You are on page 1of 7

TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI SINH HỌC 11

PHẦN IV: SINH HỌC CƠ THỂ

CHƯƠNG I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

A - CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT


-----------//-----------

BÀI 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ

I. RỄ LÀ CƠ QUAN HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHOÁNG

- Hệ rễ gồm: Rễ chính, các rễ bên, miền lông hút, miền sinh trưởng kéo dài và đỉnh
sinh trưởng.
- Cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua miền lông hút.

1
TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI SINH HỌC 11

- Rễ sinh trưởng nhanh (đâm sâu, phân nhánh, lan rộng)  tăng nhanh số lượng các
lông hút  tăng diện tích tiếp xúc của rễ với đất  tăng hiệu quả hấp thụ nước và
ion khoáng.
- Lông hút rất dễ gãy và bị tiêu biến trong môi trường quá ưu trương, quá chua (acid),
thiếu oxi.
II. CƠ CHẾ HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHOÁNG Ở RỄ CÂY
1. Hấp thụ nước và các ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút
a. Hấp thụ nước

- Nước được hấp thụ từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm
thấu): nước từ môi trường nhược trương (đất) vào môi trường ưu trương (dịch bào
của các tế bào lông hút và các tế bào biểu bì rễ).
- 2 nguyên nhân làm cho dịch bào ưu trương:
+ Quá trình thoát hơi nước ở lá.
+ Nồng độ chất tan cao ở tb lông hút. (vd: đường, axit hữu cơ, các ion khoáng…)
b. Hấp thụ muối khoáng: theo 2 cơ chế:

2
TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI SINH HỌC 11

- Cơ chế thụ động: Các ion khoáng hòa tan trong nước khuếch tán từ nơi có nồng
độ ion cao trong đất vào nơi có nồng độ ion thấp trong tế bào lông hút.
- Cơ chế chủ động: Một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao sẽ di chuyển ngược
chiều građien nồng độ từ nơi có nồng độ ion thấp trong đất vào nơi có nồng độ
ion cao trong tế bào lông hút (cần năng lượng ATP).
2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ: gồm 2 con đường

- Con đường gian bào (theo không gian giữa các tế bào và giữa các bó sợi xenlulôzơ):
con đường vận chuyển này có đặc điểm nhanh, không chọn lọc.

- Con đường tế bào chất (xuyên qua tế bào chất của các tế bào): con đường vận
chuyển này có đặc điểm chậm, có tính chọn lọc.

3
TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI SINH HỌC 11

III. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TÁC NHÂN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH
HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHOÁNG Ở RỄ CÂY
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng là: nhiệt độ,
ánh sáng, ôxy, pH, đặc điểm lý hóa của đất…
- Ngược lại, hệ rễ cây cũng có ảnh hưởng đến môi trường:
+ Giảm ô nhiễm môi trường. Vd: Rễ bèo hấp thụ tích lũy các ion kim loại nặng Cu,
Cr…
+ Dịch tiết của rễ: saccarôzơ, vitamin, axit hữu cơ … ảnh hưởng đến độ pH, vi sinh
vật vùng rễ, đến tính chất lí hoá của đất.
* Câu hỏi ôn tập
1. Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước,
hấp thụ nước và ion khoáng?
2. Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây?
3. Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?
4. Tại sao khi rễ cây bị nén chặt thì cây bị chết?

4
TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI SINH HỌC 11

BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY

DÒNG MẠCH GỖ DÒNG MẠCH RÂY


CÁC CHỈ TIÊU
( Xilem - Dòng đi lên) (Phloem - Dòng đi xuống)

Là dòng vận chuyển nước và các Là dòng vận chuyển các chất
ion khoáng từ đất đến mạch gỗ hữu cơ và các ion khoáng (K+,
1. Khái niệm của rễ,  mạch gỗ của thân, sau Mg2+…) từ lá  cuống lá 
đó lan tỏa đến lá và những phần nơi cần sử dụng hoặc dự trữ.
khác.

Mạch gỗ được cấu tạo từ các tế Mạch rây gồm các tế bào sống
2. Cấu tạo bào chết gồm 2 loại là quản bào là ống rây và tế bào kèm.
và mạch ống.

5
TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI SINH HỌC 11

Gồm chủ yếu là nước, các ion Thành phần gồm: saccarôzơ,
khoáng và các axitamin, amit, các axitamin, vitamin,
3. Thành phần
vitamin, hoocmôn xitôkinin … hoocmôn thực vật một số ion
được tổng hợp ở rễ. khoáng được sử dụng lại.

- Lực đẩy (áp suất rễ) tạo ra sức Động lực của dòng mạch rây
đẩy nước từ dưới đi lên (động lực là sự chênh lệch áp suất thẩm
đầu dưới). thấu giữa các cơ quan nguồn
- Lực hút do thoát hơi nước ở lá (lá - áp suất thẩm thấu cao) và
4. Động lực do thoát hơi nước ở lá (động lực cơ quan chứa (nơi sử dụng hay
đầu trên). dự trữ - áp suất thẩm thấu
- Lực liên kết giữa các phân tử thấp).
nước với nhau và với thành mạch
gỗ, tạo thành một dòng vận

6
TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI SINH HỌC 11

chuyển liên tục từ rễ lên lá.


* Câu hỏi ôn tập
1. Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những
cây gỗ cao lớn hàng chục mét?
2. Cấu tạo mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ
lên lá?
3. Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng nhựa nguyên trong ống đó có thế tiếp tục đi lên
được không? Vì sao?

You might also like