You are on page 1of 17

Mục Lục

1. Tóm tắt kế hoạch kinh doanh.........................................................................................1


2. Tổng quan về doanh nghiệp...........................................................................................5
3. Tóm lược về công nghệ:.................................................................................................5
4. Tuyên bố giá trị:.............................................................................................................6
5. Phân tích thị trường........................................................................................................7
6. Phân phối:....................................................................................................................10
7. Phân tích cạnh tranh.....................................................................................................10
8.Đội ngũ quản trị............................................................................................................11
10. Đánh giá rủi ro & Giải pháp hạn chế..........................................................................16
11. Tài trợ......................................................................................................................... 17

1
1. Tóm tắt kế hoạch kinh doanh
1.1. Các thông tin tổng quát về dự án
Coach Plus là dự án phát triển một ứng dụng / website kết nối các thành viên tham gia
vào ứng dụng với nhau. Người có kĩ năng, kiến thức có thể chia sẻ, giáo dục, giao dịch
với người có nhu cầu tiếp thu, học hỏi hoặc tìm kiếm người cung cấp các dịch các loại
dịch vụ.
Coach Plus chia các thành viên thành hai nhóm:
1. Trainer – Chuyên gia hoặc người có kiến thức, kĩ năng, chuyên môn có thể cung cấp
dịch vụ, đào tạo cho người khác.
Trainer cần được định danh, cung cấp cho quản trị viên có các loại giấy tờ, bằng cấp
chứng minh khả năng chuyên môn của mình.
2. Trainee – Người có nhu cầu nhận sự đào tạo, hướng dẫn hoặc tìm kiếm các loại dịch
vụ trong phạm vi các loại dịch vụ mà ứng dụng cho phép.
Trainee cung cấp các thông tin cơ bản về cá nhân và nhu cầu để hệ thống lọc và kết nối
với các thành viên có khả năng đáp ứng nhu cầu đó.
1.2. Các vấn đề về sản phẩm/dịch vụ hiện tại mà người tiêu dùng chưa thỏa mãn
(pain point)
Các nhu cầu học hỏi và chia sẻ kiến thức ở mỗi thời điểm là đa dạng, không thể rập
khuôn.
Ví dụ: Khi bạn An có nhu cầu ôn luyện cho kỳ thi IELTS 4 kỹ năng, khả năng của bạn
An đã tốt ở 3 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, bạn chỉ có nhu cầu học thêm về kỹ năng Viết.
Nhưng các trung tâm tiếng Anh bên ngoài lại chỉ cung cấp các khóa học tổng quát cả 4
kỹ năng với chi phí rất cao. Bạn An có thể tìm người có chuyên môn hướng dẫn cho
bạn riêng về kỹ năng Viết thông qua Coach Plus. Chi tiết về thời gian, chi phí bạn An
có thể trực tiếp thuong lượng với Trainer.
1.3. Giải pháp để giải quyết vấn đề từ công nghệ của dự án
Coach Plus là giải pháp công nghệ kết nối các thành viên với nhau, là cầu nối giữa
Trainer và Trainee.
Khi thành viên truy cập, sử dụng hoặc tương tác với ứng dụng / Website của Coach
Plus, chúng tôi có thể thu thập những thông tin nhất đinh bằng cách thức tự động
hooawjc thụ động dùng các công nghệ khác nhau, các công nghệ này có thể được tải
về thiết bị củangười dùng và có thể thiết lập hoặc sửa đổi cài đặt trên thiết bị của họ.
Thông tin mà chúng tôi thu thập có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, địa chỉ Giao
thức Internet (IP), hệ điều hành máy tính/thiết bị di động và loại trình duyệt, loại thiết

2
bị di động của bạn, đặc điểm của thiết bị di dộng, mã danh định duy nhất của thiết bị
(UDID) hoặc mã danh định thiết bị di động (Meid) của thiết bị di động của người
dùng, địa chỉ của một trang web giới thiệu (nếu có), và các trang người dùng truy cập
trên Ứng dụng và các ứng dụng di động của chúng tôi và số lần truy cập.
Như hầu hết các trang web hay ứng dụng khác, thiết bị của người dùng gửi thông tin
có thể gồm có dữ liệu cá nhân, được một máy chủ web ghi lại khi người dùng truy cập
Ứng dụng của chúng tôi. Thông tin này thường bao gồm nhưng không giới hạn địa chỉ
IP, hệ điều hành, tên/phiên bản trình duyệt của máy tính của người dùng, ngày và giờ
truy cập, và dôi khi là một “cookie” để giúp Ứng dụng của chúng tôi ghi nhớ lần truy
cập cuối cùng của người dùng. Nếu bạn đăng nhập, thông tin này được liên kết với tài
khoản cá nhân của người dùng. Thông tin này cũng được đưa vào các số liệu thống kê
ẩn danh để giúp chúng tôi hiểu được khách truy cập sử dụng trang web của chúng tôi
như thế nào.
1.4. Dự kiến thời gian đưa sản phẩm/dich vụ ra thị trường
Thời gian dự kiến ra mắt bản Beta: Ngày 02/02/2021
Ứng dụng / Website sẽ được kiểm tra, thử nghiệm và cập nhật liên tục sau khi chính
thức ra mắt.
1.5. Ngân sách của dự án kinh doanh
 Pre-launch:
Lâp trình Ứng dụng / Website: 1,500,000,000 VNĐ
Logo icon + Text Logo: 10,000,000 VNĐ
Marketing:
+ Video motion giới thiệu ứng dụng / Website: 7,000,000 VNĐ
 Launching:
Sửa lỗi, cập nhật, cải thiện các tính năng: 150,000,000 VNĐ
Marketing:
+ Google, Facebook Ads 20,000,000 VNĐ
+ Giảm giá phí cho người dùng lần đầu: 30,000,000 VNĐ
+ KOLs/Communnity Marketing: 100,000,000 VNĐ (3-5 KOLs thực hiện nội dung
quảng cáo bao gồm Video, bài đăng trên các trang mạng xã hội).
+ Tin tức, báo PR: 5-7 bài báo 20,000,000 VNĐ.

3
+ Chi phí phát sinh khác: 10,000,000 VNĐ
1.6. Mô tả hoạt động kinh doanh
- Trainer cung cấp các thông tin cá nhân để định danh, các thông tin về bằng cấp, chứng
chỉ chứng minh chuyên môn và kỹ năng cho ứng dụng.
- Trainer đăng ký các lĩnh vực cung cấp trong khả năng của mình, ứng với chuyên môn
đã được chứng minh trước đó.
- Trainer đóng một mức phí nhất định cho ứng dụng, gọi là phí gian hàng.
- Trainee đăng ký thông tin thành viên.
- Trainee tạo các lệnh tìm kiếm bao gồm các từ khóa.
- Hệ thống sẽ trả kết quả sau khi lọc khớp với nhu cầu của trainee.
- Kết quả trả cho trainee KHÔNG bao gồm thông tin liên lạc của trainer. Trainee muốn
có thông tin liên hệ quả trả phí cho ứng dụng. Sau khi trả phí, hệ thống cung cấp đầy
đủ thông tin và kết nối 2 bên với nhau.
1.7. Mô tả đội hình quản trị và kinh nghiệm
 Giám đốc kinh doanh (Chief Executive Officer - CEO):
- Tổ chức, điều hành, đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty theo định kỳ.
- Thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư của công ty.
 Giám đốc tài chính (Chief Financial Officer - CFO):
- Giữ vai trò như một đối tác của giám đốc điều hành, giúp doanh nghiệp hướng tới mục
tiêu của mình, đạt được mức đầu tư từ các nhà đầu tư quan trọng, và đánh giá xem có
nên theo đuổi cơ hội kinh doanh mới hay không
 Giám đốc Marketing (Chief Marketing Officer - CMO)
- Quản lý, giám sát bộ phận marketing.
- Đánh giá và phát triển chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch, chỉ đạo và phối hợp các nỗ lực tiếp thị.
 Giám đốc nhân sự (Human Resources Manager  - HRM)
- Tham mưu, đề xuất cho Tổng giám đốc các vấn đề thuộc lĩnh vực nhân sự như: xây
dựng cơ cấu tổ chức, điều hành của công ty, công tác đào tạo tuyển dụng, các phương
án về lương bổng, khen thưởng các chế độ phúc lợi cho người lao động,…
 Giám đốc công nghệ (Chief technology officer - CTO):
- Xây dựng và duy trì app, quản lí và bảo vệ kho dữ liệu khách hàng, hoàn thành dự án
phát triển phần mềm và giới thiệu phiên bản mới của app
- Quản lý đội ngũ kỹ sư và nhà lập trình.
 Giám đốc điều hành (Chief Administer Officer - CAO)
- Phát triển kế hoạch kinh doanh phù hợp với các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của
doanh nghiê ̣p.

4
- Điều hành và quản lý đô ̣i nhóm đạt hiê ̣u quả tốt nhất trong chiến lược kinh doanh.
1.8. Tuyên bố giá trị và mô hình kinh doanh
- Ứng dụng / Website kết nối mọi người với nhau. Người có kiến thức chia sẻ với người
cần kiến thức, giải quyết các khó khăn trong việc tìm kiếm, học hỏi đa dạng trong cuộc
sống.
- Mô hình kinh doanh: C2C (Customer-to-Customer) – là trung gian kết nối người bán
bán dịch vụ và người cần mua dịch vụ.
1.9. Các mục tiêu và kế hoạch phát triển
- Mục tiêu: Tạo ra một ứng dụng uy tíngiúp mọi người giải quyết các khó khăn do đa
dạng nhu cầu. Người có kiến thức và kĩ năng chia sẻ cho người cần tìm hiểu.
- Kế hoạch phát triển: Đa dạng hóa phạm vi các lĩnh vực dựa theo nhu cầu của trainee
và mức độ chuyên môn của trainer giúp mọi người giải quyết các khó khăn trong
cuộc sống.
2. Tổng quan về doanh nghiệp
- Công ty TNHH Công nghệ Coach Plus là doanh nghiệp mới được thành lập cùng với
dự án Coach Plus - ứng dụng / website trung gian kết nối các thành viên tham gia.
- Tầm nhìn và sứ mệnh:
- Tên của thành viên sáng lập:
+ Người sáng lập: Trịnh Ngọc Linh Trân
+ Đồng sáng lập: Nguyễn Thị Thanh Bình

3. Tóm lược về công nghệ:


Mô tả công nghệ:
Coach Plus chú trọng đến việc mua bán trực tuyến và được tập trung ra bên ngoài. Bao
gồm các qui trình hướng ngoại, tiếp xúc với khách hàng, nhà cung cấp và đối tác bên
ngoài như bán hàng, tiếp thị, đặt mua dịch vụ, sử dụng dịch vụ,…
Coach Plus cho phép các bên đối tác kết nối hệ thống dữ liệu bên trong và bên ngoài một
cách hiệu quả và linh hoạt hơn; hợp tác một cách chặt chẽ hơn với nhà cung cấp và các
đối tác; qua đó có thể thỏa mãn được tốt hơn nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng.
Coach Plus cho phép người dạy và người học kết nối trực tuyến với nhau, từ đó gia tang
khả năng tiếp cận với nhau của hai đối tượng chính – người dạy, người học. Sử dụng nền
tảng thương mại điện tử Shoptify cho phép chúng tạo website bán hàng online với tính
năng giỏ hàng và thanh toán, xử lý đơn hàng, bán hàng đa kênh, marketing automation

5
Vào thời điểm 8/2020, có hơn 1.000.000 khách hàng đang sử dụng nền tảng này, biến
Shopify trở thành nền tảng thương mại điện tử số 1 thế giới.
Thiết kế trang web Coạch Plus và giao diện App thân thiện với thiết bị di động và người
dùng, nền tảng Shoptify cho phép Coach Plus dễ dàng nâng cấp để tận dụng tối đa thiết
kế trang Web di động.
Triển khai trang
web/ ứng dụng
Coach Plus

Hạ tầng dịch vụ
Giao diện Nội dung trang web/ ứng
dụng

Ngôn từ trên
HT Mạng Máy chủ
Web

Hình ảnh trên Cài đặt phần


Web cứng

Cài đặt phần


mêm

4. Tuyên bố giá trị:


Người học và người dạy ngày nay thiếu hụt các cơ hội để kết nối với nhau, từ đó gây ra
nhiều thiệt thòi cho hai bên. Coach Plus giúp giải quyết vấn đề này, đem lại một platform
hoàn toàn mới, giúp cho người dạy và người học kết nối với nhau và cùng nhau trao đổi
dịch vụ.
Các công nghệ được đề xuất:
Lựa chọn Hosting:
- Tất cả các gói hosting đều được miễn phí khởi tạo.
- Máy chủ hosting cấu hình cao được đặt tại trung tâm dữ liệu FPT, VDC cho tốc độ
tốt nhất đối với những website có lượng lớn người truy cập tại Việt Nam.
Thiết kế website/ app:
- Thuê ngoài của công ty Mona
- Website: Mona.media
- Hotline: 1900 636 648
6
- Email: mon@mona.media – demonhunterg@gmail.com
- Skype: demonhunterp
- Địa chỉ: 373/226 Lý Thường Kiệt, P. 8, Q. Tân Bình, TP. HCM
- Giá: 10.000.000VNĐ.
Các yếu tố cần tính đến khi xây dựng website:
• Khả năng điều dẫn
- Khả năng điều dẫn đựoc hiểu là khả năng nguời dùng mạng có thể đi lại trong site một
cách dễ dàng.
- Mục tiêu then chốt của thiết kế điều dẫn tốt là tối tiểu hóa việc đi lại, chiều sâu, cũng
như sự rườm rà khi di chuyển trong site. Quá trình này có thể đưa người dùng trở lại
trang chủ từ bất kì trang nào.
- Việc di chuyển trong Coach Plus tương đối dễ dàng, nhanh chóng. Thiết kế thanh menu
nằm ngang ở bên trên và module hai bên, rất thuận tiện cho KH tùy chỉnh nội dung xem,
có khả năng quay lại trang chủ hoặc đến trang sản phẩm, mục sản phẩm ngay lập tức mà
không phải tìm kiếm lâu mất thời gian..
• Tính tương tác
- Tính tương tác được coi là sự tương tác giữa nguời dùng web và bản thân web, cụ thể:
- Website có các công cụ giao tiếp truyền thông tới KH; đó chính là mục thông tin của
web gồm các thông tin về hướng dẫn đặt hàng, thanh toán…
- Có truyền thông 2 chiều tốt, có trang giới thiệu về người dạy, giúp KH hiểu rõ về người
dạy. Site thuận lợi hóa thông tin phản hồi của KH đến người dạy qua phần “liên hệ”
- Bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào của KH cũng đều đựoc giải đáp nhanh chóng qua mục hỗ
trợ trực tuyến luôn thường trực hỗ trợ 24/24h..
• Sắp xếp các menu:
- Không gian đẹp, màu xanh dễ chịu, bắt mắt tạo cảm giác thân thiên và tràn đầy sức sống
cho người truy cập.
- Loại hình sắp xếp là phối hợp hình vỉ và dòng tự do: giúp KH di chuyển dễ dàng, thuận
tiện.

5. Phân tích thị trường


5.1. Phân tích môi trường

7
a. Môi trường kinh tế: Là nội dung quan trọng trong phân tích môi trường. Nhu cầu sử
dụng ứng dụng phụ thuộc và chịu sự quyết định của giá cả và chất lượng khoa hóc học.
Vì vậy các nội dung như: tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, phân phối thu nhập, cán cân
thanh toán, tỷ lệ lạm phát, trượt giá, hệ thống ngân hàng, lãi suất, tiết kiệm và tiêu dùng,
thuế, thu nhập, sở hữu Nhà nước và tư nhân, các thành phần kinh tế, lao động, đầu tư
nước ngoài, thời vụ, lao động bán thời gian, tỷ giá, các vần đề phát sinh tiền tệ đều có ảnh
hưởng tới nhu cầu sử dụng ứng dụng.
Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với
sự phát triển của ứng dụng. Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước
biến động về kinh tế, doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng
yếu tố về thị trường ứng dụng học trực tuyến, về nhu cầu của học sinh, sinh viên… để
đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận
dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế: Việt Nam đang phục hồi trên nền kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng của ngành
công nghệ thông tin Việt Nam đang phát triển mạnh, đặc biệt trong thời đại công nghệ
4.6 ngày nay.
b. Môi trường chính trị - pháp luật:  Là nội dung không thể xem nhẹ khi phân tích môi
trường vĩ mô. Bao gồm: luật pháp, các chính sách và cơ chế Nhà nước đối với ngành kinh
doanh. Bất cứ sự thay đổi về chính sách hay chế độ của Nhà nước đều có ảnh hưởng lớn
đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng. Ngành ứng dụng là một
trong các ngành khá linh hoạt với các sự kiện như: ổn định chính trị, thể chế chính trị và
tập trung quyền lực, quan hệ quốc tế, đường lối đối ngoại, các chính sách xã hội của Nhà
nước, hệ thống luật pháp điều chỉnh, các hoạt động kinh doanh (doanh nghiệp, luật đầu
tư, luật bảo vệ người tiêu dùng, luật môi trường..), văn bản quy phạm pháp luật phát triển
ứng dụng, chống tệ nạn xã hội, quan hệ quốc tế. Mỗi yếu tố trong thể chế, chính sách này
hoặc là nâng cao hàng rào hoặc hạ thấp hàng rào vào thị trường công nghệ thông tin và ra
thị trường công nghệ thông tin.
c. Môi trường văn hóa – xã hội: Là cơ sở để tạo ra sản phẩm và tìm hiểu hành vi tiêu
dùng của người dùng. Phân tích các chuẩn mực và giá trị văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, sắc
tộc, học vấn và ảnh hưởng của giao lưu văn hóa đến sử dụng ứng dụng. Môi trường văn
hóa – xã hội hình thành nên thói quen sử dụng của các nhóm dân cư, từ đó hình thành
nên thói quen cư xử của khách hàng trên thị trường. Văn hóa quy định cách thức mà
doanh nghiệp có thể dùng để giao tiếp với bên ngoài. Văn hóa ảnh hưởng đến việc hình
thành và phát triển nền văn hóa bên trong của doanh nghiệp. 
Lối sống con người ngày càng được nâng cao, đòi hỏi con người tích cực làm việc. Qua
đó, họ cần có các ứng dụng hỗ trợ để đem lại sự hiệu quả.cho công việc. Do giới trẻ ngày

8
càng năng động, thích khám phá, thích học hỏi và mở rộng tri thức của mình nên sự quan
tâm hàng đầu của họ là ứng dụng nnag cao hiệu quả học tập và công việc. Văn hóa tạo
thành nền móng cho hoạt động công nghệ thông tin một cách bền vững. Các sản phẩm
ứng dụng và công nghệ luôn được thực hiện trên cơ sở “vì cộng đồng”, thân thiện với
môi trường thiên nhiên, phù hợp với môi trường văn hóa, kinh tế – xã hội, tạo nên mối
quan hệ tích cực với cộng đồng và luôn nhận được sự ủng hộ của cộng đồng đối với hoạt
động phát triển của Công ty..
d. Môi trường kỹ thuật – công nghệ: Hệ thống phần mềm quản lý hoàn thiện đáp ứng
với sự phát triển ngày càng cao trong công nghệ thông tin, hỗ trợ hiệu quả trong công tác
quản lý các giao dịch với người dùng, tính toán xử lý thông tin. Ảnh hưởng của môi
trường này đến doanh nghiệp chủ yếu thông qua hệ thống cơ sở vật chất, cấu hình, nền
tảng ứng dụng, như, hệ thống âm thanh, hình ảnh, phương thức liên lạc,... Điều này giúp
cho Coachplus phát triển loại hình ứng dụng học trực tuyến một cách có chất lượng đảm
bảo an toàn tuyệt đối cao hơn, cải thiện hơn.
5.2. Nhu cầu trong ngành. Một khảo sát nhanh về việc học trực tuyến vừa được Đoàn
thanh niên và Hội sinh viên Trường ĐH Nha Trang thực hiện với gần 4.000 sinh viên
trong ngày 12.4 .2020.
Kết quả khảo sát cho thấy một vài thông số tích cực như có tới 90% sinh viên tham gia
suốt lớp học, có nhiều ý kiến cho rằng học trực tuyến giúp nâng cao kỹ năng tiếp
cận công nghệ thông tin, rèn tính chủ động trong việc học…
Có tới 85% sinh viên cho rằng việc học trực tuyến có hiệu quả cao hơn so với học truyền
thống (học tập trung trên lớp). 36% sinh viên được khảo sát cho biết có gặp những đối
tượng quấy phá lớp học.
Có 14-18% sinh viên  còn cho rằng giảng viên chưa điều chỉnh phương pháp giảng dạy
phù hợp với hình thức học, chỉ đưa bài giảng lên lớp và chưa có nhiều tương tác với
người học.
Ngoài ra, khảo sát này cũng có 64% sinh viên cho rằng giảng viên giao bài tập nhiều,
môn nào cũng có bài kiểm tra và thu hoạch theo tuần. Giảng viên yêu cầu đọc tài liệu
nhiều, chương trình chưa giảm tải nên nội dung học khá nặng.
5.3. Thị trường tổng thể
Việt Nam có dân số trẻ, với 70% dân số trong độ tuổi lao động; với 24% thuộc thế hệ
millennial Theo báo cáo Global Confidence Report bởi The Conference Board – một tổ
chức nghiên cứu độc lập, Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam đạt 124 điểm vào
Quý 1 năm 2018. Con số này cho thấy người Việt đang lạc quan về khả năng tài chính và

9
nền kinh tế, như vậy họ sẽ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn. 124 Chỉ số Niềm tin Người tiêu
dùng Việt Nam Q1/2018 Xếp thứ 5 toàn thế giới
Internet ngày càng phát triển mạnh mẽ: năm 1994 thì việc sử dụng Internet đãtăng đến
2.300% một năm.Ở Việt Nam theo khảo sát mới nhất của Asia Digital Marketing
Yearbook, hiệnsố người sử dụng Internet tại VN đứng hạng 17 trong 20 quốc gia và vùng
lãnh thổđứng đầu thế giới (tính đến tháng 5/2007).Theo đó, tỉ lệ người sử dụng Internet
vào khoảng 17,5% dân số (trên 14 triệu người). Có đến 72% số người trong độ tuổi 18-30
sử dụng Internet tại VN thườngxuyên tán gẫu (chat) và 81% số người trong độ tuổi 41-50
thường xuyên đọc tin tứctrên Internet.Dẫn đầu thế giới hiện nay là Mỹ với hơn 211 triệu
người, chiếm gần 70% dân sốnước này. Lần lượt xếp thứ 2 và 3 trong thống kê này là
Trung Quốc và Nhật Bản. Hiện trên thế giới có hơn 1,1 tỉ người sử dụng Internet, 20
quốc gia và vùng lãnh thổ đứng đầu đã chiếm gần 80% số người sử dụng Internet trên
toàn cầu.

6. Phân phối:
- Tiếp cận với khách hàng: Mỗi ngày, khách hàng đều tìm kiếm những doanh nghiệp trên
Google Tìm Kiếm. Tiếp cận với họ qua Google Ads, trả phí cho mỗi lượt nhấp chuột vào
trang web Coach Plus.
- Thu phí: Thu phí gian hàng từ người dạy, thu phí trên mỗi giao dịch của người học.
- Cách thức chuyển giao dịch vụ: Sau khi 2 bên đã đạt được các thỏa thuận về dịch vụ sẽ
tiến hành sử dụng dịch vụ.

7. Phân tích cạnh tranh


7.1. Đối thủ cạnh tranh : Luôn là những người đồng hành cùng doanh nghiệp và cũng là
những người đưa doanh nghiệp đến với khó khăn bất cứ lúc nào. Ứng dụng học trực
tuyến vốn bị cạnh tranh khá gay gắt bởi nhiều đối thủ trong và ngoài nước. Các doanh
nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin cạnh tranh nhau về sản phẩm, chất lượng như thế
nào? Chương trình học hấp dẫn hay không? Giá cả như thế nào để có thể thu hút sự quan
tâm của người dùng? Và các chương trình khuyến mãi, hậu mãi dành cho người dùng hấp
dẫn đến mức độ nào? Mục tiêu của công ty trong quá trình cạnh tranh lành mạnh với các
đối thủ thể hiện ở hai điểm: thứ nhất, phải thắng trên sân nhà; thứ hai, thương hiệu
CoachPlus xuất hiện và được khẳng định tại các nước trong khu vực và thế giới trên nền
tảng công nghệ Việt Nam
Trong tương lai sản phẩm thay thế của CoachPlus sẽ có xu hướng gia tăng. Với nhiều
hình thức tổ chức các chương trình học mới do các doanh nghiệp ứng dụng khác tiến

10
hành như: các chương trình giảm giá, hấp dẫn, chất lượng người dạy tiêu chuẩn cao… sẽ
tạo nên một sức ép rất lớn đối với sản phẩm hiện thời của công ty. Điều này đòi hỏi công
ty phải tích cực nghiên cứu, triển khai các loại chương trình học mới của mình. Đồng thời
tích cực nâng cấp, bổ sung và hoàn thiện những chương trình đang lưu hành trên thị
trường của công ty. Chỉ có vậy mới có thể giảm thiểu được sức ép của các chương trình
thay thế đối với đối với những chương trình của CoachPlus.
7.2. Áp lực cạnh tranh
Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
Rào cản gia nhập ngành khá cao đôi với phân khúc phần cứng và tương đỏi thấp đôi với
Phân khúc phần mềm và Nội dung số. Hiện tai, ứng dụng trực tuyến vẫn đang là một
ngành khá hấp dẫn về tốc độ tăng trưởng và tỷ suât sinh lợi. do đó áp lực cạnh tranh từ
các đối thủ tiềm ẩn tương đối cao
Áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế
Cho đến thời diêm hiện tại, các san phẩm thuộc lĩnh vực ứng dụng trực tuyến như phần
cứng, phần mềm, nội dung ngành kinh tế xã hội, và chưa có các sản phẩm thay thế. Do đó
áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế là thấp. Tuy nhiên, ngành công nghiệp phần
mềm đang chịu sự cạnh tranh không lành mạnh từ các phần mềm không có bản quyền
Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành
Đối với lĩnh vực ứng dụng trực tuyến là cao thể hiện ở việc giá cả các ứng dụng trực
tuyến đã liên tục giảm trong suốt thời giai qua. Nhìn chung ứng dụng trực tuyến là ngành
phân lán với tốc độ tăng trửơng cao và số lượng các công ty trong ngành tương đối nhiều.
Áp lực canh tranh từ khách hàng :
Áp lực cạnh tranh từ các khách hàng cá nhân đối với các ứng dụng trực tuyến là tương
đối thấp. Về phía các khách hàng tổ chức, các khách hàng này có thể đàm phán với công
ty về chất lượng, dịch vụ, giá cả và các tiện ích đi kèm. Tuy nhiên, chi phí cho cả một tổ
chức khi chuyển đổi hệ thống thông tin sau khi đã áp dụng lại khá cao. Nhìn chung, áp
lực cạnh tranh từ phía khách hàng đối với các công ty ở mức độ trung bình.
Áp lực từ các bên lien quan:
Trong số các bên lien quan mật thiết đến ngành như Chính Phủ, cộng đồng, các hiệp hội,
các chủ nợ,nhà tài trợ, cổ đông,.. chính phủ đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động
của lĩnh vực ứng dụng trực tuyến. Trong thời gian qua, chính phủ đã ban hành nhiều
chính sách tác động trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp như việc bắt
buộc tất cả các cơ quan quản lý nhà nước phải mở website để người dân có thể truy cập.

11
8.Đội ngũ quản trị
Giám đốc kinh doanh (Chief Executive Officer - CEO):
- Tổ chức, điều hành, đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty theo định kỳ.
- Thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư của công ty.
- Đánh giá hiệu quả công việc của các lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp bao gồm các
giám đốc, phó giám đốc và trưởng các bộ phận/phòng ban. 
- Phê duyệt những vấn đề liên quan đến chính sách tài chính. Kiểm soát, đánh giá, điều
chỉnh ngân sách và định mức chi phí của công ty. Duyệt thu/chi, chuẩn bị các bản dự toán
định kì.
- Phê duyệt các dự án phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, phân phối và tiếp thị sản phẩm ra
các kênh trên thị trường.
- Xây dựng kế hoạch nhân sự, tuyển dụng. Phê duyệt những chính sách bổ nhiệm, miễn
nhiệm, quy chế tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp. Duyệt những kết quả đánh giá nhân
viên, xác định kết quả khen thưởng.
- Thay mặt công ty trong việc giao tiếp với các cổ đông, các tổ chức chính phủ và công
chúng.Duy trì nhận thức về bối cảnh thị trường cạnh tranh, cơ hội mở rộng, phát triển
ngành cũng như nắm bắt những cơ hội kinh doanh từ thị trường.
Giám đốc tài chính (Chief Financial Officer - CFO):
Giữ vai trò như một đối tác của giám đốc điều hành, giúp doanh nghiệp hướng tới mục
tiêu của mình, đạt được mức đầu tư từ các nhà đầu tư quan trọng, và đánh giá xem có nên
theo đuổi cơ hội kinh doanh mới hay không
 Trách nhiệm:
- Quản lý sự luân chuyển của dòng tiền: kiểm soát sự luân chuyển của dòng tiền trong
công ty, hiểu rõ nguồn tiền mặt cung như biết sử dụng tiền mặt, duy trì tính toàn vẹn của
vốn, chứng từ và các tài liệu có giá trị khác. CFO được quyền tạm giữ hay thanh toán tiền
theo các chứng từ của công ty. Có thẩm quyền thiết lập các chính sách kế toán và ác thủ
tục về tín dụng và thu mua, thanh toán hóa đơn và các nghĩa vụ tài chính khác
- Quản trị nợ công: hiểu biết về các khoản nợ của công ty, đảm nhận trách nhiệm liên
quan đến pháp lý như giải quyết hợp đồng pháp lý, các nghĩ vụ theo luật định và thuế, các
khoản nợ tiềm ẩn dưới hình thức dự phòng, hợp đồng thuê hoặc các bản tóm lược về bảo
hiểm, các lợi nhuận từ các điều khaorn vay hoặc kỳ vọng từ hội đồng quản trị
- Giám sát hoạt động của phòng ban: CFO là giám sát của kế toán, tài chính, nhân sự và
công nghệ thông tin.
12
- Xây dựng “mối quan hệ” tài chính: thiết lập và duy trì các mối liên hệ mật thiết với
ngân hàng đầu tư, các nhà phân tích tài chính và các cổ đông cùng với Tổng giám đốc,
quản lý các thỏa thuận ngân hàng và thỏa thuận vay vốn và duy trì các nguồn vốn thích
hợp cho các khoản vay hiện tại của công ty từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức
cho vay khác, ngoài ra CFO còn quản lý các nguồn vốn đầu tư của công ty và hoạch định
việc lựa chọn cổ phiếu ưu đãi.
- Quản lý vốn lưu động và huy động vốn: thiết lập và thực hiện các chiến lược để quản trị
vốn do công ty yêu cầu, bao gồm đàm phán, quản trị & thu hồi công nợ, duy trì các thỏa
thuận tài chính nhằm đảm bảo nguồn vốn lưu động cần thiết, cần nắm rõ các kế hoạch dài
hạn của công ty, đánh giá các yêu cầu tài chính tiềm ẩn trong các kế hoạch này và phát
triển những yêu cầu tài chính theo những cách thức khác nhau.
- Quản lý ngân sách và kiểm soát chi phí: chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ ngân sách,
thu thập các tỷ số tài chính, và so sánh hiệu suất thực tế của công ty với ngân sách.
Giám đốc Marketing (Chief Marketing Officer - CMO)
- Quản lý, giám sát bộ phận marketing.
- Đánh giá và phát triển chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch, chỉ đạo và phối hợp các nỗ lực tiếp thị.
- Nghiên cứu nhu cầu đối với các sản phẩm và dịch vụ, tìm hiểu thị trường, xác định phân
khúc khách hàng mục tiêu.
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
- Làm việc với bộ phận bán hàng để phát triển các chiến lược giá, tối đa hóa lợi nhuậnvà
thị phần trong khi gia tăng sự hài lòng của khách hàng.
- Xác định khách hàng tiềm năng.
- Phát triển các chương trình khuyến mãi.
- Hiểu và phát triển ngân sách tài chính cho hoạt động marketing bao gồm chi tiêu;
nghiên cứu và phát triển; dự phòng lợi tức đầu tư và lỗ lãi.
- Phát triển và quản lý các chiến dịch quảng cáo.
- Xây dựng nhận thức và định vị thương hiệu.
- Chỉ đạo các dự án tiếp thị từ đầu đến cuối.
- Tổ chức hội nghị công ty, triển lãm thương mại và các sự kiện lớn.
- Giám sát chiến lược marketing trên mạng xã hội và tiếp thị nội dung.

13
Giám đốc nhân sự (Human Resources Manager  - HRM)
- Tham mưu, đề xuất cho Tổng giám đốc các vấn đề thuộc lĩnh vực nhân sự như: xây
dựng cơ cấu tổ chức, điều hành của công ty, công tác đào tạo tuyển dụng, các phương án
về lương bổng, khen thưởng các chế độ phúc lợi cho người lao động,…
- Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực định kỳ năm, quý, tháng
cho công ty.
- Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các quy trình, quy chế áp dụng trong Công ty.
- Phát triển nguồn nhân lực trong công ty bằng cách lập ra các chiến lược đánh giá năng
suất nhân viên, tuyển dụng, đào tạo và phát triển…
- Giám sát hệ thống phòng ban, các chiến lược và chiến thuật quản trị nhân lực
- Giám sát, hướng dẫn nhân viên nhân sự
- Làm việc với công đoàn
- Theo dõi và đảm bảo tuân thủ các quy định nội bộ và quy định pháp luật
- Giải quyết khiếu nại và vi phạm, có thể đưa ra hành động kỷ luật khi cần thiết
- Dự kiến và giải quyết các rủi ro về kiện tụng
- Báo cáo tới hội đồng quản trị qua các dữ liệu nhân sự.
Giám đốc công nghệ (Chief technology officer - CTO):
- Xây dựng và duy trì app, quản lí và bảo vệ kho dữ liệu khách hàng, hoàn thành dự án
phát triển phần mềm và giới thiệu phiên bản mới của app
- Quản lý đội ngũ kỹ sư và nhà lập trình.
- Dẫn đầu chiến lược cho các nền tảng công nghệ, các mối quan hệ bên ngoài và mạng
lưới đối tác. 
- Hỗ trợ các phòng ban trong việc sử dụng công nghệ để có lợi nhuận.
- Thực hiện cơ sở hạ tầng và hệ thống mới.
- Giám sát cơ sở hạ tầng hệ thống để đảm bảo chức năng tốt.
- Bảo vệ tất cả dữ liệu công nghệ.
- Quản lý lộ trình sản phẩm, nhiệm vụ và thời hạn. CTO tiên tiến có kỹ năng quản lý sản
phẩm và dự án .
- Truyền đạt chương trình nghị sự công nghệ trong các cuộc họp nhân viên. 
- Giám sát ngân sách CNTT và KPI.

14
- Làm việc với phản hồi của các bên liên quan để thông báo về các điều chỉnh công nghệ.
- Truyền đạt các khía cạnh chiến lược công nghệ cho các đối tác.
- Theo kịp tất cả các xu hướng công nghệ và thực hành tốt nhất.
- Phối hợp chặt chẽ với Phát triển Kinh doanh, Tiếp thị và Hoạt động.
Giám đốc điều hành (Chief Administer Officer - CAO)
 Phát triển kế hoạch kinh doanh phù hợp với các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của
doanh nghiê ̣p.
 Điều hành và quản lý đô ̣i nhóm đạt hiê ̣u quả tốt nhất trong chiến lược kinh doanh.
 Khích lê ̣ và đốc thúc hiê ̣u quả làm viê ̣c của từng cá nhân trong đô ̣i nhóm. Cải thiê ̣n
năng lực của từng thành viên để đem lại hiê ̣u quả làm viê ̣c tốt nhất.
 Đưa ra các quyết định đầu tư, kinh doanh phù hợp với chiến lược và đem lại lợi
nhuâ ̣n cao nhất.
 Điều chỉnh hành lang pháp lý và các quy định trong công ty để đảm bảo doanh
nghiê ̣pđi đúng với giá trị cốt lõi và văn hóa, duy trì kỷ luâ ̣t để tiến tới mục tiêu kinh
doanh.
 Đọc và phân tích báo cáo tài chính để đưa ra các chiến lược / điều chỉnh chiến lược
 cho phù hợp với công viê ̣c kinh doanh.
 Xây dựng quan hê ̣ tốt với mô ̣t vài khách hàng trọng yếu và các cổ đông của công ty.
 Hiểu sâu và liên tục câ ̣p nhâ ̣t các thông tin về ngành nghề mà doanh nghiê ̣p kinh
doanh.
9. Kế hoạch tài chính
Bảng phân tích chi phí đầu tư và phân tích chỉ số tài chính cơ bản

T
T

1 Pre-launch 1,517,000,000

1.1 Lập trinhwf ứng dụng/website 1,500,000,000

1.2 Logo icon + Text Logo 10,000,000

1.3 Marketing

1.4 Video motion giới thiệu ứng dụng/website 7,000,000


15
2 Launching 330,000,000

2.1 Sửa lỗi, cập nhật, cải tiến các tính năng 150,000,000

2.2 Marketing

2.3 Google, Facebook Ads 20,000,000

2.4 Giảm giá phí cho người dùng lần đầu 30,000,000

KOLs/Communication Marketing (3-5 KOLs thực hiện nội dung


2.5 100,000,000
quảng cáo bao gồm Video, bài đăng trên các trang mạng xã hội

2.6 Tin tức, báo PR (5-7 bài báo) 20,000,000

2.7 Chi phí phát sinh khác 10,000,000

10. Đánh giá rủi ro & Giải pháp hạn chế


Đánh giá rủi ro
- Việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở (OSS) ngày càng tăng có thể dẫn đến giai đoạn
khách hàng không sẵn sàng mua phần mềm trực tuyến nữa và sẽ chọn truy cập phiên
bản miễn phí trực tuyến của các giải pháp LMS.
- Khách hàng có thể không sẵn sàng mua gói cao cấpcủa phần mềm.
- Một mối đe dọa khác đối với công ty là đối thủ cạnh tranh có thể bắt kịp và sao chép
sản phẩm.
- Rủi ro liên quan đến tính bảo mật của các ứng dụng web và độ tin cậy của toàn bộ hệ
thống.
- Rủi ro liên quan đến sự phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng đám mây (cloud infrastructure)
và các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ web (web hosting service providers).
Giải pháp hạn chế
Đối với các công ty công nghệ, tính bền vững là một vấn đề đáng quan tâm trong nền
kinh tế đầy biến động này. Coach Plus sẽ nỗ lực đặc biệt trong việc tìm hiểu về các rủi ro
đối với tổ chức và hướng tới việc lập một kế hoạch quản lý rủi ro chính thức. Dưới đây,
Coach Plus đã đềra những giải pháp giải quyết một số rủi ro.
Trong trường hợp của Coach Plus, một rủi ro là sự phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng đám mây
(cloud infrastructure) và các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ web (web hosting service

16
providers). Coach Plus sẽ cố gắng sao lưu trang web hàng tuần và sẵn sàng tự lưu trữ từ
các nhà cung cấp khác nhau trong trường hợp không có sẵn dịch vụ từ nhà cung cấp hiện
tại. Việc đa dạng hóa nhà cung cấp sẽ được xem xét nghiêm túc trong khi lập kế hoạch
quản lý rủi ro chính thức.
An ninh mạng (Cyber Security): Đối với bất kỳ ứng dụng được lưu trữ trên web nào, điều
cực kỳ quan trọng là phải giữ cho ứng dụng an toàn trước các cuộc tấn công mạng. Một
nhà tư vấn phân tích bảo mật web có năng lực sẽ phụ trách trang web và ứng dụng an
toàn. Ngoài ra, các dịch vụ đám mây (cloud services) cũng đã đặt ra cho Coach Plus các
câu hỏi về bảo mật. Coach Plus sẽ thuê chuyên gia tư vấn ngay trước khi tung sản phẩm
ra thị trường để đảm bảo tất cả các ứng dụng và trang web của mình đủ an toàn. Điều này
còn quan trọng hơn nhiều để khách hàng có được niềm tin vào ứng dụng và công ty.
Theo dõi việc sử dụng của khách hàng (Customer usage tracking): Coach Plus sẽ thu
thập, lưu trữ và bảo mật thông tin về những khách hàng đăng nhập vào hệ thống và theo
dõi cách khách hàng sử dụng ứng dụng. Điều này sẽ giúp Coach Plus đảm bảo rằng chỉ
những khách hàng đủ điều kiện mới đăng nhập vào hệ thống, đồng thời cho phép Coach
Plus phân bổ đủ tài nguyên phần cứng (hardware resources) bất cứ khi nào cần và giải
phóng tài nguyên khi không sử dụng. Điều này sẽ giúp công ty tiết kiệm chi phí và cho
phép Coach Plus phát hiện các dấu hiệu sớm của lỗi sản phẩm, đưa ra các tín hiệu cảnh
báo cho tổ chức trước khi Coach Plus đầu tư mạnh vào bất kỳ sản phẩm.

11. Tài trợ


Nhu cầu vốn: 5 tỷ đồng; Huy động vốn chủ sở hữu và vốn nợ.
Debt:Equity = 60:40; Tài trợ bằng vốn: 5 tỷ đồng; Tài trợ bằng nợ: 7,5 tỷ đồng.

17

You might also like