You are on page 1of 3

3.

Mối quan hệ TTCK và Phát triển kinh tế trường hợp cụ thể Việt Năm
+ Lịch sử phát triển TTCK ở VN.
Lịch sử chứng khoán Việt Nam vào kỳ sơ khai 1996 – 2000
1996 là năm đánh dấu cho sự ra đời của lịch sử chứng khoán Việt Nam. Mở đầu là sự thành lập
của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam – ngày 28/11/1996. 2 năm sau, ngày 11/7/1998,
dựa vào Nghị định số 48/CP của Chính phủ, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được
khai sinh. Cùng lúc này, Trung tâm giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh cũng được thành
lập.
Đến hai năm sau, phiên giao dịch đầu tiên của thị trường mới được được diễn ra vào ngày
28/07/2000. Hai mã cổ phiếu được giao dịch là REE (thuộc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh) và
SAM (thuộc Công ty Cổ phần SAM Holdings). Đây là dấu mốc đầu tiên cho những biến chuyển
tiếp theo của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Lịch sử chứng khoán Việt Nam với những thăng trầm đáng nhớ giai đoạn 2001 – 2009
Đây là khoảng thời gian đánh dấu bước chuyển mình ngoạn mục của thị trường chứng khoán.
Song song với đó có nhiều người phất lên vì chứng khoán, cũng có những người táng gia bại sản
vì chứng khoán.
Từ năm 2001 – 2005, các nhà đầu tư và doanh nghiệp còn trong giai đoạn làm quen. Lúc này,
vốn hóa thị trường thường chỉ chiếm khoảng 1% GDP. Vào năm 2005, Trung tâm lưu ký chứng
khoán Việt Nam (VSD) được thành lập. Cùng với đó là sự ra đời của Trung tâm Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội (tiền thân của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội – HSX) vào ngày
8/3/2005. Thị trường chứng khoán bắt đầu được mở rộng với 2 sở giao dịch. Quy mô và chất
lượng phát triển nhanh chóng cùng lúc.
Sau đó, đến năm 2006, một bước nhảy vọt được tạo ra với những sự kiện quan trọng. Cụ thể,
tháng 1/2006, Vinamilk lên khiến giá trị vốn hóa của của HOSE tăng gấp đôi trong ngày. Cũng
trong năm này, 74 doanh nghiệp mới niêm yết trên sàn HOSE. Điều này giúp cho giá trị vốn hóa
thị trường tăng từ 7.400 tỷ đồng lên 148.000 tỷ đồng. Chỉ số VN-Index cũng lên mức 752 điểm,
tăng 144% chỉ sau một năm.
12/3/2007, chỉ số VN-Index đạt đỉnh lịch sử khi kết phiên ở 1.170,67 điểm. Con số này cao hơn
khoảng 3,9 lần so với thời điểm đầu năm 2006. Vào năm 2006, vốn hóa thị trường chứng khoán
chỉ chiếm khoảng 22% GDP. Thế nhưng chỉ sau 1 năm, vào năm 2007, con số này là 40%. Làn
sóng IPO của doanh nghiệp nhà nước là tác động chủ yếu khiến VN-Index đạt đỉnh vào năm này.
Điển hình trong đó là IPO của Bảo Việt, Đạm Phú Mỹ, Vietcombank, Tổng Công ty Tài chính
Cổ phần Dầu khí Việt Nam,…
Sau năm 2007, 2008 là thời điểm đen tối nhất trong lịch sử chứng khoán Việt Nam. Bị ảnh
hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, VN-Index khép lại năm 2008 với mức giảm 66%, rơi
xuống 316 điểm. Giá trị vốn hóa trên HOSE cũng đồng thời “bốc hơi” 195.000 tỷ đồng. Khép lại
giai đoạn này, ngày 24/6/2009, sàn Upcom được đi vào vận hành.
Những bước đổi mới đột phá hậu khủng hoảng từ năm 2010 – nay
Ngày 6/2/2012, chỉ số VN30 lần đầu tiên được ra mắt. VN30 là 30 cổ phiếu có giá trị vốn hóa
lớn được niêm yết trên sàn HOSE. Ngoài ra, vào 22/07/2013, thời gian giao dịch trên sàn HOSE
được kéo dài tới 15h hằng ngày. Sau đó khoảng 7 ngày, ngày 29/7/2013, thời gian giao dịch trên
HSX cũng được kéo dài tương tự. Thị trường chứng khoán đồng thời được bổ sung các loại lệnh
mới như: lệnh thị trường, ATC… Năm 2017, hình thức chứng khoán mới là chứng khoán phái
sinh được ra đời. Một loạt thay đổi trong thời gian trước cũng tạo ra những thay đổi tích cực.
Trong năm này, lịch sử chứng khoán Việt Nam chứng kiến hàng loạt con số liên tục “lập đỉnh”.
VN-Index tăng 48% lên 984 điểm. Vốn hóa thị trường tăng hơn 70%, tỷ lệ trên GDP lần đầu
vượt 50%. Tổng giá trị danh mục nhà đầu tư nước ngoài hơn 31 tỷ USD. Tiếp tục đỉnh cao, sau
10 năm, VN-Index lại thiết lập đỉnh mới vào ngày 9/4/2018 với 1.204 điểm. Tới 2019, phiên giao
dịch cuối năm đóng cửa ở mức điểm VN-Index 961, tăng 7,7% so với cùng kỳ. Thị trường Việt
Nam ghi nhận mức tăng điểm cao nhất khu vực Đông Nam Á. Cuối cùng, vào năm 2020, chứng
khoán Việt Nam đã trải qua những phiên suy giảm mạnh do tác động của đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán đã phục hồi và có những chuyển biến tích cực trong khoảng
thời gian tới đây.

Giới thiệu về hai sàn Giao dịch HOSE (HSX) và HNX


-HOSE hay Ho Chi Minh Stock Exchange, nó là tên viết gọi tắt của Sở Giao dịch Chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh. HOSE được chính thức thành lập vào 7/2000. Sàn HOSE là sàn giao
dịch chứng khoán trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Sàn HOSE ra đời với nhiệm vụ
quản lý hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết tại Việt Nam.
Hiện tại, HOSE đang là sàn chứng khoán lớn nhất tại Việt Nam. Đa số các công ty và doanh
nghiệp lớn đều niêm yết cổ phiếu ở sàn này. Hiện tại, có thể nói sàn HOSE chính là nơi các
doanh nghiệp niêm yết chứng khoán và là nơi phân phối các sản phẩm chứng khoán của các công
ty cổ phần ra bên ngoài công chúng.
-HNX là Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội hay Hanoi Stock Exchange. Đây là sàn giao dịch
chứng khoán Hà Nội (HNX) nơi mà các chứng khoán, cổ phiếu của của công ty đại chúng niêm
yết do Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội tổ chức và quản lí. Ngày 24/6/2009, Sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội chính thức hoạt động dưới dạng hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên, và Sở thuộc sở hữu của Nhà Nước với vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng.
Thực trạng phát triển kinh tế VN từ năm 1985-2020:

Trong suốt 35 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Nếu như trong
giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4% thì
giai đoạn 1991 - 1995, GDP bình quân đã tăng gấp đôi, đạt 8,2%/năm; các giai đoạn sau đó đều
có mức tăng trưởng khá cao; giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức bình quân 6,8%. Mặc dù năm 2020,
kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng tốc độ tăng GDP của Việt Nam
vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới.

Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 mới đạt 6,3 tỷ USD/năm thì đến
năm 2020 đã đạt khoảng 268,4 tỷ USD/năm. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được
cải thiện rõ rệt, năm 1985 bình quân thu nhập đầu người mới đạt 159 USD/năm thì đến năm
2020 đạt khoảng 2.750 USD/năm.

Những nỗ lực đổi mới trong 35 năm qua đã giúp cho môi trường đầu tư liên tục được cải thiện,
nhờ đó đã thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư cho phát triển. Tính riêng năm 2019, vốn đầu
tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành đạt 2.046,8 nghìn tỷ đồng; tổng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 38,02 tỷ USD, cao nhất trong vòng 10 năm lại đây. Năm 2020,
trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn là một điểm đến tin cậy cho các nhà đầu tư với
tổng vốn FDI đạt 28,5 tỷ USD. Ngoài ra, tại Việt Nam đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm
để làm động lực cho phát triển kinh tế vùng, miền và cả nước; phát triển các khu kinh tế, khu
công nghiệp tập trung nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển, đồng thời hình thành các vùng chuyên
môn hóa cây trồng, vật nuôi gắn với chế biến công nghiệp... Nhìn chung, các ngành, lĩnh vực của
nền kinh tế đều có bước phát triển mạnh mẽ

You might also like