You are on page 1of 38

Lập kế hoạch marketing cho Vinfast

1. Xác định tầm nhìn


2. Sứ mệnh
3. Mục tiêu: Mục tiêu then chốt, mục tiêu cụ thể
4. Các công việc phải hoàn thành (Chiến lựoc 4Ps)
5. Kiểm soát (Làm thế nfao có thể kiểm soát)

VinFast đã nhanh chóng thiết lập sự hiện diện toàn cầu, thu hút những tài năng tốt nhất từ khắp
nơi trên thế giới và hợp tác với một số thương hiệu mang tính biểu tượng nhất trong ngành Ô
tô.Công ty đã giới thiệu các nguyên mẫu thiết kế đầu tiên được dành riêng cho thị trường Việt
Nam tại Triển lãm xe hơi Paris năm 2018 ở Pháp, bao gồm một chiếc xe thể thao đa dụng (SUV)
và một chiếc sedan.Những mẫu xe này được dự kiến ra mắt vào tháng 9 năm 2019 nhưng trên
thực tế đã bàn giao ngày 28 tháng 7 cùng năm. Sau xe hơi, VinFast bắt đầu sản xuất, bán ra thị
trường các dòng xe máy điện và ô tô điện.

VinFast có một nhà máy lắp ráp, sản xuất chính đặt tại thành phố Hải Phòng, miền Bắc Việt
Nam. Nhà máy có diện tích 335 hecta với tổng số vốn đầu tư đạt 3,5 tỷ USD và là một trong
những dự án công nghiệp lớn nhất ở Việt Nam.

Ma trận Ansoff do cha đẻ của quản trị chiến lược – Igor Ansoff tạo ra. Ma trận giúp phân tích
mối quan hệ sản phẩm và thị trường (Phát triển sản phẩm, Phát triển thị trường, Thâm nhập thị
trường, Đa dạng hóa) nhằm đánh giá lợi thế và hạn chế của sản phẩm trên thị trường mục tiêu

Từ kết quả phân tích ma trận Ansoff, ta có thể định dạng các cơ hội thị trường đối với sản
phẩm.
Ma trận Ansoff dùng để xác định cơ hội thị trường
2.1 Chất lượng đẳng cấp thu phục niềm tin
Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Sở hữu nền tảng khung gầm và hệ thống động
cơ công nghệ Đức, độ hoàn thiện cao với hàng nghìn robot và quy trình kiểm soát nghiêm ngặt
tại nhà máy, các mẫu xe VinFast đều đạt tiêu chuẩn rất cao về chất lượng và độ an toàn. Trong
đó, hai mẫu Lux SA2.0 và Lux A2.0 có chất lượng, đẳng cấp tương đương những mẫu xe sang
cỡ E của châu Âu, còn Fadil là mẫu xe đô thị năng động, nhỏ gọn nhưng chắc chắn, mạnh mẽ và
an toàn nhất phân khúc.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Theo kết quả kiểm định độc lập của Chương
trình đánh giá xe mới khu vực Đông Nam Á (ASEAN NCAP), VinFast Lux SA2.0 và Lux A2.0
đạt chứng nhận 5 sao, còn Fadil đạt 4 sao về độ an toàn. Đây là kết quả cao nhất mà một mẫu xe
trong phân khúc tương ứng có thể đạt được. Ngoài ra, VinFast cũng được vinh danh là “Hãng xe
mới có cam kết cao về an toàn” tại Lễ trao giải thưởng ASEAN NCAP Grand Prix Awards 2020,
cho thấy chất lượng toàn cầu của những chiếc ô tô “made in Vietnam”.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Không chỉ được các tổ chức quốc tế đánh giá
cao, những mẫu xe VinFast cũng đã từng bước chinh phục người tiêu dùng trong nước bằng
chính chất lượng, đẳng cấp của mình, khi vươn lên dẫn đầu các phân khúc về số lượng xe bán ra
hàng tháng.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Sau hai năm, số lượng ô tô VinFast bán ra thị
trường đã vượt mốc 50.000 chiếc, một con số kỷ lục đối với một hãng xe mới tại thị trường Việt
Nam. VinFast Lux SA2.0, Lux A2.0 và Fadil cũng được bình chọn là Xe được yêu thích nhất
phân khúc trong chương trình “Xe của năm 2021” do Otofun và Otosaigon tổ chức.

Dịch vụ chăm sóc đỉnh cao, chính sách bán hàng linh hoạt
Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Bên cạnh các dòng sản phẩm chất lượng,
VinFast còn gây ấn tượng mạnh trên thị trường nhờ những chính sách bán hàng độc đáo và dịch
vụ chăm sóc khách hàng đỉnh cao, được đánh giá tốt bậc nhất hiện nay.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Bảo hành được nâng lên mức 5 năm hoặc
165.000 km đối với dòng xe Lux, cùng với đó là dịch vụ cứu hộ miễn phí 24/7 trong suốt thời
gian bảo hành, gửi xe miễn phí 6 tiếng/lần tại Vincom, Vinhomes đến hết năm 2022. Đây là
những chính sách được rất nhiều khách hàng đánh giá cao.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Không những vậy, VinFast còn được biết đến
là hãng xe trên thị trường thường xuyên tặng quà tri ân cho các khách hàng cũ, với những món
quà tặng giá trị như kỳ nghỉ dưỡng miễn phí, mã giảm giá khi mua xe thứ hai… lên tới cả trăm
triệu đồng.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Về chính sách bán hàng, VinFast thường
xuyên đi đầu, tiên phong triển khai các chương trình ưu đãi, kích cầu hấp dẫn như hỗ trợ 100% lệ
phí trước bạ, miễn lãi 2 năm đầu cho khách hàng mua xe trả góp, đổi cũ lấy mới, hay áp dụng
voucher dành cho người mua nhà Vinhomes để mua xe VinFast.

Nhờ đó, khách hàng có thể tối ưu chi phí để sở hữu những mẫu xe sang trọng, đẳng cấp với mức
giá hấp dẫn. Có thể nói, kể từ khi có VinFast với các chính sách bán hàng linh hoạt, sáng tạo, cơ
hội để sở hữu ô tô đã trở nên dễ dàng hơn với rất nhiều người.

Đi tắt, đón đầu, dẫn dắt xu thế mới


Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Tiếp nối thành công trong việc phát triển các
dòng ô tô chạy xăng, VinFast đã mạnh mẽ tiến bước vào kỷ nguyên xe điện bằng việc giới thiệu
3 dòng xe ô tô chạy điện đầu tiên mang tên VF e34, VF e35, VF e36. Đây là bước đầu tiên trong
hành trình xây dựng một hệ sinh thái xe điện thông minh, thân thiện với môi trường mà VinFast
đang hướng tới, qua đó góp phần kiến tạo tương lai xanh bền vững cho Việt Nam và cả thế giới.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Ba mẫu ô tô điện mới của VinFast đều thuộc
những phân khúc SUV đang nhận được sự quan tâm lớn của người tiêu dùng toàn cầu. Trong đó,
VF e35 và VF e36 được lên kế hoạch bán ra thị trường quốc tế sẽ đánh dấu mốc lớn trên con
đường toàn cầu hoá của thương hiệu ô tô “made in Vietnam”. Không những vậy, VinFast còn
hướng tới mục tiêu phát triển những mẫu xe thông minh ở đẳng cấp cao nhất với việc nghiên
cứu, tích hợp các công nghệ tự hành ở cấp độ ngày càng cao hơn.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Trước ô tô điện, VinFast cũng đã chính thức
đưa vào vận hành những chiếc xe buýt điện thông minh VinBus từ tháng 4/2021. Loại hình giao
thông công cộng mới này được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề tồn đọng nhiều năm qua của các
đô thị lớn, như ùn tắc giao thông, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn hay văn hóa giao thông,
thói quen sử dụng phương tiện công cộng…

Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Xe máy điện thông minh cũng là mảng sản
phẩm được VinFast chú trọng đầu tư nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm dẫn đầu về chất
lượng và công nghệ, qua đó dần thay thế những chiếc xe máy chạy xăng, góp phần bảo vệ môi
trường. Không chỉ bền bỉ, chống chịu được những điều kiện vận hành khắc nghiệt như trơn trượt,
ngập nước, xe máy điện VinFast còn có thể kết nối với điện thoại thông minh để quản lý xe, định
vị, chống trộm và trong tương lai có thể bổ sung thêm nhiều tính năng, tiện ích khác.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Để hoàn thiện mô hình hệ sinh thái giao thông
xanh, VinFast đang liên tục triển khai xây dựng các trạm sạc cho ô tô, xe máy điện trên toàn
quốc. Dự kiến đến hết năm 2021, sẽ có hơn 2.000 trạm sạc với hơn 40.000 cổng sạc được xây
dựng tại Việt Nam, đảm bảo phủ khắp 63/63 tỉnh thành với mật độ phù hợp, mang đến sự thuận
tiện cho khách hàng trong quá trình sử dụng.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ và tầm
nhìn chiến lược dài hạn, VinFast đã xây dựng thành công hình ảnh một thương hiệu xe hơi
chuyên nghiệp, đẳng cấp và đang vững bước trên hành trình kiến tạo một hệ sinh thái giao thông
xanh và thông minh, ứng dụng công nghệ hiện đại tại Việt Nam. Công thức thành công của
VinFast đã thuyết phục mọi khách hàng, từ nghi ngờ tới đặt trọn niềm tin, tạo nền móng vững
chắc cho tiến trình bước ra thế giới, chinh phục thị trường toàn cầu.

Nhận diện thương hiệu xuất sắc


Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Không khó để nhận ra một chiếc xe VinFast
lăn bánh trên phố, đặc biệt là Lux A và Lux SA2.0. Không chỉ sở hữu thiết kế đẹp mắt, sang
trọng và cao cấp, VinFast Lux còn sở hữu những đặc điểm nhận diện thương hiệu cực kỳ sắc
bén. Cụm đèn định vị trước sau của VinFast chính là những điểm nhận diện thương hiệu nổi bật
nhất của thương hiệu Việt.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Đi giữa những chiếc Toyota, Mazda, Kia,
Mercedes-Benz, BMW hay Hyundai, những chiếc VinFast Lux luôn tạo được cá tính và thu hút
đặc biệt riêng nhờ vào thiết kế ấn tượng và cụm đèn hình cánh chim vô cùng nổi bật. Đây cũng
được xem là một thành công lớn của VinFast trong việc tạo dựng thương hiệu và điểm nhận
riêng riêng biệt trong cái nhìn của người dùng.

Định vị thương hiệu thành công


Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Vinfast không quá “giục tốc bất đạt” trong
việc ra các mẫu xe đến thị trường, Vinfast đã có 10 năm trong việc nghiên cứu và phát triển mẫu
xe của mình, đồng thời với việc chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực và chuyển giao công nghệ.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Năm 2018, VinFast và General Motors
(GM) Mỹ đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược mới tại thị trường Việt Nam. Theo đó,
VinFast mua lại hoạt động sản xuất và phân phối của GM tại Việt Nam. VinFast cũng tiếp nhận
hệ thống đại lý uỷ quyền hiện tại của thương hiệu Chevrolet và trở thành nhà phân phối độc
quyền các sản phẩm và dịch vụ mang thương hiệu Chevrolet tại thị trường Việt Nam. Đây là
bước đi khôn ngoan của VinFast để tiếp cận thị trường thông qua hệ thống phân phối đã có sẵn.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Ngày 9/9/2020, Công ty TNHH Kinh doanh
Thương mại và Dịch vụ VinFast đã ký kết thỏa thuận mua Trung tâm thử nghiệm xe Lang Lang
(bang Victoria, Australia). Đây là bước đi tiếp theo trong chiến lược phát triển thương hiệu ô tô
toàn cầu của VinFast. Lang Lang là một trong những Trung tâm thử nghiệm xe hơi lâu đời và
hiện đại bậc nhất thế giới thuộc Công ty GM Holden.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Đây là điểm thử nghiệm của tất cả các dòng
xe Holden từ năm 1958 đến nay, Lang Lang đã trở thành một trong những biểu tượng của ngành
công nghiệp xe hơi Australia. Năm 2018, Lang Lang được nâng cấp toàn diện và được đánh giá
là một trong những Trung tâm thử nghiệm xe tốt nhất thế giới. Đây là hành động thể hiện quyết
tâm phát triển của VinFast nhưng cũng là một giải pháp PR để định vị thương hiệu khá tinh tế,
đưa đến nhận thức chủ quan cho người tiêu dùng.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Đối với công nghiệp xe điện, chở ngại lớn
nhất và trái tim của các loại xe chính là Pin điện, xe có hiện đại hay rẻ đẹp đến đâu nhưng Pin
không an toàn, không hiệu quả thì xe sẽ không được thị trường chấp nhận, bài học hơn 5.000 ô tô
điện tại Pháp bị bỏ ra bãi rác đã chứng minh. Để giải quyết vấn đề này, 8.2021 VinFast và Công
ty Gotion High-Tech Co., Ltd. (Trung Quốc) ký thỏa thuận hợp tác, nghiên cứu, xây dựng Nhà
máy sản xuất cell pin LFP đầu tiên tại Việt Nam.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Gotion High-Tech là doanh nghiệp sản xuất
pin hàng đầu của Trung Quốc cũng như trên thế giới về pin LFP cho các dòng xe điện thương
mại, trạm lưu trữ năng lượng và các ứng dụng khác.

Pin LFP hiện là công nghệ pin phổ biến nhất trên thị trường xe điện toàn cầu, với điểm vượt trội
về độ an toàn, tuổi thọ cao, không sử dụng các nguyên liệu hiếm, có nguồn cung hạn hẹp hay
phải khai thác trong điều kiện chưa đảm bảo về an toàn lao động, gây tác động môi trường như
Cô-ban, Man-gan… Đặc biệt, pin LFP có chi phí cạnh tranh, giúp giảm giá thành sản phẩm và
phù hợp với các dòng xe ô tô điện cỡ nhỏ – vừa.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Bên cạnh đó, thương hiệu xe Việt này cũng
tận dụng tối đa các nguồn lực từ tập đoàn VinGroup – tập đoàn có một cơ sở dữ liệu khách hàng
đủ lớn trong rất nhiều lĩnh vực, nguồn lực tài chính vững chắc, sự uy tín trong các dịch vụ du
lịch, bán nhà đất, căn hộ, bán siêu thị và bây giờ đến lượt bán ô tô. Vinfast có sự thấu hiểu nhất
định tâm lý mua hàng của người Việt và những chiến lược truyền thông đánh trúng vào tâm lý
của khách hàng.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Vinfast định vị thương hiệu của mình là “Nhà
sản xuất ô tô đầu tiên tại Việt Nam”. Để củng cố cho định vị thương hiệu này, Vinfast đã thuê
hai nhà thiết kế nổi tiếng của Italy là ItalDesign và Pininfarina (ItalDesign nhà thiết kế lừng danh
gắn liền với tên tuổi của Ferrari và Lamborghini), đồng thời hợp tác với các công ty nổi tiếng về
kỹ thuật và sản xuất ô tô toàn cầu như Magna Steyr và Bosch, AVL, ZF, GROB, Thyssenkrupp,
AVL và MAG.

Việc hợp tác với những hãng tên tuổi này không chỉ giúp Vinfast có chất lượng ngang hàng với
các hãng xe trên toàn thế giới, mà còn củng cố hình ảnh xe ô tô Việt đẳng cấp trong lòng người
dùng.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Ngày 16/2/2021, Vinfast nhận giải thưởng
quốc tế “Hãng xe mới có cam kết cao về an toàn” do Asean NCAP trao tặng, trong sự kiện
Grand Prix Awards lần thứ 4. Chứng nhận an toàn của Asean NCAP không phải là tiêu chí bắt
buộc tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, người Việt ngày càng quan tâm đến yếu tố này khi lựa
chọn xe.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Theo một chuyên gia ô tô trong nước, VinFast
đã định vị mình là hãng xe an toàn từ ngày ra mắt sản phẩm đầu tiên khi có hãng xây dựng hình
ảnh thương hiệu là giữ giá, có hãng mạnh về công nghệ giải trí… VinFast lựa chọn hướng đi
khác biệt là an toàn. Các sản phẩm của VinFast đến nay trước khi lăn bánh đều đạt tiêu chuẩn an
toàn quốc tế. Giải thưởng lớn lần này từ Asean NCAP là một minh chứng và VinFast đã phần
nào tạo chỗ đứng trong thị trường xe tại Đông Nam Á.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Chính sách lấy “khách hàng làm trung tâm”
của Vinfast không chỉ thể hiện ở việc đặt yếu tố an toàn trong chất lượng sản phẩm lên hàng đầu
mà còn thể hiện ở việc trong khi Vinfast đã thuê hai nhà thiết kế nổi tiếng của Italy là ItalDesign
và Pininfarina, tuy vậy sau đó Vinfast lại trao cho người Việt cơ hội được bình chọn thiết kế
thông qua một cuộc bình chọn. Điều này là một chiến lược khá đúng đắn của Vinfast, chắc hẳn
người tiêu dùng sẽ mở lòng với những mẫu thiết kế do chính mình lựa chọn.

Chiến lược truyền thông thông minh và mạnh mẽ


Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Thứ nhất, Vinfast thực hiện truyền thông trên
mọi mặt trận, đặc biệt là Social Media và truyền thông truyền miệng. Minh chứng là khi được
hỏi về VinFast thì có đến 80% người trả lời là biết tới và mong chờ sự ra mắt của Vinfast tại thị
trường nội địa.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Thứ hai, Vinfast nâng cao “niềm tự hào dân
tộc” trong mọi chiến lược quảng cáo. Khi chiếc xe hơi đầu tiên mang thương hiệu Việt Nam, do
người Việt Nam làm chủ sở hữu, sẽ được sản xuất tại Việt Nam, ra mắt tại một triển lãm ô tô
quốc tế tầm cỡ như Paris Motor Show đã tạo nên “niềm tự hào dân tộc” mạnh mẽ hơn bao giờ
hết.

Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinfast – Thứ ba, Sử dụng Influencer (Người có tầm
ảnh hưởng) “xịn” thuộc hàng nhất nhì thế giới. Tại lễ ra mắt Vinfast tại Paris Motor Show,
Vinfast đã mời được David Beckham là một trong những ngôi sao đắt đỏ nhất thế giới, anh từng
là đại diện cho những nhãn hàng hàng đầu như Rolex, Adidas, Armani, Gillette, Pepsi để tham
gia quảng bá cho mình.
Việc David Beckham sánh vai cùng Hoa hậu Tiểu Vy, Trần Quang Đại và các sao Việt chắc
chắn là tâm điểm của lễ ra mắt. Kết quả lượng theo dõi buổi ra mắt của VinFast tại Việt Nam và
quốc tế ở con số rất ấn tượng chứng tỏ sức hút đến từ các Influencer này là không hề nhỏ; từ đó,
nâng cao tính định vị thương hiệu của Vinfast không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.

II. Các đối thủ của Vinfast

Các đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Mercedes-Benz, Toyota, THACO Trường Hải,
Suzuki, Chevrolet, Ford, Honda, Hyundai, Kia, Mitsubishi, Lexus, Mazda, Nissan, Subaru,
Peugeot, Porsche, Volkswagen, BMW, Audi, Volvo, Lamborghini, Jaguar.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast


1. Tìm hiểu về Vinfast
VinFast là công ty thành viên thuộc tập đoàn Vingroup, một trong những Tập đoàn Kinh tế tư
nhân đa ngành lớn nhất Châu Á. Với triết lý “Đặt khách hàng làm trọng tâm”, VinFast không
ngừng sáng tạo để tạo ra các sản phẩm đẳng cấp và trải nghiệm xuất sắc cho mọi người.

VinFast đã nhanh chóng thiết lập sự hiện diện toàn cầu, thu hút những tài năng tốt nhất từ khắp
nơi trên thế giới và hợp tác với một số thương hiệu mang tính biểu tượng nhất trong ngành Ô tô.
Công ty đã giới thiệu các nguyên mẫu thiết kế đầu tiên được dành riêng cho thị trường Việt Nam
tại Triển lãm xe hơi Paris năm 2018 ở Pháp, bao gồm một chiếc xe thể thao đa dụng (SUV) và
một chiếc sedan.Những mẫu xe này được dự kiến ra mắt vào tháng 9 năm 2019 nhưng trên thực
tế đã bàn giao ngày 28 tháng 7 cùng năm. Sau xe hơi, VinFast bắt đầu sản xuất, bán ra thị trường
các dòng xe máy điện và ô tô điện.

VinFast có một nhà máy lắp ráp, sản xuất chính đặt tại thành phố Hải Phòng, miền Bắc Việt
Nam. Nhà máy có diện tích 335 hecta với tổng số vốn đầu tư đạt 3,5 tỷ USD và là một trong
những dự án công nghiệp lớn nhất ở Việt Nam.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Vinfast


VinFast là công ty thành viên thuộc tập đoàn Vingroup, một trong những Tập đoàn Kinh tế tư
nhân đa ngành lớn nhất Châu Á
2. Các đối thủ cạnh tranh của Vinfast
Các đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Mercedes-Benz, Toyota, THACO Trường Hải,
Suzuki, Chevrolet, Ford, Honda, Hyundai, Kia, Mitsubishi, Lexus, Mazda, Nissan, Subaru,
Peugeot, Porsche, Volkswagen, BMW, Audi, Volvo, Lamborghini, Jaguar.

2.1 Mercedes-Benz
Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Mercedes-Benz.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Mercedes-Benz Group AG (tên trước đây là Daimler-
Benz, DaimlerChrysler và Daimler) là một tập đoàn ô tô đa quốc gia của Đức có trụ sở chính
tại Stuttgart, Baden-Württemberg, Đức. Mercedes-Benz Group là một trong những nhà sản xuất
ô tô và xe tải hàng đầu thế giới.

Daimler-Benz được thành lập bằng sự hợp nhất của Benz & Cie và Daimler Motoren
Gesellschaft vào năm 1926. Công ty được đổi tên thành DaimlerChrysler sau khi mua lại công
ty sản xuất ô tô Mỹ Chrysler Corporation vào năm 1998, và một lần nữa được đổi tên
thành Daimler AG sau khi thoái vốn khỏi Chrysler vào năm 2007.

Năm 2021, Daimler AG trở thành nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai của Đức và lớn thứ sáu trên toàn
thế giới về sản lượng. Vào tháng 02/2022, Daimler được đổi tên thành Mercedes-Benz Group
AG.
Các thương hiệu của Mercedes-Benz Group AG bao gồm: Mercedes-Benz dành cho ô tô và xe
van (bao gồm Mercedes-AMG và Mercedes-Maybach) và Smart. Tập đoàn sở hữu cổ phần của
các nhà sản xuất xe khác như Daimler Truck (được thành lập như một công ty con thuộc sở hữu
hoàn toàn của Mercedes-Benz Group AG), Denza, BAIC Motor và Aston Martin.

Tính theo doanh số bán hàng, Tập đoàn Mercedes-Benz là nhà sản xuất xe hơi lớn thứ mười ba
thế giới. Tập đoàn này cung cấp các dịch vụ tài chính thông qua chi nhánh Mercedes-Benz
Mobility. Công ty là một phần của chỉ số thị trường chứng khoán Euro Stoxx 50.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Mercedes-Benz

Tập đoàn Mercedes-Benz là nhà sản xuất xe hơi lớn thứ mười ba thế giới
2.2 Toyota
Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Toyota.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Toyota Motor Corporation (thường được gọi đơn giản
là Toyota), là một công ty sản xuất ô tô đa quốc gia của Nhật Bản, có trụ sở chính tại Aichi,
Nhật Bản. Công ty được thành lập bởi Kiichiro Toyoda vào ngày 28/08/1937. Toyota là một
trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, sản xuất khoảng 10 triệu xe mỗi năm.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Toyota Motor ban đầu là một bộ phận của Toyota
Industries – một công ty sản xuất máy móc do Sakichi Toyoda (cha của Kiichiro Toyoda) sáng
lập. Hiện tại, cả 2 công ty đều thuộc Toyota Group, một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới.
Khi vẫn còn là một bộ phận của Toyota Industries, công ty đã phát triển sản phẩm đầu tiên của
mình – động cơ Type A vào năm 1934 và ra mắt chiếc xe du lịch đầu tiên – Toyota AA vào năm
1936.

Sau Thế chiến thứ Hai, Toyota được hưởng lợi từ Liên minh của Nhật Bản với Hoa Kỳ, cho
phép Nhật Bản học hỏi công nghệ từ các nhà sản xuất ô tô của Hoa Kỳ. Điều này đã tạo ra The
Toyota Way (một triết lý quản trị) và Toyota Production System (một phương pháp sản xuất
tinh gọn), giúp biến một công ty nhỏ trở thành một tập đoàn hàng đầu trong ngành.

Vào những năm 1960, Chiến lược Marketing của Toyota đã tận dụng lợi thế của nền kinh tế
Nhật đang phát triển nhanh chóng nhằm bán ô tô cho tầng lớp trung lưu (tầng lớp gia tăng nhanh
chóng thời điểm đó). Điều này dẫn đến việc phát triển Toyota Corolla, một trong những chiếc
xe bán chạy nhất mọi thời đại trên thế giới. Nền kinh tế phát triển cho phép Toyota mở rộng ra
thị trường quốc tế, trở thành một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới. Toyota cũng là
công ty lớn nhất Nhật Bản và lớn thứ 9 thế giới tính theo doanh thu năm 2020.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Toyota được biết đến như công ty dẫn đầu trong việc phát triển
các loại xe lai điện tiết kiệm nhiên liệu, bắt đầu bằng việc giới thiệu Toyota Prius vào năm 1997.
Hiện công ty đã bán hơn 40 mẫu xe lai điện (Hybrid) trên khắp thế giới.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Toyota Motor Corporation sản xuất xe dưới 5 thương
hiệu: Daihatsu, Hino, Lexus, Ranz và Toyota. Công ty cũng nắm giữ 20% cổ phần của Subaru
Corporation, 5.1% cổ phần Mazda, 4.9% cổ phần Suzuki, 4.6% cổ phần Isuzu, 3.8% cổ phần
Yamaha Motor Corporation, và 2.8% cổ phần Panasonic.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Toyota


Toyota Motor Corporation sản xuất xe dưới 5 thương hiệu Daihatsu, Hino, Lexus, Ranz và
Toyota
2.3 THACO Trường Hải
Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm THACO Trường Hải.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải được thành lập vào
ngày 29/04/1997. Người sáng lập là ông Trần Bá Dương, hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị
THACO. Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, THACO đã trở thành Tập đoàn công nghiệp
đa ngành, trong đó Cơ khí và Ô tô là chủ lực, đồng thời phát triển các lĩnh vực sản xuất kinh
doanh bổ trợ cho nhau, tạo ra giá trị cộng hưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh, bao gồm:
Nông nghiệp; Đầu tư xây dựng; Logistics và Thương mại & Dịch vụ.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – THACO là doanh nghiệp hàng đầu và có quy mô lớn nhất tại
Việt Nam về lĩnh vực sản xuất lắp ráp ô tô, với chuỗi giá trị từ nghiên cứu phát triển sản phẩm
(R&D), sản xuất linh kiện phụ tùng, lắp ráp ô tô, đến giao nhận vận chuyển và phân phối, bán lẻ.
Sản phẩm có đầy đủ các chủng loại: xe tải, xe bus, xe du lịch, xe chuyên dụng và đầy đủ phân
khúc từ trung cấp đến cao cấp với doanh số và thị phần luôn dẫn đầu thị trường Việt Nam trong
nhiều năm qua.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của ô tô Trường Hải


Thaco ra mắt hợp tác với Iveco đầu tiên tại Việt Nam vào 2 xe Minibus Daily và Daily Plus
2.4 Suzuki
Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Suzuki.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Suzuki Motor Corporation là một tập đoàn đa quốc gia của
Nhật Bản có trụ sở chính tại Minami-ku, Hamamatsu, Nhật Bản. Suzuki sản xuất ô tô, xe máy,
xe địa hình (ATV), động cơ tàu thủy, xe lăn và nhiều loại động cơ đốt trong cỡ nhỏ khác.

Năm 2016, đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Suzuki là nhà sản xuất ô tô lớn thứ 11 trên toàn thế
giới. Suzuki có hơn 45,000 nhân viên và có 35 cơ sở sản xuất tại 23 quốc gia, và 133 nhà phân
phối tại 192 quốc gia. Doanh số bán ô tô trên toàn thế giới lớn thứ 10 trên thế giới, trong khi
doanh số bán trong nước lớn thứ 3 trong cả nước. Doanh số bán xe máy nội địa của Suzuki lớn
thứ ba tại Nhật Bản.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Suzuki


Trụ sở của Suzuki
2.5 Chevrolet
Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Chevrolet.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Chevrolet, thường được gọi là Chevy và có tên chính thức
là Chevrolet Division of General Motors Company, là một bộ phận của General Motors
(GM). Louis Chevrolet và William C. Durant bắt đầu công ty vào ngày 3 tháng 11 năm 1911 với
tên gọi Chevrolet Motor Car Company.

Durant đã sử dụng Chevrolet Motor Car Company để mua lại cổ phần kiểm soát
trong General Motors với một vụ sáp nhập ngược lại xảy ra vào ngày 2 tháng 5 năm 1918, và
đẩy mình trở lại chức chủ tịch General Motors.

Alfred Sloan trở thành chủ tịch GM vào năm 1919, với câu châm ngôn “a car for every purse
and purpose”, chọn thương hiệu Chevrolet để trở thành thương hiệu chủ chốt của General
Motors, bán xe cạnh tranh với Model T của Henry Ford vào năm 1919 và vượt qua Ford để trở
thành chiếc xe bán chạy nhất tại Hoa Kỳ vào năm 1929 với mẫu Chevrolet International.

Xe mang thương hiệu Chevrolet được bán ở hầu hết các thị trường ô tô trên toàn thế giới. Tại
châu Đại Dương, Chevrolet được đại diện bởi Holden Special Vehicles, đã trở lại khu vực vào
năm 2018 sau 50 năm vắng bóng với sự ra mắt của xe bán tải Camaro và Silverado.

Năm 2005, Chiến lược Marketing của Chevrolet đã được tái tung ở châu Âu, chủ yếu bán xe
được sản xuất bởi GM Daewoo của Hàn Quốc với Tagline “Daewoo has grown up enough to
become Chevrolet”, một động thái bắt nguồn từ nỗ lực của General Motors để xây dựng một
thương hiệu toàn cầu xung quanh Chevrolet.

Với việc tái tung Chevrolet tại châu Âu, GM dự định Chevrolet sẽ trở thành một thương hiệu
giá trị đại chúng, trong khi những thương hiệu tiêu chuẩn châu Âu của GM là Opel của Đức
và Vauxhall của Vương quốc Anh, sẽ được định vị lên thị trường cao cấp. Tuy nhiên, GM đã
đảo ngược động thái này vào cuối năm 2013, thông báo rằng thương hiệu sẽ bị rút khỏi châu Âu
từ năm 2016 trở đi, ngoại trừ Camaro và Corvette.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Chevrolet sẽ tiếp tục được bán trên thị trường ở Cộng đồng các
Quốc gia Độc lập (CIS), bao gồm cả Nga. Sau khi General Motors mua lại hoàn toàn GM
Daewoo vào năm 2011 để thành lập GM Korea, việc sử dụng của thương hiệu ô tô Daewoo đã
bị ngừng tại quê hương Hàn Quốc và tiếp nối bởi Chevrolet.

Tại Bắc Mỹ, Chevrolet sản xuất và bán một loạt các loại xe, từ ô tô mini subcompact đến xe tải
thương mại hạng trung. Do sự nổi bật và công nhận tên của Chevrolet là một trong những
thương hiệu toàn cầu của General Motors, ‘Chevrolet‘, ‘Chevy‘ hoặc ‘Chev‘ đôi khi được sử
dụng như một từ đồng nghĩa với General Motors hoặc các sản phẩm của nó.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Chevrolet

Thương hiệu Chevrolet của GM


2.6 Ford
Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Ford.
Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Ford Motor Company (thường được gọi là Ford) là một nhà
sản xuất ô tô đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính tại Dearborn, Michigan, Hoa Kỳ. Nó được
thành lập bởi Henry Ford vào ngày 16/06/1903. Công ty bán ô tô và xe thương mại dưới thương
hiệu Ford, và xe hơi sang trọng dưới thương hiệu Lincoln.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Ford Motor Company cũng sở hữu nhà sản xuất SUV của
Brazil, Troller, 8% cổ phần Aston Martin của Vương quốc Anh và 32% cổ phần Jiangling
Motors của Trung Quốc. Công ty cũng có các liên doanh ở Trung Quốc (Changan Ford), Đài
Loan (Ford Lio Ho), Thái Lan (AutoAlliance Thái Lan), Thổ Nhĩ Kỳ (Ford Otosan) và Nga
(Ford Sollers). Công ty được niêm yết trên Thị trường Chứng khoán New York và được kiểm
soát bởi gia đình Ford.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Ford Motor Company đã giới thiệu các phương pháp sản xuất
ô tô quy mô lớn và quản lý lực lượng lao động bằng cách sử dụng trình tự sản xuất được thiết kế
công phu, điển hình là các dây chuyền lắp ráp di chuyển; đến năm 1914, những phương pháp này
được khắp thế giới biết đến với tên gọi Fordism. Các công ty con cũ của Ford tại Vương quốc
Anh là Jaguar và Land Rover, được mua lại lần lượt vào năm 1989 và 2000, đã được bán cho nhà
sản xuất ô tô Ấn Độ Tata Motors vào tháng 03/2008.

Ford Motor Company sở hữu nhà sản xuất ô tô Thụy Điển Volvo từ năm 1999 đến năm 2010.
Vào năm 2011, Ford đã ngừng sản xuất thương hiệu Mercury, theo đó hãng đã Marketing xe hơi
hạng sang ở Hoa Kỳ, Canada, Mexico và Trung Đông kể từ năm 1938.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Ford Motor Company là nhà sản xuất ô tô có trụ sở tại Hoa
Kỳ lớn thứ hai (sau General Motors) và lớn thứ năm trên thế giới
(sau Toyota, Volkswagen, Hyundai và General Motors) dựa trên sản lượng xe năm 2015. Vào
cuối năm 2010, Ford là nhà sản xuất ô tô lớn thứ năm ở Châu Âu.

Công ty ra mắt công chúng vào năm 1956 nhưng gia đình Ford, thông qua cổ phiếu loại B đặc
biệt, vẫn giữ 40% quyền biểu quyết. Trong cuộc khủng hoảng tài chính vào đầu thế kỷ 21, công
ty gặp khó khăn về tài chính gần như sụp đổ nhưng sau đó Tổng thống George W. Bush thông
báo kế hoạch giải cứu tài chính khẩn cấp của mình để giúp Ford Motors cũng như Chrysler LLC
và General Motors, tạo ra ngay lập tức 13.4 tỷ USD cho sản xuất ô tô. Ford Motors kể từ đó đã
có lãi trở lại.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Ford là công ty có trụ sở tại Mỹ được xếp hạng thứ 11 trong
danh sách Fortune 500 năm 2018, dựa trên doanh thu toàn cầu trong năm 2017 là 156.7 tỷ USD.
Năm 2008, Ford sản xuất 5.532 triệu chiếc ô tô và sử dụng khoảng 213,000 nhân viên tại khoảng
90 nhà máy và cơ sở trên toàn thế giới.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Ford


Trụ sở Ford toàn cầu tại Dearborn, Michigan
2.7 Honda
Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Honda.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Honda Motor Company, Ltd. (thường được gọi đơn giản
là Honda) là một tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản chuyên sản xuất ô tô, xe máy và thiết bị
điện, có trụ sở chính tại Minato, Tokyo, Nhật Bản.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Honda Motor Company là nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế
giới kể từ năm 1959, đạt sản lượng 400 triệu chiếc vào cuối năm 2019, đồng thời là nhà sản xuất
động cơ đốt trong lớn nhất thế giới tính theo thể tích, sản xuất hơn 14 triệu động cơ đốt trong
mỗi năm. Honda trở thành nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai của Nhật Bản vào năm 2001. Honda là
nhà sản xuất ô tô lớn thứ tám trên thế giới vào năm 2015.

Honda Motor Company là nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đầu tiên ra mắt thương hiệu xe hạng
sang chuyên dụng, Acura, vào năm 1986. Ngoài mảng kinh doanh ô tô và xe máy cốt lõi của họ,
Honda còn sản xuất thiết bị làm vườn, động cơ hàng hải, tàu thủy và máy phát điện. Kể từ năm
1986, Honda đã tham gia vào nghiên cứu trí tuệ nhân tạo/ người máy và cho ra mắt robot
ASIMO của họ vào năm 2000. Họ cũng đã đầu tư vào lĩnh vực hàng không vũ trụ với việc thành
lập GE Honda Aero Engines vào năm 2004 và Honda HA-420 HondaJet.

Trong năm 2013, Honda Motor Company đã đầu tư khoảng 5.7% (6.8 tỷ USD) doanh thu vào
nghiên cứu và phát triển.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Honda

Danh mục sản phẩm của Honda bao gồm Xe ô tô


2.8 Hyundai
Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Hyundai.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Hyundai Motor Group (cách điệu là HYUNDAI), là một tổ
chức “tài phiệt” (chaebol) của Hàn Quốc có trụ sở chính tại Seoul, Hàn Quốc. Thành viên lớn
nhất của tập đoàn là Hyundai Motor Company, có cổ phần kiểm soát trong Kia Corporation,
và lần lượt là nhà sản xuất xe hơi lớn nhất và lớn thứ hai trong nước.

Theo Tổ chức Internationale des Constructeurs d’Automobiles, Hyundai Motor Group là nhà
sản xuất xe lớn thứ ba thế giới tính theo số lượng sản xuất vào năm 2017, sau Toyota của Nhật
Bản và Volkswagen Group Của Đức.

Tập đoàn được thành lập thông qua việc Hyundai Motor Company mua 51% cổ phần
của Kia vào năm 1998. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, Hyundai sở hữu 33,88% Kia.
Hyundai – Kia cũng đề cập đến nhóm các công ty liên kết được kết nối với nhau bằng các thỏa
thuận cổ phần phức tạp, với Hyundai Motor Company được coi là đại diện trên thực tế của tập
đoàn. Đây là tập đoàn chaebol lớn thứ hai của Hàn Quốc, sau Samsung Group.

Liên quan đến các ngành công nghiệp khác mang tên Hyundai sau quá trình phân tách và tái cơ
cấu phát triển chuyên biệt, dẫn đến việc thành lập Hyundai Motor Group, Hyundai Heavy
Industries Group, Hyundai Development Company Group, Hyundai Department Store Group, và
Hyundai Marine & Fire Insurance.

Sau vài năm tăng trưởng nhanh chóng, Hyundai Motor Group đã bán được 8.01 triệu xe trong
năm 2015, không đạt được mục tiêu doanh số. Năm 2017, Tập đoàn bán được 7.25 triệu xe, thấp
nhất kể từ năm 2012.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Hyundai

Hyundai Motor Company là thành viên lớn nhất của Hyundai Motor Group và có cổ phần kiểm
soát Kia Corporation
2.9 Kia
Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Kia.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Kia Corporation, thường được gọi là Kia, trước đây được gọi
là Kyungsung Precision Industry và Kia Motors Corporation, và cách điệu là KIΛ, là một
nhà sản xuất ô tô đa quốc gia của Hàn Quốc có trụ sở chính tại Seoul, Hàn Quốc. Đây là nhà sản
xuất ô tô lớn thứ hai của Hàn Quốc sau (công ty mẹ) Hyundai Motor Company, với doanh số
hơn 2.8 triệu xe trong năm 2019.

Tính đến tháng 12 năm 2015, Kia Corporation do Hyundai sở hữu thiểu số, nắm giữ 33.88%
cổ phần trị giá chỉ hơn 6 tỷ USD. Kia Corporation lần lượt là chủ sở hữu thiểu số của hơn 20
công ty con của Hyundai, từ 4.9% lên đến 45.37%, với tổng giá trị hơn 8.3 tỷ USD.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Kia

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Kia


2.10 Mitsubishi
Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Mitsubishi.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Mitsubishi Group (được biết đến với tên không chính thức
là Mitsubishi Keiretsu) là một nhóm các công ty đa quốc gia tự chủ của Nhật Bản hoạt động
trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Được thành lập bởi Yatarō Iwasaki vào năm 1870, Mitsubishi Group có lịch sử kế thừa
của Mitsubishi Zaibatsu, một công ty tồn tại từ năm 1870 đến năm 1946. Công ty bị giải tán
trong thời kỳ Nhật Bản bị chiếm đóng sau Thế chiến thứ hai. Các thành viên cũ của công ty tiếp
tục chia sẻ thương hiệu Mitsubishi. Bốn công ty chính trong nhóm là MUFG Bank (ngân hàng
lớn nhất Nhật Bản), Mitsubishi Corporation (một công ty thương mại tổng hợp), Mitsubishi
Electric và Mitsubishi Heavy Industries (đều là những công ty sản xuất đa ngành).

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Mitsubishi


Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Mitsubishi
2.11 Lexus
Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Lexus.

Lexus là bộ phận xe sang trọng của nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Toyota. Thương
hiệu Lexus được bán tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới và là sản phẩm bán
chạy nhất của Nhật Bản trong phân khúc xe hơi cao cấp.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Lexus nằm trong Top 10 thương hiệu toàn cầu lớn nhất của
Nhật Bản về giá trị thị trường. Lexus có trụ sở tại Nagoya, Nhật Bản. Các trung tâm hoạt động
được đặt tại Brussels, Bỉ và Plano, Texas, Hoa Kỳ.

Được hình thành cùng thời điểm với các đối thủ Nhật Bản ra mắt bộ phận xe sang là Honda (ra
mắt bộ phận Acura) và Nissan (ra mắt bộ phận Infiniti), Lexus bắt nguồn từ một dự án
của Toyota để phát triển một chiếc sedan cao cấp mới, có mã là F1, bắt đầu vào năm 1983 và lên
đến đỉnh điểm với sự ra mắt của Lexus LS vào năm 1989.

Sau đó, bộ phận này đã thêm các mẫu sedan, coupé, convertible và SUV. Lexus đã không tồn tại
như một thương hiệu tại thị trường quê nhà Nhật Bản cho đến năm 2005, và tất cả các xe được
bán trên thị trường quốc tế như Lexus từ năm 1989 đến năm 2005 đã được phát hành tại Nhật
Bản dưới nhãn hiệu Toyota.

Năm 2005, một phiên bản hybrid của RX ra mắt và các mô hình hybrid bổ sung sau đó gia nhập
dòng sản phẩm của bộ phận này. Lexus đã ra mắt bộ phận hiệu suất cao Lexus F của riêng mình
vào năm 2007 với sự ra mắt của chiếc sedan thể thao IS F, tiếp theo là siêu xe LFA vào năm
2009.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Lexus chủ yếu được sản xuất tại Nhật Bản, với việc sản xuất
tập trung ở các khu vực Chūbu và Kyūshū. Việc lắp ráp chiếc Lexus đầu tiên được sản xuất bên
ngoài đất nước, RX 330 do Canada chế tạo, bắt đầu vào năm 2003. Sau khi tổ chức lại công ty từ
năm 2001 đến năm 2005, Lexus bắt đầu vận hành các trung tâm thiết kế, kỹ thuật và sản xuất
của riêng mình.

Kể từ những năm 2000, Lexus đã tăng doanh số bán hàng bên ngoài thị trường lớn nhất của
mình, Hoa Kỳ. Bộ phận này đã khánh thành các đại lý tại thị trường nội địa Nhật Bản vào năm
2005, trở thành thương hiệu xe hơi cao cấp đầu tiên của Nhật Bản ra mắt tại quốc gia xuất xứ.
Thương hiệu đã ra mắt ở Đông Nam Á, Mỹ Latinh, Châu Âu và các khu vực khác, và đã giới
thiệu loại xe hybrid ở nhiều thị trường.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Lexus

Lexus sản phẩm bán chạy nhất của Nhật Bản trong phân khúc xe hơi cao cấp
2.12 Mazda
Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Mazda.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – MAZDA là một trong những nhà chế tạo động cơ ô-tô đầu tiên
của Nhật Bản được thành lập từ năm 1920. Với lịch sử gần 100 năm, Mazda cũng là một trong
những thương hiệu ô-tô nổi tiếng toàn cầu. Các sản phẩm của MAZDA được yêu chuộng trên
khắp thế giới bởi chất lượng bền bỉ, kiểu dáng thể thao sang trọng với thiết kế tinh tế hiện đại.

Tại thị trường Việt Nam, Tập đoàn Mazda hợp tác với Công ty Vina Mazda (thành
viên Thaco Group) sản xuất, phân phối và giới thiệu các mẫu xe Mazda sang trọng như:
Mazda2, Mazda3, CX-5, Mazda6, CX-9, BT-50. Đánh dấu cho chiến lược chiếm lĩnh thị trường
Việt Nam, nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô của Vina Mazda với tổng số vốn đầu tư hơn 20 triệu
USD. Nhà máy chính thức hoạt động vào tháng 9/2011, với công suất tối đa 10.000 xe/năm tại
KPH SX và lắp ráp ô tô Chu Lai – Trường Hải (Núi Thành, Quảng Nam).

Cùng với việc xây dựng nhà máy, Vina Mazda đã được Tập đoàn Mazda Motor (Nhật Bản)
chuyển giao công nghệ và kết nối trong việc nhập linh kiện, trang thiết bị; tham gia tư vấn, đào
tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, kỹ sư của nhà máy. Tất cả các linh kiện trong quá trình sản xuất tại
nhà máy Vina Mazda đều được nhập từ Nhật Bản với quy trình kiểm soát chặt chẽ của các
chuyên gia Mazda.

Hiện nay, Vina Mazda có hệ thống showroom và xưởng dịch vụtrải rộng trên toàn quốc đạt tiêu
chuẩn Mazda toàn cầu, Vina Mazda đem đến cho khách hàng các dịch vụ tư vấn, mua xe tiện lợi
cùng dịch vụhậu mãi, bảo hành, bão dưỡng đáng tin cậy. Các dòng xe Mazda được bảo hành 3
năm hoặc 100.000km với các phụ tùng thay thế.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Mazda


2.13 Nissan
Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Nissan.
Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Nissan Motor Co., Ltd. (giao dịch với tên Nissan Motor
Corporation và thường được viết tắt là Nissan) là một nhà sản xuất ô tô đa quốc gia của Nhật
Bản có trụ sở chính tại Nishi-ku, Yokohama , Nhật Bản. Công ty bán xe của dưới các thương
hiệu Nissan, Infiniti và Datsun, với các sản phẩm điều chỉnh hiệu suất bên trong (bao gồm cả ô
tô) dưới thương hiệu Nismo. Công ty bắt đầu từ những năm đầu của thế kỷ 20, với Nissan
zaibatsu (bây giờ được gọi là Nissan Group).

Kể từ năm 1999, Nissan là một phần của Liên minh Renault – Nissan – Mitsubishi (Mitsubishi
tham gia vào năm 2016), một sự hợp tác giữa Nissan và Mitsubishi Motors của Nhật Bản, với
Renault của Pháp. Tính đến năm 2013, Renault nắm giữ 43.4% cổ phần có quyền biểu quyết tại
Nissan, trong khi Nissan nắm giữ 15% cổ phần không biểu quyết tại Renault. Kể từ tháng 10
năm 2016, Nissan đã nắm giữ 34% cổ phần kiểm soát tại Mitsubishi Motors.

Năm 2013, Nissan là nhà sản xuất ô tô lớn thứ sáu trên thế giới, sau Toyota, General
Motors, Volkswagen Group, Hyundai Motor Group và Ford. Tổng hợp lại, Liên minh
Renault-Nissan là nhà sản xuất ô tô lớn thứ tư trên thế giới. Nissan là thương hiệu Nhật Bản hàng
đầu tại Trung Quốc, Nga và Mexico.

Năm 2014, Nissan là nhà sản xuất xe hơi lớn nhất ở Bắc Mỹ. Tính đến tháng 4 năm 2018,
Nissan là nhà sản xuất xe điện (EV) lớn nhất thế giới, với doanh số toàn cầu là hơn 320,000 xe
chạy hoàn toàn bằng điện. Chiếc xe bán chạy nhất trong dòng xe chạy hoàn toàn bằng điện của
tập đoàn là Nissan LEAF (chiếc xe điện bán chạy thứ 2 trên toàn cầu, chỉ sau Tesla Model 3).

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Nissan


Tesla Model 3 và Nissan LEAF, hai mẫu xe điện bán chạy nhất thế giới
2.14 Subaru
Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Subaru.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Hãng xe Subaru là một nhà sản xuất ô tô lớn của thế giới và
thuộc tập đoàn Fuji Heavy Industries. Năm 2012, Subaru đứng thứ hai thế giới về sản lượng xe
được bán ra trên toàn thế giới. Subaru nổi tiếng với động cơ Boxer mạnh mẽ, khả năng xe chạy
tốt trên những địa hình phức tạp và ngoại hình gai góc. Subaru cũng liên tục đưa ra những phiên
bản nâng cấp cho các dòng xe du lịch.

Ở các nước phương Tây, xe Subaru có được nhóm khách hàng truyền thống quý giá. Hơn nữa,
hãng xe này cũng đạt được những mức tăng trưởng ấn tượng trong thị trường ô tô phức tạp.
Thương hiệu Subaru hiện đang giữ vị trí thứ 24 trong số những thương hiệu mạnh nhất trên thế
giới.
Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Subaru
2.15 Peugeot
Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Peugeot.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Peugeot là một công ty sản xuất ô tô của Pháp, trực thuộc Tập
đoàn Groupe PSA. Lịch sử của Peugeot đã đi qua hơn 200 năm, với điểm xuất phát từ thị trấn
Sochaux ở Pháp, đó là nơi mà dòng họ Peugeot bắt đầu thực hiện những sáng tạo của mình.

Theo thời gian, cùng với tài năng và sự sáng tạo vượt bậc, Peugeot đã xây dựng được đế chế
riêng và trở thành một trong những nhãn hiệu xe hơi nổi tiếng nhất thế giới. Ngày nay, mạng lưới
hoạt động của Peugeot đã phủ rộng khắp toàn cầu.
Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Peugeot
2.16 Porsche
Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Porsche.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Dr.-Ing. h.c. F. Porsche AG, thường được rút ngắn
thành Porsche, là một nhà sản xuất ô tô của Đức chuyên về xe thể thao hiệu suất cao, SUV và
sedan, có trụ sở tại Stuttgart, Baden-Württemberg.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Porsche AG thuộc sở hữu của Volkswagen Group (Porsche
SE sở hữu phần lớn cổ phần trong Volkswagen Group). Dòng sản phẩm hiện tại
của Porsche bao gồm 718 Boxster/ Cayman, 911 (992), Panamera, Macan, Cayenne và Taycan.

Lưu ý, tránh nhầm lẫn Porsche AG với Porsche SE. Trong khi Porsche AG là hãng xe
thuộc Volkswagen Group nhưng Porsche SE lại là tập đoàn sở hữu đa số cổ phần
của Volkswagen Group.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Porsche


Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Porsche
2.17 Volkswagen
Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Volkswagen.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Volkswagen là một thương hiệu xe hơi của Đức có trụ sở tại
Wolfsburg, Lower Saxony thuộc sở hữu của Volkswagen Group. Được thành lập vào năm 1937
bởi Mặt trận Lao động Đức, thương hiệu Volkswagen được biết đến với loại xe beetle (xe con
bọ) mang tính biểu tượng của hãng

Đây là thương hiệu hàng đầu (flagship brand) của Volkswagen Group, nhà sản xuất ô tô lớn
nhất thế giới tính theo doanh số bán hàng vào năm 2016 và 2017. Thị trường lớn nhất của tập
đoàn là ở Trung Quốc, nơi mang lại 40% doanh thu và lợi nhuận. Thuật ngữ Volk của Đức có
nghĩa là “con người” (people), do đó Volkswagen được dịch thành “xe của mọi người” (people’s
car).

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Volkswagen


Một vài thương hiệu nổi bật của Volkswagen Group
2.18 BMW
Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm BMW.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Bayerische Motoren Werke AG, thường được gọi là BMW,
là một tập đoàn đa quốc gia của Đức sản xuất xe và mô tô hạng sang có trụ sở chính tại Munich,
Bavaria, Đức. Công ty được thành lập vào năm 1916 với tư cách là nhà sản xuất động cơ máy
bay..

Ô tô được bán trên thị trường với các thương hiệu BMW, Mini và Rolls-Royce, và xe máy được
bán trên thị trường với thương hiệu BMW Motorrad. Năm 2017, đây là nhà sản xuất xe có động
cơ lớn thứ mười bốn thế giới, với 2,279,503 xe được sản xuất. Công ty có lịch sử đua xe thể thao,
đặc biệt là xe du lịch, xe công thức 1, xe thể thao và Isle of Man TT.

Công ty có trụ sở chính tại Munich và sản xuất xe có động cơ tại Đức, Brazil, Trung Quốc, Ấn
Độ, Mexico, Hà Lan, Nam Phi, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của BMW


2 phiên bản Logo của BMW
2.19 Audi
Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Audi.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Audi AG (thường được gọi là Audi) là một nhà sản xuất ô tô
hạng sang của Đức có trụ sở tại Ingolstadt, Bavaria. Là một công ty con của Volkswagen
Group, Audi sản xuất xe tại chín cơ sở sản xuất trên toàn thế giới.

Nguồn gốc của công ty rất phức tạp, quay trở lại đầu thế kỷ 20 và các doanh nghiệp ban đầu
(Horch và Audiwerke) được thành lập bởi kỹ sư August Horch; và hai nhà sản xuất khác
(DKW và Wanderer), dẫn đến việc thành lập Auto Union vào năm 1932.

Kỷ nguyên Audi hiện đại bắt đầu vào những năm 1960, khi Auto Union được Volkswagen mua
lại từ Daimler-Benz. Sau khi tái tung thương hiệu Audi với sự ra đời năm 1965 của dòng Audi
F103, Volkswagen sáp nhập Auto Union với NSU Motorenwerke vào năm 1969, do đó tạo ra
hình thức ngày nay của công ty.

Tên công ty dựa trên bản dịch tiếng Latinh của họ của người sáng lập, August Horch. Bốn vòng
tròn trong Logo của Audi, mỗi vòng tròn đại diện cho một công ty xe hơi đã liên kết với nhau để
tạo ra công ty tiền thân của Audi, Auto Union.

Tagline của Audi là “Vorsprung durch Technik”, có nghĩa là “Being Ahead through
Technology”. Audi, cùng với các thương hiệu BMW và Mercedes-Benz của Đức, là một trong
những thương hiệu ô tô hạng sang bán chạy nhất trên thế giới.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Audi

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Audi.


2.20 Volvo
Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Volvo.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Volvo Group là một tập đoàn sản xuất ô tô đa quốc gia của
Thụy Điển có trụ sở chính tại Gothenburg. Trong khi hoạt động cốt lõi của nó là sản xuất, phân
phối và bán xe tải, xe buýt và thiết bị xây dựng, Volvo cũng cung cấp các hệ thống truyền động
hàng hải và công nghiệp cũng như các dịch vụ tài chính. Năm 2016, nó là nhà sản xuất xe tải
hạng nặng lớn thứ hai thế giới.

Nhà sản xuất ô tô Volvo Cars, cũng có trụ sở tại Gothenburg, là một phần của Volvo Group cho
đến năm 1999, khi nó được bán cho Ford Motor Company. Kể từ năm 2010, Volvo Cars thuộc
sở hữu của công ty ô tô đa quốc gia Trung Quốc Geely Holding Group. Cả Volvo
Group và Volvo Cars đều có chung biểu tượng Volvo và cùng nhau điều hành Volvo
Museum ở Thụy Điển.

Công ty lần đầu tiên được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Stockholm vào năm 1935,
và có mặt trên chỉ số NASDAQ từ năm 1985 đến năm 2007.

Volvo được thành lập vào năm 1915 với tư cách là công ty con của SKF, một nhà sản xuất ổ bi;
tuy nhiên, cả Volvo Group và Volvo Cars đều coi việc ra mắt loạt xe đầu tiên của công
ty, Volvo ÖV 4, vào ngày 14 tháng 4 năm 1927, là sự khởi đầu của họ.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của Volvo

Các đơn vị kinh doanh của Volvo Group


2.21 Lamborghini
Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Lamborghini.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Automobili Lamborghini S.p.A. là một thương hiệu và nhà
sản xuất xe thể thao và SUV hạng sang của Ý có trụ sở tại Sant’Agata Bolognese. Công ty thuộc
sở hữu của Volkswagen Group thông qua công ty con là Audi.

Ferruccio Lamborghini, một ông trùm sản xuất người Ý, đã thành lập Automobili Ferruccio
Lamborghini S.p.A. vào năm 1963 để cạnh tranh với Ferrari. Lamborghini đã tăng trưởng
nhanh chóng trong thập kỷ đầu tiên, nhưng doanh số bán hàng đã giảm mạnh sau cuộc suy thoái
tài chính toàn cầu năm 1973 và cuộc khủng hoảng dầu mỏ.

Quyền sở hữu của công ty đã thay đổi ba lần sau năm 1973, bao gồm cả việc phá sản vào năm
1978. American Chrysler Corporation nắm quyền kiểm soát Lamborghini vào năm 1987 và
bán nó cho tập đoàn đầu tư Malaysia Mycom Setdco và tập đoàn V’Power Corporation của
Indonesia vào năm 1994. Năm 1998, Mycom Setdco và V’Power đã
bán Lamborghini cho Volkswagen Group, nơi nó được đặt dưới sự kiểm soát của bộ
phận Audi của tập đoàn.

Vào cuối những năm 2000, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và cuộc khủng hoảng kinh
tế tiếp theo, doanh số của Lamborghini đã giảm gần 50%.
Tính đến năm 2011, Lamborghini được cấu trúc như một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn
của Audi AG có tên Automobili Lamborghini S.p.A.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Automobili Lamborghini S.p.A. kiểm soát các công ty con
chính: Ducati Motor Holding S.p.A.; Italdesign Giugiaro S.p.A.; MML S.p.A. (Motori Marini
Lamborghini); và Volkswagen Group Italia S.p.A. (trước đây là Autogerma S.p.A.),

Trụ sở chính của Lamborghini và địa điểm sản xuất chính được đặt tại Sant’Agata Bolognese,
Ý. Với sự ra mắt của chiếc SUV Urus, địa điểm sản xuất đã mở rộng từ 80,000 lên 160,000 mét
vuông.

Vào ngày 13 tháng 11 năm 2020, Stephan Winkelmann, Chủ tịch hiện tại của Bugatti, được bổ
nhiệm làm CEO mới của Lamborghini. Ông đảm nhận vị trí mới kể từ ngày 1 tháng 12 năm
2020.

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Lamborghini

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Lamborghini


2.22 Jaguar
Đối thủ cạnh tranh của Vinfast bao gồm Jaguar.

Đối thủ cạnh tranh của Vinfast – Xe Jaguar là thương hiệu xe hơi của vương quốc Anh nhưng
hiện nay thuộc quyền sở hữu của Tata Motors Ấn Độ (với thương hiệu hiện nay là Jaguar
Land Rover). Mặc dù thương hiệu đã đổi chủ nhưng các mẫu xe Jaguar vẫn được sản xuất chủ
yếu tại Vương quốc Anh và logo Jaguar nổi tiếng vẫn có thể được nhìn thấy đầy đường tại quốc
gia này.

Tata Motors là một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới, có trụ sở chính tại
Mumbai. Nó thuộc sở hữu của tập đoàn Tata Group, cũng kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn,
thép, viễn thông, v.v. Jaguar Cars và Land Rover đều được Tata Motors mua vào năm 2008 và
sáp nhập cả 2 để tạo thành Jaguar Land Rover Limited vào năm 2013.

III. Phân tích SWOT

Phân tích mô hình SWOT của Vinfast, một trong những thương hiệu xe hơi đầu tiên của
Việt Nam. Bài viết này sẽ phân tích Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu),
Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) của Vinfast.

1. Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của Vinfast


VinFast là công ty thành viên thuộc tập đoàn Vingroup, một trong những Tập đoàn Kinh tế tư
nhân đa ngành lớn nhất Châu Á. Với triết lý “Đặt khách hàng làm trọng tâm”, VinFast không
ngừng sáng tạo để tạo ra các sản phẩm đẳng cấp và trải nghiệm xuất sắc cho mọi người.

VinFast đã nhanh chóng thiết lập sự hiện diện toàn cầu, thu hút những tài năng tốt nhất từ khắp
nơi trên thế giới và hợp tác với một số thương hiệu mang tính biểu tượng nhất trong ngành Ô tô.

Công ty đã giới thiệu các nguyên mẫu thiết kế đầu tiên được dành riêng cho thị trường Việt Nam
tại Triển lãm xe hơi Paris năm 2018 ở Pháp, bao gồm một chiếc xe thể thao đa dụng (SUV) và
một chiếc sedan.Những mẫu xe này được dự kiến ra mắt vào tháng 9 năm 2019 nhưng trên thực
tế đã bàn giao ngày 28 tháng 7 cùng năm. Sau xe hơi, VinFast bắt đầu sản xuất, bán ra thị trường
các dòng xe máy điện và ô tô điện.

VinFast có một nhà máy lắp ráp, sản xuất chính đặt tại thành phố Hải Phòng, miền Bắc Việt
Nam. Nhà máy có diện tích 335 hecta với tổng số vốn đầu tư đạt 3,5 tỷ USD và là một trong
những dự án công nghiệp lớn nhất ở Việt Nam.

Bạn đã biết tổng quan về Vinfast. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích mô hình SWOT
của Vinfast.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của L’Oreal

VinFast là công ty thành viên thuộc tập đoàn Vingroup, một trong những Tập đoàn Kinh tế tư
nhân đa ngành lớn nhất Châu Á
2. Strengths (Điểm mạnh) của Vinfast
Phân tích mô hình SWOT của Vinfast bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của Vinfast.

Ban Lãnh đạo có năng lực:

 Cựu Phó Chủ tịch James B.DeLuca của tập đoàn ôtô lớn nhất của Mỹ về chèo lái
VinFast.
 Ông Võ Quang Huệ về đảm nhận vị trí Phó Tổng Giám đốc ngành ô tô, giám sát dự
án VinFast. Hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp chế tạo, ông Huệ hứa
hẹn sẽ vạch ra những bước đi đầu tiên thật vững chắc cho thương hiệu VinFast.
 Bà Lê Thị Thu Thủy (nguyên Phó Chủ tịch kiêm TGĐ VIC) trước khi đến với VIC,
bà từng làm việc trong Lehman Brothers, đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch Lehman
Brothers Nhật Bản, Thái Lan và Singapore. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân
tích mô hình SWOT của Vinfast.
Nguồn lực tài chính: Bản thân Vingroup cũng đã là một tập đoàn mạnh về tài chính, là một
thành của tập đoàn này do đó Vinfast được sự hậu thuẫn lớn về mặt tài chính. Đây là một điểm
mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Vinfast.

Hình ảnh thương hiệu tích cực: Ở khía cạnh này, Vingroup tương đối tạo được hình ảnh rất tốt
với những gì Vin làm cho du lịch và bất động sản nên Vinfast cũng được thừa hưởng một phần
hình ảnh thương hiệu tích cực đó. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình
SWOT của Vinfast.

Mức độ Hợp chuẩn cao – Quản trị chất lượng: Việc tương thích với các tiêu chuẩn chất
lượng, an toàn và môi trường nghiêm ngặt là bắt buộc để gia nhập nhiều thị trường. Với việc mới
đầu tư công nghệ và với tầm nhìn hướng đến tương lai, Vin có nhiều lợi thế hơn các hãng hiện
hữu khi không phải chịu gánh nặng hệ thống hiện tại. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân
tích mô hình SWOT của Vinfast.

Mạng lưới đại lý dày đặc: VinFast nhanh chóng thâu tóm toàn bộ hệ thống đại lý của GM Việt
Nam ngay trước khi ra mắt những mẫu xe mới. Hệ thống này gồm 22 đại lý, gấp hơn 1.5 lần so
với MBV. Là ông lớn ngành bất động sản và xây dựng, Vingroup sẽ không khó để mở rộng quy
mô hệ thống phân phối xe của mình, nhất là khi họ đang có sẵn nhiều trung tâm thương mại để
trưng bày. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Vinfast.

Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Vietinbank

3. Weaknesses (Điểm yếu) của Vinfast


Phân tích mô hình SWOT của Vinfast tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của Vinfast.

Chưa phải là một thương hiệu nổi trên thị trường:


 Đây là yếu tố đầu tiên người dùng cân nhắc khi lựa chọn một chiếc xe ôtô. Nếu như
các doanh nhân muốn tìm kiếm cho mình một chiếc ôtô để tôn lên vẻ sang trọng và
thể hiện được địa vịn vì VinFast không phải là sự lựa chọn. Rõ ràng ở điểm này,
Toyota Camry thực sự thống trị.
 Chính vì lợi thế của người tiên phong, Camry đã được định vị trong tâm trí khách
hàng tầm trung là dòng xe sang. Chính vì ra đời quá lâu sau các bức tường thương
hiệu của Toyota, Honda, Hyundai,… Nên tại thời điểm này, khi mới gia nhập thương
hiệu của VinFast chưa đi sâu vào lòng khách hàng. Đây là một điểm yếu cần chú ý khi
phân tích mô hình SWOT của Vinfast.
Chi phí bảo hành bảo dưỡng, dịch vụ bảo hành bảo dưỡng chưa thỏa mãn khách hàng:

 Dù mạng lưới đại lý đã và đang trải rộng, nguồn linh kiện đang được sản xuất với giá
cả phải chăng nhưng rõ ràng là hãng mới gia nhập thị trường nên số lượng đại lý, cũng
như độ phổ biến của linh kiện sửa chữa của VinFast là điểm yếu so với các hãng đi
trước, đặc biệt là Toyota.
 Có chăng lợi thế là VinGroup với văn hóa dịch vụ tương đối tốt, hy vọng có thể mang
sang ngành ô tô để cân bằng chỗ đứng cho VinFast trên thị trường. Đây là một điểm
yếu cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Vinfast.
Khả năng Marketing, PR cho sản phẩm VinFast chưa phải là một lợi thế:

 Đối với những người mua xe thường họ sẽ chọn các dòng xe phù hợp với mọi phong
cách cá nhân nhất định. Đặc biệt, phù hợp với phong cách cá nhân còn được quyết
định bởi năng lực Marketing của hãng. Trong khi đó, Marketing không phải là một
năng lực mạnh của Vingroup. Đây là một điểm yếu cần chú ý khi phân tích mô hình
SWOT của Vinfast.
 Hiệu quả và thành công của Vin đến nhiều hơn từ tư duy trên tầm, khả năng chịu
nhiệt, chất lượng sản phẩm dịch vụ vượt trội so với những nhà cung cấp nội địa khác
hơn là từ khả năng Marketing của họ.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của Highlands Coffee

Phân tích mô hình SWOT của Vinfast – Chưa phải là một thương hiệu nổi trên thị trường
4. Opportunities (Cơ hội) của Vinfast
Phân tích mô hình SWOT của Vinfast tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của Vinfast.

Có cơ hội tạo ra sản phẩm phù hợp với số đông thông qua thừa hưởng tận dụng được công
nghệ từ các đối tác:

 Vinfast đã có những bước bắt đầu bằng cách hợp tác với các đối tác chiến lược như
công ty thiết kế của Ý hay tập đoàn BMW…
 Đây cũng là một xu hướng được nhiều hãng xe trên thế giới áp dụng, việc chúng ta
biết thừa hưởng, tận dụng được công nghệ từ các đối tác để tự mình đưa vào sản xuất,
tạo ra sản phẩm phù hợp với số đông sẽ là một điểm mạnh có yếu tố quyết định đến sự
tồn tại của Vinfast. Đây là một cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của
Vinfast.
Được sự ủng hộ cao từ người dùng Việt trong bối cảnh lượng tiêu thụ trong nước tăng
mạnh nhất Đông Nam Á:

 Có thể nói tới thời điểm hiện giờ, Vinfast là công ty đầu tiên có tham vọng sản xuất
ôtô và có khả năng biến tham vọng đó thành hiện thực cao nhất. Sau bao nhiêu mong
mỏi của người dân Việt Nam về việc có một chiếc ôtô của chính nước nhà sản xuất, từ
những nỗ lực của thương hiệu Vinaxuki, đến trước những năm 1975 tại Việt Nam
cũng có thương hiệu đình đám được lắp ráp như La Dalat, điều này cho thấy Vinfast
chiếm ưu thế là “người dẫn đầu” ở thị trường Việt Nam. Đây là một cơ hội cần chú ý
khi phân tích mô hình SWOT của Vinfast.
 Đồng thời, theo một thống kê cho biết, lượng tiêu thụ ôtô tại Việt Nam tăng mạnh
nhất trong khu vực Asean. Với dân số trẻ, và thu nhập tương đối ổn định, việc muốn
sở hữu một chiếc xe hơi là điều dễ hiểu. Và vì là xe hơi đầu tiên “made in Vietnam”,
điều đó cũng làm cho những bạn trẻ tò mò và muốn sở hữu hay dùng thử chiếc xe hơi
đó như thế nào. Chưa kể, thuế cho 1 chiếc oto khi nhập khẩu vào Việt Nam khá cao
cho nên khi xuất hiện 1 dòng xe nội địa sẽ nhận được sự hưởng ứng của đa số người
dân. Đây là một cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Vinfast.
Có tiềm năng rất lớn khi đáp ứng được tâm lý của người Việt Nam muốn sở hữu 1 chiếc
oto khi cơ sở hạ tầng ngày được nâng cao:

 Không những thế, với sự phát triển của các dự án đô thị ở ngoài thành phố, kèm theo
cơ sở hạ tầng ngày được nâng cao, điều đó cũng làm ảnh hưởng đến xu hướng muốn
sử dụng xe hơi của người tiêu dùng. Đây là một cơ hội cần chú ý khi phân tích mô
hình SWOT của Vinfast.
 Hiện nay, xu hướng nhà ở truyền thống đã chuyển sang các chung cư cao cấp với đầy
đủ tiện nghi. Có hầm để xe rộng lớn kèm theo chi phí gửi không đáng là bao. Những
yếu tố này hợp lại cho chúng ta một cái nhìn tiềm năng và phát triển hơn về xu hướng
muốn sở hữu một chiếc xe ôtô. Đây là một cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình
SWOT của Vinfast.
Xem thêm: Phân tích mô hình SWOT của The Coffee House

Phân tích mô hình SWOT của Vinfast – Được sự ủng hộ cao từ người dùng Việt
5. Threats (Thách thức) của Vinfast
Phân tích mô hình SWOT của Vinfast cuối cùng là Threats (Thách thức) của Vinfast.

Rào cản thương hiệu: Đối với các mẫu xe ô tô mới thì giá trị thương hiệu là tiêu chí quan trọng,
chi phối quyết định của khách hàng, bởi họ sẽ có tâm lý phân vân chọn mua các sản phẩm của
Vinfast hay các thương hiệu khác đã có hàng chục năm khẳng định trên thị trường. VinFast sẽ
phải đối đầu với các tên tuổi dày dặn kinh nghiệm và có chỗ đứng ở Việt Nam như Toyota hay
cao hơn là Mercedes có cùng phân khúc giá. Đây là một thách thức cần chú ý khi phân tích mô
hình SWOT của Vinfast.

Ngành công nghiệp phụ trợ ô tô tại Việt Nam còn nhiều hạn chế:

 Mặc dù được sự quan tâm và hỗ trợ của chính phủ, song ngành công nghiệp phụ trợ
trong nước vẫn chưa thực sự phát triển, tỷ lệ nội địa hóa trong ngành còn thấp. Công
nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ôtô ở Việt Nam mới chỉ sản xuất được một số
nhóm linh kiện, phụ tùng. Ngoài ra, đầu tư cho sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô còn
mang tính nhỏ lẻ, sản phẩm làm ra ít cả về chủng loại và sản lượng.
 Do đó Vinfast sẽ phải gánh chịu áp lực về các linh kiện cho các sản phẩm của mình là
khá lớn. Ngay cả khi xây dựng các nhà máy tự sản xuất linh kiện thì việc tìm đầu ra
cho sản phẩm là rất khó để chen chân được với các hãng đã có uy tín trên thị trường.
Đây là một thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Vinfast.
Áp lực mở rộng thị trường:

 Thị trường nội địa không đủ lớn, trong khi VinFast cần phải đẩy sản lượng lên cao để
lấy lợi thế theo quy mô. Do đó VinFast sẽ phải giải bài toán này bằng cách xuất khẩu
sang các thị trường khác.
 Tuy nhiên để có thể cạnh tranh với các hãng khác trên thị trường thế giới với cùng
phân khúc giá của mình thì đây là một điều không hề dễ dàng, bởi vì các ông lớn
trong ngành đã có lợi thế quy mô cùng với những giá trị thương hiệu của mình sẽ là
rào cản rất khó cho Vinfast chen chân vào. Đây là một thách thức cần chú ý khi phân
tích mô hình SWOT của Vinfast.

You might also like