You are on page 1of 1

Nêu những nét chung về tình hình Châu Á.

- Trước chiến tranh thế giới thứ 2, các nước Châu Á đều chịu sự bốc lột, nô
dịch nặng nề của các đế quốc thực dân.
- Từ sau năm 1945, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên, lan nhanh ra
cả châu Á.
- Tới cuối những năm 50, phần lớn các dân tộc châu Á đã giành được độc
lập, trong đó có nhiều nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a...
- Suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định bởi đã diễn ra nhiều
cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực Đông
Nam Á và Tây Á (còn gọi là Trung Đông).
- Sau Chiến tranh lạnh, ở một số nước châu Á đã diễn ra những cuộc xung
đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành
động khủng bố dã man (như giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan, hoặc ở Xri Lan-ca,
Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a...)
- Một số nước ở châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế,
tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và
Thái Lan.
Bảng niên biểu về các quốc gia ASEAN.
Tên quốc gia Thủ đô Ngày gia nhập
Indonesia Jakarta 8/8/1967
Thái Lan Băng Cốc 8/8/1967
Philippines Manila 8/8/1967
Malaysia Kuala Lumpur 8/8/1967
Singapore Singapore 8/8/1967
Brunei Bandar Seri Begawan 8/1/1984
Việt Nam Hà Nội 28/7/1995
Lào Viêng Chăn 23/7/1997
Myanmar Naypyidaw 23/7/1997
Campuchia Phnôm Pênh 30/4/1999
Đông Timor Dili 11/11/2022

Nêu thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN
- Thời cơ của Việt Nam khi gia nhập cộng đồng ASEAN:
+ Trong kinh tế: thu hút vốn và kĩ thuật của các quốc gia tiên tiến trong khu
vực, nâng cao trình độ phát triển kinh tế, phát triển du lịch dịch vụ;
+ Về văn hóa giáo dục: Được giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các nền
văn hóa truyền thống độc đáo,tiếp cận nền giáo dục cở các quốc gia tiên tiến;
+ Về an ninh-chính trị: chung tay giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu,
đảm bảo ổn định chính trị của khu vực, đồng thời nâng cao vị thế của Việt
Nam trong khu vực.
- Thách thức của Việt Nam khi gia nhập cộng đồng ASEAN:
+ Chênh lệch về mức sống, sự tăng trưởng và trình độ phát triển giữa các
nước;
+ Khác biệt về chế độ chính trị;
+ Sự giao thoa văn hóa đặt ra yêu cầu về việc chọn lọc, tránh sự lai căng về
văn hóa, tệ nạn xã hội.
+ Cạnh tranh với các nước đã có nền kinh tế phát triển hơn...

You might also like