You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN
BỘ MÔN QUẢN TRỊ HỌC
ĐỀ BÀI: QUAN ĐIỂM VỀ NGUỒN NHÂN LỰC

Giảng viên: Lê Việt Hưng


Lớp: 22C1MAN50200114 (Sáng thứ 7)
Dương Thị Thúy Hồng – 31211021065

TP Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 10 năm 202222


ĐẠO ĐỨC TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Lời nói đầu

Hiện nay, với sự phát triển theo cấp số nhân ngày càng nâng cao của công nghệ thông tin và kỹ
thuật số, các phương tiện truyền thông trên mạng xã hội ngày càng được thúc đẩy và phát triển.
Nhờ vào sự phát triển ngày càng tăng này, con người được hưởng thụ vô số những lợi ích từ các
hoạt động giải trí đến các hoạt động kinh doanh. Kỹ thuật số phát triển đã đóng góp một vai trò
lớn trong việc giúp các hoạt động thu thập, phổ biến thông tin ngày càng dễ dàng hơn dẫn đến sự
ra đời của các trang mạng xã hội. Có thể nói rằng, với một lượng người dùng đông đảo, các trang
mạng xã hội được coi là những miếng đất màu mỡ cho sự phát triển của con người trong cuộc
sống cũng như công việc. Nhưng người đông thì phức tạp, các nền tảng mạng xã hội càng phát
triển phổ biến rộng rãi thì càng kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó, phải kể đến chính là sự suy đồi
về đạo đức của một bộ phận cộng đồng mạng tại Việt Nam. Mới đây, theo khảo sát của
Microsoft, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có chỉ số mức độ văn minh thấp nhất trên không
gian mạng. Đây chính là một tín hiệu đáng báo động về sự suy đồi đạo đức trên mạng xã hội và
cần được giải quyết trong tương lai gần nhất.

1. Thực trang suy đồi đạo đức trên mạng xã hội ngày nay

Đạo đức trên mạng xã hội là gì? Đạo đức trên mạng xã hội là hệ thống các khuôn khổ
hành xử được cung cấp để công dân tự giác điều chỉnh hành vi của bản thân sao cho phù hợp với
các chuẩn mực được xã hội đặt ra trên mạng xã hội. Bản chất thay đổi của công nghệ và sự bất
ổn của môi trường dẫn đến những rủi ro xã hội ngày càng gia tăng do con người không thể kiểm
soát và thích ứng kịp thời với các khía cạnh của các vấn đề liên quan đến việc phát triển công
nghệ kỹ thuật số. Vậy ngày nay, đạo đức trên mạng xã hội được thể hiện như thế nào? Với sự
phát triển của công nghệ thông tin, con người ngày càng có thể tiếp cận với mạng xã hội dễ dàng
hơn, có thể nói là mọi lúc mọi nơi. Mạng xã hội gần như trở thành một hệ sinh thái của con
người khi dường như tất cả các hoạt động của con người đều được bao trùm trong mạng xã hội,
từ giải trí đến kinh doanh. Do đó, phạm trù đạo đức cũng được đưa vào mạng xã hội như một thứ
thiết yếu. Và hiện nay, tại Việt Nam các quy chuẩn đạo đức đang bị vi phạm một cách nặng nề
khiến cho nước ta được đánh giá là quốc gia đứng thứ năm trong số các nước kém văn minh trên
mạng xã hội nhất. Con người đang dần bị tha hóa vì sự thuận tiện này, bởi họ đang giao phó
những nét đẹp đạo đức trong tận cùng con người mình cho các thiết bị máy móc mà đánh mất đi
những bản chất vốn có của mình. Điển hình là việc truyền thông trên mạng xã hội hiện nay, có
thể nhận thấy, các trang mạng xã hội là một nền tảng tiện lợi nhất để phát triển truyền thông, từ
Youtube đến Facebook, đều có thể được sử dụng như một công cụ truyền thông hiệu quả. Tuy
nhiên, việc này cũng dẫn đến một số vi phạm về chuẩn mực đạo đức xã hội.

Đầu tiên, đã có nhiều nhà nghiên cứu chọn chủ đề truyền thông trên mạng xã hội như là
một chủ đề đáng quan tâm. Tuy nhiên, số người quan tâm đến phương diện đạo đức của nó thì
không đáng kể. Điều này dẫn đến một thực trạng đáng báo động ngày nay đó là sự “nghèo nàn”
về đạo đức truyền thông. Thực trạng này xuất phát từ những lỗ hổng về mặt pháp lý của chính
phủ. Luật định để xử lý cho các trường hợp vi phạm bản quyền còn hạn chế khiến cho tình trạng
đánh cắp bản quyền ngày một tràn lan. Mạng xã hội phát triển khiến cho các tương tác trực tiếp
ngoài xã hồi dần bị thay thế bởi các mối quan hệ tương tác trực tuyến thông qua mạng lưới kỹ
thuật số. Do đó việc sử dụng hàng loạt các thông tin được trao đổi trên mạng lưới truyền thông
mạng xã hội thực chất cũng là một hình thức vi phạm quyền riêng tư nghiêm trọng. Tuy nhiên,
con người không hề có nhận thức về hành vi đó trong phạm vi của đạo đức. Một ví dụ điển hình
về tình trạng này có thể thấy trong một chương trình truyền hình cho giới trẻ gần đây mang tên
“Rap Việt”, bộ phận thiết kế của chương trình thản nhiên dùng hình ảnh có thể tải miễn phí trên
các trang mạng để thiết kế poster cho chương trình mà không quan tâm đến vấn đề bản quyền.
Phải đến lúc có người lên tiếng chỉ ra thì phía chương trình mới bắt đầu giải quyết bản quyền với
chủ sở hữu. Có thể thấy, Việt Nam còn nhiều hạn chế trong việc xử phạt các trường hợp đánh
cắp bản quyền cũng như là vi phạm bản quyền. Các rủi ro cũng xuất phát từ sự đổi mới liên tục
và nhanh chóng của các ứng dụng công nghệ thông tin và môi trường công nghệ. Có thể nói
những vấn đề về vi phạm quyền riêng tư xảy ra một phần là do luật pháp chưa có hình thức xử lý
cụ thể cũng như thiếu tính định hình trong đại chúng hoặc do luật pháp chưa kịp thích ứng với sự
thay đổi chóng mặt của môi trường công nghệ kỹ thuật số. Do đó, cần phải có các luật pháp
mang tính hiệu lực cao và kịp thời để đối phó với những rủi ro không đáng có về vấn đề vi phạm
quyền riêng tư và bảo mật trong thời kỳ này.

Một điều đáng lo ngại ngày nay là đạo đức trong truyền thông thường không được chú
trọng ngay cả trong những doanh nghiệp hay công ty. Các trang mạng xã hội thường có khả năng
đánh cắp dữ liệu và thông tin cá nhân của người dùng để phục vụ cho việc quảng cáo các mặt
hàng mà không được sự đồng thuận từ chủ sở hữu thông tin. Các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến
lợi ích ngay trước mắt là đánh cắp thông tin để quảng bá sản phẩm của mình một cách có hiệu
quả nhất nhưng lại không chú ý đến hệ lụy tiềm ẩn về sau đó chính là người bị đánh cắp thông
tin có thể nhận ra điều đó và khiếu nại họ. Có thể thấy một dẫn chứng cụ thể cho việc này chính
là trường hợp của Facebook vào năm 2018, Facebook có thể đối mặt với án phạt tỷ đô vì liên
quan đến vụ việc bê bối dữ liệu Cambridge Analytica. Cụ thể là vào năm 2015, công ty
Cambridge Analytica đã thu thập trái phép thông tin cá nhân của 87 triệu người dùng Facebook
để phục vụ cho chiến dịch tranh cử Tổng Thống Mỹ của ông Donald Trump năm 2016. Cũng
chính những trường hợp như vậy đã làm suy yếu đạo đức của việc nhận được sự đồng thuận của
cá nhân sở hữu trước khi sử dụng thông tin của họ.

Bên cạnh đó, truyền thông “bẩn” cũng là một hiện trạng đáng được chú ý. Với nền tảng
mạng xã hội rộng lớn, người dùng có thể thoải mái trong việc sáng tạo nội dung mà không cần
phải quan tâm nhiều về việc kiểm duyệt nội dung dẫn đến các bài viết bẩn tràn lan trên các trang
mạng. Và một số doanh nghiệp cũng lợi dụng điều này để quảng bá và truyền tải những vấn đề
đồi trụy, bạo lực, độc hại, sai lệch chuẩn mực đạo đức và thuần phong mỹ tục của xã hội. Còn có
những thành phần cố ý tung tin tức sai sự thật để mưu lợi cho bản thân. Một ví dụ điển hình cho
hành động này là ngay trong dịch COVID-19, khi bệnh dịch chuyển biến phức tạp khiến cho
người dân không thể đi lại tự do, lúc này nguồn thông tin họ tiếp cận nhiều nhất là các trang
mạng xã hội. Nắm được tâm lý đó, những kẻ xấu đã tiến hành tung ra những lời đồn thất thiệt để
“câu tương tác” trên mạng xã hội, khiến người dân hoang mang, lung lay ý chí chống dịch của
người dân. Do đó, việc kiểm duyệt các nội dung được đăng tải trên mạng xã hội cũng là một vấn
đề cần được giải quyết trong tương lai gần để giữ gìn được đạo đức trên mạng xã hội. Một ví dụ
khác có thể dễ dàng thấy đó chính là một số cá nhân cố tình truyền bá, đăng tải các sản phẩm, nội
dung đồi trụy lên mạng xã hội để thu hút người xem. Tuy nhiên, hành động đó lại hết sức trái với
đạo đức xã hội, sẽ thế nào nếu các em thiếu nhi tiếp cận phải những nội dung như thế. Từ đó, có
thể thấy truyền thông “bẩn” cũng là một vấn đề cần được mau chóng giải quyết.
Mạng xã hội mang lại cho con người vô vàn lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ
khôn lường. Vậy sử dụng mạng xã hội như thế nào cho hiệu quả? Cần phải làm gì để đối phó với
các vấn đề truyền thông bẩn, vi phạm quyền riêng tư?

2. Một số giải pháp cần được đặt ra để giảm tỉ lệ suy đồi đạo đức truyền thông trên mạng
xã hội Việt Nam

Đầu tiên, góp một phần rất lớn trong công cuộc này chính là luật pháp. Cần phải có
những bộ luật quy định rõ ràng và mang giá trị định hình cao để đại chúng có thể tiếp cận và tiếp
thu. Điều này cần phải có sự nỗ lực từ bộ phận nhà nước, phân loại các hình thức vi phạm đạo
đức kỹ thuật số để người dân có thể dễ dàng nhận thức. Cần phải đặt ra những hình thức xử phạt
chính đáng cho từng mức độ vi phạm quyền riêng tư cũng như đăng tải thông tin sai lệch để phục
vụ cho nhu cầu không chính đánh của cá nhân hay doanh nghiệp, tổ chức. Cần có những điều
khoản, quy định rõ ràng giữa nhà cung cấp trang mạng xã hội và người dùng để đảm bảo rằng
người dùng có chấp nhận cho nhà cung cấp sử dụng thông tin cá nhân của mình hay không.

Thứ hai là việc các nhà cung cấp trang mạng xã hội nên có cho mình một đội ngũ kiểm
duyệt nội dung thường xuyên cũng là một điều quan trọng thiết yếu. Nếu nội dung không được
kiếm soát thường xuyên về tính nhân văn cũng như đạo đức sẽ khiến cho hệ sinh thái mạng xã
hội ngày càng trở nên biến chất và ô nhiễm, từ đó việc suy đồi đạo đức mạng xã hội sẽ ngày càng
căng thẳng hơn. Và việc xác minh danh tính của người dùng cũng rất cần thiết, hiện nay dù cho
các trang mạnh xã hội có chính sách yêu cầu xác minh tuổi người dung. Tuy nhiên nó lại quá dễ
dàng để đánh lừa, từ đó dẫn đến hiện trạng trẻ em truy cập vào các trang mạng xã hội quá nhiều
dẫn đến chúng dễ tiếp cận phải các nguồn thông tin độc hại.

Việc tạo ra các sản phẩm công nghệ vi phạm quyền riêng tư của người dùng đã được quy
lỗi cho sự sơ suất của nhà phát triển công nghệ cũng như sự thiếu ý thức của người dùng, cho
nên điều này dễ làm cho các nhà phát triển công nghệ thông tin bỏ qua các vấn đề về biện pháp
bảo mật. Do đó, các nhà cung cấp cũng phải đưa ra những chính sách và biện pháp bảo mật
thông tin cụ thể để giúp người dùng có thể quản lí được thông tin cá nhân. Để từ đó thúc đẩy tính
minh bạch, gia tăng sự tham gia của cá nhân người dùng, mở rộng trách nhiệm giải trình của nhà
cung cấp, giới hạn thu nhập và quản lí chất lượng dữ liệu, và cả các biện pháp dựa trên quyền tự
vệ khi bị xâm phạm quyền riêng tư.

Một giải pháp nữa có thể giải quyết việc này là cần phải nâng cao ý thức của người dùng
về việc sử dụng công nghệ thông tin một cách an toàn và hiệu quả cũng như bảo vệ quyền riêng
tư của bản thân và người khác. Giáo dục thông tin có thể giúp người dùng có những kiến thức
thiết yếu trong việc tiếp nhận thông tin cũng như chống lại những thông tin sai sự thật, đánh cắp,
vi phạm bản quyền của chủ sở hữu khác. Cần tổ chức các chương trình giáo dục về quản lý thông
tin cá nhân trên mạng xã hội bằng nhiều phương tiện để giúp người dùng có những hiểu biết về
quản lí, phân tích, xử lí dữ liệu để tránh tình trạng bị đánh cắp, mất hoặc bị lợi dụng dữ liệu.

3. Ý kiến cá nhân

Bản thân tôi, là một công dân sinh sống trong thời đại 4.0, thời kỳ số hóa, tôi nghĩ chúng
ta nên tìm ra một giải pháp mau lẹ và có tính thực tiễn đễ hạn chế hiện trạng suy đồi đạo đức trên
mạng xã hội. Đầu tiên, chính phủ nên có những chính sách quy định rõ ràng đối với các nội
dung, từ ngữ được đăng tải trên mạng xã hội. Để từ đó, hạn chế những nguồn thông tin độc hại,
vi phạm đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, cũng cần có những biện pháp xử lí cụ thể đối với các hành
vi bạo lực, vi phạm bản quyền, đánh cắp bản quyền để bảo vệ cho những nhà sáng tạo nội dung.
Cuối cùng, tôi nghĩ nên có các sự kiện tổ chức tại các địa phương, các trường học để phổ biến
cho dân chúng về cách sử dụng mạng xã hội sao cho đúng với các quy tắc đạo đức mà xã hội đã
đặt ra. Vì các nguyên nhân gây nên sự suy đồi đạo đức trên mạng xã hội, cốt lõi là con người nên
bắt đầu từ việc giáo dục con người sẽ là một hướng đi đúng đắn để giải quyết vấn đề này.

4. Kết luận

Đạo đức truyền thông trên mạng xã hội cung cấp cho con người kiến thức cũng như
những hiểu biết về các quy tắc xử sự trên mạng xã hội để tránh các vấn đề về vi phạm quyền
riêng tư cũng như chuẩn mực đạo đức của xã hội. Nếu xã hội biết giữ vững những bản chất tốt
đẹp trong cuộc sống ngay cả trên mạng xã hội thì quá tuyệt. Nhưng không may, nó không đơn
giản như vậy. Trên thực tế, việc mạng xã hội trở thành một mảnh đất màu mỡ để tìm kiếm các
thông tin một cách tự do là một lợi ích hết sức tuyệt vời đối với con người. Tuy nhiên nó lại dẫn
đến các hệ lụy như vi phạm quyền riêng tư cá nhân, sự tràn lan của những nguồn thông tin “bẩn”
khiến cho các chuẩn mực đạo đức đã được đặt ra bị phá vỡ. Do đó, việc đặt ra các giải pháp
mang tính định hình cao và kịp thời là vô cùng thiết yếu. Nhà sản xuất và người dùng cũng phải
có trách nhiệm trong việc duy trì các chuẩn mực đạo đức mạng xã hội để ta có thể phát triển
trong xã hội kỹ thuật số một cách toàn diện.

You might also like