You are on page 1of 10

I.

Đặc điểm dân tộc Việt Nam


Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc:
Thứ nhất:Có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người:
Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng. 54 dân tộc trong
đó dân tộc kinh chiếm 86% dân số, 53 dân tộc còn lại chiếm 14% dân số, phân bố rải rác trên địa bàn cả nước. 10
dân tộc có số dân từ dưới 1 triệu đến 100 ngàn người là: Tày, Nùng, Thái, Mường, Khơme, Mông, Dao, Giarai,
Bana, Êđê; 20 dân tộc có số dân dưới 100 ngàn người, 16 dân tộc có số dân từ dưới 10 ngàn người đến 1 ngàn
người; 6 dân tộc có số dân dưới 1 ngàn người (Cống, Sila, Pupéo, Rơmăm, Ơ đu, Brâu).
Tuy có sự chênh lệch đáng kể về đời sống vật chất cũng như tinh thần, nhưng các dân tộc vẫn coi nhau như anh
em đùm bọc lẫn nhau, chung sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ở nước ta không có tình trạng dân tộc đa số cưỡng
bức, đồng hoá, thôn tính các dân tộc ít người, do đó cũng không có tình trạng dân tộc ít người chống lại dân tộc đa
số.

82.085.82
1 Kinh 01/04/2019 84,4426%
6

2 Tày 1.845.492 01/04/2019 1,9182%

3 Thái 1.820.950 01/04/2019 1,8927%

4 Mường 1.452.095 01/04/2019 1,5093%

5 H'mông 1.393.547 01/04/2019 1,4485%

6 Khmer 1.319.652 01/04/2019 1,3717%

7 Nùng 1.083.298 01/04/2019 1,126%

8 Dao 891.151 01/04/2019 0,9263%

9 Hoa 749.466 01/04/2019 0,779%

1
Người Jrai (Gia Rai) 513.930 01/04/2019 0,5342%
0
1
Ê Đê 398.671 01/04/2019 0,4144%
1

1
Ba Na 287.910 01/04/2019 0,2982%
2

1
Xơ Đăng 212.277 01/04/2019 0,2206%
3

1
Sán Chay 201.398 01/04/2019 0,2093%
4

1
Cơ Ho 200.800 01/04/2019 0,2087%
5

1
Sán Dìu 183.004 01/04/2019 0,1902%
6

1
Chăm 178.948 01/04/2019 0,186%
7

1
Hrê 149.460 01/04/2019 0,1553%
8

1
Ra Glai 146.613 01/04/2019 0,1524%
9

2
M'Nông 127.334 01/04/2019 0,1324%
0

2
Stiêng 100.752 01/04/2019 0,1047%
1

2
Bru-Vân Kiều 94.598 01/04/2019 0,0983%
2
2
Thổ 91.430 01/04/2019 0,095%
3

2
Khơ Mú 90.612 01/04/2019 0,0942%
4

2
Cơ Tu 74.173 01/04/2019 0,0771%
5

2
Giáy 67.858 01/04/2019 0,0705%
6

2
Giẻ Triêng 63.322 01/04/2019 0,0658%
7

2
Tà Ôi 52.356 01/04/2019 0,0544%
8

2
Mạ 50.322 01/04/2019 0,0523%
9

3
Co 40.442 01/04/2019 0,042%
0

3
Chơ Ro 29.520 01/04/2019 0,0307%
1

3
Xinh Mun 29.503 01/04/2019 0,0307%
2

3
Hà Nhì 25.539 01/04/2019 0,0265%
3

3
Chu Ru 23.242 01/04/2019 0,0242%
4
3
Lào 17.532 01/04/2019 0,0182%
5

3
Kháng 16.180 01/04/2019 0,0168%
6

3
La Chí 15.126 01/04/2019 0,0157%
7

3
Phù Lá 12.471 01/04/2019 0,013%
8

3
La Hủ 12.113 01/04/2019 0,0126%
9

4
La Ha 10.157 01/04/2019 0,0106%
0

4
Pà Thẻn 8.248 01/04/2019 0,0086%
1

4
Chứt 7.513 01/04/2019 0,0078%
2

4
Lự 6.757 01/04/2019 0,007%
3

4
Lô Lô 4.827 01/04/2019 0,005%
4

4
Mảng 4.650 01/04/2019 0,0048%
5

4
Cờ Lao 4.003 01/04/2019 0,0042%
6
4
Bố Y 3.232 01/04/2019 0,0034%
7

4
Cống 2.729 01/04/2019 0,0028%
8

4
Ngái 1.649 01/04/2019 0,0017%
9

5
Si La 909 01/04/2019 0,0009%
0

5
Pu Péo 903 01/04/2019 0,0009%
1

5
Rơ măm 639 01/04/2019 0,0007%
2

5
Brâu 525 01/04/2019 0,0005%
3

5
Ơ Đu 428 01/04/2019 0,0004%
4

Thứ hai:Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau


Ở một số vùng nhất định có dân tộc cư trú tương đối tập trung. Song nhìn chung các dân tộc nước ta sống xen
kẽ nhau, không có lãnh thổ riêng biệt như một số nước trên thế giới.
-         Ðịa bàn cư trú của người Kinh chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung du; còn các dân tộc ít người cư trú chủ
yếu ở các vùng miền núi và vùng cao, một số dân tộc như Khơ me, Hoa, một số ít vùng Chăm sống ở đồng bằng.
-         Các dân tộc thiểu số có sự tập trung ở một số vùng, nhưng không cư trú thành những khu vực riêng biệt mà xen
kẽ với các dân tộc khác trong phạm vi của tỉnh, huyện, xã và các bản mường. Bản Phiêng Luông có người Dao là
đông nhất với 32 hộ, người Tày 9 hộ, 17 hộ người Mông, 4 hộ người Sán Chí, 2 hộ người Nùng và 1 hộ người Kinh.
Cách đây ba, bốn chục năm chỉ có những ngôi nhà của người Êđê, Bana, Giarai, Xơđăng, Cơho, Mơnông cư trú trên
mảnh đất Tây Nguyên. Ngày nay, cùng với sự di dân đã xuất hiện thêm những ngôi nhà của dân tộc Kinh, Tày, Nùng,
và một số dân tộc ít người ở đây.
-         Tình trạng cư trú phân tán, xen kẽ giữa các dân tộc ở nước ta, tạo điều kiện để tăng cường hiểu biết nhau, hoà
hợp và xích lại gần nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong cùng một địa phương
giúp các dân tộc ngày một hiểu nhau hơn.
Ngày nay, tình trạng cư trú xen kẽ của các dân tộc chủ yếu dẫn tới sự giao lưu kinh tế- văn hoá giữa các dân tộc
cũng như sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Do sống gần nhau, việc kết hôn giữa thanh niên nam nữ thuộc các dân tộc khác
nhau ngày càng phổ biến, càng có thêm điều kiện đoàn kết và hoà hợp giữa các dân tộc.
Thứ ba:Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng
Theo số liệu tổng điều tra dân số, tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam là 85.789.573 người. Dân
số Việt Nam gồm 54 dân tộc. Dân tộc đông nhất là dân tộc Kinh (Việt), chiếm 86,2% dân số. Các dân tộc thiểu số
đông dân nhất: Tày, Thái, Mường, Khmer, Hoa, Nùng, Hmông, người Dao, Giarai, Êđê, Chăm, Sán Dìu. Đa số các
dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cuối cùng
là các dân tộc Brâu, Ơ Đu và Rmăm chỉ có trên 300 người.
  Dân tộc Tày: sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên,
Tuyên Quang… Theo thống kê gần đây, người Tày có khoảng 1 triệu 700 ngàn người. Đây là dân tộc có số dân đông
nhất sau người Kinh trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam.
Dân tộc Thái: (520.000), cư trú tập trung tại các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An...
  Dân tộc Mường: (914.600), sống chủ yếu tại tỉnh Hòa Bình, các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa một số huyện
miền núi của Nghệ An.
Người Hoa: (450.000), người gốc Trung Quốc định cư ở Việt Nam, sống tập trung đông nhất (50%) tại vùng
Chợ Lớn của Thành phố Hồ Chí Minh, 50% còn lại sinh sống phân tác ở các tỉnh thành trên toàn quốc, phần nhiều tại
các tỉnh miền Tây Việt Nam.
Người Khmer: (447.000), thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khmer, sống chủ yếu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long.
Dân tộc Nùng: (353.000), thuộc nhóm ngôn ngữ Tày- Thái, sống tập trung ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc
Thái, Hà Bắc, Tuyên Quang.
H'Mông (479.000), hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc, tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và Tây Bắc Việt
Nam như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La...
Dao (237.000), cư trú chủ yếu dọc biên giới Việt- Trung, Việt- Lào và ở một số tỉnh trung du và ven biển Bắc bộ
Việt Nam.
 Giarai (121.000), thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo, cư trú tập trung ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và phía Bắc tỉnh
Đắk Lắk.
 Êđê (97.000), thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo, cư trú tập trung ở Đắc Lắc, phía Nam Gia Lai và phía Tây hai tỉnh
Khánh Hòa, Phú Yên.
  Những dân tộc còn lại có dân số dưới 90.000 người, một nửa trong số đó có dân số dưới 10.000 người. Đa số
các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Cuối
cùng là các dân tộc Brâu, ƠĐu và Rmăm chỉ có khoảng vài trăm người.
-         Như vậy, các dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm số lượng nhỏ trong dân số cả nước (13,8%) nhưng lại cư trú trên các
địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và giao lưu quốc tế. Cùng với quá
trình dựng nước và giữ nước, nền văn hoá Việt Nam đã hình thành và phát triển bền vững. Bằng lao động sáng tạo và
ý chí đấu tranh bền bỉ, kiên cường, nhân dân ta đã xây đắp lên một nền văn hoá kết tinh sức mạnh và in đậm dấu ấn
bản sắc của dân tộc, chứng minh sức sống mãnh liệt và sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Từ các đặc điểm trên,
càng thấy rõ được đậm nét tinh thần ấy. Biết đoàn kết dân tộc, sẽ là sức mạnh mang lại những thắng lợi to lớn hơn cho
sự nghiệp xây dựng đất nước.
Thứ tư:Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển không đều
Do điều kiện tự nhiên nên sự chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc, giữa các vùng dân
cư thể hiện rõ rệt.
Đầu tiên là kỹ thuật canh tác: Bà con dân tộc miền núi thì kỹ thuật canh tác thô sơ, chủ yếu dựa vào sức người là
chính, địa hình đồi núi khó áp dụng những tiến bộ khoa học kỉ thuật. Cư dân ở khu vực đồng bằng đã vận dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra năng suất lao động cao. Trong khi đó ở khu vực thành thị nhiều người có cuộc sống
đầy đủ tiện nghi. Giữa nhiều vùng còn có sự chênh lệch thể hiện ở: Đường giao thông, phương tiện, dịch vụ chăm sóc
y tế, giáo dục… Tuy nhiên Đảng ta đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế linh hoạt, sáng tạo phù hợp với điều kiện
thực tế của từng khu vực, tỉnh thành trong cả nước.
Thứ năm:Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời trong cộng đồng dân tộc -quốc gia thống nhất
Hồ Chí Minh: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân
tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng
nhau, no đói có nhau”.
Từ mấy nghìn năm nay, từ khi bắt đầu hình thành nhà nước các dân tộc cùng chung sống trên dải đất Việt Nam
có nhu cầu tự nhiên là phải liên kết nhau lại để chống chọi với thiên tai, giặc giã, trở thành một cộng đồng bền chặt-
đại gia đình các dân tộc Việt Nam, cùng nhau dựng nước và giữ nước. Đoàn kết là truyền thống từ ngàn xưa của dân
tộc ta.
Từ cuộc đời tối tăm dưới ách áp bức của thực dân, ăn đói, mặc rách, mù chữ..., đồng bào các dân tộc đã đứng lên
đi theo ánh sáng cách mạng, kề vai sát cánh, chia ngọt sẻ bùi cùng các dân tộc cùng nhau chiến đấu giành độc lập, tự
do cho Tổ quốc.
Thứ sáu:Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự phong phú, đadạng của nền văn hóa Việt Nam
thống nhất
Văn hoá Việt Nam là sự thống nhất trong đa dạng. Từ cơ tầng văn hoá Đông Nam Á thời tối cổ, thời tiền sử trên
dải đất Việt Nam hiện nay xuất hiện ba nền văn hoá: Đông Sơn (ở châu thổ Bắc Bộ), Sa Huỳnh (Trung Bộ), Đồng Nai
(Nam Bộ). Thời sơ sử và sang thiên niên kỷ đầu Công nguyên, lịch sử đã đưa ba nền văn hoá này đến ba số phận khác
nhau; ở châu thổ Bắc Bộ bị sự thống trị của phong kiến Trung Quốc hơn 1000 năm, ở duyên hải Trung Bộ là văn hoá
Champa, ở Nam Bộ là văn hoá Óc Eo, để rồi hoà trộn trong nền văn hoá Việt Nam, tạo ra sự đa dạng trong sự thống nhất.
 Mặc dù có những sắc thái riêng nhưng các dân tộc ở Việt Nam lại có những yếu tố rất chung về văn hoá. Đảng và
nhà nước ta luôn luôn tôn trọng bản sắc văn hóa riêng và tôn trọng tự do tín ngưỡng của mỗi dân tộc.
II Quan điểm và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam
1.Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về dân tộc và giải quyết quan hệ dân tộc
-Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện
nay của cách mạng Việt Nam.
-Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn
đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc
-Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh -quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền
núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi
dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựngđội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn
hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.
-Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế -xã hội các vùng dân tộcvà miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao
thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo
vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng
cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước.-Công tác dân tộc và thực
hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành và toàn bộ hệ thống
chính trị
2. Chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về dân tộc và giải quyết quan hệ dân tộc
Về chính trị: thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc.: Có các đại biểu
Quốc hội là người dân tộc thiểu số.
Về kinh tế: chủ trương, chính sách phát triển kinh tế -xã hội miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm phát
huy tiềm năng phát triển, từng bước khắc phục khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, giữa các dân tộc. Thực hiện các nội
dung kinh tế thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế ở các vùng dân tộc thiểu số, thúc đẩy quá trình phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về văn hóa: xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống của các tộc người, phát triển ngôn ngữ, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, nâng cao trình độ văn hóa cho
nhân dân các dân tộc. Đồng thời, mở rộng giao lưu văn hóa với các quốc gia, các khu vực và trên thế giới. Đấu tranh
chống tệ nạn xã hội, chống diễn biến hòa bình trên mặt trận tư tưởng-văn hóa ở nước ta hiện nay.
Hoạt động tôn giáo trên địa bàn tuyến biên giới diễn biến phức tạp hơn khi những phần tử xấu kích động, lôi kéo
người dân chống đối các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, như vụ việc xảy ra vào tháng 3-2017, nhóm đạo
Liên hữu Cơ đốc ở bản Cà Là Pá, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã kích động tín đồ bắt con em bỏ
học đồng loạt để phản đối chính quyền huyện Mường Nhé ngăn chặn việc phá rừng của số người Mông di cư...
Bên cạnh đó, sự cạnh tranh phát triển tín đồ của các tôn giáo lớn cũng như sự cạnh tranh giữa các hệ phái của đạo
Tin lành cũng đang gây ra rất nhiều những vấn đề phức tạp trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với đó, sự xuất
hiện của các hiện tượng tôn giáo mới, chẳng hạn như hiện tượng “Con đường mới” ở Sìn Hồ, Lai Châu, hiện tượng tôn
giáo “Zê Sùa”xuất hiện ở một số địa phương,... gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.
Những hoạt động nói trên đã gây xáo trộn cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, tiềm ẩn những nguy cơ gây mất
ổn định an ninh chính trị, xã hội vùng đồng bào dân tộc, đặc biệt ở các khu vực giáp biên.
Về xã hội: Từng bước thực hiện bình đẳng xã hội, công bằng thông qua việc thực hiện chính sách phát triển kinh
tế -xã hội, xóa đói giảm nghèo, dân số, y tế, giáo dục trên cơ sở chú ý đến tính đặc thù mỗi vùng, mỗi dân tộc.
Về an ninh quốc phòng: tăng cường sức mạnh bảo vệ tổ quốc trên cơ sở đảm bảo ổn định chính trị, thực hiện tốt
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trên từng địa bàn. Tăng cường quan hệ quân
dân, tạo thế trận quốc phòng toàn dân trong vùng đồng bào dân tộc sinh sống.
 Như vậy, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta mang tính chất toàn diện, tổng hợp, bao trùm tất cả các
lĩnh vực củađời sống xã hội, liên quan đến mỗi dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc trong cộng đồng quốc gia.
 Do vậy, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta mang tính cách mạng và tiến bộ, đồng thời còn mang tính
nhân văn sâu sắc. Bởi vì, chính sách đó không bỏ sót bất kỳ dân tộc nào, không cho phép bất cứ tư tưởng kỳ thị, chia rẽ
dân tộc nào; đồng thời nó còn nhằm phát huy nội lực của mỗi dân tộc kết hợp với sự giúp đỡ có hiệu quả của các dân tộc
anh em trong cả nước.
III Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam:
1. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo; quan hệ dân tộc và tôn giáo được thiết lập và củng cố
trên cơ sở cộng đồng quốc gia –dân tộc thống nhất
Trong lịch sử cũng như hiện tại, các tôn giáo ở Việt Nam có truyền thống gắn bó chặt chẽ với dân tộc, đồng hành
cùng dân tộc, gắn đạo với đời. Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng và tôn giáo nhìn chung đều
đoàn kết ý thức rõ về cội nguồn, về một quốc gia –dân tộc thống nhất cùng chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong bối cảnh nhiều nơi trên thế giới nổi lên xu hướng xung đột dân tộc, tôn giáo gây mất ổn định chính trị-xã hội,
thậm chí chiến tranh nội chiến bùng phát.,ở Việt Nam -ngoại trừ giai đoạn thực dân Pháp và đế quốc Mỹ lợi dụng tôn
giáo như một phương tiện để áp bức dân tộc, xâm lược nước ta, -thì trong lịch sử phát triển của dân tộc, nhất là từ khi đất
nước giành được độc lập dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quan hệ dân tộc và tôn giáo luôn được
coi trọng và nhìn chung được giải quyết khá tốt, không dẫn đến nhữngxung đột lớn trong nội bộ quốc gia.
2. Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi tín ngưỡng truyền thống
Đó là người Việt Nam dù sinh sống ở bất cứ nơi đâu trên mọi miền của Tổ quốc hay định cư ở nước ngoài, dù có
khác nhau về ngôn ngữ, về tín ngưỡng, tôn giáo, thế hệ.... thì đều hướng về cội nguồn dân tộc chung –nơi các Vua Hùng
đã có công dựng nước –thực hiện các nghi lễ tế tự, thờ cúng thể hiện lòng tôn kính, niềm tự hào dân tộc về con Lạc cháu
Hồng, về nghĩa “đồng bào” đoàn kết gắn bó chặt chẽ trong một cộng đồng quốc gia -dân tộc thống nhất.
Các nền văn hóa hay các tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào muốn “cắm rễ” vào dân tộc và phát triển được trên lãnh
thổ Việt Nam đều phải biến đổi ít nhiều để phù hợp với truyền thống dân tộc, với nền tảng văn hóa bản địa, trong đó có
sự chi phối của tín ngưỡng truyền thống, nhất là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Sự biến đổi của Nho giáo, Phật giáo, Đạo
giáo, Công giáo khi vào Việt Nam là những ví dụ điển hình.
3. Các hiện tượng tôn giáo mới có xu hướng phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng và khối
đại đoàn kết toàn dân tộc
Từ khi đất nước thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng
thì đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt Nam phát triển, trong đó xuất hiện một số hiện tượng tôn giáo mới như
Long hoa Di Lặc, Tin Lành Vàng Chứ, Thanh Hải vô thượng sư, Tiên rồng...; các tổ chức đội lốt tôn giáo như Tin Lành
Đề Ga, Hà Mòn ở Tây Nguyên. Tính chất mê tín của các hiện tượng tôn giáo mới khá rõ.
https://www.youtube.com/watch?v=Rk2NUWVgSCQ
Thậm chí, một số nhóm lợi dụng niềm tin tôn giáo để tuyên truyền những nội dung gây hoang mang trong quần
chúng, hay thực hành những nghi lễ phản văn hóa, truyền đạo trái phép, phát tán các tài liệu có nội dung xuyên tạc đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước,làm phương hại đến mối quan hệ dân tộc và tôn giáo, làm ảnh hưởng đến khối đại
đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo; gây ra nhiều vấn đề phức tạp và tác động tiêu cực đến tình hình an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội ở nhiều vùng dân tộc
4. Các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng vấn đề dân tộc và vấn đề tôn giáo nhằm thực hiện “diễn biến
hòa bình”, nhất là tập trung ở 4 khu vực trọng điểm: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây duyên hải miền
Trung
Đây là những vấn đề bức xúc, đang nổi lên ở một số địa bàn trọng yếu, nhạy cảm,những khu vực biên giới, vùng sâu,
vùng xacó sự đa dạng về thành phần tộc người vàtín ngưỡng,tôn giáo, đặc biệt là tập trung ở các khu vực Tây Bắc, Tây
Nguyên, Tây Nam bộ và Tây duyên hải miền Trung. Lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo, các thế lực thù địch thực hiện
chiến lược “diễn biến hòa bình”,tuyên truyền xuyên tạc, kích động tư tưởng tự trị, ly khai, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi nhằm
thực hiện ý đồ phá hoại mối quan hệ dân tộc và tôn giáo, từ đó âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết dân tộcvà đoàn kết tôn
giáo ở nước ta.
http://baodienbienphu.info.vn/tin-tuc/chinh-tri/167045/nhung-chuyen-bien-tien-bo-ve-giao-duc-voi-dan-toc-thieu-so-
o-viet-nam

IV. Định hướng giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
1. Tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc và tôn giáo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn
kết tôn giáo là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài và cấp bách của cách mạng Việt Nam.
Hiện nay, sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam càng cần có một sự
đoàn kết rộng rãi của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo và tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc và
tôn giáo... để tạo động lực to lớn thúc đẩy công cuộc kiến tạo đất nước phồn vinh, phát triển bền vững và bảo vệ nền độc
lập, chủquyền của quốc gia. Với yêu cầu đó, xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta phải luôn là môi trường, điều kiện thuận
lợi nhất cho tất cả các dân tộc, các tôn giáo được tự do phát triển theo đúng qui định của pháp luật, phát huy mọi nguồn
lực đóng góp ngày càng nhiều cho sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải đặt trong mối quan hệ với cộng đồng quốc gia –dân tộc
thống nhất theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Tôn giáo và dân tộc là hai vấn đề rất nhạy cảm. Vì vậy, để giải quyết tốtmối quan hệ dân tộc và tôn giáo cần phải tuân
thủ nguyên tắc: giải quyết vấn đề tôn giáo trên cơ sở vấn đề dân tộc, tuyệt đối không được lợi dụng vấn đề tôn giáo đòi ly
khai dân tộc, hay chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc làm tổn hại đến lợi ích quốc gia –dân tộc, mà phải đảm bảo giữ vững
độc lập chủ quyền, thống nhất đất nước. “Tập hợp đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không theo tín ngưỡng,
tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
3. Giải quyết mối quan hệ dân tộcvàtôn giáo phải bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân,
quyền của các dân tộc thiểu số, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo vào mục
đích chính trị.
Tăng cường củng cố an ninh quốc phòng, làm tốt công tác vận động quần chúng, đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện
các chương trình phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Chủ động vạch trần những âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo,
hoặc kết hợp vấn đề dân tộc với vấn đề tôn giáo nhằm “tôn giáo hóa dân tộc” của chúng.
Kiên quyết đấu tranh, xử lý các tổ chức, các đối tượng có các hoạt động vi phạm pháp luật truyền đạo trái phép, hoặc
lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo và nhân quyền để kích động quần chúng, chia rẽ tình đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo.

You might also like