You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK 1- NĂM 23-24- SINH 10 CƠ BẢN

Câu 1 .ở người , tế bào nào sau đây có nhiều lưới nội chất hạt nhất
A.Tb hồng cầu B.TB bạch cầu C.Tế bào cơ D. Tb biều bì
Câu 2. Khi bị viêm họng, bị đau răng sâu, nếu ngậm nước muối loãng thì sẽ làm hạn chế được bệnh. Nước
muỗi loãng đã làm cho
A. vi sinh vật gây bệnh bị bất hoạt do tế bào bị co nguyên sinh
B. vi sinh vật gây bệnh bị bất hoạt do chất nguyên sinh bị biến tính
C. vi sinh vật gây bệnh bị chết
D. vi sinh vật gây bệnh bị bất hoạt do nước muối có chất độc hại
Câu 3. Cho các nội dung sau (với chất A là chất có khả năng khuếch tán qua màng tế bào):
(1) Chênh lệch nồng độ của chất A ở trong và ngoài màng.
(2) Kích thước, hình dạng và đặc tính hóa học của chất A
(3) Đặc điểm cấu trúc của màng, nhu cầu của tế bào.
(4) Kích thước và hình dạng của tế bào
Tốc độ khuếch tán của chất A phụ thuộc vào những điều nào trên đây?
A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (4) C. (1), (3), (4) D. (2), (3), (4)
Câu 4. Tên gọi “tế bào nhân thực” xuất phát từ đặc điểm nào sau đây?
A. Tế bào có kích thước lớn. B. Tế bào có thành tế bào.
C. Tế bào có nhân hoàn chỉnh. D. Tế bào có nhiều bào quan phức tạp.
Câu 5. Môi trường nhược trương là môi trường có nồng độ chất tan
A. Thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào B. Cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào
C. Bằng nồng độ chất tan trong tế bào D. Thấp hơn rất nhiều nồng độ chất tan trong tế bào
Câu 6. Phát biểu nào sau đâu là không đúng khi nói về ti thể?
A. Ti thể có khả năng nhân lên độc lập với sự nhân lên của tế bào.
B. Ti thể là bào quan bắt buộc phải có trong mọi loại tế bào nhân thực.
C. Màng trong của ti thể gấp nếp tạo thành mào chứa hệ enzyme hô hấp.
D. Hình dạng, kích thước, số lượng ti thể ở các tế bào là khác nhau.
Câu 7. Trong quá trình phát triển của nòng nọc có giai đoạn đứt đuôi để trở thành ếch. Bào quan tham gia vào
quá trình này là A. lưới nội chất. B. ribosome. C. lysosome. D. bộ máy Golgi.
Câu 8. Cho các phương thức vận chuyển các chất sau:
(1) Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit (2) Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng
(3) Nhờ sự biến dạng của màng tế bào (4) Nhờ kênh protein đặc hiệu và tiêu hap ATP
Trong các phương thức trên, có bao nhiêu phương thức để đưa chất tan vào trong màng tế bào?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
.Câu 9. Loại tế bào nào sau đây có lưới nội chất trơn phát triển?
A. Tế bào biểu bì. B. Tế bào cơ. C. Tế bào hồng cầu. D. Tế bào gan.
Câu 10. Nói màng sinh chất có tính "động" vì
A. các phân tử protein có thể nằm xuyên qua hoặc bám ở mặt trong hay mặt của lớp phospholipid kép.
B. các phân tử phospholipid có thể nằm xuyên qua hoặc bám ở mặt trong hay mặt của lớp protein kép.
C. các phân tử phospholipid và protein trên màng không bị cố định mà có khả năng di chuyển trong màng.
D. các phân tử phospholipid và protein trên màng luôn được đổi mới liên tục bằng những phân tử tương ứng.
Câu 11. Để đưa một loại thuốc vào trong một tế bào nhất định của cơ thể, người ta thường bao gói thuốc trong
túi tiết. Túi tiết đó cần có những yếu tố nào để tế bào có thể lấy thuốc đó vào bên trong tế bào?
A. Túi tiết có bản chất là lipid và không có thụ thể trên bề mặt túi.
B. Túi tiết có bản chất là protein và không có thụ thể trên bề mặt túi.
C. Túi tiết có bản chất là protein và có thụ thể trên bề mặt túi.
D. Túi tiết có bản chất là lipid và có thụ thể trên bề mặt túi.
Câu 12. Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan
A. Cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào B. Bằng nồng độ chất tan trong tế bào
C. Thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào D. Luôn ổn định
Câu 13. Cho các nhận định sau về việc vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào sai?
A. CO2 và O2 khuếch tán vào trong tế bào qua lớp kép photpholipit
B. Các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào nhờ kênh protein đặc biệt là “aquaporin”
C. Các ion Na+, Ca+ vào trong tế bào bằng cách biến dạng của màng sinh chất
D. Glucozo khuếch tán vào trong tế bào nhờ kênh protein xuyên màng
Câu 14. Khi muối dưa cà, sản phẩm sau khi muối bị nhăn nheo là do
A. nước trong dưa cà được vận chuyển ra ngoài môi trường làm tế bào mất nước.
B. muối trong môi trường được vận chuyển vào tế bào làm tế bào trương không đều.
C. nước trong môi trường được vận chuyển vào tế bào làm tế bào trương không đều.
D. muối trong dưa cà được vận chuyển ra ngoài môi trường làm tế bào mất nước.
Câu 15. Một tế bào nhân tạo có màng bán thấm và chứa dung dịch lỏng (0,03M saccarozo; 0,02M glucozo)
được ngâm vào cốc chứa loại dung dịch (0,01M saccarozo; 0,01M glucozo; 0,01M fructozo). Màng bán thấm
chỉ cho nước và đường đơn đi qua nhưng không cho đường đôi đi qua. Phát biểu nào sau đây là sai về chiều vận
chuyển các chất?
A. Saccarozo đi từ ngoài vào trong tế bào B. Fructozo đi từ ngoài vào trong tế bào
C. Glucozo đi từ trong tế bào ra ngoài D. Nước đi từ ngoài vào trong tế bào
Câu 16. Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ hình thức vận chuyển nào sau đây?
A. Vận chuyển có sự biến dạng của màng tế bào. B. Khuếch tán trực tiếp qua màng tế bào.
C. Thẩm thấu qua màng nhờ kênh aquaporin. D. Vận chuyển chủ động nhờ kênh aquaporin.
Câu 17. Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ
A. peptidoglycan. B. cellulose. C. phospholipid. D. protein.
Câu 18. Cho các đặc điểm sau:
(1) Kích thước nhỏ. (2) Tan trong nước. (3) Tan trong lipid.
Đặc điểm của chất được khuếch tán trực tiếp qua lớp phospholipid kép của màng sinh chất là
A. (2), (3). B. (1), (2), (3). C. (1), (3). D. (1), (2).
Câu 19. Kiểu vận chuyển chất nào dưới đây không tiêu tốn năng lượng ATP?
A. Thực bào. B. Thẩm thấu. C. Ẩm bào. D. Khuếch tán tăng cường.
Câu 20. Những bộ phận nào của tế bào tham gia trực tiếp vào việc tổng hợp và vận chuyển một protein ra khỏi
tế bào?
A. Lưới nội chất hạt, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào.
B. Lưới nội chất trơn, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào.
C. Ribosome, bộ máy Golgi, ti thể, màng tế bào.
D. Bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào, nhân, lục lạp.
Câu 21: Một tế bào nhân tạo có màng bán thấm và chứa dung dịch lỏng (0,03M saccarozo; 0,02M glucozo)
được ngâm vào cốc chứa loại dung dịch (0,01M saccarozo; 0,01M glucozo; 0,01M fructozo). Có bao nhiêu phát
biểu sai trong số những phát biểu dưới đây?
(1). Glucozo đi từ trong tế bào ra ngoài (2). Galactozo đi từ ngoài vào trong tế bào
(3). Nước đi từ ngoài vào trong tế bào (4). Thể tích tế bào tăng so với ban đầu
(5). Nếu thay màng tế bào này bằng loại màng chỉ có 2 lớp photpholipit thì các chất trên không đi qua màng tế
bào
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 22.Để đưa một loại thuốc vào trong một tế bào nhất định của cơ thể, người ta thường bao gói thuốc trong
túi tiết. Túi tiết đó cần có những yếu tố nào để tế bào có thể lấy thuốc đó vào bên trong tế bào?
A. Túi tiết có bản chất là lipid và không có thụ thể trên bề mặt túi.
B. Túi tiết có bản chất là protein và không có thụ thể trên bề mặt túi.
C. Túi tiết có bản chất là protein và có thụ thể trên bề mặt túi.
D. Túi tiết có bản chất là lipid và có thụ thể trên bề mặt túi.
Câu 23: Ở ống thận, nồng độ glucozo trong nước tiểu thấp hơn trong máu nhưng glucozo trong nước tiểu vẫn
được thu hồi trở về máu. Phương thức vận chuyển được sử dụng ở đây là
A. Khuếch tán B. Thẩm thấu C. Xuất bào D. Vận chuyển chủ động
24.Cho các chất sau: O2 , CO2 , glucose, insulin, testosterol, Na , Cl . Có bao nhiêu chất được vận chuyển qua
màng tế bào bằng cách trực tiếp (không qua kênh, bơm)?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 25. Các chất thường được vận chuyển qua biến dạng màng tế bào là những chất nào?
A. Các chất có kích thước lớn như protein, đường đa.
B. Các chất có kích thước lớn như amino acid, đường đơn.
C. Các chất có kích thước bé nhưng không có kênh vận chuyển.
D. Các chất cần vận chuyển chủ động ra/vào tế bào.
Tự luận
1.Chú thích a, b, c,d là hình thức vận chuyển nào của Tb
a. QT Thực bào b.QT Ẩm bào c.Thực bào nhờ thụ thể d. Xuất bào

2.Tại sao các vận động viên thường sử dụng các loại đồ uống thể thao giàu chất tan ( dung dịch Glucose
và muối với nồng độ cao)?
TẠO MÔI TRƯỜNG ƯU TRƯƠNG; CHẤT TAN ĐI VÀO,NƯỚC ĐI RA; CUNG CẤP MUỐI
KHOÁNG CHO CƠ THỂ TRÁNH MỆT MỎI
3.Phân biệt vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động
Vận chuyển chủ động
Vận chuyển thụ
động

Chiều vận chuyển Từ nơi có nồng độ cao đến nơi có Từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có
nồng độ thấp. nồng độ cao.

Nguyên lí Theo nguyên lí khuếch tán Không tuân theo nguyên lí khuếch tán

Con đường - Qua kênh prôtêin đặc hiệu. Qua prôtêin đặc hiệu

- Qua lỗ màng
Năng lượng Không tiêu tốn năng lượng Tiêu tốn năng lượng ATP

4.Phân biệt TB nhân sơ và TB nhân thực dựa trên các tiêu chí sau;
Đặc điểm Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
1. Kích thước Nhỏ bé Lớn, 10 lần TBNS
2. Cấu trúc Đơn giản Phức tạp
3. Màng nhân Không có Có
4. Hệ thống nội màng Không có Có
5. Các bào quan có màng bao bọc Không có bào quan Nhiều bào quan

You might also like