You are on page 1of 6

VINGROUP - CON ĐƯỜNG QUỐC TẾ HOÁ

I. Giới thiệu về Doanh nghiệp


1. Lịch sử hình thành
+ Tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom, thành lập năm
1993 tại Ucraina. Đầu những năm 2000, Technocom trở về Việt
Nam, tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai
thương hiệu chiến lược ban đầu là Vinpearl và Vincom.
+ Đến tháng 1/2012, công ty CP Vincom và Công ty CP Vinpearl sáp
nhập, chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập
đoàn Vingroup – Công ty CP
2. Ngành nghề kinh doanh
+ Khởi đầu tại Việt Nam với lĩnh vực du lịch và bất động sản,
Vingroup đã phát triển mạnh mẽ trở thành tập đoàn kinh doanh đa
ngành với hệ sinh thái toàn diện từ bất động sản nhà ở (Vinhomes,
Vinhomes Ocean Park), thương mại, du lịch (Vinpearl) đến các
dịch vụ tiêu dùng gồm bán lẻ (Vincom Retail), y tế (Vinmec), giáo
dục (VinUni), nông nghiệp (Vinfarm).
+ Bên cạnh các lĩnh vực kinh doanh truyền thống vẫn tiếp tục đà tăng
trưởng, Vingroup đang đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực công nghiệp
(Vinfast) và công nghệ (VNG) với khát vọng ghi dấu ấn toàn cầu.
+ Trên tinh thần phát triển bền vững và chuyên nghiệp, Vingroup
hiện đang hoạt động trong ba lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, bao
gồm:Công nghệ, Công nghiệp, Thương mại Dịch vụ
+
II. Mức độ tham gia kinh doanh quốc tế

● Thời gian thâm nhập

Kể từ năm 2021, Vingroup đã chủ động và quyết tâm đẩy mạnh các hoạt
động đầu tư quốc tế, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược mở
rộng toàn cầu của tập đoàn. Các bước tiến này không chỉ là sự mở rộng về quy
mô mà còn là một sự chuyển đổi chiến lược về phạm vi và độ phức tạp của các
dự án.
Trong bối cảnh năng lực nghiên cứu và sáng tạo ngày càng trở thành yếu
tố quyết định sự thành công trong thế giới ngày nay, các viện nghiên cứu và
công ty công nghệ của Vingroup đã đề cao vai trò của mình. Điều này thể hiện
qua việc họ không chỉ đẩy mạnh mà còn chú trọng vào các hoạt động nghiên
cứu, phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất thế giới.

Đặc biệt, tập trung vào tương lai của ngành ô tô, Vingroup đã tập trung
nghiên cứu và phát triển xe điện, hứa hẹn đưa ra những sản phẩm đột phá có thể
thay đổi cảnh quan giao thông và trải nghiệm lái xe. Ngoài ra, nhu cầu tạo ra
một hệ sinh thái thông minh cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu, với
những sản phẩm và dịch vụ được kỳ vọng đóng góp tích cực vào việc xây dựng
một môi trường số thông minh và bền vững.
Thị trường thâm nhập: Pháp, Hà Lan, Canada, Đức, Singapore, Mỹ, và
các quốc gia ĐNÁ
● Phương thức thâm nhập
Đầu tư trực tiếp: Các dự án được Vingroup đầu tư với mục tiêu kinh
doanh xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông, điện tử, đồ gia dụng, ô tô, bất động
sản và giáo dục

III. Hiện trạng kinh doanh quốc tế


● Thành công của Vingroup
1. Vinfast:
+ Mở rộng thị trường sang Mỹ, Canada và châu Âu.
+ Ra mắt các mẫu xe điện VF 8 và VF 9 nhận được nhiều đánh giá
tích cực.
+ Thu hút lượng lớn đơn đặt hàng và gây ấn tượng tại các triển lãm
xe hơi quốc tế.
2. Vinhomes:
+ Phát triển dự án Vinhomes Golden River tại Myanmar.
+ Tham gia vào thị trường bất động sản cao cấp tại một số quốc gia
khác.
3. Vinmec:
+ Hợp tác với các đối tác quốc tế uy tín như Mayo Clinic (Mỹ).
+ Mở rộng hoạt động sang các quốc gia như Lào, Campuchia,...
4. VinUni:
+ Hợp tác với các trường đại học danh tiếng như Cornell University
(Mỹ).
+ Thu hút sinh viên quốc tế đến học tập.
● Bài học rút ra từ thành công:
1. Xác định thị trường mục tiêu phù hợp: Vingroup tập trung vào các
thị trường có tiềm năng phát triển cao và phù hợp với sản phẩm,
dịch vụ của tập đoàn.
2. Hợp tác với các đối tác uy tín: Vingroup hợp tác với các đối tác uy
tín trong nước và quốc tế để tận dụng kinh nghiệm, nguồn lực và
thị trường của họ.
3. Tạo dựng thương hiệu mạnh: Vingroup đầu tư mạnh vào việc xây
dựng thương hiệu thông qua các chiến dịch marketing, quảng cáo
và tham gia các triển lãm quốc tế.
4. Cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao: Vingroup chú trọng
vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ, áp dụng các công nghệ tiên
tiến và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế.
5. Tận dụng công nghệ số: Vingroup sử dụng công nghệ số để kết nối
với khách hàng, bán hàng và cung cấp dịch vụ trực tuyến.
● Thất bại của Vingroup
1. Vinpearl Air: Đầu năm 2020, Vingroup bất ngờ dừng dự án này với
lý do việc đầu tư mạnh vào hàng không có thể dẫn đến dư thừa
nguồn cung, gây lãng phí cho xã hội.
2. Vinsmart: Ra mắt năm 2018 nhưng đến 2021 thì ngừng sản xuất, lý
do là vì thị trường điện thoại thông minh cạnh tranh gay gắt và
VinSmart không thể cạnh tranh với các thương hiệu lớn như Apple,
Samsung, Xiaomi,...
3. Vingroup từng đầu tư mạnh vào mảng bán lẻ với hệ thống siêu thị
VinMart và cửa hàng tiện lợi VinMart+. Tuy nhiên, Vingroup đã
bán lại mảng bán lẻ cho tập đoàn Masan vào năm 2020. Lý do
được đưa ra là do Vingroup muốn tập trung vào các lĩnh vực cốt lõi
như bất động sản, du lịch và ô tô.
● Bài học rút ra
+ Cần nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường trước khi đầu tư: Vingroup cần
nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, bao gồm môi trường chính trị,
kinh tế, văn hóa,... để giảm thiểu rủi ro.
+ Cần có chiến lược phù hợp với thị trường mục tiêu: Vingroup cần
xây dựng chiến lược phù hợp với thị trường mục tiêu, bao gồm sản
phẩm, dịch vụ, giá cả, marketing,...
+ Cần có sự linh hoạt trong việc thích ứng với thay đổi: Vingroup cần
có sự linh hoạt trong việc thích ứng với thay đổi của thị trường và
chính sách của chính phủ.
IV. Yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp quốc tế hoá
1. Tìm kiếm cơ hội và thị trường mới để tăng doanh thu và lợi nhuận .
2. Đối mặt với cạnh tranh .
3. Tối ưu hóa chi phí sản xuất và cung cấp được giá trị cạnh tranh:
Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Tổng Giám đốc VinFast Toàn cầu
có chia sẻ: "Cơ sở sản xuất ngay trên đất Mỹ sẽ giúp VinFast chủ động
nguồn cung, ổn định giá thành và rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm.
Từ đó, xe điện của VinFast trở nên dễ tiếp cận hơn với khách hàng, góp
phần hiện thực hóa các mục tiêu cải thiện môi trường của địa phương."
4. Giảm thiểu những rủi ro và tăng khả năng thích ứng với sự biến động của
thị trường .
5. Tận dụng được công nghệ và quy trình .
V. Yếu tố giúp doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường quốc tế
1. Thương hiệu và danh tiếng
Vingroup nổi tiếng là tập đoàn lớn nhất Việt Nam và được đánh giá cao
về khả năng cung cấp nhiều loại sản phẩm, mặt hàng trong các lĩnh vực khác
nhau. Tất cả các sản phẩm, mặt hàng và các dự án của Vingroup đều có chất
lượng cao, đúng tiến độ và được các nhà đầu tư tin tưởng và triển khai hợp tác ở
nhiều mảng. Vì vậy, thương hiệu và danh tiếng nổi bật là một trong những điểm
mạnh nhất của tập đoàn Vingroup.
2. Chiến lược rõ ràng minh bạch:
Cụ thể xe ô tô của vinfast sử dụng chiến lược đi tắt, đón đầu công nghệ và
hợp tác với những nhà cung cấp tốt nhất trên thế giới để tạo nên một chiếc xe
mang hồn Việt. Điều tốt nhất là Vinfast đã luôn công khai những điều này. Họ
sẵn sàng cho người ta biết rằng, đây là một hãng sản xuất ô tô của Việt Nam,
mang bản sắc và thương hiệu Việt Nam, nhưng sử dụng thiết kế và những công
nghệ của những đất nước hàng đầu thế giới trong ngành. Rõ ràng đây là thời đại
mà một công ty không thể làm mọi thứ.
3. Có đủ năng lực tài chính và khả năng huy động vốn lớn
Một trong những điểm mạnh của Vingroup là khả năng huy động vốn cao
bằng cách triển khai nhiều dự án giá trị lớn cũng như đảm bảo được giá trị tài
sản cao cho dự án. Vào cuối năm 2013, khoảng 24.360 tỷ đồng là khoản nợ
trong dài hạn của tập đoàn Vingroup, trong đó số tiền nợ ngân hàng khoảng
5.847 tỷ đồng và phần còn lại là trái phiếu doanh nghiệp.
4. Đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn, có quyết tam phát triển nghề
nghiệp và có tinh thần kỷ luật cao
Cán bộ nhân viên Vingroup luôn có sự chủ động quyết liệt và sáng tạo
trong lao động dưới sự dẫn dắt của đội ngũ cán bộ Lãnh đạo nhạy bén, có khả
năng quản trị doanh nghiệp vừa linh hoạt vừa bài bản, tạo nên sự uy tín, đẳng
cấp của Vingroup trên thị trường,
5. Kỹ thuật công nghệ
Ở mảng công nghệ trong chiến lược kinh doanh của Vingroup, tập đoàn
này xác định thúc đẩy đầu tư vào 3 lĩnh vực chính. Đầu tiên là về lĩnh vực nhân
sự, Vingroup sẽ đầu tư xây dựng Công ty Vintech để phát triển thêm đội ngũ
nhân sự và hạ tầng để sản xuất, nâng cấp phần mềm. Công ty VinTech đã thành
lập 2 Viện nghiên cứu: Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (Big Data) và Viện Nghiên
cứu công nghệ cao Vin Hitech (VHT) để tập trung nghiên cứu trí tuệ nhân tạo
(AI), sản xuất các phần mềm và nghiên cứu phát triển các nguyên vật liệu thế hệ
mới.
6. Xây dựng chiến lược Marketing tốt
VI. Mô hình lý thuyết quốc tế hóa

Dunning eclectic approach (tiếp cận chiết trung của Dunning): là một phương
pháp lựa chọn phương thức gia nhập có tính đến lợi thế về quyền sở hữu, lợi thế
về vị trí và lợi thế quốc tế hóa.
Theo lý thuyết này, các công ty chỉ nên quốc tế hóa khi đáp ứng được cả ba điều
kiện sau:
• Lợi thế sở hữu: công ty có nhiều lợi thế hơn nhờ sở hữu cơ sở sản xuất ở nước
ngoài. Những lợi thế có thể là hữu hình (chi phí sản xuất thấp hơn) hoặc vô hình
(bí quyết). Hiện nay, xe điện đang là xu thế của thế giới, do đó Vinfast đã chọn
Mỹ trở thành nơi xây dựng nhà máy vì Mỹ đang là một một trong những quốc
gia đi đầu trong xu thế này.

• Lợi thế về vị trí: vị trí có nhiều yếu tố thuận lợi như lao động, năng lượng, vận
chuyển, nguồn nguyên liệu... so với mô hình bán hàng truyền thống ra nước
ngoài như xuất khẩu. Phần lớn các nguyên vật liệu quan trọng để sản xuất xe
điện của Vinfast đều được nhập từ nước ngoài, việc chọn Mỹ làm điểm đến giúp
Vinfast tận dụng được chuỗi cung ứng nguyên vật liệu cũng như nguồn nhân lực
chất lượng cao

• Lợi thế quốc tế hóa: công ty sẽ có lợi hơn khi khám phá lợi thế ở các thị
trường mới. Ở Mỹ, chính quyền tổng thống Joe Biden ban hành nhiều chính
sách ưu đãi về thuế cho các công ty sản xuất xe điện, đặt mục tiêu tới năm 2030,
50% số xe bán ra ở Mỹ sẽ là xe không phát thải. Điều này đã tạo ra một cơ hội
lớn cho công ty chuyên sản xuất và phát triển công nghệ xe điện.

You might also like