You are on page 1of 9

NHÓM 6

CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA MALAYSIA

Thành viên Mã sinh viên


Phạm Khánh Minh 11213912

Phạm Minh Trang 11218825

Nguyễn Ngọc Mai 11213676

Nguyễn Thị Ánh Tuyết 11216151

Nguyễn Bá Diệu Linh 11213217

Bùi Khánh Chi 11211035

Trần Trà My 11214082

Đào Thanh Thủy 11215641

Phân công nhiệm vụ:


Nhiệm vụ Thành viên

Khái quát về CSTMQT Phạm Minh Trang

Nền Kinh tế Malaysia Phạm Khánh Minh

Chính sách thương mại quốc tế Malaysia Phạm Minh Trang


trước 1970

Chính sách thương mại quốc tế Malaysia Trần Trà My, Nguyễn Ngọc Mai,
1970 – 1989 Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Chính sách thương mại quốc tế Malaysia Đào Thanh Thủy, Bùi Khánh Chi,
1990 – nay Nguyễn Bá Diệu Linh

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Phạm Khánh Minh
Thuyết trình Phạm Khánh Minh, Phạm Minh Trang,
Trần Trà My, Nguyễn Ngọc Mai,
Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Bùi Khánh Chi,
Đào Thanh Thủy
NỘI DUNG
A. KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ................. 3
B. TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ MALAYSIA.........................................3
C. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ MALAYSIA TRƯỚC 1970 4
1. MÔ HÌNH................................................................................................... 4
2. CÔNG CỤ BIỆN PHÁP............................................................................. 4
3. KẾT QUẢ................................................................................................... 4
D. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA MALAYSIA GIAI ĐOẠN
1970 - 1989........................................................................................................... 5
1. MÔ HÌNH CHÍNH SÁCH.......................................................................... 5
2. CÔNG CỤ, BIỆN PHÁP............................................................................ 5
3. KẾT QUẢ................................................................................................... 6
E. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA MALAYSIA GIAI ĐOẠN
1990 ĐẾN NAY......................................................................................................
1. MÔ HÌNH CHÍNH SÁCH.......................................................................... 7
2. CÔNG CỤ, BIỆN PHÁP............................................................................ 7
3. KẾT QUẢ................................................................................................... 8
F. BÀI HỌC CHO VIỆT NAM..........................................................................8
A. KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Chính sách thương mại quốc tế là các quan điểm, nguyên tắc, biện pháp thích hợp của
một nước dùng để điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế của nước đó trong một thời
gian nhất định, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội của nước đó.

B.TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ MALAYSIA


− Malaysia là một quốc gia quân chủ lập hiến liên bang tại Đông Nam Á với tổng diện
tích đất là 329.847 kilômét vuông.
− Kể từ khi độc lập, Malaysia trở thành một trong những nước có hồ sơ kinh tế tốt nhất
tại châu Á, GDP tăng trưởng trung bình 6,5% trong gần 50 năm. Tuy nhiên, Malaysia
vẫn còn là một nước thu nhập trung bình, nhóm nghèo vẫn tồn tại, bất bình đẳng thu
nhập vẫn còn cao so với các nước phát triển.
− Yếu tố thúc đẩy kinh tế Malaysia là các nguồn tài nguyên thiên nhiên, song quốc gia
cũng phát triển các lĩnh vực khác như khoa học, du lịch, thương mại hay du lịch y tế.
− Nền kinh tế Malaysia qua các thời kỳ:
● Năm 1957: Malaysia còn là một nước nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu.
● Malaysia đã thoát khỏi thu nhập thấp từ năm 1978 với thu nhập bình quân đầu
người là 1263 USD.
● Đến năm 1983, chính sách tự do hóa kinh tế đã được đưa ra đã giúp nới lỏng luật
lệ và cải tiến các chính sách đầu tư.
● 1 chi tiết nổi bật là đến năm 1990, Malaysia đã chuyển dần sang nền kinh tế trong
đó khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng.
● Từ năm 1980 - 1995, kinh tế Malaysia đã tăng trung bình 7,2% ; trong đó năm
1985 bị tăng trưởng âm 1.1%, sau đó phục hồi và tăng trưởng cao hàng chục năm
với tốc độ gần 10%.
● Trong giai đoạn từ 1996 - 2010, tăng trưởng trung bình 4.75%, trong đó 2 năm
tăng trưởng âm (1998 âm 7.3%, 2009 âm 1.5%) do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu năm vào 2008. Sau 3 thập kỷ, quy mô GDP tăng gần 12
lần.

C. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ MALAYSIA


TRƯỚC 1970

1. MÔ HÌNH
− Trước năm 1970, Malaysia là một quốc gia mới giành độc lập. Khi đó, nền kinh tế của
Malaysia chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là ngành
cao su tự nhiên và dầu cọ. Tuy nhiên, những năm đầu sau khi độc lập, nền kinh tế của
Malaysia gặp nhiều khó khăn, do đó, chính phủ đã thiết lập các chính sách bảo hộ thương
mại để bảo vệ sản phẩm của đất nước khỏi sự cạnh tranh của những sản phẩm nhập khẩu
từ các quốc gia khác, nhằm thúc đẩy ngành sản xuất trong nước.
− Mô hình ưu tiên việc bảo vệ nền kinh tế trong nước bằng cách thúc đẩy sự phát triển của
các ngành công nghiệp sản xuất trong nước, đặc biệt là các ngành sản xuất lớn và chiến
lược nhưng còn thiếu hụt. Các chính sách thương mại của Malaysia giai đoạn này mang
tính bảo hộ nhiều hơn là mở cửa, chủ yếu hướng nội.

2. CÔNG CỤ BIỆN PHÁP


− Giới hạn nhập khẩu, áp dụng thuế nhập khẩu cao. Sự bảo vệ này cũng được áp dụng đối
với các công ty đang hoạt động ở nước ngoài, đưa ra các quy định để hạn chế số lượng
vốn được chuyển ra nước ngoài và giới hạn quyền sở hữu của các công ty nước ngoài.
− Chính phủ đã sử dụng hệ thống bảo hộ thuế quan làm công cụ khuyến khích khu vực chế
tạo. Khuyến khích đầu tư trong nước, hỗ trợ tài chính và giảm thuế. Bảo vệ ngành công
nghiệp sản xuất trong nước và ưa đãi các sản phẩm xuất khẩu

3. KẾT QUẢ
− Điều kiện thị trường được bảo vệ dưới chính sách thương mại của Malaysia đã hỗ trợ sự
tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng vào thời điểm đó.
− Tuy nhiên, nền kinh tế Malaysia vẫn phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu cao su tự nhiên và
dầu cọ, khiến cho nền kinh tế Malaysia cảm thấy bất ổn định, khi thị trường cho những
mặt hàng này cũng rất dễ bị ảnh hưởng từ các yếu tố ngoại vi.

D.CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA


MALAYSIA GIAI ĐOẠN 1970 - 1989

1. MÔ HÌNH CHÍNH SÁCH


Malaysia quyết định thực hiện kế hoạch triển vọng lần thứ nhất (OPP1)
− Thực hiện mô hình chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng khai thác lợi thế về điều
kiện tự nhiên và lao động: dệt may, da giầy, gỗ, dầu cọ, cao su xuất khẩu chiến lược.
− Bên cạnh đó Malaysia thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch đối với các ngành công
nghiệp non trẻ, sau này là 1 trong những sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn: máy giặt, điều
hoà, tivi… (công nghiệp chế tạo).

2. CÔNG CỤ, BIỆN PHÁP


− Cho phép áp dụng chế độ khấu hao nhanh đối với các công ty xuất khẩu chiếm từ 20%
giá trị sản lượng trở lên.
● Giá trị sử dụng = 10 năm
● Giá trị = 10.000 USD
● giá trị khấu hao 1 năm = 1000 USD.
● Khấu hao nhanh 5 năm thì 1 năm = 2000 USD.
− Vì trong giai đoạn đầu sẽ giảm bớt gánh nặng thuế, còn phần lợi nhuận để doanh nghiệp
đầu tư tái sản xuất.
− Áp dụng chính sách miễn phí giảm thuế: thuế đầu vào sản xuất và thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với các công ty sản xuất và kinh doanh xuất khẩu (cơ hội để doanh nghiệp
giảm giá bán sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh vì thuế đánh bao nhiêu thì cộng vào
giá thành sản phẩm). Mức thuế trung bình cho các ngành công nghiệp chỉ còn 13% và
hàng rào phi thuế quan gần như không tồn tại.
− Tăng cường việc thành lập các khu chế xuất để khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài
bổ sung nguồn tài chính đổi mới công nghệ đồng thời từng bước xây dựng thương hiệu
cho sản phẩm hàng hóa được sản xuất tại Malaysia. Năm 1980, 70% hàng chế tạo xuất
khẩu là sản phẩm của các khu chế xuất.
− Chính phủ Malaysia tiến hành đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống kho
hàng miễn phí tại những khu vực có quy mô sản xuất hàng xuất khẩu lớn, đặc biệt là đối
với hàng hoá xuất khẩu, xuất khẩu chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên cần có chế độ bảo
quản đặc biệt: rau quả, thuỷ sản…Hệ thống kho sẽ đảm bảo đầu mối, tiêu thụ sản phẩm
kịp thời, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
− Áp dụng chính sách bảo lãnh vay và cho vay với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ cho hoạt động
sản xuất và kinh doanh xuất khẩu.
− Chính phủ xây dựng và đưa ra thực hiện các biện pháp khuyến khích, tăng cường thu hút
đầu tư nước ngoài nhằm thu hút vốn, công nghệ và liên kết thương hiệu để phát triển khả
năng sản xuất hàng xuất khẩu đồng thời từng bước tạo lập uy tín và xây dựng thương hiệu
cho các sản phẩm sản xuất từ Malaysia ra thị trường thế giới.
− Tổ chức hội chợ hàng xuất khẩu, tạo ra những kênh thông tin về sản phẩm trên thị trường
các quốc gia khác nhau, hỗ trợ thương mại, tư vấn…Xuất khẩu chủ yếu vào các nước
phát triển: Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Tây Âu…, thị trường chưa thực sự rộng lớn.
− Áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch đối với các ngành công nghiệp non trẻ chủ yếu
thông qua công cụ thuế quan và hạn chế về mặt số lượng. Bên cạnh đó đối với những sản
phẩm làm nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất các sản phẩm công nghiệp chế tạo hay
hỗ trợ sản xuất hàng xuất khẩu được áp dụng miễn giảm thuế nhập khẩu.
3. KẾT QUẢ
− Tăng trưởng kinh tế: Nhờ các chính sách bảo vệ và khuyến khích sản xuất trong nước
cùng với việc thúc đẩy xuất khẩu, Malaysia đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế rất
cao. Từ năm 1971 đến 1990, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Malaysia đạt 7,4%
mỗi năm.
− Điều chỉnh cơ cấu kinh tế: Trước khi triển khai chính sách thương mại quốc tế, nền kinh
tế của Malaysia chủ yếu là nông nghiệp và ngành công nghiệp đang mới bắt đầu phát
triển. Chính phủ Malaysia đã áp dụng các biện pháp để cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển từ
một nền kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp hóa. Sau khi triển khai, tỷ
lệ đóng góp của ngành công nghiệp đến GDP tăng từ 18% vào năm 1970 lên 33% vào
năm 1990, trong khi tỷ lệ đóng góp của ngành nông nghiệp giảm từ 30% xuống còn 12%.
− Tăng cường năng lực cạnh tranh: Chính phủ Malaysia đã thúc đẩy năng lực cạnh tranh
bằng cách cải thiện giáo dục và đào tạo nhân lực, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến
công nghệ sản xuất và tăng cường quản lý doanh nghiệp. Sản phẩm của Malaysia đã tăng
cường được độ cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ví dụ, sản lượng cao su của Malaysia
đã tăng từ 318.000 tấn vào năm 1970 lên hơn 600.000 tấn vào năm 1980 và hơn 1,3 triệu
tấn vào năm 1990. Tổng giá trị xuất khẩu của Malaysia cũng đã tăng từ 1,1 tỷ USD vào
năm 1970 lên hơn 20 tỷ USD vào năm 1990.
− Tăng trưởng xuất khẩu: Từ năm 1970 đến năm 1990, giá trị xuất khẩu của Malaysia đã
tăng lên gấp 20 lần, từ 1,1 tỷ USD lên 22,5 tỷ USD. Các sản phẩm chủ lực của Malaysia
gồm dầu và khí đốt, cao su, dệt may, điện tử và máy tính.

E. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA


MALAYSIA GIAI ĐOẠN 1990 ĐẾN NAY

1. MÔ HÌNH CHÍNH SÁCH


Thực hiện tự do hóa thương mại kết hợp với thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế
tạo.

2. CÔNG CỤ, BIỆN PHÁP


− Tích cực tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do và các tổ chức thương mại
quốc tế:
● Ký kết các hiệp định song phương và đa phương với nhiều nước như Nhật, New Zealand,
Australia… Năm 2008, Malaysia ký hiệp định song phương với Việt Nam.
● Gia nhập các tổ chức liên kết kinh tế như ASEAN (1967), WTO (1995), RCEP (2020),
CPTPP (năm 2018 và phê chuẩn vào năm 2019),... và thực hiện cắt giảm thuế quan nhập
khẩu theo các quy định.
− Hỗ trợ thanh toán cho các doanh nghiệp xuất khẩu:
● Năm 1995, Chính phủ Malaysia đã thành lập Ngân hàng Xuất nhập khẩu Malaysia
Berhad (Ngân hàng EXIM) để hỗ trợ tài chính thương mại cho các nhà xuất khẩu
Malaysia.
● Năm 2000, Malaysia đã ban hành Đạo luật Dịch vụ Tài chính Hồi giáo, cho phép phát
triển tài chính Hồi giáo như một giải pháp thay thế cho ngân hàng truyền thống. Điều này
cho phép các nhà xuất khẩu
● Đã có nhiều thỏa thuận được ký kết giữa Ngân hàng trung ương Malaysia (BNM – Bank
Negara Malaysia) với các ngân hàng nước ngoài. Nổi bật là BNM đã ký với các ngân
hàng nước ngoài là Thỏa thuận hoán đổi tiền tệ địa phương song phương giữa Malaysia
và Trung Quốc (Ký lần đầu vào năm 2009 và đã được gia hạn nhiều lần kể từ đó, kể cả
vào năm 2015 và 2018).
− Xúc tiến thương mại: Thành lập các trung tâm thông tin về thương mại và công nghệ để
hỗ trợ các công ty trong nước nghiên cứu và phát triển thị trường.

3. KẾT QUẢ
− Kích thích các doanh nghiệp nước này tập trung nghiên cứu công nghệ mới, đầu tư cho
xuất khẩu
→Đa dạng hóa, chất lượng hóa các mặt hàng
→Nhìn chung, Malaysia đã có thặng dư thương mại trong hầu hết 30 năm qua, với một vài
năm thâm hụt thương mại, chẳng hạn như năm 1996 và năm 2019.
− Sở hữu lợi thế thương mại với một số ngành nhất định như ô tô, sản phẩm viễn thông,
máy điều hóa, đĩa cứng… và các mặt hàng đã qua tinh chế, công nghệ cao.
− Thế mạnh của Malaysia trong một số ngành đã giúp nước này hưởng lợi từ sự tăng trưởng
của thương mại toàn cầu.
Ví dụ, Malaysia là một trong những nhà xuất khẩu chip bán dẫn lớn nhất thế giới, được sử
dụng trong nhiều loại thiết bị điện tử.
Quốc gia này cũng dẫn đầu trong việc sản xuất các thiết bị y tế như găng tay và khẩu trang,
vốn đang có nhu cầu tăng đột biến do đại dịch COVID-19.
− Có quan hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới.
● Thị trường của Malaysia ngày càng được mở rộng nhờ vào sự tìm kiếm của các tổ chức
Xúc tiến thương mại.
● Đến năm 2000, Malaysia đã ký hiệp định thương mại với 50 quốc gia trên thế giới.
● Hiện nay các đối tác thương mại hàng đầu của Malaysia là Trung Quốc, Singapore, Hoa
Kỳ, Nhật Bản và Thái Lan. Năm 2020, năm quốc gia này chiếm khoảng 54,3% tổng
thương mại hàng hóa của Malaysia.
F. BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
− Nhà nước ta cần nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư
năm 2014 và các luật liên quan đến FDI vì việc các doanh nghiệp FDI đòi hỏi về việc
hiểu biết và tuân thủ luật pháp quốc tế ở các nước sở tại là cần thiết.
− Với các lợi thế về nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam
cần biết khai thác để hướng FDI vào lĩnh vực và ngành kinh tế gắn với chiến lược phát
triển kinh tế- xã hội của đất nước.
− Viêṭ Nam cần nỗ lực hơn nữa để tạo dựng được hệ thống hạ tầng giao thông cũng như
nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế nhằm thu hút
được dòng FDI chất lượng cao vào trong nước.
− Không ngừng đổi mới và chú trọng hoạt động xúc tiến đầu tư. Cố gắng tiến hành đa dạng
nhưng vẫn quản lý thống nhất để nên tránh tình trạng xúc tiến đầu tư tràn lan, không có
mục tiêu rõ ràng hay chồng chéo giữa các tổ chức tham gia vận động đầu tư.
− Nhà nước cần có những chính sách tài chính hấp dẫn dành cho các nhà đầu tư như giảm
thuế, ưu đãi tiền tê,̣… nhằm thu hút nhiều nhất nguồn vốn FDI.
− Coi trọng đầu tư cho giáo dục và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Malaysia rất
coi trọng đầu tư cho giáo dục và phát triển kỹ năng người lao động . Nước này thưc ̣ hiêṇ
trang bi ̣miễn phí máy tính cho mỗi lớp học, miễn phí dạy tin học cho mọi đối tượng,

You might also like