You are on page 1of 38

DUY TRÌ VÀ PHÁT

TRIỂN WEBSITE TMĐT


NỘI DUNG CHÍNH

1) TRANG MẠNG VÀ CSDL CỦA TMĐT

2) DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN WEBSITE

3) MỘT SỐ CẤU TRÚC WEBSITE MẪU VÀ


NHÀ CUNG CẤP

4) MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA


WEBSITE CỦA TMĐT

- Website là một tập hợp các trang web (web


pages) bao gồm văn bản, hình
ảnh, video, flash v.v... thường chỉ nằm trong
một tên miền (domain name) hoặc tên miền
phụ (subdomain). Trang web được lưu trữ (web
hosting) trên máy chủ web (web server) có thể
truy cập thông qua Internet.
- Website đóng vai trò là một văn phòng hay
một cửa hàng trên mạng Internet – nơi giới
thiệu thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm
hoặc dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp… Có
thể coi website chính là bộ mặt của doanh
nghiệp, là nơi để đón tiếp và giao dịch với các
khách hàng, đối tác trên Internet.
ĐẶC ĐIỂM CỦA WEBSITE

- Tính tương tác: giúp doanh nghiệp có thể


tương tác dễ dàng đối với khách hàng; là cách
doanh nghiệp cam kết, lắng nghe và học hỏi từ
khách hàng.
- Tính cá nhân: mọi cá nhân đều tự tạo ra cho
mình được kinh nghiệm sử dụng web.
- Tính riêng tư.
- Thông tin
- Ngay lập tức: thông tin được truyền tới người
sử dụng internet nhanh hơn so với tivi, radio,
báo chí.
- Tính đo được – Tính linh hoạt – Tính liên kết.
NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA MỘT
WEBSITE
- Trang chủ: trang đầu tiên hiện lên khi người ta
truy cập website đó, nơi liệt kê các liên kết đến
các trang khác của website. Trang chủ thường
dùng để trưng bày những thông tin mới nhất
mà DN muốn giới thiệu đầu tiên đến người xem.
- Trang thông tin giới thiệu về doanh nghiệp:
người xem khi đã xem website và muốn tìm
hiểu về nhà cung cấp, do đó DN cần có một
trang giới thiệu về mình, nêu ra những thế
mạnh của mình so với các nhà cung cấp khác.
- Trang giới thiệu về sản phẩm hay dịch vụ: giới
thiệu sản phẩm, dịch vụ với các thông tin và
hình ảnh minh họa.
NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA MỘT
WEBSITE
- Trang hướng dẫn hoặc chính sách: dùng để
cung cấp thông tin cho người xem trong trường
hợp họ muốn mua hay đặt hàng, dịch vụ.
Thông tin trên trang này sẽ hướng dẫn họ phải
làm gì, chính sách của doanh nghiệp như thế
nào v.v... Trang này sẽ giúp doanh nghiệp tiết
kiệm nhiều công sức trả lời các câu hỏi “làm
thế nào” của người xem và tạo cho người xem
ấn tượng tốt về tính chuyên nghiệp của doanh
nghiệp.
- Trang liên hệ: trưng bày thông tin liên hệ với
doanh nghiệp và thường có một form liên hệ
để người xem gõ câu hỏi ngay trên trang web
này.
WEBSITE THÔNG THƯỜNG VÀ TMĐT
Website thông thường:
- Cung cấp thông tin cho người sử dụng về
doanh nghiệp, tổ chức hoặc/và cá nhân.
- Giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của DN, tổ
chức hoặc cá nhân vì mục tiêu quảng cáo.
- Các thông tin trên website thông thường
được cung cấp dưới dạng tổng quan về một
chủ đề.
- Thường có các đường link đến các website
khác và có thể có thông tin quảng cáo hoặc
tiếp nhận thông tin phản hồi qua các feedback
form.
- Không được trang bị các công cụ để thực
hiện giao dịch, mua bán hàng hoá trên mạng.
WEBSITE THÔNG THƯỜNG VÀ TMĐT
Website TMĐT thường trang bị:
- Giỏ mua hàng (shopping cart): cho phép
khách hàng đặt hàng, xem lại đặt hàng, thay
đổi và tính giá.
- Các phần mềm xử lý thanh toán trực tuyến
thông qua một tài khoản thương mại (merchant
account).
- Các công cụ/ phần mềm chứng thực điện tử
(SSL, SET).
- Thông tin về phương thức giao nhận (shipping
& delivery). Trung tâm hỗ trợ trực tuyến
(helpdesk).
- Chuyên mục tìm kiếm (search).
- Câu hỏi thường gặp (FAQ).
CÁC ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI THIẾT KẾ
WEBSITE CHO TMĐT
- Xác định mục đích nội dung thông tin.
- Đưa ra các mục tiêu, tiêu chí đánh giá hoạt
động cho trang web.
- Tổ chức nội dung. Tiêu đề của các trang web.
- Chiều dài của trang, cách thức bố trí thông tin
trên một trang.
- Font chữ, kích cỡ chữ.
- Sử dụng kết nối.
- Đồ họa.
- Phần mềm, phần cứng liên quan đến tốc độ của
quá trình download thông tin trên web, duyệt
web.
- Màu sắc, cách thức bố trí và kết nối thông tin.
CƠ SỞ DỮ LIỆU
- Dữ liệu điện tử: là tất cả các mục thông tin,
văn bản, hình ảnh, âm thanh hoặc sự kết hợp
giữa chúng được lưu giữ bằng các phương tiện
điện tử.
- Cơ sở dữ liệu là một hệ thống dữ liệu điện tử
có cấu trúc, được kiểm soát và truy cập thông
qua máy tính.
- Files: là một mẫu đơn giản nhất của tổ chức
dữ liệu được sử dụng trong quá trình xử lý dữ
liệu kinh doanh.
DUY TRÌ WEBSITE TMĐT
Sau khi thiết kế Website và đưa nó hiện diện
trên Internet, công việc tiếp theo của bạn là E-
marketing tức là quảng bá Website, phát triển,
duy trì hình ảnh của doanh nghiệp trên Internet,
mở rộng danh sách khách hàng:
Và thực hiện chiến lược online hiệu quả, mở
rộng thêm doanh số...bạn cần lưu ý các công
việc sau:
1. Truy tìm thông tin của người truy cập:
Việc truy tìm giúp bạn biết được người truy cập
đi từ đâu sang trang web của bạn, họ vào trang
nào trước, ở đó bao lâu, và họ làm gì trong đó.
DUY TRÌ WEBSITE TMĐT
Việc truy tìm được thực hiện thông qua các
chương trình phân tích thông tin người truy cập
được cài vào mạng Server của bạn. Bạn có thể
chọn mua các chương trình đang phổ biến hiện
nay như WebCrumbs, WebTrends, ARIA,
net.Genesis, and Net Tracker.
Dựa vào kết quả phân tích được, bạn có thể biết
người truy cập vào trang web của bạn là những
ai, họ quan tâm đến trang nào nhất, và phương
tiện quảng bá nào đã mang họ đến với bạn.
DUY TRÌ WEBSITE TMĐT

2. Lập kế hoạch duy trì và cập nhật: Cần lên


kế hoạch cụ thể ai sẽ chịu trách nhiệm duy trì và
cập nhật cho trang web, bao lâu một lần, và ai sẽ
cung cấp nội dung thông tin cập nhật.
Có nhiều cách để cập nhật thông tin. Ví dụ như
bạn có thể tạo cơ sở dữ liệu cho phần nội dung
như khẩu hiệu hay hình ảnh. Cơ sở dữ liệu này
được lập trình sao cho có thể nhập một cách tùy
ý mỗi khi làm mới trang web. Cách thứ hai là làm
các mẫu thông tin để người sử dụng có thể đưa
lên nội dung hoặc hình ảnh vào mà không cần
phải sử dụng HTML.
DUY TRÌ WEBSITE TMĐT
3. Tổng kết và nâng cấp: Việc nâng cấp phải
dựa trên cơ sở tổng kết các kết quả truy tìm
thông tin người truy cập và các thông tin phản hồi
khác.
Bạn nên tổ chức một buổi họp tổng kết có sự
tham gia của người chủ và người thiết kế trang
Web để bàn bạc các vấn đề nào sẽ được nâng
cấp.
Tổng kết và nâng cấp là bước cuối cùng của quá
trình xây dựng Website, nhưng nó không phải là
điểm kết thúc của dự án. Đây chỉ là một trạm
kiểm tra trong quá trình sử dụng Website.
TẠO TÍNH HIỆU QUẢ CHO WEBSITE
Để website mang lại hiệu quả, có 03 yếu tố phải
thỏa mãn: chất lượng website, marketing
website, và chất lượng dịch vụ hỗ trợ người xem.
- Chất lượng website: là yếu tố chính để giữ chân
và tạo ấn tượng tốt cho người xem một khi họ đã
vào xem website của doanh nghiệp. Chất lượng
website được đánh giá thông qua các yếu tố sau:
+ Trình bày thiết kế, bố cục: trình bày trang nhã,
ấn tượng, bố cục rõ ràng, đơn giản, không bề
bộn, không có quá nhiều thông tin trên một
trang...
+ Thông tin: thông tin phải chính xác, đầy đủ,
súc tích, được cập nhật thường xuyên. Quan
trọng hơn là thông tin phải hữu dụng cho người
xem.
TẠO TÍNH HIỆU QUẢ CHO WEBSITE

+ Tốc độ hiển thị: tốc độ hiển thị trang web


phải nhanh, nếu không người xem sẽ chán và
bỏ qua, đặc biệt là ở Việt Nam tốc độ truy cập
Internet bằng điện thoại rất chậm.
+ Các chức năng tiện ích phục vụ người xem:
website phải có các chức năng tiện ích phục vụ
người xem như form liên hệ, chức năng tìm
kiếm, chức năng chọn hàng, đặt hàng v.v... để
tránh làm mất thời gian, gây phiền phức cho
người xem.
TẠO TÍNH HIỆU QUẢ CHO WEBSITE
- Marketing website: đây là khâu quan trọng
nhất để thu hút người vào xem website (chủ yếu
là lần đầu). Nếu không marketing, không ai biết
đến địa chỉ website này, từ đó, hàng năm chỉ có
một số rất ít người vào xem làm cho website trở
nên vô dụng.
Doanh nghiệp sau khi xây dựng xong website và
đưa vào hoạt động, cần phải đầu tư cho
marketing website. Marketing website hiệu quả
là một việc không dễ, và đòi hỏi nhiều công sức,
thời gian, đầu tư... nhưng rất cần thiết đối với sự
thành công của website.
Nếu không nỗ lực marketing, website của doanh
nghiệp sẽ chìm sâu trong “đại dương” Internet
và những đầu tư cho website sẽ là “công dã
tràng”.
TẠO TÍNH HIỆU QUẢ CHO WEBSITE
- Hỗ trợ khách hàng: nếu DN đã làm tốt khâu
marketing và từ đó có nhiều người biết đến và
ghé qua thăm viếng website. Nếu DN đã làm tốt
khâu chất lượng website để cho những ai đã ghé
qua thăm viếng website đều có ấn tượng tốt, có
thể tìm thấy trên website này những thông tin bổ
ích cho họ, những điều họ đang đi tìm... Nhưng
như thế chưa đủ để mang lại thành công cho
website của doanh nghiệp. Điều còn thiếu là:
chất lượng dịch vụ hỗ trợ người xem (khách
hàng), tức tốc độ phục vụ trả lời email, xử lý đơn
hàng, cung cấp thông tin theo yêu cầu của từng
người...
TẠO TÍNH HIỆU QUẢ CHO WEBSITE

Nếu một người quan tâm gửi câu


hỏi từ trang liên hệ của website
mà phải chờ vài ngày không thấy
câu trả lời, hoặc nhận được câu trả
lời không rõ ràng, không đầy đủ,
với văn phong cẩu thả... Thì khi đó
chắc chắn doanh nghiệp sẽ bị mất
nhiều khách hàng tiềm năng.
CÁC MÔ HÌNH DOANH THU
TRONG TMĐT
Mô hình doanh thu là cách thức để doanh
nghiệp có doanh thu, tạo ra lợi nhuận, và mức
lợi nhuận lớn hơn trên vốn đầu tư. Chức năng
của một tổ chức kinh doanh là tạo ra lợi nhuận
và thu được doanh lợi trên vốn đầu tư lớn hơn
các hình thức đầu tư khác. Bản thân các
khoản lợi nhuận chưa đủ để khẳng định sự
thành công của một doanh nghiệp. Một doanh
nghiệp được xem là kinh doanh thành công
cần tạo ra mức lợi nhuận lớn hơn các hình
thức đầu tư khác. Bằng không, doanh nghiệp
không thể tồn tại.
MÔ HÌNH DOANH THU QUẢNG CÁO
Doanh nghiệp cung cấp một website với các
nội dung hữu ích hoặc để các đối tác đưa các
thông tin kinh doanh, giới thiệu các sản
phẩm hay các dịch vụ hoặc cung cấp vị trí để
họ quảng cáo và thu phí từ các đối tượng
quảng cáo này. Các website quảng cáo như
vậy có thể thu hút sự chú ý của nhiều người
và đối với những đối tác có nhu cầu đặc biệt,
doanh nghiệp có thể thu các mức phí cao
hơn. Thí dụ tiêu biểu cho mô hình này là
công ty Yahoo.com, một công ty mà doanh
thu chủ yếu thu được từ việc kinh doanh các
dải băng (banner) quảng cáo.
MÔ HÌNH DOANH THU ĐĂNG KÝ

Các thông tin hay dịch vụ mà doanh nghiệp


cung cấp được đưa ra thông qua một website.
Người sử dụng sẽ phải trả một khoản phí đăng
ký cho việc truy cập tới một số hoặc toàn bộ
các nội dung nói trên. Người sử dụng có thể
trả phí theo tháng hoặc trả phí theo năm. Thí
dụ như trường hợp công ty Consumer Reports
Online, người đăng ký sử dụng dịch vụ của
công ty sẽ phải trả khoản phí 3,95 USD/1
tháng hoặc 24 USD/1 năm.
MÔ HÌNH DOANH THU PHÍ GIAO DỊCH

Ở mô hình này, doanh nghiệp nhận được một


khoản phí khi các đối tác thực hiện giao dịch
thông qua website của doanh nghiệp. Thí dụ như
công ty eBay.com tạo một thị trường bán đấu giá
và nhận một khoản phí giao dịch nhỏ từ những
người bán hàng khi họ bán các hàng hoá của
mình qua website của eBay; E-Trade - một công
ty môi giới chúng khoán trực tuyến - thu các
khoản phí giao dịch khi họ đại diện cho khách
hàng thực hiện các giao dịch chứng khoán.
MÔ HÌNH DOANH THU BÁN HÀNG

Doanh nghiệp theo mô hình này thu được doanh


thu từ việc bán hàng hoá, dịch vụ và thông tin
cho khách hàng. Các doanh nghiệp như
Amazon.com bán sách, băng đĩa nhạc và các
sản phẩm khác; tương tự DoubleClick.net thu
thập các thông tin về những người sử dụng trực
tuyến, sau đó bán các thông tin này cho các
doanh nghiệp khác; và Salesforce.com bán các
dịch vụ quản lý lực lượng bán hàng trên Web.
MÔ HÌNH DOANH THU LIÊN KẾT

Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh của


doanh nghiệp kinh doanh được tiến hành trên
cơ sở xây dựng một website liên kết - hợp tác
với các doanh nghiệp sản xuất hay các nhà
phân phối. Doanh thu của doanh nghiệp thu
được là các khoản phí tham khảo (hay phí liên
kết kinh doanh) (referral fee) hoặc một khoản
phần trăm trên doanh thu của các hoạt động
bán hàng thực hiện trên cơ sở các liên kết giới
thiệu trên, chẳng hạn như trường hợp của
công ty MyPoints.com.
MÔ HÌNH DOANH THU LIÊN KẾT (tt)
MyPoints liên kết website của mình với các nhà
sản xuất và các nhà phân phối như Kmart,
Barnes & Noble Booksellers, Marriott, Macy's,
Hollywood Video, Olive Garden... Mỗi hội viên
của MyPoints (cũng là khách hàng tiềm năng
của các đối tác) có một tài khoản "điểm" để lưu
giữ "điểm thưởng" và họ tích luỹ điểm bằng
cách thực hiện các yêu cầu của MyPoints: đọc
các thư chào hàng, trả lời các câu hỏi điều tra,
thực hiện hoạt động mua bán trực tuyến...
Điểm thưởng của khách hàng có thể đổi lấy các
phần thưởng như băng đĩa nhạc, sách vở, quần
áo, vé máy bay, phiếu mua hàng... và MyPoints
sẽ thu được các khoản phí từ các đối tác hay
hưởng phần trăm trên giá trị các giao dịch mua
bán được thực hiện.
Những lưu ý khi chọn nhà cung cấp
dịch vụ thiết kế và duy trì website
Muốn xây dựng website cho mình, doanh nghiệp
phải tìm nhà cung cấp dịch vụ thiết kế web và lưu
trữ web (hosting). Doanh nghiệp phải chọn một
nhà cung cấp dịch vụ từ nhiều nhà cung cấp dịch
vụ. Làm thế nào để chọn mà không “hối tiếc”? Các
lưu ý sau sẽ giúp doanh nghiệp chọn được nhà
cung cấp dịch vụ tốt:
- Tránh chọn dịch vụ lưu trữ miễn phí: hosting
miễn phí không cho doanh nghiệp chức năng host
với tên miền (domain) riêng. Website của doanh
nghiệp có tên là www.tenbanchon.xyz.com (xyz là
tên nhà cung cấp free hosting chọn), do đó, nhìn
vào địa chỉ website là người xem biết ngay website
của doanh nghiệp đặt trên host miễn phí, dẫn đến
việc làm giảm ấn tượng chuyên nghiệp của
website.
Những lưu ý khi chọn nhà cung cấp
dịch vụ thiết kế và duy trì website
- Tránh chọn Hosting không có khả năng
mở rộng: khi xây dựng website, doanh nghiệp
phải nghĩ đến khả năng website của mình được
mở rộng theo thời gian, có nghĩa là dung lượng
chứa
sẽ tăng, lượng thông tin upload/download sẽ
tăng do số lượng người xem tăng, số email cần
thiết sẽ tăng v.v... Do vậy, doanh nghiệp nên lưu
ý khía cạnh này khi mua host, dĩ nhiên là mở
rộng host thì doanh nghiệp phải trả thêm tiền,
nhưng như thế tiện lợi hơn nhiều so với việc
doanh nghiệp phải đi tìm host khác nếu host cũ
không có chức năng cho phép “nâng cấp” để đáp
ứng nhu cầu mở rộng host của doanh nghiệp.
Những lưu ý khi chọn nhà cung cấp
dịch vụ thiết kế và duy trì website
- Tránh chọn host quá rẻ: “tiền nào của nấy”,
host quá rẻ (vài dollar Mỹ/tháng) thì chất lượng
host thấp (dịch vụ hỗ trợ, chức năng, bảo mật
v.v...). Doanh nghiệp nên chấp nhận chi nhiều hơn
một ít cho host để đổi lấy sự yên tâm trong bảo
mật, dịch vụ hỗ trợ, và quan trọng là website
“chạy” ổn định v.v...
- Nên tách riêng việc mua tên miền và việc
host: vì có nhiều trường hợp nhà cung cấp dịch vụ
không chịu giao quyền quản lý tên miền cho doanh
nghiệp khi doanh nghiệp không hài lòng với dịch
vụ duy trì website và muốn chuyển sang host nơi
khác.
Những lưu ý khi chọn nhà cung cấp
dịch vụ thiết kế và duy trì website
- Khi mua host từ nhà cung cấp dịch vụ,
doanh nghiệp cần hỏi rõ: Dung lượng host bao
nhiêu MB, cho phép maximum bao nhiêu MB
dung lượng upload/download (transfer) mỗi
tháng, có khả năng mở rộng không? Trong
trường hợp website bị hacker “đánh sập” thì
khả năng cứu vãn và phục hồi website như thế
nào?

You might also like