bạt về kiếm sống. Lúc đó, Phạm Nhật Vượng mới chỉ ngoài 25 nhưng đã
thể hiện bản lĩnh của mình.
Sau đó, với số vốn ban đầu vay được từ bạn bè là 10.000 USD, ông đã mở nhà nhà hàng tên
Thăng Long và thành lập công ty Technocom.
Vào ngày 8/8/1993, Pham Nhật Vượng bắt đầu sản xuất mì ăn liền Mi Vina. Theo quy trình sản
xuất, mì được nhật khẩu từ Việt Nam. Loại mì này rất mới mẻ với người dân Ukraina và lập tức
trở lên nổi tiếng.

Đến 1995, thương hiệu Mi Vina bắt đầu xuất hiện trên thị trường rồi nhanh chóng trở thành
thương hiệu nổi tiếng không chỉ ở Ucraina mà còn ra các nước lân cận. Tiếp sau đó là các sản
phẩm đóng sẵn như rau thơm khô và bột khoai tây được tung ra thị trường. Năm 2004, thương
hiệu Mi Vina chiếm 97% thị phần mì ăn liền trên thị trường. Năm 2007, doanh nghiệp của công
bắt đầu sản xuất thức ăn nhanh và thực phẩm đóng gói khác.
Từ năm 1993-1999, với vai trò là người đứng đầu công ty, ông đã đưa Technocom từ một công
ty nhỏ trở thành 1 tập đoàn hùng mạnh với thương hiệu Mivina danh tiếng số 1 trên thị trường và
nằm trong top 100 thương hiệu hàng đầu Ukraina.
Sau khi đã đưa tầm ảnh hưởng của thương hiệu Technocom ra khắp Châu Âu bằng các sản phẩm
thực phẩm xuất khẩu, năm 2010, sự nghiệp của ông rẽ sang trang mới khi Nesle mua lại
Technocom với mức giá 150 triệu USD. Vào thời điểm đó, ông Vượng còn sở hữu 2 nhà máy ở
Kharkov với doanh thu khoảng 100 triệu USD/năm. Công ty có khoảng 1.900 công nhân.
Sau đó, ông quyết định đầu tư về quê hương với việc tham gia thị trường du lịch và bất động sản.
Phạm Nhật Vượng quay trở về Việt Nam đúng thời điểm kinh tế bắt đầu bước vào thời kì bùng
nổ, Việt Nam bắt đầu bình thường hoá quan hệ với Mỹ, vai trò của kinh tế tư nhân bắt đầu được
khẳng định.

Tháng 9 năm 2009, Tập đoàn Technocom đổi tên thành Tập đoàn Vingroup (tên đầy đủ là:
Tập đoàn Đầu tư Việt Nam), chuyển trụ sở từ Kharkov (Ukraina) về Hà Nội (Việt Nam).
Từ 2010 đến nay, Phạm Nhật Vượng dốc toàn tâm toàn lực đầu tư cho Việt Nam với việc phát
triển hàng loạt các dự án nhà ở, khu đô thị, nghỉ dưỡng mang thương hiệu của Vingroup (Royal
city, Time city, Vinhomes Riverside, Vinpearl Nha Trang, Phú Quốc…), đưa các thương hiệu
này lên một tầm cao mới.

You might also like