You are on page 1of 4

KIẾM TRA THƯỜNG XUYÊN LẦN 1 – CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Câu 1 [TH]:
Nucleic acid là phân tử hóa học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân Bảng 1
với các đơn phân là các Nucleotide, vai trò của Nucleic acid là mang, truyền
Loại Nucleotide Mạch 1 Mạch 2
đạt và bảo quản thông tin di truyền của một loài sinh vật nhất định trong sinh
A 120 (??)
giới. Nghiên cứu về nucleic acid, người ta thấy rằng nucleic acid gồm 4 loại
là DNA mạch kép, DNA mạch đơn, RNA mạch kép và RNA mạch đơn. Một C 350 240
đoạn của phân tử nucleic acid có thành phần về các loại nucleotide của một G 240 350
loài sinh vật như mô tả ở Bảng 1. Trong đó (?) và (??) là các thông tin chưa
(?) 275 120
được ghi nhận. Có bao nhiêu nhận định sau sai khi nói về loài sinh vật này ?
(I). Nếu (?) là nucleotide loại Uracil thì chắc chắn đây không phải nucleic acid của sinh vật nhân thực.
(II). Nếu không có đột biến, dựa trên nguyên tắc bán bảo toàn có thể xác định được (??) có giá trị là 275 nucleotide.
(III). Đoạn nucleic acid của sinh vật trên có chiều dài là 6698 A0.
(IV). Nếu (?) là nucleotide loại Thymine và không có đột biến thì tỉ lệ (A+G) / (T+C) của đoạn nucleic acid này bằng 1.
A. 0 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2 [NB] :
Giả sử ở vi khuẩn E.coli, nếu trong một lần phiên mã một gene cấu trúc, enzyme RNA polymerase lắp nucleotide
sai tại một vị trí. Các quá trình khác diễn ra bình thường và mRNA tạo ra được tham gia dịch mã. Quá trình này có thể sẽ
tạo ra một số phân tử có cấu trúc bất thường, nhưng một số phân tử có liên quan khác sẽ có cấu trúc không thay đổi. Tổ
hợp nào sau đây mô tả chính xác nhất hậu quả của sự cố này, xét tình huống tạo ra nhiều nhất các cấu trúc bị biến đổi ?

Gene cấu trúc mRNA tRNA tham gia dịch mã Chuỗi polypeptide có thể tạo ra
A. Có Có Không Không
B. Không Có Không Không
C. Có Không Có Không
D. Không Có Không Có
Câu 3 [NB] :
Trong sơ đồ mô tả cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền gồm DNA → mRNA → Protein → Tính trạng, quá
trình nào giúp thông tin di truyền trong DNA biểu hiện thành tính trạng ?
A. Tự nhân đôi DNA. B. Phiên mã và tự nhân đôi DNA.
C. Dịch mã và tự nhân đôi DNA. D. Phiên mã và dịch mã.
Câu 4 [NB] :
Trong một gene cấu trúc, sự phiên mã của enzyme RNA polymerase diễn ra theo trình tự nào sau đây ?
A. Từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc. B. Từ bộ ba mở đầu đến vùng kết thúc
C. Tù vùng điều hòa đến bộ ba kết thúc. D. Từ vùng điều hòa đến vùng kết thúc.
Câu 5 [NB] :
Cặp Nucleotide ở vị trí nào (A, B, C, D) trong Hình 5 có cấu trúc hoặc liên kết chưa Hình 5
phù hợp ?
A. Vị trí A. B. Vị trí B
C. Vị trí C. D. Vị trí D
Câu 6 [TH] :
Cắt intron, nối exon là quá trình điều hòa hoạt động gene ở cấp độ sau phiên mã ở tế bào nhân thực. Qúa trình
này được mô tả ở Hình 6 và xảy ra như sau :
(1) Enzyme RNA polymerase tiến hành phiên mã tạo ra bản mRNA tiền Hình 6
thân từ gene ban đầu, quá trình này xảy ra trên toàn bộ gene.
(2) Các đoạn intron trong mRNA tiền thân được cắt và giải phóng khỏi
mRNA tại vị trí L trong tế bào sau đó được vận chuyển ra tế bào chất.
(3) Các đoạn exon của mRNA được nối lại với nhau (toàn bộ exon
hoặc một số đoạn exon) tạo thành mRNA trưởng thành toàn bộ quá
trình (2), (3) diễn ra nhờ một loại protein enzyme là Spliceosome.
Biết rằng một Nucleotide nặng 300 đvC và dài 3,4 A0. Hai đoạn intron trong Hình 1 có kích thước bằng nhau và
có số lượng Nucleotide là 300. Có bao nhiêu phát biểu sau đúng khi nói về đoạn thông tin trên ?
(I). Vị trí L được nhắc đến trong quá trình (2) là trong bộ máy Golgi.
(II). Ở trong tế bào nhân sơ có thể có protein enzyme Spliceosome.
(III). Nếu không xảy ra đột biến, trong một số trường hợp, mRNA trưởng thành ở sinh vật nhân thực có thể có kích thước
lớn hơn mRNA tiền thân.
(IV). Sau quá trình cắt intron, nối exon, mRNA trưởng thành sẽ ngắn hơn mRNA sơ khai 2040 A0.
A. 0 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 7 [NB] :
Ở người, bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây không làm thay đổi số lượng NST ?
A. Hội chứng Down. B. Hội chứng Turner.
C. Hội chứng Klinefelter. D. Bệnh phenylketone niệu.
Câu 8 [NB] :
Trong nông nghiệp, lá cây dâu tằm được sử dụng làm nguồn thức ăn cung cấp cho một số sinh vật. Loại đột biến
nào sau đây thường được áp dụng để tăng năng suất lá ?
A. Đột biến đa bội chẵn. B. Đột biến đa bội lẻ.
C. Đột biến lệch bội. D. Đột biến gene.
Câu 9 [VD] :
Ở ruồi giấm, gene X đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của phôi. Khi nghiên cứu các hoạt động của gene
này ở các giai đoạn khác nhau, người ta thu được kết quả được mô tả ở Bảng 9. Từ kết quả nghiên cứu, khẳng định nào
sau đây không đúng ?
Bảng 9
Tuổi của phôi (giờ)
Đặc điểm Trứng
0 3 6 9 12 24 36
mRNA của gene + + + + + + - -
Protein của gene - - - + + + - -

A. Gene X được phiên mã trước khi hợp tử được hình thành.


B. Nhiều khả năng gene X đóng vai trò điều hòa lần phân bào đầu tiên của hợp tử.
C. Ở giai đoạn 0 – 12 giờ, gene X chủ yếu được điều hòa biểu hiện theo cơ chế điều hòa dịch mã.
D. Sau 24 giờ, gene X không được phiên mã chứng tỏ gene này đã bị bất hoạt trong phôi.
Câu 10 [NB] :
Các phân tử protein như FLC được tạo thành thông qua quá trình dịch mã, trình tự đúng trong giai đoạn kết thức
dịch mã là ?
I. Enzyme thủy phân amino acid mở đầu.
II. Ribosome tách thành hai tiểu phần bé và lớn rời khỏi mRNA.
III. Chuỗi polypeptide hình thành bậc cấu trúc không gian của protein.
IV. Ribosome trượt gặp bộ ba kết thúc trên mRNA thì dừng lại.
A. 4 – 3 – 1 – 2 B. 4 – 2 – 3 – 1 C. 4 – 1 – 3 – 2 D. 4 – 2 – 1 – 3
Câu 11 [TH]:
Giả sử một đoạn nhiễm sắc thể có 5 gene I, II, III, IV, V được phân bố ở 5 vị trí (Hình 11). Các điểm a, b, c, d, e,
g là các điểm trên nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
Hình 11

I. Khi gene II phiên mã 5 lần thì gene V có thể chưa phiên mã lần nào.
II. Đột biến đảo đoạn “bd” có thể ít ảnh hưởng đến sức sống của thể đột biến.
III. Nếu tần số hoán vị giữa gen I và gene III bằng 18% thì tần số hoán vị giữa gene I và gene V sẽ bé hơn 18%.
IV. Nếu chiều dài các gene bằng nhau thì chiều dài của các mARN trưởng thành do các gene mã hóa cũng bằng nhau.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 12 [TH] :
Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về quá trình nhân đôi DNA ở sinh vật ?
A. Ở các tế bào nhân thực, quá trình tái bản DNA diễn ra đồng thời ở trong nhân và trong tế bào chất.
B. Nhờ các enzyme Ligase xúc tác, các liên kết Hydrogen giữa 2 mạch DNA bị bẻ gãy làm 2 mạch đơn tách nhau ra.
C. DNA polymerase xúc tác phản ứng gắn các Nucleotide tự do trong môi trường vào mạch mới đang tổng hợp nhờ xúc
tác hình thành liên kết phosphodiester giữa gốc đường của Nucleotide này với gốc Phosphate của Nucleotide kia, quá
trình này diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn.
D. Enzyme DNA polymerase không có hoạt tính tự tạo mồi, do đó trong quá trình nhân đôi DNA cần có 8 loại Nucleotide
khác nhau.
Câu 13 [VD] :
Khi nghiên cứu về hoạt động của Operon Lac ở 3 chủng vi khuẩn E.coli, người ta thu được bảng kết quả ngắn
gọn như mô tả ở Bảng 9. Phát biểu nào sau đây sai ?
Bảng 13
Chủng 1 Chủng 2 Chủng 3
Điều kiện nuôi cấy Có lactose Không lactose Có lactose Không lactose Có lactose Không lactose
Protein ức chế + + + + - -
mRNA gene cấu trúc + - + + + +

A. Có 2 chủng bị lãng phí vật chất và năng lượng bởi phiên mã không kiểm soát.
B. Chủng 1 có Operon Lac hoạt động một cách bình thường.
C. Có thể vùng P của gene R ở chủng 3 đã bị mất hoạt tính.
D. Chủng 2 có thể đã bị đột biến trong các gene Z, Y, A khiến chúng tăng phiên mã.
Câu 14 [TH] :
Giả sử có 3 tế bào vi khuẩn E.coli, mỗi tế bào chứa một phân tử DNA vùng nhân được đánh dấu bằng 15N ở cả
hai mạch đơn. Người ta nuôi các tế bào vi khuẩn này trong môi trường chỉ chứa 14N mà không chứa 15N trong thời gian 3
giờ. Trong thời gian nuôi cấy này, thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20 phút. Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu
dự đoán sau đây đúng ?
(1) Số phân tử DNA vùng nhân thu được sau 3 giờ là 1536.
(2) Số mạch đơn DNA vùng nhân chứa 14N thu được sau 3 giờ là 1533.
(3) Số phân tử DNA vùng nhân chỉ chứa 14N thu được sau 3 giờ là 1530.
(4) Số mạch đơn DNA vùng nhân chứa 15N thu được sau 3 giờ là 6.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4
Câu 15 [VD] :
Một phân tử DNA có chiều dài 510nm và tổng số 3800 liên kết Hydrogen, trong đó tất cả các nucleotide đều được
đánh dấu 15N. Phân tử DNA này nhân đôi 2 lần trong môi trường chỉ có 15N. Sau đó, người ta cho tất cả các phân tử DNA
con nhân đôi một số lần bằng nhau trong môi trường chỉ có 14N. Sau đó chuyển tất cả các DNA con sang môi trường có
15
N để các DNA con này nhân đôi một số lần bằng nhau tạo ra các DNA mới. Trong các DNA mới được tạo ra, có tổng
số 968 mạch polynucleotide có 15N và có 56 mạch polynucleotide có 14N. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Phân tử DNA có 700 nucleotide loại A, 800 nucleotide loại G.
(2) Phân tử DNA ban đầu có 3 lần nhân đôi trong môi trường có 14N và 6 lần nhân đôi trong môi trường có 15N.
(3) Có 456 phân tử DNA chỉ có 15N.
(4) Số nucleotide mỗi loại mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi trên là 357700 nucleotide loại A và nucleotide
loại 408800G.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4

You might also like