You are on page 1of 7

CÂU HỎI SINH HỌC TẾ BÀO

A – THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO.


Câu 1. Tinh bột, xenlulozo, photpholipit và protein là các đại phân tử sinh học.
a. Chất nào trong số các chất kể trên không phải là polime.
b. Chất nào không tìm thấy trong lục lạp?
c. Nêu CTCT và vai trò của xenlulozo ?
Câu 2. Một loại polisaccarit được cấu tạo bởi các phân tử glucozo liên kết với nhau bằng liên
kết β- 1,4 glicozit mạch không phân nhánh.
a. Tên gọi của polisaccarit này là gì?
b. Ở tế bào nấm, chất hóa học nào thay thế vai trò của polisaccarit này. Hãy cho biết đơn phân
cấu tạo nên chất hóa học này ?
Câu 3. Các câu sau đây đúng hay sai ? nếu sai, giải thích?
a. Đường đơn không có tính khử, vị ngọt, tan trong nước.
b. Tinh bột và xenlulozo đều là nguyên liệu cung cấp năng lượng cho tế bào thực vật.
c. Colagen là protein cấu trúc, tham gia cấu tạo nên mô liên kết.
d. Kitin là một loại protein được tạo nên bởi các đơn phân là axetyl – β- D- glucosamine.
e. Các bào quan chỉ có ở tế bào thực vật là: lục lạp, không bào lớn, trung thể.
f. Axit nucleic có mặt trong bào quan: ti thể, lục lạp, riboxom.
Câu 4. Trong những chất hữu cơ tạo nên tế bào là: lipit, AND, cacbohidrat, những chất nào có
liên kết hidro ? Nêu khái quát vai trò của liên kết hidro có trong các chất đó?
Câu 5. a. Cho biết vai trò của nước trong các thành phần cấu trúc của tế bào thực vật sau:
Thành tế bào, chất nguyên sinh, không bào, lục lạp.
Câu 6. Lipit được chia thành mấy nhóm chính? Sắp xếp các nhóm sau vào mỗi nhóm cho
đúng: steroid, mỡ, glicolipit, photpholipit, sáp, dầu, terpen, carotenoid, lipoprotein. Sản phẩm
thủy phân của mỗi nhóm.
Câu 7. Để xác định sự có mặt của các chất hữu cơ (cacbohidrat, lipit, protein) có trong hạt đậu
phộng(lạc), cần tiến hành như thế nào?

CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA TẾ BÀO


Câu 1. Nêu nội dung học thuyết tế bào ? Qua học thuyết này có thể rút ra kết luận gì?
Câu 2. Trong các tế bào sau: tế bào thần kinh, tế bào bạch cầu, tế bào lông ruột, tế bào biểu
mô. Loại tế bào nào có nhiều lưới nội chất hạt nhất? loại nào có nhiều ti thể nhất, loại nào có
nhiều lizoxom nhất? Giải thích?
Câu 3. Ở một số tế bào thực vật, trong cấu trúc của màng sinh chất có những đặc điểm phù
hợp với nhiệt độ quá nóng và quá lạnh như thế nào?
Câu 4. ‘Nhờ bào quan này, tế bào được xoang hóa nhưng vẫn đảm bảo sự thông thương mật
thiết giữa các tế bào’. Nhận định trên nói về bào quan nào? Nêu chức năng của bào quan đó?
Câu 5. a. Về cấu trúc, protein xuyên màng khác protein bám màng như thế nào?
b. Trong các tế bào sau: tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tế bào thần kinh. Tế bào
nào có nhiều lizoxom nhất ? Vì sao?
Câu 6. a. Phân biệt cấu trúc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực ?
b. Trình bày những điểm khác nhau về cấu tạo giữa vi khuẩn G+ và G-
c. Tế bào nào có nhiều lizoxom ? Tại sao lizoxom không tiêu hủy chính nó ?
d. Hình dạng tế bào ổn định hay thay đổi ? Trong tế bào người, loại tế bào nào có thể thay đổi
hình dạng mà vẫn hoạt động bình thường ?
Câu 7. Sự vận chuyển protein từ nơi sản xuất ra khỏi tế bào có sự tham gia của những bào
quan nào ?
Câu 8. a. Trong cấu trúc của màng sinh chất, protein của màng phân bố như thế nào ? Nêu
chức năng của các protein màng ?
b. Tế bào thực vật có thành xenlulozo rắn chắc, vì sao tế bào thực vật vẫn lớn lên được ?
c. Màng sinh chất của tế bào thực vật và tế bào động vật, loài nào có tính linh động hơn ? ì
sao?
d. Chức năng của nhân tế bào ? nêu thí nghiệm chứng minh chức năng của nhân ?
Câu 9. a. Khi tế bào sinh trưởng, diện tích bề mặt của mỗi tế bào sẽ gia tăng, cấu trúc nào có
vai trò tổng hợp lipit làm gia tăng màng sinh chất ? Vẽ mô phỏng quá trình đó ?
b. nếu xử lí tế bào bằng 3H – Uraxin trong một thời gian ngắn để nhận biết cấu trúc tế bào nhờ
đồng vị phóng xạ. Cấu trúc nào sẽ có lượng phóng xạ nhiều nhất ? Giải thích ?
c. ở tế bào người và tế bào động vật có cấu trúc chủ yếu từ glycoprotein kết hợp với chất vô cơ
và hữu cơ khác nhau. Cho biết đó là những cấu trúc gì ? nêu vai trò của nó đối với tế bào ?
Câu 10. a. các thành phần cấu trúc của tế bào nhân sơ giúp sinh vật này thích nghi vói môi
trường sống như thế nào ?
b. Trong tế bào nhân thực có một số bào quan tăng số lượng bằng cách phân chia, hãy nêu 5
bào quan có đặc điểm này và chức năng của mỗi bào quan đó ?

c. một bạn học sinh có 2 vi ảnh chụp dưới kính hiển vi điện tử cho mỗi loại tế bào: Vi khuẩn
E. coli; tế bào là thông thiên; tế bào niêm mạc miệng, nhưng sơ ý quên ghi chú thích lên hình.
Dựa vào các mô tả dưới đây, bạn hãy điền tên loại tế bào cho đúng ?
I. Nhân, mạng nội chất.
II. Riboxom, màng sinh chất.
III. AND vòng nhỏ trong lục lạp và riboxom.
IV. Thành tế bào, màng sinh chất.
V. Vi ống, phức hệ Gongi.
VI. Nhân hình cầu, vách tế bào.
Câu 11. a. ‘là các phân tử khảm vào lớp photpholipit kép nhưng chúng thực hiện nhiều chức
năng quan trọng cho tế bào. Hãy phân loại và cho biết chức năng của các phân tử nói trên?
b. Bệnh viêm phổi ở các công nhân mỏ có thể bắt đầu từ việc họ bị nhiễm độc bụi silic trong
quá trình khai thác mỏ. Hãy cho biết cơ chế gây nên căn bệnh và trình bày cấu trúc của thành
phần trong tế bào làm phát sinh căn bệnh này ?
c. Loại bào quan nào có vai trò tích cực trong quá trình tổng hợp enzim của các tế bào tuyến
tụy ? Đặc điểm cấu trúc nào của bào quan này giúp nó thực hiện tốt chức năng nói trên ?
d. Tuy không mang vật chất di truyền nhưng cấu trúc này rất quan trọng và chỉ có ở tế bào vi
khuẩn. Hayc cho biết tên, nguồn gốc và chức năng của thành phần nói trên ?
Câu 12. a. Tại sao nói: tế bào là cấp độ tổ chức cơ bản của các cơ thể sống ?
b. Ở tế bào động vật có một bào quan phổ biến được ví như một nhà máy xử lí và tái chế các
vật liệu phế thải. Đó là bào quan nào? Trình bày cấu trúc và chức năng của loại bào quan đó ?
Trong tế bào người, loại tế bào nào có nhiều bào quan này nhất ?
c. Trình bày cấu trúc của lục lạp phù hợp với chức năng của nó ?
d. So sánh cấu trúc của tế bào thực vật và tế bào động vật ? Ý nghĩa của sự giống và khác
nhau đó ?
Câu 13. a. Giải thích và nêu ý nghĩa cấu trúc thể khảm lỏng của màng sinh chất ? Những yếu
tố nào có thể ảnh hưởng đến tính lỏng của màng ?
b. Nêu chất dự trữ của tế bào thực vật và động vật ? Vì sao lại có sự khác nhau đó?
Câu 14.a. Nêu vai trò của lưới nội chất trơn ? Giải thích vì sao khi sử dụng thuốc giảm đau, an
thần thường xuyên thì có thể xảy ra hiện tượng nhờn thuốc (dùng liều cao mới khỏi) ?
b. Hãy nêu bằng chứng ủng hộ giả thuyết ti thể có nguồn gốc cộng sinh từ vi khuẩn. Tại sao
nhiều nhà khoa học cho rằng ‘ ti thể xuất hiện trước lục lạp trong quá trình tiến hóa’ ?
c. lizoxom có chức năng gì ? Ở tế bào thực vật không có bào quan này thì bào quan nào sẽ
thay thế chức năng của nó ?
d. các tế bào thường nhận biết nhau bằng các dấu chuẩn có trên màng sinh chất. Theo em dấu
chuẩn là hợp chất hóa học nào ? chất này được tổng hợp và chuyển đến màng sinh chất như
thế nào ? Vì sao sự nhận biết các tế bào là điều kiện sống còn để tực hiện các chức năng sống
của sinh vật ?
Câu 15. Màng tế bào tách ra từ các phần khác nhau của hươu Bắc cực có thành phần axit béo
và colesteron khác nhau. Màng tế bào nằm gần móng có chứa nhiều axit béo chưa no và nhiều
colesteron hơn so với màng phía trên. Hãy giải thích sự khác nhau này ?
Câu 16. a. So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực ?
b. Nếu các chức năng chủ yếu của lưới nội chất ?
c. Khi người ta uống rượu thì tế bào nào trong cơ thể phải làm việc thải rượu để cơ thể khỏi bị
đầu độc ?
d. Trong cơ thể người, loại tế bào nào chứa nhiều nhân, loại nào không nhân ? Các tế bào
không nhân có khả năng sinh trưởng không ?Vì sao ?
Câu 17.a. Xác định những bào quan trong tế bào thực vật có màng đơn,màng kép?
b. Tế bào thần kinh, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tế bào cơ tim, loại tế bào nào có nhiều
lưới nội chất hạt nhất, loại nào có nhiều ti thể nhất ? giải thichs ?
c. Glicoprotein trên màng sinh chất được tổng hợp và vận chuyển như thế nào trong tế bào ?
d. Giải thích kết quả nhuộm Gram + và Gram - ?
e. Một bào quan quan trọng trong tế bào nhân thực có nguồn gộc từ vi khuẩn hiếu khí nội
cộng sinh, đó là bào quan nào ? Dẫn chứng về cơ sở của giả thuyết trên ?
Câu 18.a. Dựa vào cấu tạo vách(thành) tế bào của nấm, chứng minh mối quan hệ giữa nấm
với vi khuẩn, với thực vật và động vật ?
b. tại sao bệnh do vi khuẩn Gram âm gây ra lại nguy hiểm hơn bệnh do vi khuẩn Gram
dương ?
Câu 19.a. Chất dự trữ ở động vật là chất béo có ưu thế nhất định đối với chúng, hãy giải
thích ? Có nên sử dụng nhiều thức ăn là mỡ động vật đối với người không ? Giải thích ?
b. Các tế bào tuyến tụy sẽ kết hợp các axit amin có đánh dấu phóng xạ tổng hợp protein. Dấu
đó của các protein mới được tổng hợp giúp các nhà khoa học xác định được đường đi của nó.
Trong trường hợp này, chúng ta có thể theo dõi dấu của các enzim do tế bào tuyến tụy tiết ra.
Hãy vẽ lại sơ đồ thể hiện con đường đi đó trong tế bào ?
c. Ghép các nhóm thông tin từ bào quan và chức năng sau để được cặp ‘cấu trúc – chức năng’.
(1). Lizoxom; (2) sự tổng hợp protein; (3) vận chuyển protein; (4) riboxom; (5) Gongi; (6) tiêu
hóa nội bào; (7) dự trữ chất độc; (8) vi ống; (9) vi sợi; (10)sự co cơ.
d. Có 4 loại tế bào: tế bào gan; tế bào bạch cầu; tế bào vi khuẩn; tế bào biểu bì lá thài lài tía; tế
bào khí khổng. Nếu chỉ dung một loại bào quan trong mỗi loại tế bào thì có thể phân biệt được
chúng hay không ? cho biết có đầy đủ thiết bị hỗ trợ ?
Câu 20. Các câu sau đây đúng hay sai ? nếu sai hãy giải thích ?
a. Sự khác biệt giữa không bào và túi tiết là không bào di chuyển nhanh, còn túi tiết di chuyển
tương đối chậm.
b. photpholipit là lipit đơn giản có một đầu và một đuôi đều không phân cực.
c. mARN ở tế bào nhân sơ được tổng hợp ở trong nhân.
d. Tế bào thần kinh cho phép ta nghiên cứu lizoxom một cách dễ dàng nhất.
e. Chỉ có cấu trúc tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật mới có thành tế bào.
f. tế bào động vật, trên màng sinh chất càng có nhiều colesteron thì tính ổn định càng cao và
hoạt động càng linh động hơn.
Câu 21. Hãy cho biết chức năng của không bào tiêu hóa của các tế bào sau:
a. Tế bào lông hút của rễ cây.
b. Tế bào cánh hoa.
c. Tế bào đỉnh sinh trưởng.
d. Tế bào lông tiết ở lá một số loài cây có khả năng chống lại động vật ăn lá.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Trong cơ thể động vật, hai tế bào nhận biết nhau dựa vào đặc điểm cấu tạo nào trên tế bào? Nêu
một số vai trò quan trọng của sự nhận biết tế bào trong các hoạt động sống của động vật?
Câu 2:
a. Hai TB vi khuẩn được cắt ngang, vi khuẩn A chỉ có một màng đơn bao quang tế bào của nó,
trong khi vi khuẩn B được bao quanh bởi 2 màng phân tách nhau bởi một khoảng không gian hẹp
chứa peptidoglican. Hãy xác định vi khuẩn nào là vi khuẩn G+ và vi khuẩn nào là vi khuẩn G-?
b. Tại sao vi khuẩn G- lại có xu hướng kháng kháng sinh tốt hơn vi khuẩn G+?
c. Cách hữu hiệu nhất để diệt các loại vi khuẩn đã kháng kháng sinh là gì?
d. Vi khuẩn có thể dinh dưỡng bằng cách thực bào không? Vì sao?
Câu 3:
a. Nêu những điểm khác biệt cơ bản về cấu trúc giữa prôtêin và ADN trong tế bào sinh vật?
b. Tại sao prôtêin có thể tham gia vào hầu hết các chức năng trong tế bào?
c. Insulin là một loại hooc môn có bản chất prôtêin. Nó được tổng hợp trong các tế bào β của tuyến
tụy nội tiết và được bài xuất vào máu để tham gia vào cơ chế điều chỉnh lượng glucôzơ trong máu.
Hãy cho biết trong tế bào β tuyến tụy, Insulin được tổng hợp và phân phối theo con đường nào
để có thể ra khỏi tế bào, đi vào máu thực hiện chức năng?
Câu 4. Đặc điểm giống và khác nhau về cấu trúc và chức năng của ty thể và lục lạp?
Câu 5: Trả lời ngắn gọn các câu sau:
- Tế bào cơ có nhiều ti thể hơn các loại tế bào khác trong tế bào, giải thích tại sao?
- Các loại thuốc sử dụng để chữa bệnh do thực, động vật kí sinh thường ảnh hưởng đến sức khỏe hơn
so với các loại kháng sinh được sử dụng để chữa bệnh do vi khuẩn gây bệnh, giải thích?
- Giải thích tại sao màng tế bào lại có khả năng cân bằng nội môi?
- Vì sao bơm Na+/K+ có thể giúp tế bào động vật không bị vỡ?
Câu 6:
a. Bào quan nào trong tế bào làm nhiệm vụ khử độc thuốc khi sau khi uống vào cơ thể. Mô tả
cấu trúc bào quan đó.
b. Phần lớn các loại thuốc điều trị bệnh trong y dược học đang sử dụng hiện nay tác động lên
tế bào của cơ thể qua màng sinh chất mà không cần phải hấp thụ vào bên trong tế bào. Theo bạn
thuốc tác lên thành phần cấu trúc nào của màng sinh chất sẽ đạt hiệu quả cao, tại sao?
Câu 7: Cho một mẫu mô đã bị nghiền nát. Làm thế nào để nhận biết mẫu mô đó là mô động vật hay
mô thực vật? Giải thích?
Câu 8: Đánh giá axit amin bằng đồng vị phóng xạ, sau đó theo dõi sự di chuyển của dấu phóng xạ.
Lúc đầu người ta thấy dấu phóng xạ xuất hiện trên mạng lưới nội chất hạt, tiếp theo dấu phóng xạ có
thể xuất hiện ở những cấu trúc nào của tế bào ? Cho biết chức năng của các cấu trúc đó.
Câu 9: Một bào quan có vai trò giúp bảo vệ tế bào và tái chế các chất cho tế bào. Hãy cho biết bào
quan đó là bào quan nào? Có ở sinh vật nào? Nguồn gốc của bào quan đó? Nếu bào quan đó không
hoạt động hoặc bị vỡ có thể gây hậu quả gì?
Câu 10. Trong tế bào động vật có hai loại bào quan đều thực hiện chức năng khử độc, đó là hai loại
bào quan nào ? Cơ chế khử độc của hai loại bào quan đó có gì khác nhau ?
Câu 11.
a. Hãy giải thích vì sao khi hỏng hệ thống khung xương tế bào thì sẽ dẫn tới bệnh vô sinh ở
nam giới và bệnh viêm đường hô hấp?
b. Hãy cho biết sự biến đổi cấu trúc của màng tế bào vi khuẩn lam, vi khuẩn cố định đạm sống
hiếu khí, tế bào biểu mô ruột ở người, tế bào biểu mô ống thận ở người thích nghi với chức năng?
Câu 12:
a. Tiến hành thí nghiệm sau trên 2 tế bào riêng biệt. Tế bào thứ nhất bị chọc thủng màng sinh chất, tế
bào thứ hai bị chọc thủng màng nhân. Nuôi cấy 2 tế bào này trong môi trường dinh dưỡng thích hợp,
sau 1 thời gian sẽ có hiện tượng gì xảy ra ở 2 tế bào này? Giải thích.
b. Tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh, loại tế bào nào có nhiều lisosome
nhất? Tại sao?
c. Người ta tiến hành một thí nghiệm để tìm hiểu mối quan hệ giữa nồng độ H + và sự sinh tổng hợp
ATP ở ty thể. Có 2 ty thể được phân lập từ tế bào rồi được đặt vào ống nghiệm A có pH = 8. Sau đó
chuyển ty thể thứ nhất vào ống nghiệm B có pH = 7, ty thể thứ hai chuyển vào ống nghiệm C có pH =
9. Sự tổng hợp ATP sẽ được ghi nhận ở ống nghiệm nào? Tại sao?
Câu 13. a. Để quan sát quá trình thực bào, các thực bào được nuôi cấy đồng thời cùng với các tế bào
E. coli. Điều gì xảy ra nếu bạn trung hòa pH axit trong lizôxôm thông qua ức chế bơm proton H+ bởi
một chất ức chế đặc hiệu? Giải thích.
b. Epinephrin có khả năng kích thích phân giải glicogen bằng cách hoạt hóa enzim glicogen
photphorylaza tạo glucozo nhưng khi epinephrin được bổ sung vào ống nghiệm chứa loại enzim này
thì thấy phản ứng phân giải không xảy ra. Em hãy nêu lí do khiến thí nghiệm trên không thực hiện
được. Biết hoạt tính của enzim trên và epinephrin vẫn bình thường.
Câu 14. a. Em hãy tự thiết kế 1 thí nghiệm chứng minh vai trò của nhân tế bào.
b. Nếu tế bào bị mất nhân thì tế bào đó có lập tức ngưng mọi hoạt động sinh tổng hợp các chất ngay
hay không? Tại sao?
Câu 15: Biết tế bào hồng cầu gà có nhân nhưng nhân bị bất hoạt; tế bào Hela được tách ra từ mô
người bệnh ung thư có khả năng tích cực tổng hợp protein phân chia không ngừng. Hãy bố trí thí
nghiệm dùng 2 loại tế bào này chứng minh sự liên hệ mật thiết giữa nhân và tế bào chất?
Câu 16. Điểm giống và khác nhau tế bào động vật và tế bào thực vật? Ý nghĩa của sự giống và khác
nhau?
Câu 17. Điểm khác nhau tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
Câu 18: Giải thích sự hợp lý trong hướng tiến hóa làm gia tăng kích thước của tế bào nhân thực? Vì
sao tế bào bình thường không thể gia tăng mãi về kích thước? Trong điều kiện nào thì chọn lọc tự
nhiên có thể làm cho sinh vật đơn bào gia tăng kích thước?
Câu 19: Nêu cấu trúc, chức năng của mạng lưới nội chất, tại sao tế bào gan người có mạng lưới nội
chất phát triển? Khi nào tế bào gan của người có hệ thống lưới nội chất trơn tăng bất thường?
Câu 20: Nêu cơ chế truyền đạt thông tin qua màng tế bào. Các loại phân tử tín hiệu như ơstrogen,
testosteron, insulin phù hợp với loại thụ thể nào trên màng? Vì sao?
Câu 21: Vì sao nói AMP vòng là chất truyền tin thứ hai? Vai trò và cơ chế hoạt động của AMP
vòng?
Câu 22: Nêu cơ chế và con đường vận chuyển nước qua màng sinh chất? Trong các chất CO 2 ,
glucozơ, Na+ , rượu etylic, insulin chất nào dễ dàng khuếch tán qua màng mà không chịu sự kiểm soát
của màng? Tại sao? Trong thí nghiệm thẩm thấu, cần sử dụng chất tan thế nào để chứng minh nước
có đi qua màng?

You might also like