You are on page 1of 3

BÀI TẬP

Câu 1:
a) Nêu hai khác biệt chính giữa một gene cấu trúc điển hình của sinh vật nhân sơ (vi khuẩn) với một gene
điển hình của sinh vật nhân thực. Cấu trúc của các loại gene này có ý nghĩa gì cho các sinh vật nhân sơ và
nhân thực?
b) Hình 10 dưới đây mô tả cấu trúc của Operon Lac và các trình tự DNA tham gia điều hòa hoạt động của
Operon này:

b1. Cho biết chức năng của các trình tự DNA số (1), (5), (6), (7).
b2. Nếu đột biến xảy ra ở trình tự số (2) thì hoạt động của Operon Lac ảnh hưởng như thế nào? Giải thích.
Câu 2:
10.1. Cho biết một bản sao sơ cấp pre-mRNA vừa được phiên mã từ một gene phân đoạn có các exon và các
intron với số nucleotide tương ứng như sau:

a. Nếu sự cắt bỏ các intron và nối các exon xảy ra theo kiểu cắt nối chọn lọc từ 3 exon trở lên, có thể tạo
thành bao nhiêu phân tử mRNA khác nhau có cả codon mở đầu và codon kết thúc? Nêu trật tự các exon
trong các mRNA.
b. Có bao nhiêu phân tử mRNA có thể thực hiện được chức năng sinh học bình thường ?
Câu 3:
Vào năm 1950, sau khi hai nhà khoa học F.H.C.Crick và J.D.Watson công bố mô hình cấu trúc
không gian của DNA, cơ chế nhân đôi của DNA vẫn chưa được biết đến một cách chính xác. Các nhà
khoa học thời đó đề xuất DNA có thể nhân đôi theo một trong ba mô hình dưới đây. Cho đến cuối năm
1950, Matthew Meselson và Franklin Stahl đã tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng và xác định được chính
xác mô hình nhân đôi DNA.

a. Matthew Meselson và Franklin Stahl xác định DNA nhân đôi theo mô hình nào trong các mô hình
trên? Gọi tên mô hình đó.
b. Quá trình nhân đôi DNA tuân theo các nguyên tắc nào? Ý nghĩa của nhân đôi DNA?
Câu 4:
Nhiệt độ nóng chảy (Tm) của DNA là nhiệt độ mà tại đó 50% DNA bị biến tính (các liên kết
hydrogen giữa 2 mạch bị đứt và 2 mạch tách rời nhau). Hình bên dưới biểu diễn đường cong nóng chảy
của 3 phân tử DNA có cùng chiều dài khi bị biến tính bởi nhiệt độ ở cùng một điều kiện.
a. Dựa vào đồ thị trên có nhận xét gì về Tm của 3 phân tử DNA, từ đó có kết luận gì về thành phần
các nucleotide của 3 mẫu DNA đó.
b. Giả sử thành phần của cặp G-C trong 3 phân tử DNA như sau: (A) 80%, (B) 50%, (C) 20%. Hãy
sắp xếp 3 phân tử DNA này tương ứng với các đồ thị (1), (2), (3) ở hình trên.
Câu 5:
Nêu chức năng của DNA polymerase I và DNA polymerase III trong sao chép DNA. Tại sao ở sinh
vật nhân sơ khi nhân đôi phân tử DNA thì các phân tử DNA con không bị ngắn đi so với phân tử DNA mẹ,
trong khi đó ở sinh vật nhân thực sau mỗi lần nhân đôi các phân tử DNA con lại bị ngắn dần đi ở các tế bào
sinh dưỡng?
Câu 6:
a) Chu kì tế bào là gì? Thời gian của chu kì tế bào và thời gian của mỗi pha trong chu kì tế bào
như thế nào đối với các loại tế bào khác nhau? Cho ví dụ.
b) Trong chu kì tế bào có thể có những điểm kiểm soát nào? Nêu ý nghĩa của những điểm kiểm
soát trong chu kì tế bào.
c) Điều gì xảy ra với tế bào nếu không vượt qua được điểm kiểm soát G1?
Câu 7:
a. Hình 3 mô tả một tế bào đang ở một kì của quá trình phân bào bình thường.
- Tế bào này đang ở kì nào của quá trình nguyên phân hay giảm phân? Giải thích.
- Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài đó?

Hình 3
b. Nêu ý nghĩa của quá trình giảm phân và thụ tinh đối với các loài sinh vật sinh sản hữu tính.
Câu 8
1. Xét 1 phân tử DNA chứa gene cấu trúc có trình tự các nucleotide như sau:
5’ …ATATGTCTGGTGAAAGCACCC...3’
3’ …TATACAGACCACTTTCGTGGG...5’
Viết trình tự các ribonucleotide của mRNA được
phiên mã từ gene cấu trúc trên. Giải thích.
2. Một đoạn phân tử DNA bước vào quá trình
tự nhân đôi như hình bên. Trong các đoạn
mạch I, II, III, IV, đoạn mạch nào tổng hợp
mạch mới liên tục, đoạn mạch nào tổng hợp
mạch mới gián đoạn?
Câu 8:
Ở phép lai ♂️AaBbDd×♀️AaBbdd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST
mang cặp gen Aa ở 15% số tế bào không phân li trong giảm phân I,giảm phân II diễn ra bình
thường, các cặp NST khác phân li bình thường.Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp
NST mang cặp gen bb ở 20% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra
bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường.Loại kiểu gene Aabbdd ở đời con chiếm
tỉ lệ bao nhiêu?(4,25%)
Câu 9:
Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 8% số tế bào có cặp NST mang
cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I,giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào
khác giảm phân bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, có 12% số tế bào có
cặp NST mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân II các cặp NST khác phân li bình
thường. Ở đời con của phép lai ♂️AaBbDd×♀️AabbDd.Hợp từ đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
(19,04%)

You might also like