You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-------***-------

MÔN: LÍ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ


ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM

NHÓM 03:

Trần Bảo Lâm Phạm Huy Hoàng


Phạm Lê Minh Dương Phương Anh
Trần Thảo Ngân Trần Việt Hà
Đào Thành Huy Phạm Hữu Thanh Phúc

Hà Nội, 2022
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM NĂM 2000 3


1.Thị trường chứng khoán 3
2. Thị trường bảo hiểm: 3
3. Thị trường bđs: 3
1993 – 1994 SỐT LẦN THỨ NHẤT 4
1995 – 2000 LAO DỐC VÀ ĐÓNG BĂNG 4

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2010 5


1. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN GIAI ĐOẠN 2000-2010 5
2. THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NĂM 2000 – 2010 7
3.Thị trường BĐS 8
a) “NÓNG” VÀ “SỐT” (2000 – 2003) 8
b) “ĐÓNG BĂNG” TOÀN PHẦN (2004 – 2006) 9
c) KHỞI SẮC (2007 – 2008) 10
d) HỒI PHỤC VÀ KỲ VỌNG (2009 – 2010) 11

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NĂM 2016-2020 12
1. TTTC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TÁI CƠ CẤU 12
a) Về cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng 12
b) Về cơ cấu lại các TCTD vi mô và phi ngân hàng 15
c) Về cơ cấu lại thị trường chứng khoán và bảo hiểm 16

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐẠI DỊCH
COVID-19 19
1. Thị trường chứng khoán 19
a) Năm 2020 19
b) Năm 2021 21
2. Thị trường bảo hiểm: 22
a) Năm 2020 22
b) Năm 2021 24
3. Thị trường bất động sản 25
3.1. Năm 2020 25
3.2. Năm 2021 29
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM NĂM 2000
1.Thị trường chứng khoán

Trong năm 2000, thị trường chứng khoán Việt Nam đã gặp một

- Ngày 28-7-2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM chính thức đi vào
hoạt động với 2 mã cổ phiếu giao dịch đầu tiên là REE và SAM.

Từ khoảng thời gian thị trường chứng khoán mới được khai sinh cho tới hết năm
2000, ta có thể thấy những số liệu như : đã có 5 mã số Cổ phiếu cùng 4 mã số Trái
phiếu. Giá trị hóa vốn tăng từ 0.4 -> 1.00 nghìn tỷ đồng. Chỉ số VNindex cũng có biến
chuyển từ 100 -> 206.83

=> Thị trường chứng khoán Việt Nam đang có những bước tiến đầu tiên đánh dấu sự
hình thành và làm quen của các nhà đầu tư với 3000 tài khoản cùng với mức vốn hóa
thị trường cổ phiếu/GDP chỉ chiếm 0,22%.

2. Thị trường bảo hiểm:

- Năm 2000, Luật Kinh doanh bảo hiểm đã tạo điều kiện cho một loạt doanh nghiệp
bảo hiểm được thành lập và thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực
này. Có 2 công ty liên doanh là Công ty liên doanh bảo hiểm Việt-úc và Công ty Bảo
hiểm nhân thọ Bảo Minh CGM kèm theo 4 công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài.
Thị trường bảo hiểm có lúc bấy giờ có quy mô 3.174 tỷ đồng với Tỷ trọng phí bảo
hiểm/GDP cả nước là 0,72%.

3. Thị trường bđs:


1993 – 1994 SỐT LẦN THỨ NHẤT
• Luật Đất đai 1993 ra đời cho phép việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất dễ dàng
hơn.
• Tăng trưởng kinh tế đạt đỉnh.
• Nhu cầu đất ở và đất sản xuất tăng cao, giao dịch bùng nổ.
Cơn sốt đầu tiên diễn ra trong bối cảnh Luật Đất đai năm 1993 ra đời cho phép việc
chuyển nhượng quyền sử dụng đất dễ dàng hơn. Đây được xem là thời hoàng kim của
tăng trưởng kinh tế khi GDP năm 1993 tăng tới 8,1%, năm 1994 tăng 8,8% và đỉnh
điểm năm 1995 tăng 9,5%. Tăng trưởng mạnh của GDP khiến người ta tin vào tương
lai sáng lạn của nền kinh tế, thúc đẩy giá nhà đất tăng mạnh.

1995 – 2000 LAO DỐC VÀ ĐÓNG BĂNG


• Nghị định số 18 và 87 về thuê đất (1994), ngăn chặn hiện tượng đầu cơ.
• Khủng hoảng kinh tế châu Á (1997-1998).
• Nhà đầu tư bán tháo khiến cung vượt cầu, thị trường lao dốc.
Nhà nước ban hành 2 nghị định là Nghị định số 18 và 87 về thuê đất, nhằm ngăn chặn
hiện tượng đầu cơ, điều tiết thị trường. Theo đó, người sử dụng đất phải trả tiền hai lần
(tiền chuyển quyền sử dụng đất và tiền thuê đất). Hai nghị định này buộc các nhà đầu
cơ sử dụng đòn bẩy tài chính để tham gia thị trường phải bán tháo đất đai đang nắm giữ
để trả tiền cho Ngân hàng. Làn sóng xả hàng ồ ạt diễn ra đã làm cho thị trường bất động
sản ở trạng thái cung vượt cầu và quay đầu lao dốc.
Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế châu Á khởi nguồn từ Thái Lan đã làm cho một số
dự án bất động sản của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thất bại, góp phần làm cho thị
trường suy thoái.
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2010
1. Thị Trường Chứng Khoán Giai Đoạn 2000-2010

Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) chính thức đi vào hoạt động vào năm
2000 với việc vận hành sàn giao dịch chứng khoán (SGDCK) TP.HCM vào ngày
20/7/2000 và SGDCK Hà Nội vào ngày 8/3/2005 Trong giai đoạn 2000-2010 lịch sử
chứng khoán Việt Nam chứng kiến những dấu mốc ấn tượng. Đây cũng là khoảng thời
gian đánh dấu bước chuyển mình ngoạn mục của thị trường chứng khoán. Song song
với đó, giai đoạn đen tối nhất của thị trường cũng tới. Có nhiều người phất lên vì
chứng khoán, cũng có những người táng gia bại sản vì chứng khoán. Khi đó nước ta
đã đạt được một số thành tựu sau đây:

Từ năm 2001 – 2005, thị trường không có nhiều biến chuyển. Các nhà đầu tư và
doanh nghiệp còn trong giai đoạn làm quen. Lúc này, vốn hóa thị trường thường chỉ
chiếm khoảng 1% GDP. Tuy nhiên, vào năm 2005, Trung tâm lưu ký chứng khoán
Việt Nam (VSD) được thành lập. Cùng với đó là sự ra đời của Trung tâm Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội (tiền thân của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội – HSX) vào
ngày 8/3/2005. Thị trường chứng khoán bắt đầu được mở rộng với 2 sở giao dịch. Quy
mô và chất lượng phát triển nhanh chóng cùng lúc.
Sau đó, đến năm 2006, một bước nhảy vọt được tạo ra với những sự kiện quan trọng.
Cụ thể, tháng 1/2006, Vinamilk lên khiến giá trị vốn hóa của của HOSE tăng gấp đôi
trong ngày. Cũng trong năm này, 74 doanh nghiệp mới niêm yết trên sàn HOSE. Điều
này giúp cho giá trị vốn hóa thị trường tăng từ 7.400 tỷ đồng lên 148.000 tỷ đồng. Chỉ
số VN-Index cũng lên mức 752 điểm, tăng 144% chỉ sau một năm.

Đến năm 2007, thời gian giao dịch được mở rộng hơn. Cụ thể, khoảng thời gian này
sẽ kéo dài từ 8h30 – 11h, thay vì từ 9h – 11h như trước. Sự điều chỉnh này đã tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư.

Ngày 12/3/2007, chỉ số VN-Index đạt đỉnh lịch sử khi kết phiên ở 1.170,67 điểm. Con
số này cao hơn khoảng 3,9 lần so với thời điểm đầu năm 2006. Vào năm 2006, vốn
hóa thị trường chứng khoán chỉ chiếm khoảng 22% GDP. Thế nhưng chỉ sau 1 năm,
vào năm 2007, con số này là 40%. Làn sóng IPO của doanh nghiệp nhà nước là tác
động chủ yếu khiến VN-Index đạt đỉnh vào năm này. Điển hình trong đó là IPO của
Bảo Việt, Đạm Phú Mỹ, Vietcombank, Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt
Nam,…

Có điều thời hoàng kim không thể kéo dài mãi. Đỉnh cao là khởi đầu cho sự thoái trào.
Sau năm 2007, 2008 là thời điểm đen tối nhất trong lịch sử chứng khoán Việt Nam. Bị
ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, VN-Index khép lại năm 2008 với mức giảm
66%, rơi xuống 316 điểm. Giá trị vốn hóa trên HOSE cũng đồng thời “bốc hơi”
195.000 tỷ đồng.

Khép lại giai đoạn này, ngày 24/6/2009, sàn Upcom được đi vào vận hành.
2. Thị Trường Bảo Hiểm Năm 2000 – 2010

Trong thời gian qua, thị trường bảo hiểm đã đóng vai trò tốt trong việc hỗ trợ kinh tế
phát triển, tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân.

Thứ nhất, bảo hiểm bảo vệ thiệt tại tài chính nếu có của các chủ đầu tư, người sản xuất
kinh doanh. Trong giai đoạn vừa qua, các doanh nghiệp bảo hiểm đã không ngừng
phát triển các sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm tài sản, bảo hiểm thiệt hại kinh tế,
gián đoạn kinh doanh, bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba, bảo hiểm trách
nhiệm công cộng. Từ năm 2000 đến nay, các doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường và
chi trả quyền lợi bảo hiểm lên đến 242.171 tỷ đồng. Theo thống kê của các DNBH,
khoảng 80% các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình kinh tế lớn của Nhà
nước đã được các DNBH bảo vệ về mặt tài chính trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo
hiểm mà không cần phải sử dụng đến nguồn kinh phí hỗ trợ thiệt hại từ ngân sách nhà
nước, góp phần thực hiện chính sách tài khóa.

Thứ hai, bảo hiểm góp phần bổ trợ cho chính sách an sinh xã hội, thông qua việc đáp
ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân. tổng giá trị được bảo hiểm là
11,7 triệu tỷ đồng, trong đó tổng giá trị kinh tế tài sản được bảo hiểm của khu vực
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế lên tới hơn 10 triệu tỷ đồng, tổng giá trị
được bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ là 1 triệu tỷ đồng; trong lĩnh vực bảo
hiểm y tế, sức khỏe là 700 nghìn tỷ đồng.

Thứ ba, bảo hiểm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, gia tăng đầu tư trở lại nền kinh tế.
Từ năm 2000 đến nay, thị trường bảo hiểm nhân thọ duy trì tốc độ tăng trưởng cao
(bình quân 21,6%/năm), đã huy động gần 300.000 tỷ đồng vốn nhàn rỗi trong nền
kinh tế (lĩnh vực phi nhân thọ là 41.000, nhân thọ 258.450 tỷ đồng), phần lớn thông
qua hình thức phí bảo hiểm vào các hợp đồng bảo hiểm tiết kiệm và đầu tư dài hạn
(thời hạn trên 10 năm), qua đó góp phần kiềm chế lạm phát, tăng tích lũy tiết kiệm cho
nền kinh tế thông qua việc bổ sung nguồn vốn đầu tư dài hạn ổn định cho nền kinh tế.
Trong đó, 70% đầu tư của các DNBH vào trái phiếu Chính phủ, góp phần ổn định các
kế hoạch phát hành trái phiếu của Chính phủ.

Thứ tư, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế với các thị trường bảo hiểm quốc tế và khu
vực, qua đó góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng và nhà nước ta về
hội nhập quốc tế.Từ năm 2003, cơ quan quản lý bảo hiểm được kiện toàn, trở thành
thành viên Hiệp hội quốc tế của các nhà quản lý bảo hiểm (IAIS) vào năm 2007. Thị
trường bảo hiểm mở cửa rộng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài theo các Hiệp định
thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước như EU, Hoa Kỳ, tạo điều kiện
cho hàng hoá (dệt may, da giầy,…) của Việt Nam xâm nhập vào thị trường các
nước.Trong giai đoạn 2000-2007, thị trường bảo hiểm Việt Nam tăng trưởng
mạnh mẽ, số tiền ngành bảo hiểm đã huy động để đầu tư trở lại nền kinh tế tăng
mạnh. Năm 2007, số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của thị trường bảo hiểm đạt
46.549 tỷ đồng.

3.Thị trường BĐS

a) “NÓNG” VÀ “SỐT” (2000 – 2003)


Mở đầu năm 2000, giá nhà đất bắt đầu biến động, tiếp đó giá cả tăng nhanh liên
tục và đạt đỉnh cao vào khoảng quý II năm 2001 sau một thời gian dài bình lặng.
Đây là cơn “sốt” thứ hai của nhà đất và là cơn “sốt” đầu tiên của thập kỷ (2000 –
2010). Theo nhiều chuyên gia nhận định, giá BĐS của Việt Nam giai đoạn này ở mức
đắt nhất thế giới, cao hơn cả một số thành phố lớn của các nước công nghiệp phát
triển.
Nguyên nhân chủ yếu của cơn “sốt” bất thường này được nhìn nhận là do nền kinh tế
Việt Nam giai đoạn này vẫn đứng vững trong khi các nước khác trong khu vực đang
phải khắc phục hậu quả khủng hoảng tài chính. Điều này đã tạo uy tín lớn trong môi
trường quốc tế, thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài. Nền kinh tế tăng trưởng ở
mức cao dẫn tới nhu cầu về đất đai phục vụ cho sản xuất kinh doanh và nhu cầu nhà ở
của dân chúng liên tục gia tăng. Tiếp theo đó là chủ trương, chính sách mới của nhà
nước xóa dần bao cấp đất đai.

Phân khúc thị trường này chủ yếu tập trung vào nhà mặt tiền và đất dự án. Ngoài ra,
sự đầu cơ gia tăng mạnh mẽ; yếu tố tâm lý kỳ vọng vào khả năng sinh lợi vô tận của
đất; và cuối cùng là do thiếu các thông tin về giá nhà đất… cũng là những nguyên
nhân góp phần tác động tạo cơn sốt giá kéo dài từ 2000 – 2003. Đặc biệt, sự ra đời
của của thị trường chứng khoán TP.HCM (năm 2000), chỉ số chứng khoán VN-
index tăng phi mã từ 100 điểm lên đỉnh 572 điểm trong 6 tháng buộc nhà nước
phải có những biện pháp điều chỉnh.

b) “ĐÓNG BĂNG” TOÀN PHẦN (2004 – 2006)


Sau giai đoạn “sốt” cao độ đến mức nhà nước phải can thiệp, điều chỉnh là giai đoạn
đóng băng triền miên kéo dài từ 2004 – 2006. Từ cuối năm 2003, thị trường bắt đầu
diễn ra trầm lắng, năm sau lạnh hơn năm trước. Theo số liệu thống kê năm 2003
giao dịch địa ốc thành công giảm 28%, năm 2004 giảm 56% và năm 2005 giảm
78%.
Đồng thời, trong năm 2004 Chính phủ ban hành Nghị định 182 về xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai. Trong đó, Nghị định 181 ngày 29.10.2004 của Chính phủ
quy định “dự án phải xây dựng nhà xong mới được bán” không cho phép bán đất nền
đã tác động mạnh đến thị trường BĐS. Thị trường đất nền dự án coi như bị tê liệt, bởi
nhiều nhà đầu tư khó có đủ lực để thực hiện từ đầu đến cuối một dự án lớn, nhất là đối
với các nhà đầu tư trong nước.

Chỉ sau vài tháng, cơn “sốt” nhà đất tại 2 thành phố đã phần nào lắng dịu, giá nhà đất
có dấu hiệu giảm, tình trạng vi phạm pháp luật đất đai như chuyển nhượng, san lấp
mặt bằng trái phép đã giảm nhiều, cơn lốc đầu cơ bất động sản đã lắng dần…

Để hạ “sốt” triệt để, ngày 1.1.2005, bảng giá đất mới được điều chỉnh theo hướng
sát với giá thực tế làm cho chi phí đền bù giải toả lên cao (bình quân chi phí đền bù
giải phóng mặt bằng theo nguyên tắc phải thoả thuận với dân hiện nay theo quy định
của Luật Đất đai cao hơn 10 lần so với chi phí đền bù trước kia, đó là chưa kể đến các
chi phí không nằm trong quy định như phải hỗ trợ cho địa phương để giải phóng mặt
bằng nhanh hơn), các dự án tiếp tục gặp khó khăn nên đầu tư các khu đô thị giảm
mạnh.

Bên cạnh nguyên nhân từ các chính sách của nhà nước, còn nhiều tác động từ phía thị
trường như lợi nhuận thu từ kinh doanh BĐS giảm mạnh. Trong khi đó, các kênh đầu
tư khác như chứng khoán, vàng, ngoại tệ lại đang trên đà phát triển và cho lợi nhuận
cao gấp nhiều lần so với nhà đất. Vì vậy, các nhà đầu tư chuyển hướng, rời bỏ bất
động sản để dồn tiền cho các kênh khác. Giá vàng từ năm 2004 bắt đầu tăng cao và
ảnh hưởng nhiều đến giao dịch nhà đất. Một nguyên nhân không kém phần quan
trọng là tình trạng không minh bạch thông tin, dẫn đến nhiều tin tức thất thiệt, thổi giá
tạo nên tình trạng mức giá quá cao so với thu nhập thực tế.

Kết thúc giai đoạn này, tình trạng băng giá vẫn bao trùm toàn thị trường bất động sản,
những nhà đầu tư đã dịch chuyển sang các kênh khác.

c) KHỞI SẮC (2007 – 2008)


Sau thời gian đóng băng, đến năm 2007, thị trường BĐS cũng đã ấm dần và rã đông.
Quý I năm 2007 thị trường bắt đầu sôi động, nhiều trung tâm môi giới đã ghi
nhận những báo cáo giao dịch tốt hơn rất nhiều ngay trong những ngày đầu
tháng 1. Nhiều giao dịch được thực hiện thành công. Người mua trong số đó là những
người thu được khoản lớn từ những giao dịch trên thị trường chứng khoán, họ tìm
kiếm biệt thự và nhà ở cao cấp bằng số tiền lời chứng khoán.

Giá nhà đất tăng cao, có nơi hơn 30% giá trước, có nơi 50%, hay 80%, và thậm
chí là 100% giá thật. Tại Sài Gòn, chỉ trong vòng 3 tuần, giá nhà ở khu dân cư
Thái Sơn (huyện Nhà Bè) đã tăng từ 5,5 – 6 triệu đồng/1m2 lên tới 10 – 11 triệu
đồng/1m2. Còn ở Hà Nội, khu vực “đắc địa” với giá bán tăng trung bình thêm
30% là các khu chung cư cao cấp ở trong trung tâm thành phố, và khu Cầu Giấy
– Từ Liêm. Phân khúc thị trường đã có sự chuyển đổi từ nhà mặt tiền, nhà phố sang
căn hộ cao cấp và biệt thự.

Nguyên nhân của việc tăng trưởng bất ngờ và mạnh mẽ của thị trường bất động sản
năm 2007 một phần là do sự thay đổi của chính sách. Sự “đóng băng” của thị trường
cũng gây lo ngại cho nhà quản lý. Để góp phần “rã băng”, từ 1.1.2007 Luật Kinh
doanh BĐS có hiệu lực, cùng sự ra đời quy định chính sách kinh doanh bất động sản
giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn khi tham gia thị trường. Hành lang pháp lý cho thị
trường ngày càng trở nên rõ ràng, hợp lý như Luật Đăng ký BĐS, Luật thuế sử dụng
đất, Luật Nhà ở, chính sách áp dụng cho Việt kiều mua nhà… đã được hoàn thiện và
bắt đầu có hiệu lực. Việc này phần nào tạo ra những dự đoán về sự bùng nổ thị trường
BĐS trong năm 2007.

Tuy nhiên, cơn sốt nhẹ không đủ để tạo tình trạng “nóng sốt” cho nhà đất như dự đoán
của nhiều người. Cuối quý III năm 2007 tình hình chuyển biến ngược lại do sự tác
động của thị trường chứng khoán. Không còn nguồn lợi nhuận từ chứng khoán,
BĐS cạn kiệt nguồn vốn. Thêm vào đó, nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tín
dụng chống lạm phát trở thành nguyên nhân dẫn đến tình trạng “ngủ đông” đầu 2008.
Thị trường không hẳn là đóng băng như giai đoạn 2004 – 2006 nhưng các giao
dịch cũng chậm lại và rớt giá.

Giai đoạn này, từ sự khởi sắc ban đầu, phân khúc căn hộ cao cấp và biệt thự chịu tác
động mạnh trong đợt “ngủ đông” cuối năm 2007.

Tuy giai đoạn 2007 – 2008 có sự biến đổi dẫn đến tình trạng “ngủ đông” nhưng với
những cơn sốt nhẹ đầu năm 2007 vẫn tạo sự khởi sắc cho thị trường BĐS. Đến năm
2009, một thời kỳ mới của nhà đất lại mở ra khi tiếp tục xuất hiện những “cơn
sốt” nhẹ vào nửa cuối năm 2009, báo hiệu sự phục hồi và tạo kỳ vọng cho nhà
đầu tư.

d) HỒI PHỤC VÀ KỲ VỌNG (2009 – 2010)

Tuy giai đoạn 2007 – 2008 có sự biến đổi dẫn đến tình trạng “ngủ đông” nhưng
với những cơn sốt nhẹ đầu năm 2007 vẫn tạo sự khởi sắc cho thị trường BĐS.
Đến năm 2009, một thời kỳ mới của nhà đất lại mở ra khi tiếp tục xuất hiện
những “cơn sốt” nhẹ vào nửa cuối năm 2009, báo hiệu sự phục hồi và tạo kỳ vọng
cho nhà đầu tư.

Cơn sốt nhẹ đầu tiên phải kể đến là đất ở Đồng Nai. Theo đề án mở rộng TP Biên
Hòa, các xã trong đề án lập tức sốt đất nông nghiệp. Giá đất ở đây tăng khoảng 30%
so với đầu năm. Một lô đất nông nghiệp khoảng 1.000 m2 đầu năm giá 800 triệu đồng
thì hiện đã được đẩy lên trên dưới 1,2 tỉ đồng. Kế đó là cơn sốt giá đất tại các dự án
trên địa bàn Hà Đông, Hà Nội mở rộng. Mức giá ở những nơi này được đẩy lên hàng
ngày.

Các chuyên gia địa ốc cho rằng dựa theo các diễn biến về giá BĐS nhà ở tại Việt Nam
nói chung và TPHCM nói riêng, dự báo năm 2010, giá nhà đất có chiều hướng tăng
hoặc chững lại trong một thời gian chứ không hề giảm, nếu giá giảm đó là chỉ giảm
trong ngắn hạn rồi sau đó lại tiếp tục tăng. Ngoài ra, giá cả nhiều dự án trong năm
2010 sẽ hợp lý hơn với những người có nhu cầu thực sự.
Nghị định 71/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở và
thông tư 16 được ban hành năm 2010 giúp thị trường bất động sản minh bạch và thuận
lợi hơn.

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. TTTC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TÁI CƠ CẤU


Đánh giá chung trong giai đoạn 2016-2020 hệ thống tài chính được cơ cấu lại mạnh
mẽ, triệt để trên nhiều phương diện và đạt nhiều kết quả tích cực song vẫn còn những
thách thức, tồn tại.

a) Về cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng

- Thứ nhất, về xử lý nợ xấu: Cùng với sự hoàn thiện về khuôn khổ pháp lý xử
lý nợ xấu (Quyết định 1058, Nghị quyết 42), hệ thống TCTD đã tập trung nhiều
nguồn lực nhằm đảm bảo mục tiêu xử lý căn bản, triệt để nợ xấu.
● Các biện pháp chủ yếu gồm:
+ Cơ cấu lại nợ
+ Miễn giảm lãi và phí tín dụng
+ Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro (DPRR)
+ Phát mại tài sản bảo đảm (TSBĐ) để thu hồi nợ
+ Chuyển nợ thành vốn góp, mua, bán nợ (qua VAMC và DATC…)
=> Nhờ đó, kết quả đạt được khá tích cực. Nợ xấu nội bảng liên tục được kiểm soát
và duy trì ở mức dưới 3% (năm 2016: 2,46%; năm 2017: 1,99%; năm 2018: 1,9%;
năm 2019 chỉ còn 1,63%; cuối tháng 10/2020 là hơn 2%).

+ Ước tính từ năm 2012 đến cuối tháng 6/2020, hơn 1,1 triệu tỷ đồng nợ xấu đã
được xử lý. Trong đó, khoảng 67% là do các ngân hàng thương mại (NHTM)
tự xử lý, còn lại là bán nợ cho VAMC.
+ Nợ xấu được xử lý theo Nghị quyết 42 từ năm 2017 đến tháng 6/2020 đạt 300,1
nghìn tỷ đồng. Trong đó: nợ xấu nội bảng là 162,5 nghìn tỷ đồng (chiếm
54,1%); các khoản nợ hạch toán ngoại bảng cân đối kế toán là 69,9 nghìn tỷ
đồng (chiếm 23,3%); các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 đã bán cho
VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 67,7 nghìn tỷ đồng (chiếm
22,6%).

+ Khối lượng nợ xấu được xử lý tại VAMC cũng tăng nhanh. Lũy kế từ khi thành
lập đến cuối tháng 6/2020, VAMC phối hợp với các TCTD thu hồi được 154
nghìn tỷ đồng.
+ Riêng từ khi có Nghị quyết 42, kết quả thu hồi nợ của VAMC đạt 93 nghìn tỷ
đồng, chiếm 60% tổng giá trị thu hồi nợ.
+ Các NHTM tích cực tất toán toàn bộ số nợ xấu đã bán cho VAMC. Tính đến
cuối năm 2020, con số này là 18 ngân hàng gồm: Vietcombank, Agribank,
ACB, VIB, TPBank, Nam A Bank, MB Bank, SeaBank, Techcombank, OCB,
VPBank, Kienlongbank, HDBank, LienVietPostBank, BIDV, VietCapital
Bank, MSB và VietinBank.
- Thứ hai, tăng năng lực tài chính, cải thiện nền vốn thông qua tăng hiệu
quả hoạt động, thu hút vốn từ nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.
+ Mặc dù cơ cấu lại hệ thống TCTD tiêu tốn nhiều nguồn lực, nhưng tín dụng
toàn hệ thống vẫn tăng tốt, đạt bình quân khoảng 14,7% giai đoạn 2012-2019
(riêng năm 2020 đạt khoảng 12% do ảnh hưởng của dịch COVID–19).
+ Vốn điều lệ của các ngân hàng đã tăng mạnh, từ mức hơn 460 nghìn tỷ đồng từ
cuối năm 2015 lên mức gần 639 nghìn tỷ đồng vào tháng 9/2020 (tăng 39%).
+ Hệ số an toàn vốn (CAR) của hệ thống duy trì trung bình khoảng 12-13% hiện
nay, hay ở mức 9% nếu theo chuẩn của Thông tư 41, đảm bảo đúng quy định
theo tiêu chuẩn Việt Nam.
+ Đồng thời, các chỉ tiêu sinh lời như ROA, ROE của toàn ngành ghi nhận sự cải
thiện rõ nét. Năm 2015, 2 chỉ tiêu này lần lượt là 0,52% và 6,26% thì đến năm
2019 đã đạt gấp đôi, ở mức 1,01% và 12,95%; góp phần cải thiện thu nhập
cũng như tăng nguồn lợi nhuận để các TCTD có thể giữ lại một phần bổ sung
vốn chủ sở hữu.
+ Riêng năm 2020, do tác động bởi dịch COVID-19, các chỉ số sinh lời của hệ
thống lần lượt là ROA (0,7%), ROE (9%).
- Thứ ba, hiện đại hóa, đổi mới quản trị, giảm sở hữu chéo đạt kết quả tích
cực, thể hiện ở:
+ Khuôn khổ pháp lý về chuẩn mực an toàn, minh bạch được cải thiện, tiến gần
hơn thông lệ, chuẩn mực quốc tế (Ban hành Luật số 17/2017/QH14 sửa đổi, bổ
sung Luật Các TCTD, Thông tư 13/2018/TT-NHNN về hệ thống kiểm soát nội
bộ; Thông tư 41/2016/TT-NHNN về tỷ lệ an toàn vốn; Thông tư 06/2016/TT-
NHNN và các thông tư sửa đổi bổ sung về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong
hoạt động của TCTD, chi nhánh NHNNg; Thông tư 52/2018/TT-NHNN; Thông
tư 42/2016/TT-NHNN về xếp hạng TCTD, chi nhánh NHNNg và Quỹ Tín dụng
nhân dân (QTDND)...
+ Triển khai Basel II được tập trung thực hiện trên diện rộng. Đến tháng 9/2020,
có 19 ngân hàng đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN.
Các TCTD ý thức và chú trọng hơn trong quản trị rủi ro và tăng cường tính minh
bạch theo quy định của pháp luật. Ứng dụng công nghệ tăng nhanh trên diện rộng
(các NHTM đẩy mạnh triển khai ngân hàng số, thanh toán không dùng tiền
mặt…).
+ Sở hữu chéo đang được đẩy lùi. Đến ngày 30/6/2020, số cặp TCTD sở hữu chéo
trực tiếp lẫn nhau đã khắc phục hết (năm 2012: 7 cặp), sở hữu cổ phần trực tiếp
lẫn nhau giữa TCTD và doanh nghiệp chỉ còn tại 1 NHTMCP với 1 cặp sở hữu
cổ phần lẫn nhau (tháng 6/2012 có 56 cặp). Đặc biệt, quá trình số hóa hoạt động
của các NHTM được đẩy mạnh, quản trị thông tin, dữ liệu số được các NHTM
chú trọng. Mô hình quản trị của các NHTM có sự thay đổi lớn với sự xuất hiện
của các bộ phận quản trị dữ liệu, trung tâm ngân hàng số…

b) Về cơ cấu lại các TCTD vi mô và phi ngân hàng

- Sau giai đoạn cơ cấu lại, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) hoạt động
tương đối ổn định; các chỉ tiêu cơ bản đều tăng trưởng.
- Kinh doanh có lãi
- Tỷ lệ nợ xấu thấp
- Công tác phát triển, củng cố lại thành viên tiếp tục được quan tâm - theo báo cáo
của NHNN trình Quốc hội khóa XIV (tháng 8/2020). Đến cuối tháng 6/2020,
tổng nguồn vốn của toàn hệ thống QTDND là 136,1 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6% so
với năm 2019; vốn điều lệ đạt 5.000 tỷ đồng tăng 6,3%; tổng dư nợ đạt 98,6
nghìn tỷ đồng giảm 1,8%.
- Bên cạnh đó, hoạt động của các loại hình TCTD khác như Ngân hàng Chính sách
xã hội cũng được cơ cấu lại mạnh mẽ, các công ty tài chính được đẩy mạnh thoái
vốn các DNNN, các công ty cho thuê tài chính tinh giảm, tập trung xử lý nợ xấu
và phát triển kinh doanh có chọn lọc. Các công ty tài chính, cho thuê tài chính
cũng được cơ cấu lại. Các NHTMCP đẩy mạnh hoạt động M&A với các công ty
tài chính, cho thuê tài chính trực thuộc. Điển hình như BIDV bán 49% vốn Công
ty Cho thuê tài chính BIDV cho Sumitomo Mitsui, cho ra đời Công ty Cho thuê
tài chính TNHH BIDV - SuMi TRUST. Các NHTMCP tư nhân cũng giảm cổ
phần tại công ty tài chính tiêu dùng trực thuộc như VPBank, SHB, MSB… giảm
cổ phần tại FE Credit, SHB Finance, FCCOM…

=> Chính sách tiền tệ đã được NHNN điều hành chủ động, linh hoạt phù hợp với diễn
biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, góp phần quan trọng vào việc kiểm soát lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô. Thị trường tiền tệ, ngoại hối, thị trường vàng cơ bản ổn định, dự
trữ ngoại hối quốc gia tăng cao, niềm tin vào VND được củng cố. Mặt bằng lãi suất
tương đối ổn định và giảm mạnh trong năm 2020 để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và
TCTD do tác động bởi dịch COVID-19. Đặc biệt, không xảy ra tình trạng đổ vỡ ngân
hàng; thanh khoản hệ thống được đảm bảo tốt lên nhiều; kỷ luật, kỷ cương thị trường
tiền tệ - ngân hàng được thiết lập lại; tính minh bạch thị trường tăng rõ rệt…

Mặc dù vậy, quá trình cơ cấu lại hệ thống TCTD vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức, cụ thể như:

+ Quy mô và năng lực tài chính của hệ thống TCTD Việt Nam còn nhỏ so với khu
vực.
+ Mức độ an toàn chưa bền vững so với các nước trong khu vực
+ Hoạt động xử lý nợ xấu vẫn còn nhiều khó khăn.

c) Về cơ cấu lại thị trường chứng khoán và bảo hiểm

Thứ nhất, đối với thị trường chứng khoán (TTCK), có 5 trong tổng số 8 chỉ tiêu kế
hoạch đã ở mức đạt/gần đạt. Cụ thể:
Thị trường cổ phiếu tăng trưởng tương đối tốt với các chính sách và biện pháp về
đẩy mạnh cổ phần hóa, niêm yết cổ phiếu trên thị trường. Kết thúc năm 2020, giá
trị vốn hóa thị trường đạt hơn 5,3 triệu tỷ đồng, tương đương 87,5% GDP, tăng 21% so
với cuối năm 2019 song chưa đạt chỉ tiêu 100% GDP (theo Quyết định 1191). Tỷ lệ vốn
hóa thị trường tăng lên nhanh chóng, cuối năm 2020 đã gấp 3,4 lần năm 2016.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) dần thu hút được sự quan tâm của cả
nhà đầu tư và các doanh nghiệp. Quy mô thị trường TPDN tính đến cuối năm 2020
ước đạt khoảng 13% GDP, vượt mục tiêu 7% GDP năm 2020 (theo Quyết định 1191).
Thị trường ghi nhận sự tăng trưởng bùng nổ trong 8 tháng đầu năm 2020 với tổng khối
lượng phát hành tăng gần 80% với cùng kỳ 2019. Tuy nhiên, thị trường TPDN phát
triển trong bối cảnh thiếu vắng các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín, thông tin còn
thiếu minh bạch, nên đầu tư vào TPDN tiềm ẩn rủi ro, nhất là đầu tư trong lĩnh vực bất
động sản.

Thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) có quy mô niêm yết tương đương 31,5%
GDP. Quy mô của thị trường TPCP ước tính đến cuối năm 2020 là hơn 1,3 triệu tỷ
đồng, tăng 4% so với cuối năm 2019 và là mức cao nhất từ trước tới nay. Kỳ hạn phát
hành tăng lên mức trung bình khoảng 14 năm, giúp giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn
và tăng tính bền vững của nợ công. Giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 9,78 nghìn tỷ
đồng, tăng 8,3% so với năm 2019, trong đó giao dịch repo chiếm 35,4% tổng giá trị
giao dịch toàn thị trường.

Nền tảng nhà đầu tư tương đối phong phú với đủ các thành phần. Số lượng nhà
đầu tư trên thị trường đến cuối tháng 11/2020 đạt gần 2,71 triệu tài khoản, tương
đương 3% dân số và có thể vượt mốc 3% vào cuối năm 2020.
Thị trường phái sinh được vận hành từ ngày 10/8/2017 và đạt được tăng trưởng tốt.
Đến nay, thị trường đã có 2 sản phẩm là Hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số cổ phiếu
VN30 và HĐTL TPCP kỳ hạn 5 năm; trong đó sản phẩm HĐTL chỉ số VN30 được
đánh giá khá thành công, đáp ứng được yêu cầu phòng vệ rủi ro và đầu tư kinh doanh
của các nhà đầu tư trên thị trường. Đồng thời, sản phẩm trên thị trường được đa dạng
hóa theo thời gian. Ngoài các công cụ là cổ phiếu, thị trường còn có thêm công cụ đầu
tư khác như: các chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng chỉ quỹ ETF, REIT... và gần đây là sản
phẩm mới chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrants).

Thứ hai, quy mô khu vực bảo hiểm đạt hầu hết các chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 của
Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 theo Quyết
định số 193/QĐ-TTg ngày 15/2/2012. Tính tới thời điểm cuối năm 2020, các doanh
nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 460.457 tỷ đồng, gấp 5,74 lần năm
2010, vượt xa so với kế hoạch dự kiến của năm 2020 là gấp 3,5 lần năm 2010. Tổng dự
phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 355.240 tỷ đồng (gấp hơn 6 lần năm 2010, hoàn
thành kế hoạch đạt gấp 4 lần). Đặc biệt, tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 184.662 tỷ
đồng, tương đương 3,34% GDP (đạt mục tiêu của năm 2020 là 3-4% GDP).

Thị trường bảo hiểm phát triển mạnh mẽ cả 3 lĩnh vực: nhân thọ, phi nhân thọ và dịch
vụ phụ trợ (tư vấn) bảo hiểm, tạo điều kiện cho thị trường tài chính phát triển bền vững,
hiệu quả hơn thể hiện qua tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm tăng nhanh. Cụ
thể, đến cuối năm 2020, tổng tài sản ước đạt 552.403 tỷ đồng (tăng 20% so với cùng
kỳ 2019), trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 95.949 tỷ đồng, các
doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 456.454 tỷ đồng (tăng 23,3%). Tuy nhiên, một
số lĩnh vực như bảo hiểm thiên tai, bảo hiểm tài sản công, bảo hiểm xuất nhập khẩu,
bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe… mới khai thác ở mức thấp so với tiềm năng.

=> Tóm lại, sau 4 năm cơ cấu lại hệ thống tài chính, hệ thống các TCTD đã được lành
mạnh hóa, hoạt động thông suốt, đi kèm với những chuyển biến tích cực về cả quy mô,
chất lượng cũng như mô hình quản trị. Thị trường chứng khoán gia tăng đáng kể về quy
mô, gia tăng vai trò trong hệ thống tài chính, dần trở thành kênh huy động vốn quen
thuộc với các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Thị trường bảo hiểm tăng trưởng nhanh,
và hứa hẹn trở thành khu vực hấp dẫn trong vòng vài năm tới. Tuy nhiên, một số điểm
vẫn còn có thể làm tốt hơn với từng khu vực. Hệ thống TCTD cần tiếp tục củng cố năng
lực tài chính, thị trường chứng khoán cần tiếp tục củng cố chất lượng nhà đầu tư và sản
phẩm, các sản phẩm bảo hiểm chuyên sâu và được thiết kế linh hoạt hơn để thu hút
thêm người dân tham gia.
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐẠI
DỊCH COVID-19

Từ đầu năm 2020, Việt Nam đã trải qua 4 đợt bùng phát dịch Covid-19. Đợt dịch đầu
tiên được tính từ ngày 22/1/2020 đến 22/7/2020, Đợt dịch thứ 2 kéo dài từ ngày
23/7/2020 đến ngày 27/1/2021, tiếp theo 28/1/2021 đến 26/4/2021; Đợt dịch thứ 4 bắt
đầu từ ngày 27/4/2021 - 30/12/2021 (theo wikipedia). Dịch Covid-19 đang làm ảnh
hưởng nặng nề tất cả các khía cạnh của đời sống, an sinh xã hội, đặc biệt là kinh tế nói
chung và thị trường tài chính nói riêng.

Em xin chia thị trường tài chính thành các bộ phận nhỏ hơn, bao gồm: thị trường
chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường bảo hiểm

1. Thị trường chứng khoán

a) Năm 2020
- Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam bị ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid
- 19.
- Cụ thể, trong tháng 3/2020 (giữa đợt dịch đầu tiên), TTCK Việt Nam liên tiếp
chứng kiến các phiên giảm điểm mạnh (các phiên giao dịch ngày 09/3, 11/3 và
12/3/2020 với mức giảm tương ứng 6,28%, 3,12% và 5,19%).
- Mặc dù vậy, thanh khoản thị trường liên tiếp duy trì ở mức cao, trung bình
khoảng 6.000 tỷ đồng/phiên đã giúp cho TTCK Việt Nam từ đầu tháng 4 đến
cuối năm có những phiên tăng điểm tích cực.
- Sau khoảng thời gian tích cực trong tháng đầu tiên của năm 2020, VN-Index
giảm một mạch từ 991,46 điểm về mức đáy là 659,21 điểm vào ngày 24/3,
tương ứng giảm 33,5% ( xuống mức thấp nhất trong vòng ba năm) do chịu ảnh
hưởng từ sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới.
- Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh trong tháng 2 và 3 khiến nhiều cổ phiếu
rơi về vùng hấp dẫn. Bên cạnh đó, các yếu tố vĩ mô tích cực như Chính phủ
kiểm soát tốt dịch bệnh, Việt Nam là quốc gia hiếm hoi được dự báo có tăng
trưởng kinh tế trong năm 2020, đẩy mạnh đầu tư công, lãi suất huy động liên
tục giảm… Điều này thu hút dòng tiền mới của nhà đầu tư mới. Kết thúc năm
2020, chỉ số VN Index vượt 1.100 điểm, đạt 1103,87 điểm, tăng mạnh tới 67%
so với thời điểm thấp nhất của năm 2020, tăng 14,9% so với thời điểm cuối
năm 2019
- Sự thay đổi về Số lượng tài khoản cá nhân trong nước mở mới trong nước có
sự tương đồng có sự tương đồng với biểu đồ giá trị giao dịch: tăng vọt kể từ
tháng 3, liên tục ở mức trên 30.000 đơn vị mỗi tháng. Trong tháng 11, lượng
mở mới của nhà đầu tư cá nhân trong nước lên mức kỷ lục 41.080 tài khoản.
Lũy kế 11 tháng, lượng tài khoản mở mới này đạt 329.452 đơn vị, tăng 75,4%
so với cả năm 2019
- Quy mô thị trường cổ phiếu vượt mục tiêu Chính phủ đề năm 2020 và thị
trường trái phiếu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng => sức hấp dẫn của thị trường
Việt Nam

Quy mô vốn hóa So với cuối năm


(tỷ đồng) 2019
Thị trường cổ phiếu 5.294 nghìn tăng 20,8%
Thị trường trái phiếu 1.388 nghìn tăng 16,8%

b) Năm 2021
- Dù chịu tác động từ đại dịch Covid-19 nhưng thị trường chứng khoán Việt
Nam năm 2021 đã chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục, vượt ngoài mong đợi
trên nhiều khía cạnh.
- Tính chung từ đầu năm, giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 25.960 tỷ
đồng/phiên. Thanh khoản tăng 250% so với năm 2020, ghi nhận phiên giao
dịch kỷ lục 2,3 tỷ USD, xếp thứ 2 trong Đông Nam Á

- chỉ số VN-Index nhiều lần thiết lập đỉnh lịch sử mới, đỉnh cao nhất là vào ngày
25/11 khi VN-Index chạm mốc 1.500,81 điểm. Tính đến ngày 28/12/2021, VN-
Index đạt 1.494,39 điểm, tăng 35,4% so với cuối năm 2020. Chỉ số HNX-Index
đạt mức 458,05 điểm, tăng 125,5% so với cuối năm 2020.
- Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về chỉ số, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu
cũng tăng mạnh. Tính đến ngày 28/12, mức vốn hóa thị trường đạt 7.729 nghìn
tỷ đồng, tăng 46% so với cuối năm 2020
- các mảng thị trường khác như trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp,
chứng quyền có bảo đảm và TTCK phái sinh cũng có nhiều diễn biến tích cực
theo hướng tăng trưởng trong năm 2021.

2. Thị trường bảo hiểm:

a) Năm 2020
- Ngành Bảo hiểm lại có mức tăng trưởng “trong mơ” trong khi nhiều ngành
khác đang phải chịu rất nhiều tác động tiêu cực từ dịch Covid-19

- Theo công bố từ Bộ Tài chính, tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2020 ước đạt
184.662 tỷ đồng (tăng 15% so với 2019). Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm
lĩnh vực phi nhân thọ ước đạt 57.102 tỷ đồng (tăng 8% so với 2019), lĩnh vực
bảo hiểm nhân thọ ước đạt 127.560 tỷ đồng (tăng 19,6%).

- Thị phần: Bảo hiểm sức khỏe chiếm tỉ trọng lớn


- Các doanh nghiệp bảo hiểm đã giải quyết tốt quyền lợi bảo hiểm cho khách
hàng và được khách hàng tin cậy là tấm lá chắn tài chính an toàn trước những
rủi ro

- Chi trả quyền lợi bảo hiểm trong năm 2020 ước đạt 48.223 tỷ đồng (tăng 11,4%
so với cùng kỳ 2019)
- Đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 460.457 tỷ đồng (tăng 22% so với cùng kỳ
2019),
- Tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 552.403 tỷ đồng (tăng
20% so với cùng kỳ 2019)
- Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm toàn thị trường vẫn duy trì ở mức tăng cao,
ước đạt 355.240 tỷ đồng (tăng 22% so với cùng kỳ 2019

b) Năm 2021
- Thị trường bảo hiểm giai đoạn này có sức tăng trưởng nhanh chóng
- Thị phần: Bảo hiểm sức khỏe chiếm tỉ trọng lớn do ảnh hương của đại dịch

- Sự tăng trưởng được miêu tả qua các chỉ số:

- Tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2021 ước đạt gần 215.000 tỷ đồng, tăng
trưởng 15,6% so với năm 2020
- tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 710.002 tỷ đồng (tăng
23,86% so với năm 2020)
- Các doanh nghiệp cũng đã đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 577.069 tỷ đồng
(tăng 22,24% so với năm 2020)
- Các doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 49.561 tỷ
đồng (tăng 1,68% so với năm 2020)

3. Thị trường bất động sản

3.1. Năm 2020


Trong năm 2020, do ảnh hưởng của covid-19, thị trường BĐS Việt Nam bị ảnh hưởng
khi lượng tin đăng và mức độ quan tâm đều ghi nhận giảm. Lượng tin đăng năm 2020
duy trì ổn định trong khi mức độ quan tâm giảm 9% so với năm 2019

- Thị trường BĐS tại các khu vực khác nhau có mức tăng trưởng khác nhau
trong năm 2020. Trong khi mức độ quan tâm và lượng tin đăng tại miền Bắc
tiếp tục tăng trưởng thì miền Trung và miền Nam chứng kiến sự suy giảm ở cả
2 chỉ số.
- Thị trường BĐS Hải Phòng tăng trưởng tốt khi lượng tin đăng tăng 10% và
mức độ quan tâm tăng 13%. Ngược lại TP. Đà Nẵng ghi nhận lượng tin đăng
giảm 13% và mức độ quan tâm giảm 36%.
=> Nhìn chung, lượng tin đăng các loại hình BĐS đều ít nhiều bị ảnh hưởng trong các
đợt bùng phát Covid-19. Loại hình bán đất nền dự án bị ảnh hưởng nhiều nhất khi có
thời điểm lượng tin đăng của loại hình này chỉ bằng ¾ so với năm 2019. Sau 1 năm bị
ảnh hưởng với 2 lần bùng phát dịch Covid-19, lượng tin đăng của hầu hết các loại
hình BĐS chính đã phục hồi được hơn 90%.

Em xin lựa chọn 2 địa bàn lớn trên cả nước để phân tích cụ thể: HN và TP HCM
a) Hà Nội
- Theo số liệu từ Sở Xây dựng TP. Hà Nội, năm 2020 phê duyệt 45 Dự án có sản
phẩm đủ điều kiện bán hàng ra thị trường với 17.626 căn hộ và 1.584 thấp tầng.
- So với năm 2019 (60 Dự án) lượng sản phẩm đủ điều kiện bán hàng năm 2020
chỉ đạt 66,9%.
- Lượng sản phẩm chào bán trên toàn thị trường đạt 28.818 sản phẩm,
gồm: 24.164 căn hộ và 4.672 thấp tầng.
- Giao dịch 13.834 sản phẩm (gồm 10.032 căn hộ và 3.802 thấp tầng) =>
Tỉ lệ hấp thụ trung bình đạt 48%.

- Quý IV/2020 là thời điểm TP. Hà Nội có lượng cung và giao dịch tăng
mạnh so với các Quý trước, tuy nhiên tỉ lệ hấp thụ vẫn duy trì ở mức
thấp
- Đánh giá:
+ Về tình trạng phát triển dự án đô thị và nhà ở: Hà Nội không có
nhiều dự án mới được phê duyệt đầu tư ở giai đoạn này.
+ Về cung – cầu, giao dịch, tỷ lệ hấp thụ:
- Căn hộ vẫn là dòng sản phẩm chủ đạo. Trong đó
chủ yếu là căn hộ trung và cao cấp.
- Căn hộ bình dân, giá thấp ngày càng chiếm tỉ trọng
thấp. Hà Nội trong năm xuất hiện nhiều sản phẩm
thấp tầng.
- Trong đó, nhà phố, shophouse là phổ biến điển hình
ở những dự án của Vingroup, Hà đô, An lạc,
Himlam,…
=> Nền kinh tế và thu nhập suy giảm đã làm giảm lực cầu mua nhà ở và đầu tư
kinh doanh bất động sản lâu dài.

b) TP.HCM
- Theo số liệu từ Sở Xây dựng TP. HCM, năm 2020 phê duyệt 31 Dự án có sản
phẩm đủ điều kiện bán hàng ra thị trường với 15.275 căn hộ và 1.620 thấp tầng.
- Lượng cung đủ điều kiện chỉ đạt 59,7% so với năm 2018 (77 Dự án) và 68,1%
so với năm 2019 (47 Dự án).
- Lượng sản phẩm chào bán trên toàn thị trường TP. HCM đạt 27.390 s/p. Trong
đó, có 25.069 căn hộ và 2.321 thấp tầng.
- Giao dịch 23.833 s/p (gồm 21.650 căn hộ và 2.183 thấp tầng) => Tỉ lệ hấp thụ
đạt 87%.

- Đánh giá:
+ Về cung – cầu, giao dịch:
- Trong cơ cấu nguồn cung chào bán ra thị trường, căn hộ
giá thấp không còn xuất hiện, nhiều dự án thuộc phân khúc
bình dân trước đó đều bị đẩy giá tương đương phân khúc
trung – cao cấp.
=> Covid 19 dường như không làm ảnh hưởng đến đến
việc đầu tư, giao dịch bất động sản tại TP Hồ Chí Minh.
- Lực cầu của thị trường bất động sản tăng mạnh do sự
chuyển dịch đầu tư từ các ngành kinh tế khác sang bất
động sản, lực cầu dồn phần lớn về khu vực thành lập TP.
Thủ Đức
3.2. Năm 2021

- Tổng lượng sản phẩm chào bán trên thị trường cả nước đạt 35.852 sản phẩm,
giao dịch đạt 16.647 sản phẩm, tương đương tỉ lệ hấp thụ 40,9%

- Nhìn vào biểu đồ có thể thấy: Ảnh hưởng Covid 19 lần thứ 4 ở Việt
Nam là rất nghiêm trọng. Tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam
nói chung. Gây đình trệ, đứt gãy chuỗi hoạt động kinh doanh sản xuất
của nhiều ngành, nghề. Ngành bất động sản không phải là một ngoại lệ.
- Nguồn cung chạm ngưỡng thấp nhất trong 5 năm
* Thị trường Hà nội:
- Trong năm 2021 không có dự án bất động sản mới nào về đô thị và nhà ở được
phê duyệt. Sản phẩm mới được chào bán chủ yếu là các dự án đã được phê
duyệt từ giai đoạn trước.

- Tổng lượng sản phẩm căn hộ được chào bán trên toàn thị trường năm 2021 đạt
16.841. Trong đó, căn hộ được chào bán phần lớn là hàng tồn từ các năm trước,
chiếm hơn 80%. Lượng giao căn hộ dịch đạt 7.477/16.841.
- Tỉ lệ hấp thụ: 44.4%
- Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch bệnh năm 2020, tỉ lệ hấp thụ (bao
gồm cả căn hộ và thấp tầng, đất nền) Quý I/2021 đạt 30.9%. Điều cho thấy
những dấu hiệu khởi sắc của thị trường. Tuy nhiên, Quý II và III tỉ lệ hấp thụ
chỉ đạt 20-30% do tiếp tục chịu ảnh hưởng của dịch bệnh và giãn cách xã hội.
Quý IV, thị trường đã khởi sắc trở lại, nâng tỉ lệ hấp thụ đạt trên 40%
- Đánh giá:
1. Nguồn cung chính thống khan hiếm do những vướng mắc pháp lý nên
chậm phê duyệt dự án đầu tư. Các dự án đã được phê duyệt cũng khó tham gia
thị trường vì vướng đền bù giải phóng mặt bằng do giá đất tăng cao.
2. Nhiều bất động sản tự do tham gia thị trường và hiện tượng đầu tư đổ
xô tìm kiếm bất động sản để đầu tư đã làm nóng thị trường bất động sản Hà
Nội.
3. Năm 2021, xuất hiện liên tiếp các đợt sốt đất bất chấp covid diễn biến
phức tạp. Điển hình là tháng 2, tháng 3 và tháng 11, tháng 12. Hiện tượng này
chủ yếu diễn ra ở các vùng đất đai trong dân cư và ở các vùng ngoại thành, có
xu hướng phát triển thành Quận.
4. Giá căn hộ chung cư khá ổn định, tăng nhẹ. Nhưng giá nhà đất biến
động mạnh, bình quân tăng từ 20-30%

You might also like