You are on page 1of 12

PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ÔNG PHẠM NHẬT VƯỢNG

I. Khái niệm lãnh đạo:


Có nhiều khái niệm về lãnh đạo như:
o Lãnh đạo là lôi cuốn người khác đi theo mình.
o Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đến người khác sao cho họ sẽ
tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức.
o Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người sao cho họ tự nguyện và
nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu kế hoạch
o Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng mang tính xã hội. Theo khái niệm
nay, bất kỳ ai cũng có thể thực hiện các hoạt động lãnh đạo vì trong cuộc
sống, để thực hiện mục tiêu của mình thì người nào cũng gây ảnh hưởng
lên những người xung quanh ở mức độ nhất định.
o Lãnh đạo là quá trình một cá nhân gây ảnh hưởng đến những người khác
và truyền cảm hứng, tạo động lực và định hướng các hoạt động của họ
để giúp đạt được các mục tiêu của nhóm hoặc tổ chức.
Tóm lại: Lãnh đạo là quá trình truyền cảm hứng, khơi dậy sự nhiệt tình và
động lực của con người để họ làm việc một cách tốt nhất nhằm đạt được các
mục tiêu kế hoạch.
II. Tiểu sử - Cuộc đời sự nghiệp của Phạm Nhật Vượng
- Phạm Nhật Vượng sinh ngày 5 tháng 8 năm 1968 tại Hà Nội là con cả
trong gia đình có 3 anh chị em. Cha là Phạm Nhật Quang – một quân
nhân, phục vụ trong lực lượng Không quân, Quân đội nhân dân Việt
Nam. Mẹ ông bán trà đá trên phố.
- Năm 1982, Phạm Nhật Vượng theo học tại trường Trường Trung học phổ
thông Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội, năm 1985 ông tốt nghiệp. Đến
năm 1987, ông thi đỗ Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, và nhờ
thành tích xuất sắc trong môn Toán, ông đã giành được học bổng du học
ở trường Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga theo ngành kinh tế địa
chất.
- Năm 1993, sau khi tốt nghiệp đại học Phạm Nhật Vượng đã kết hôn với
một người bạn cùng học đại học là bà Phạm Thu Hương. Hai vợ chồng
quyết định không về nước mà chuyển tới sống và lập nghiệp tại Kharkov,
Ukraine.
- Năm 2000, ông trở về Việt Nam với việc tham gia vào thị trường du lịch
và bất động sản cao cấp với 2 doanh nghiệp chiến lược là Vinpearl và
Vincom. Hai doanh nghiệp này đã nhanh chóng thành công dự án danh
tiếng như: Vincom Center Bà Triệu, Vincom Center Tp.HCM và đặc biệt
là Vinpearl Nha Trang.
- Từ năm 2010 đến nay, Phạm Nhật Vượng đã quyết định dốc toàn tâm
toàn lực vào việc đầu tư tại quê hương và chuyển hẳn về Việt Nam định
hướng chỉ đạo các thương hiệu Vincom và Vinpearl phát triển hàng loạt
các dự án đô thị và khu du lịch lớn.
III. Giới thiệu tổng quan về tập đoàn Vingroup
- Tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom, thành lập năm 1993 tại
Ukraine. Đầu những năm 2000, Technocom trở về Việt Nam, tập trung
đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu chiến
lược ban đầu là Vinpearl và Vincom. Đến tháng 1/2012, công ty CP
Vincom và Công ty CP Vinpearl sáp nhập, chính thức hoạt động dưới mô
hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup – Công ty CP.
- 3 nhóm hoạt động trọng tâm của Tập đoàn bao gồm:
 Công nghệ - Công nghiệp
 Thương mại - Dịch vụ
 Thiện nguyện Xã hội
- Với mong muốn đem đến cho thị trường những sản phẩm - dịch vụ theo
tiêu chuẩn quốc tế và những trải nghiệm hoàn toàn mới về phong cách
sống hiện đại, ở bất cứ lĩnh vực nào Vingroup cũng chứng tỏ vai trò tiên
phong, dẫn dắt sự thay đổi xu hướng tiêu dùng.
IV. Thành công – khối tài sản thuộc sở hữu của Phạm Nhật Vượng
1. Những thành công đã đạt được của Phạm Nhật Vượng
- Khởi nghiệp trái ngành và trở thành “ Ông vua thức ăn chế biến” tại thị
trường Ukraine.
- Năm 1993, Phạm Nhật Vượng sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành
kinh tế địa chất đã không lựa chọn nghề mỏ đã học mà bắt đầu sự nghiệp
kinh doanh, đầu tiên ở chính thủ đô Nga rồi chuyển đến Ukraine, mở nhà
hàng và thành lập Công ty Technocom tại cố đô Kharkov.
- Ngày 8/8/1993, ông bắt đầu sản xuất mì ăn liền với thương hiệu
“Mivina” theo quy trình sản xuất nhập khẩu từ Việt Nam. Đến năm
2004, mì ăn liền hiệu “Mivina” đã chiếm tới 97% thị phần ở Ukraine.
Năm 2007, doanh nghiệp của ông bắt đầu sản xuất thức ăn nhanh và sản
xuất các loại súp đóng gói. Thành công vang dội, cái tên Phạm Nhật
Vượng được xứng danh “ông vua thức ăn chế biến” tại thị trường
Ukraina.
- Quay về Việt Nam, đưa tập đoàn Vingroup đi lên vững mạnh.
- Đến năm 2010, sự nghiệp của ông rẽ sang một bước ngoặt khác khi
Nestle mua lại công ty Technocom với mức giá không được tiết lộ. Sau
đó Phạm Nhật Vượng quay về Việt Nam, ông nảy ra ý tưởng biến một số
đảo hoang sơ tại Nha Trang thành khu nghỉ dưỡng cao cấp. Kết quả là
Vinpearl Resort Nha Trang 225 phòng ra đời.
- Một năm sau, ông khai trương Vincom Bà Triệu – tổ hợp trung tâm
thương mại đầu tiên tại Hà Nội. Ba năm sau, ông bổ sung 260 phòng nữa
tại Vinpearl và lắp cáp treo xuyên biển dài 3,2 km. Ông cũng cho xây
dựng Vincom Village với hàng trăm biệt thự cao cấp. Vincom được niêm
yết trên sàn chứng khoán năm 2007. Trong khi đó, Vinpearl vẫn là công
ty kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng độc lập.
- Tháng 1/2012, Công ty CP Vinpearl sáp nhập vào Công ty CP Vincom và
chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn
Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng được sự tín nhiệm tuyệt đối của Đại
hội đồng cổ đông, bầu vào vị trí Chủ tịch Tập đoàn.
- Tháng 2 /2012, cổ phiếu Vingroup (mã: VIC) chính thức được phát hành
trên sàn giao dịch đã minh chứng tiềm lực của tập đoàn.
- Năm 2014 được đánh giá là năm bản lề gia nhập thị trường bán lẻ của tỷ
phú Phạm Nhật Vượng khi mua lại chuỗi siêu thị thuộc quản lý của Tập
đoàn Đại Dương (Ocean Group) và xây dựng các thương hiệu như
VinFashion, BFF, VinDS (chuỗi siêu thị tổng hợp), VinPro (bán lẻ điện
máy). Bên cạnh đó, đơn vị này cũng ra mắt thương hiệu thương mại điện
tử “A Đây Rồi” để cùng các công ty con trong lĩnh vực bán lẻ khác mở
rộng phạm vi hoạt động, tăng độ phủ trên thị trường.
- Tiếp đó, Tập đoàn Vingroup chính thức công bố gia nhập lĩnh vực nông
nghiệp với thương hiệu VinEco. Mục tiêu của VinEco là cung cấp nguồn
thực phẩm sạch, an toàn, tiến tới việc đưa một số nông sản thế mạnh Việt
Nam ra thế giới.
- Trong lĩnh vực bất động sản, tập đoàn Vingroup đã liên tục có những
công trình lớn mang tầm cỡ quốc tế như Times City, Royal City, biệt thự
Vinhomes Riverside hay sắp tới đây là chung cư Vinhomes Nguyễn Chí
Thanh. Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch hội đồng quản trị VinGroup chính
là người đã góp phần lớn nhất tạo nên một thương hiệu lớn mạnh hàng
đầu trong nền kinh tế Việt Nam. Tòa nhà cao nhất Việt Nam, Landmark
81 tại Hồ Chí Minh cũng là công trình nổi tiếng của tập đoàn đình đám
này.
- Vingroup cũng khiến giới kinh doanh xe hơi ngạc nhiên với thương hiệu
Vinfast ra mắt tháng 10/2018. Dù là một doanh nghiệp xe hơi non trẻ
nhưng Vinfast khiến giới thị trường ngạc nhiên tại Triển lãm Paris Motor
Show tại Pháp.
- Ngoài ra, những ngày cuối năm 2018, Vingroup đã công bố ra mắt 4 mẫu
điện thoại thông minh thương hiệu Vsmart và ra mắt nhiều mẫu điện
thoại mới trong năm 2019. Theo thông tin từ Vingroup sản phẩm điện
thoại được “ra lò” chỉ trong 6 tháng kể từ khi công bố thành lập Vsmart.
- Ngoài ra, trong mảng bất động sản bán lẻ, Vingroup đã mang Vincom
Retail lên niêm yết từ cuối năm 2017. Theo đó, Vincom Retail đang sở
hữu 4 dòng thương hiệu là Vincom Center, Vincom Mega Mall, Vincom
Plaza, Vincom+. Nó cũng đang vận hành 66 trung tâm thương mại tại 38
tỉnh thành. Năm 2018, VRE đạt doanh thu thuần gần 9.052 tỷ đồng và
2.414 tỷ đồng lợi nhuận, tương ứng tăng trưởng 64% và 19% so với
những con số đạt được năm 2017.
- Đặc biệt, Tập đoàn Vingroup tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh của
mình bằng cách ra mắt thương hiệu hàng không Vinpearl Air với hy
vọng trở thành hãng vận tải hàng không thứ sáu của Việt Nam, sau khi
bước chân vào lĩnh vực sản xuất xe hơi và điện thoại thông minh.
- Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng là tập đoàn đa ngành nổi tiếng nhất
Việt Nam với những thương hiệu như:
 Vinhomes: Hệ thống căn hộ, biệt thự và nhà phố thương mại cao
cấp
 Vincity: bất động sản đại chúng với hệ thống dịch vụ đồng bộ
 Vincom: Chuỗi trung tâm thương mại
 Vinpearl: Hệ thống nghỉ dưỡng, du lịch, giải trí cao cấp
 Vinmec: Hệ thống bệnh viện đa khoa quốc tế
 Vinschool: Hệ thống giáo dục liên cấp
 VinDS bao gồm VinDS Fashion – Sport – Shoes – Beauty và Index
Living Mall
 Vineco: sản phẩm nông nghiệp sạch
 Vinmart: hệ thống bán lẻ
 Vinpro: Siêu thị điện máy & công nghệ
 Adayroi: Hệ thống thương mại điện tử
 Vinfast: Công nghiệp nặng, chế tạo ô tô, xe máy…
 Vinsmart: thiết bị điện tử, điện thoại thông minh
 Vinuni: Trường đại học đẳng cấp
 VinKC: bán lẻ ngành hàng trẻ em
 Vincharm: chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe
 Vintata: hãng phim hoạt hình
 Vinfa: Nghiên cứu, sản xuất, phân phối thuốc, sinh phẩm y tế, dược
mỹ phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng
 Vinpearl Air: Hãng hàng không của Vingroup
 Quỹ Thiện Tâm (Kind Heart Foundation): tổ chức phi lợi nhuận
hoạt động vì mục đích nhân đạo, từ thiện…
2. Khối tài sản hiện có của Phạm Nhật Vượng (cập nhật năm 2022)
- Tài chính tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng là một trong những từ khóa
được tìm kiếm nhiều nhất. Ông nằm trong danh sách người giàu nhất
Việt Nam nhiều năm liên tiếp theo thống kê của tạp chí Forbes.
- Theo báo cáo tình hình quản trị Vingroup nửa đầu năm nay, ông Vượng
hiện đang là cổ đông cá nhân lớn nhất tại Vingroup khi trực tiếp nắm
trong tay hơn 985,5 triệu cổ phiếu (25,47% vốn điều lệ).
- Bên cạnh đó, một pháp nhân khác liên quan là Công ty CP Tập đoàn đầu
tư Việt Nam cũng sở hữu tới hơn 1,26 tỷ cổ phiếu VIC (32,58%), riêng
ông Vượng gián tiếp giữ hơn 1,17 tỷ cổ phiếu VIC.
- Tính chung tổng số cổ phiếu VIC do vị tỷ phú gốc Hà Tĩnh trực tiếp và
gián tiếp sở hữu lên gần 2,16 triệu, tương đương khối tài sản hơn
137.330 tỷ đồng (xấp xỉ 5,9 tỷ USD).
- Theo danh sách Forbes vừa công bố, tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn là
người giàu nhất Việt Nam và đứng thứ 411 trên bảng xếp hạng chung.
- Ông là người Việt đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú do tạp chí Forbes của
Mỹ công bố, Top 10 tỷ phú mới xuất sắc nhất năm 2013, liên tiếp nhiều
năm liền đứng đầu danh sách tỷ phú giàu nhất trên thị trường chứng
khoán Việt,… Ông là tỷ phú đô la đầu tiên tại Việt Nam và đứng ở vị trí
286 trên bảng xếp hạng tỷ phú thế giới do tạp chí Forbes bầu chọn
(2020).
V. Phong cách lãnh đạo
Khái niệm: Phong cách lãnh đạo là tổng thể các phương pháp làm việc, các
thói quen và các hành vi ứng xử đặc trưng mà người lãnh đạo thường sử dụng
trong quá trình giải quyết công việc hàng ngày để hoàn thành nhiệm vụ.
- Có nhiều nghiên cứu về phong cách lãnh đạo trong đó phải kể đến như:
 Nghiên cứu của Kurt Lewin và đồng nghiệp tại Đại học Tổng hợp
Iowa
 Nghiên cứu của Đại học tổng hợp Bang Ohio Mỹ
 Nghiên cứu của trường Đại học Michigan
1) Nghiên cứu của Kurt Lewin và cộng sự
- Có 3 phong cách lãnh đạo dựa trên cơ sở sử dụng quyền lực:

i. Phong cách lãnh đạo độc đoán


Nhà quản trị thường áp đặt công việc và giám sát chặt chẽ đối với nhân
viên dưới quyền.
Phù hợp khi tổ chức chưa đi vào nề nếp hoạt động, hoặc tổ chức đang
trong tình trạng trì trệ, thiếu kỷ luật cần chấn chỉnh hoặc khi cần xử lý
công việc cấp bách.
 Ưu điểm: khi cần nhanh chóng ra quyết định trong tình huống khẩn cấp,
cấp thiết, nhà lãnh đạo không mất nhiều thời gian lắng nghe, lấy ý kiến
kiến nhân viên...
 Nhược điểm:
- Không khí trong tổ chức căng thẳng, nhân viên ít thích lãnh đạo
- Không phát huy tính sáng tạo của cấp dưới
- Hiệu quả làm việc cao khi có mặt của lãnh đạo, thấp khi không có
mặt của lãnh đạo
ii. Phong cách lãnh đạo dân chủ
Nhà quản trị thường tham khảo, bàn bạc, lắng nghe ý kiến của cấp dưới
trước khi ra quyết định.
 Ưu điểm:
- Không khí thân thiện, tạo được sự hài lòng của nhân viên
- Định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ, phát huy tính tích cực
và trách nhiệm của nhân viên
- Năng suất cao, kể cả khi không có mặt của lãnh đạo
 Nhược điểm:
- Không thể phát huy tác dụng nếu nhận thức của các thành viên về
lợi ích chung là chưa cao hoặc có các nhóm lợi ích khác nhau →
không đưa ra được quyết định chung hoặc nguy cơ cao đó là quyết
định của nhóm chứ không phải là quyết định hợp lý.
- Mất thời gian lắng nghe, phản hồi, giải thích, tìm kiếm sự thống
nhất chung.
iii. Phong cách lãnh đạo tự do
Vai trò của nhà quản trị là giúp đỡ tạo điều kiện cho cấp dưới hoàn thành
nhiệm vụ thông qua việc cung cấp thông tin và các phương tiện cần thiết.
 Ưu điểm: Tạo điều kiện cho nhân viên chủ động làm việc, kích thích
khả năng sáng tạo và tự giải quyết vấn đề.
 Nhược điểm: Có thể làm cho hệ thống rơi vào tinh trạng vô tổ chức, vô
kỷ luật, không thể kiểm soát nổi.
2) Nghiên cứu của Đại học tổng hợp Bang Ohio Mỹ
Mục tiêu: Xác định những đặc điểm cơ bản trong hành vi ứng xứ của nhà lãnh
đạo.
- Có hai khía cạnh chủ yếu đó là khả năng tổ chức và sự quan tâm:
a. Khả năng tổ chức là mức độ nhà lãnh đạo có thể xác định vai trò của
mình và của cấp dưới cũng như phối hợp các hoạt động nhằm đạt được
các mục tiêu. Nó bao gồm hành vi nhằm tổ chức công việc, quan hệ
trong công việc và đề ra các mục tiêu.
b. Sự quan tâm là mức độ mà người lãnh đạo có thể có các mối quan hệ
nghề nghiệp trên cơ sở tin tưởng, tôn trọng ý kiến cấp dưới và quan tâm
tới tâm tư nguyện vọng của cấp dưới.

Sự quan tâm Khả năng tổ chức


- Người lãnh đạo thân mật và dễ gần. - Người lãnh đạo yêu cầu các thành viên
- Người lãnh đạo dành thời gian đề lắng của nhóm tuân thủ những nguyên tắc và
nghe ý kiến của các thành viên trong qui định đã đề ra.
nhóm. - Người lãnh đạo phân công nhiệm vụ cụ
thể cho các thành viên của nhóm.

Bảng 3: Sự đánh giá của nhân viên đối với nhà lãnh đạo
Tóm lại: Những người lãnh đạo có khả năng tổ chức và sự quan tâm cao sẽ làm
việc hiệu quả hơn, làm cho nhân viên thỏa mãn hơn so với những người hoặc
chỉ có đầu óc tổ chức, hoặc chỉ có sự quan tâm, hoặc không có cả khả năng tố
chức lẫn sự quan tâm.
Tuy nhiên, hiệu quả lãnh đạo còn chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Vì
vậy, các nhân tố ngoại cảnh cần được đưa thêm vào xem xét trong lý thuyết này.
3) Nghiên cứu của trường Đại học Michigan
Mục đích: Xác định phong cách ứng xử của người lãnh đạo.
- Có 2 loại lãnh đạo:
a. Lãnh đạo lấy con người làm trọng tâm là những người nhấn mạnh tới
mối quan hệ cá nhân. Họ gắn lợi ích cá nhân với nhu cầu của cấp dưới và
chấp nhận sự khác biệt cá nhân giữa các thành viên.
→ Các nhà nghiên cứu cho rằng phong cách lãnh đạo này tạo ra sự thỏa
mãn lớn hơn cho người lao động, vì vậy năng suất làm việc sẽ cao hơn.
b. Lãnh đạo lấy công việc làm trụng tâm lại nhấn mạnh tới các nhiệm vụ
phải thực hiện cũng như khía cạnh kỹ thuật của công việc.
→ Họ cho rằng làm việc dưới sự lãnh đạo của những người lấy công việc
làm trọng tâm, nhân viên thường cảm thấy ít thỏa mãn hơn và vì vậy
năng suất lao động thường thấp hơn.
VI. Phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng
Theo nhóm yếu tố tính cách:
- Quan trọng việc đối nhân xử thế: “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” là ba
yếu tố cần thiết để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Vì thế,
Phạm Nhật Vượng rất chú trọng đến yếu tố “Nhân” bởi thiên thời, địa lợi
là yếu tố bên ngoài, còn nhân hòa là chính từ cái tâm, cái tài của chúng ta
từ đó tạo nên cái tầm. Ông Vượng có nghệ thuật trong việc giao tiếp và
xây dựng mối quan hệ với các đối tác, khách hàng, nhân viên và xã hội.
Ông Vượng luôn biết cách tôn trọng, ghi nhận và tri ân những người đã
giúp đỡ VinGroup.
- Dám nghĩ dám làm: Phạm Nhật Vượng ông đã dám mơ tới một thành
công trở thành một nhà doanh nhân có tiếng tăm trên thế giới và ông
cũng đã dám làm. Một số minh chứng cho điều đó là Phạm Nhật Vượng
có ý tưởng khởi đầu cho sự phát triển ô tô ở Việt Nam vào năm 2017
thương hiệu Phạm Nhật Vượng do ông làm chủ chính thức công bố và
thực hiện khát vọng xây dựng thương hiệu ô tô Vinfast ra toàn cầu.
- Quý trọng thời gian: Phạm Nhật Vượng là một con người có nguyên
tắc và những kỷ luật riêng dành cho bản thân mình. Đồng thời, cũng là
một con người rất bận rộn trong công việc ông chỉ cho các đơn vị báo
cáo từ khoảng 3 cho đến 5 phút trong mỗi buổi họp. Tiếp đó là khoảng
thời gian ở Ukraine khi mà nơi đây đối với ông mì gói vẫn còn quá xa lạ.
Do đó, ông đã đầu tư đến hàng tỷ đô để nhập khẩu mì từ Việt Nam qua
rồi để từ đó món ăn này trở thành một món ăn giữ vị trí số 1 của thị
trường Ukraine.
- Biết lắng nghe nhân viên của mình: Phạm Nhật Vượng thì lại quá bận
rộn với công việc của mình. Vì vậy, ông vẫn luôn kiếm đủ mọi cách để
có thể kích thích sự học hỏi cống hiến cho công việc của nhân viên, cấp
trên sẽ phải hỗ trợ nhân viên theo sát và khuyến khích họ làm việc.
Theo nhóm yếu tố đặc điểm năng lực:
- Biết tìm người và giữ người: Ông Vượng có khả năng lựa chọn được
những nhân tài cho VinGroup và tạo điều kiện để họ phát huy khả năng.
Ông Vượng cũng có chính sách thưởng lương và đào tạo hấp dẫn để giữ
chân nhân viên.
- Tự do, dân chủ, trao quyền cho nhân viên: Ông Vượng không áp đặt
quyết định của mình mà luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân
sự. Ông Vượng cũng khuyến khích nhân viên sáng tạo và tự chủ trong
công việc.
- Đam mê công việc và học hỏi đối thủ: Ông Vượng luôn có tinh thần
hăng hái và nỗ lực trong mọi dự án. Ông Vượng cũng không ngừng
nghiên cứu và học hỏi từ những doanh nghiệp thành công trên thế giới
để cải tiến sản phẩm và dịch vụ của VinGroup. Đây chính là một bài
học quý giá mà ông Phạm Nhật Vượng đã chia sẻ. Điều này không chỉ
ông mà chắc chắn những nhà kinh doanh thành công khác cũng áp dụng
trong công việc của mình. Chỉ khi có niềm đam mê với việc mình đang
làm, bạn mới có thể toàn tâm toàn ý dốc hết tâm sức để đưa doanh
nghiệp trở nên lớn mạnh. Chính những gì học hỏi được từ bạn bè xung
quanh và cả đối thủ đều là những bài học quý giá để bạn có thể rút ra
được nhiều điều bổ ích cho bản thân.
- Có tầm nhìn xa và lộ trình rõ ràng: Ông Vượng luôn có những mục
tiêu lớn lao và dài hạn cho VinGroup, như trở thành thương hiệu Việt
vươn tầm thế giới, phát triển các lĩnh vực chiến lược như bất động sản,
du lịch, giáo dục, y tế, công nghệ... Ông Vượng cũng có kế hoạch và
quy trình rõ ràng để thực hiện các mục tiêu đó. Điều này có thể thấy rõ
nhất vào năm 2017 khi Phạm Nhật Vượng cho ra thị trường thương
hiệu ô tô VinFast. Đây được xem là bước ngoặt lớn đối với VinGroup.
VinFast không chỉ nghiên cứu những dòng ô tô chạy bằng xăng mà còn
nghiên cứu thêm những dòng ô tô chạy bằng điện thân thiện với môi
trường.
- Tốc độ sánh đôi với chất lượng: Ông Vượng luôn yêu cầu VinGroup
hoàn thành các dự án nhanh chóng nhưng không làm giảm chất lượng
sản phẩm và dịch vụ. Ông Vượng cũng luôn lắng nghe ý kiến của khách
hàng để nâng cao sự hài lòng của họ. Phạm Nhật Vượng từng chia sẻ
câu chuyện có thật tại tập đoàn của ông rằng có 2 dự án cùng khởi
công, một nhóm làm việc nhanh hơn, kết quả tốt còn nhóm khác hoàn
thành chậm so với dự kiến lại còn vướng nhiều lỗi. Vậy sự khác biệt
của 2 nhóm này chính là sự nghiêm túc và quy trình làm việc hiệu quả.
- Tách biệt giữa làm việc và nghỉ ngơi: Ông Vượng có thói quen làm
việc rất chăm chỉ nhưng cũng biết cân bằng giữa công việc và cuộc
sống. Ông Vượng không mang công việc về nhà mà dành thời gian cho
gia đình và bản thân.
- Tin dùng phụ nữ: Triết lý này của Phạm Nhật Vượng có sự tương
đồng với Jack Ma khi tại VinGroup có nhiều vị trí quan trọng đều do
phụ nữ đảm nhận. Theo quan điểm của ông: “Phụ nữ có yêu cầu cao
hơn, tốt hơn phù hợp với tài chính kế toán, pháp lý kinh doanh”.
- Thưởng phạt phân minh: Phạm Nhật Vượng từng chia sẻ: “Đối với
VinGroup hình ảnh thương hiệu là yếu tố thành công. Nhân viên chăm
sóc tốt, khách hàng đến”. Vì thế, những nhân viên giỏi, làm việc tốt đều
được đánh giá cao và nhận những chính sách khen thưởng tốt.
- Không ngừng học hỏi, nâng cấp bản thân: Một điều mà tỷ phú Phạm
Nhật Vượng luôn tâm niệm đó là: “Chúng ta chưa bao giờ lên đỉnh và
sẽ không bao giờ có đỉnh”. Câu nói này được xem như là kim chỉ nam
của ông trong mọi hoạt động điều hành và phát triển của VinGroup.
Nhiều người khi nhìn thấy một chút thắng lợi sẽ rất dễ dàng ngủ quên
trong chiến thắng. Tuy nhiên, với vị chủ tịch này thì hoàn toàn ngược
lại. Những điều mà VinGroup đạt được cho đến ngày hôm nay ông vẫn
chưa coi đó là thành công để không ngừng tìm thêm mọi cách nhằm
học hỏi và phát triển bản thân mình nhiều hơn.
VII. Hoàn cảnh, yếu tố tạo nên phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật
Vượng
- Hoàn cảnh gia đình: sinh ra trong một gia đình có truyền thống kinh
doanh, cha là một thương nhân thành đạt, mẹ là một giáo viên. Ông được
nuôi dưỡng trong một môi trường yêu thương, quan tâm và khuyến khích
sự học hỏi, sáng tạo và tự lập¹²³.
- Hoàn cảnh xã hội: Ông trải qua những biến động lớn của lịch sử Việt
Nam, từ thời kỳ bao cấp, đổi mới cho đến hội nhập quốc tế. Ông chứng
kiến những khó khăn, thử thách và cơ hội của nền kinh tế và xã hội Việt
Nam. Ông cũng có những kinh nghiệm Ôngquốc tế khi đi du học ở Liên
Xô và kinh doanh ở Ukraine.
- Hoàn cảnh kinh doanh: Ông bắt đầu kinh doanh từ rất sớm, khi còn là
sinh viên. Ông đã thử sức với nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thực phẩm,
dược phẩm, bất động sản cho đến giáo dục, du lịch và công nghệ. Ông
luôn có những chiến lược đột phá, sáng tạo và linh hoạt để phát triển các
sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, mang lại giá trị cho khách hàng và
xã hội.
- Lãnh đạo tầm nhìn: Ông có những mục tiêu rõ ràng, xa vời và cao cả
cho bản thân, cho công ty và cho đất nước. Ông luôn theo đuổi ước mơ
xây dựng một Việt Nam giàu mạnh, hiện đại và hạnh phúc.
- Lãnh đạo trao quyền: Ông tin tưởng và giao phó quyền hạn cho các
cấp dưới, không can thiệp quá nhiều vào công việc của họ. Ông khuyến
khích sự tự chủ, sáng tạo và chịu trách nhiệm của các nhân viên.
- Lãnh đạo chú trọng đào tạo nhân sự: Ông coi con người là tài sản quý
giá nhất của công ty. Ông đầu tư nhiều vào việc đào tạo, phát triển và giữ
chân những người tài năng, có đạo đức và có tinh thần đồng đội.
- Lãnh đạo khát khao vươn xa: Ông không bao giờ tự mãn với thành
công hiện tại, mà luôn tìm kiếm những thách thức mới, những lĩnh vực
mới, những thị trường mới. Ông không ngại thay đổi, cải tiến và đổi mới
để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tiên phong, mang tầm quốc tế.
- Lãnh đạo linh hoạt trong kinh doanh đa lĩnh vực: Ông có khả năng
nắm bắt xu hướng, nhu cầu và cơ hội của thị trường. Ông có sự linh hoạt
trong việc điều chỉnh chiến lược, phân bổ nguồn lực và hợp tác với các
đối tác để phát triển kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bất động
sản, du lịch, giáo dục cho đến công nghệ, y tế và nông nghiệp.
VIII. Đóng góp của Phạm Nhật Vượng cho xã hội
Năm 2007, Phạm Nhật Vượng đã tài trợ 18,5 tỷ đồng để xây dựng trường trung
cấp dạy nghề Phạm Dương và trường mầm non Phù Lưu cho Hà Tĩnh, quê của
bố ông. Về phía quê mẹ ông ở Bát Trang, An Lão, Hải Phòng, ông thường
xuyên về quê thăm hỏi, và tài trợ cuộc sống của người dân ở đây, ông cũng đã
có công đóng góp tu tạo đình làng và tài trợ huyện đổ đường và làm lại dọc
đường thị trấn An Lão.
….
IX. Một số câu nói hay của Phạm Nhật Vượng
- “Lúc nhỏ giấc mơ của tôi không hề lớn, tôi chỉ muốn giúp đỡ gia đình.”
- “Tôi mơ ước sẽ biến những con phố của Hà Nội và Sài Gòn trở nên sầm
uất như Hong Kong hay Singapore”
- “Tấn công luôn tốt hơn là phòng thủ”
- “Hãy tận dụng thế mạnh của mình thành cái mạnh nhất để cạnh tranh với
cái mạnh của đối thủ”.
- “Làm gì cũng phải đam mê, nghiêm túc với công việc, học hỏi liên tục
cả đối thủ”.
- “Tôi chỉ tập trung vào việc của mình, còn người khác muốn nói gì thì
mặc họ”.
- “Tiền là phương tiện làm việc”
- “Mục tiêu của tôi không có gì thay đổi về bản chất vẫn làm đẹp cho đời”
- “Lỡ làm người rồi không thể sống một đời phí hoài được”
X. Nhận xét tổng quan
- Phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng có thể được nhận định là
hiệu quả và tập trung vào kết quả.
- Ông Vượng được biết đến là một người lãnh đạo quyết đoán, có khả
năng đưa ra quyết định nhanh chóng và thực hiện chúng một cách dứt
khoát.
- Ông có tầm nhìn chiến lược rõ ràng và luôn đặt mục tiêu cao cho công
ty. Ngoài ra, phong cách lãnh đạo của ông còn được đánh giá cao về khả
năng tạo động lực và tinh thần làm việc cho các nhân viên.
- Ông Vượng thường tạo ra môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự
sáng tạo và động viên nhân viên đạt hiệu suất làm việc cao.
….
XI. Bài học rút ra
 Không bao giờ tự mãn về thành công đã và đang có
 Lắng nghe khách hàng, tận dụng thế mạnh của mình để phát triển
 Xây dựng và phát triển cộng đồng
 Khiêm tốn, cởi mở, hết sức chân thành
 Là một người biết đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo dưới họ
SƠ ĐỒ TƯ DUY
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
1. Ông Phạm Nhật Vượng sinh vào năm nào ?
A. 1967
B.1868
C.1972
D.1968
2. Nhãn hiệu mì nào được người dân Ukraine đón nhận nhanh chóng vào năm
1993?
A. Miviva
B. Mimina
C.Miniva
D. Mivina
3. Phong cách lãnh đạo là gì ?
A. Là tổng thể các phương pháp làm việc, các thói quen và các hành vi ứng xử
đặc trưng mà người lãnh đạo thường sử dụng trong quá trình giải quyết công
việc hàng ngày để hoàn thành nhiệm vụ.
B. Là tổng thể các phương pháp làm việc, các thói quen và các hành vi ứng xử
đặc trưng mà người lãnh đạo luôn sử dụng trong quá trình giải quyết công việc
hàng ngày để hoàn thành nhiệm vụ.
C. Là tổng thể các phương pháp làm việc, các thói quen và các hành vi ứng xử
đặc trưng mà người lãnh đạo ít sử dụng trong quá trình giải quyết công việc
hàng ngày để hoàn thành nhiệm vụ.
D. là tổng thể các phương pháp làm việc, các thói quen và các hành vi ứng xử
đặc trưng mà người lãnh đạo không sử dụng trong quá trình giải quyết công
việc hàng ngày để hoàn thành nhiệm vụ.
4. Có bao nhiêu phong cách lãnh đạo dựa trên cơ sở sử dụng quyền lực trong
nghiên cứu của Kurt Lewin và cộng sự ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
5. Ông Vượng giữ chức vụ gì trong tập đoàn Vingroup ?
A. Chủ tịch Hội đồng quản trị
B. Giám đốc điều hành
C. Ban chấp hành
D. Bí thư
6. Ông Phạm Nhật Vượng là thành viên thứ mấy trong gia đình ?
A. Con cả
B. Con út
C. Con thứ 3
D. Con thứ 4
7. “Theo quan điểm quản trị hiện đại, người lãnh đạo hiện đại là người
__________ đến người khác để đạt được mục tiên của tổ chức”
A. Ra lệnh
B. Truyền cảm hứng
C. Bắt buộc
D. Tác động
8. Phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng hình thành trong hoàn cảnh nào ?
A. Hoàn cảnh gia đình
B. Hoàn cảnh xã hội
C. Hoàn cảnh kinh doanh
D. Tất cả đều đúng
9. Theo tác giả K.Lewin phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất ?
A. Độc đoán
B. Dân chủ
C. Tự do
D. Cả 3 đều sai
10. Theo nhóm yếu tố tính cách, phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng có
bao nhiêu đặc điểm ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

You might also like