You are on page 1of 14

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ I – ĐỀ SỐ 5

CHUYÊN ĐỀ: ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ I


MÔN SINH LỚP 11
BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

MỤC TIÊU
- Ôn tập kiến thức chuẩn bị cho bài thi HK I:
- Lý thuyết chuyên đề: Trao đổi vật chất và năng lượng, cảm ứng
- Luyện đề thi có cấu trúc tương tự đề học kì, các câu hỏi được chia theo mức độ.
Câu 1: (ID: 513294) Cơ quan nào sau đây của thực vật trên cạn có chức năng hút nước từ đất?
A. Rễ. B. Thân. C. Lá. D. Hoa.
Câu 2: (ID: 513295) Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây gồm:
A. nitơ trong đất, nitơ trong phân bón. B. nitơ trong nước, nitơ trong phân bón.
C. nitơ trong không khí, nitơ trong phân bón. D. nitơ trong không khí, nitơ trong đất.
Câu 3: (ID: 513296) Nhận định nào không đúng khi nói về nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây?
A. Thiếu nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu cây không hoàn thành được chu kỳ sống.
B. Chỉ gồm những nguyên tố đại lượng.
C. Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.
D. Tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.
Câu 4: (ID: 513297) Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng?
A. Sắt. B. Nitơ. C. Mangan. D. Bo.
Câu 5: (ID: 513298) Pha sáng quang hợp cung cấp cho pha tối sản phẩm nào sau đây ?
A. CO2 và ATP. B. H2O và O2. C. ATP và NADPH. D. Năng lượng ánh sáng.
Câu 6: (ID: 513299) Cấu tạo ngoài của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng là:
A. phiến lá mỏng. B. các khí khổng tập trung ở mặt dưới.
C. có diện tích bề mặt lá lớn. D. có cuống lá.
Câu 7: (ID: 513300) Hô hấp là quá trình ôxi hoá các … (1) thành … (2) và H2O đồng thời giải phóng …(3) cần
thiết cho các hoạt động của cơ thể.
Các từ điền vào các chỗ trống số (1), (2), (3) lần lượt là :
A. chất hữu cơ, năng lượng, CO2 B. CO2, chất hữu cơ, năng lượng.
C. chất hữu cơ, CO2, năng lượng D. năng lượng, CO2, chất hữu cơ
Câu 8: (ID: 513301) Trong quá trình hô hấp hiếu khí, từ 1 phân tử glucôzơ giải phóng được bao nhiêu phân tử ATP?
A. 2ATP. B. 34 ATP. C. 4. ATP. D. 38 ATP.
Câu 9: (ID: 513302) Tiêu hóa là quá trình:
A. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng.
B. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ.

1
C. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân thải ra ngoài cơ thể.
D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Câu 10: (ID: 513303) Dạ dày đa có ở nhóm động vật ăn thực vật nào?
A. Ngựa, thỏ, trâu, bò. B. Trâu, thỏ, cừu, dê. C. Ngựa, thỏ, dê, bò. D. Trâu, bò, cừu, dê.
Câu 11: (ID: 513304) Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là
A. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
C. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng
Câu 12: (ID: 513305) Nơi cuối cùng nước và chất khoáng hoà tan phải đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là
A. khí khổng. B. tế bào nội bì. C. tế bào lông hút. D. tế bào nhu mô vỏ.
Câu 13: (ID: 513306) Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với số lượng nhỏ, nhưng có vai trò quan trọng, vì
A. chúng cần cho một số pha sinh trưởng.
B. chúng có trong cấu trúc của tất cả các bào quan.
C. chúng được tích lũy trong hạt.
D. chúng tham gia vào hoạt động chính của enzim.
Câu 14: (ID: 513307) Vai trò chủ yếu của Mg đối với thực vật là
A. giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.
B. thành phần của axit nuclêic, ATP, cần cho nở hoa, đậu quả.
C. thành phần của thành tế bào, màng tế bào và hoạt hoá enzim.
D. thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim.
Câu 15: (ID: 513308) Sắc tố nào sau đây trực tiếp tham gia chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng
của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH?
A. Diệp lục a. B. Diệp lục b. C. Carôten. D. Xantôphyl.
Câu 16: (ID: 513309) Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình Canvin là
A. RiDP (ribulôzơ - 1,5 – điphôtphat). B. AM (axit malic).
C. AlPG(anđêhit photphoglixêric). D. APG (axit phôtphoglixêric).
Câu 17: (ID: 513310) Bước sóng ánh sáng có hiệu quả cao nhất đối với quá trình quang hợp là:
A. Xanh lục B. Vàng C. Đỏ D. Da cam
Câu 18: (ID: 513311) Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là
A. đường phân. B. chuỗi truyền electron. C. chu trình Crep. D. tổng hợp Axetyl- CoA
Câu 19: (ID: 513312) Ngăn nào sau đây của dạ dày trâu, bò tiết ra enzim pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin?
A. Dạ lá sách. B. Dạ múi khế. C. Dạ cỏ. D. Dạ tổ ong.
Câu 20: (ID: 513313) Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:
A. lực đẩy của rễ do quá trình hấp thụ nước.
B. lực hút do quá trình thoát hơi nước ở lá.

2
C. lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau.
D. lực liên kế giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
Câu 21: (ID: 513314) Xét các trường hợp dưới đây, trường hợp nào rễ cây hấp thụ ion K+ cần phải tiêu tốn
năng lượng ATP?

A. Trường hợp 1 B. Trường hợp 2 C. Trường hợp 3 D. Trường hợp 4


Câu 22: (ID: 513315) Hoạt động của loại vi khuẩn nào sau đây không có lợi cho cây?
A. Vi khuẩn amon hóa B. Vi khuẩn nitrat hóa
C. Vi khuẩn cố định đạm D. Vi khuẩn phản nitrat hóa
Câu 23: (ID: 513316) Khi so sánh về quá trình quang hợp ở thực vật C3, C4 và CAM, phát biểu nào sau
đây sai ?
A. Cả thực vật C3, C4 và CAM đều có chu trình Canvin.
B. Quá trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở 2 loại tế bào (mô giậu và bao bó mạch), còn thực vật C3,
CAM chỉ diễn ra ở tế bào mô giậu.
C. Thực vật C3, C4 có quá trình quang phân li nước còn thực vật CAM thì không.
D. Quá trình cố định CO2 ở thực vật C3, C4 diễn ra ở ban ngày còn thực vật CAM diễn ra cả ở ban ngày và
ban đêm
Câu 24: (ID: 513317) Khi nói về pha sáng của quang hợp ở thực vật, những nhận định nào là đúng?
(1) Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong ATP và NADPH.
(2) Pha sáng diễn ra trong chất nền (strôma) của lục lạp.
(3) Pha sáng sử dụng nước làm nguyên liệu.
(4) Pha sáng phụ thuộc vào cường độ ánh sáng và thành phần quang phổ của ánh sáng.
A. (1); (2); (3). B. (1);(2); (4) C. (1);(3);(4) D. (2); (3); (4)
Câu 25: (ID: 513318) Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện:
A. CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều B. O2 cạn kiệt, CO2 tích lũy nhiều
C. Cường độ ánh sáng cao, O2 cạn kiệt D. Cường độ ánh sáng thấp, CO2 tích lũy nhiều
Câu 26: (ID: 513319) Trong các phát biểu sau về hô hấp sáng, phát biểu nào không đúng ?
A. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài ánh sáng.
B. Hô hấp sáng tạo ATP, axit amin và O2
C. Xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan: lục lạp, perôxixôm, ti thể.
D. Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm quang hợp.
Câu 27: (ID: 513320) Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

3
A. Ở người, quá trình tiêu hóa prôtêin chỉ diễn ra ở ruột non.
B. Ở động vật nhai lại, dạ cỏ tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa prôtêin.
C. Ở thủy tức, thức ăn chỉ được tiêu hóa nội bào.
D. Ở thỏ, một phần thức ăn được tiêu hóa ở manh tràng nhờ vi sinh vật cộng sinh.
Câu 28: (ID: 513321) Khi nói về dinh dưỡng nitơ ở thực vật, các phát biểu nào sau đây sai?
(1).Cây trực tiếp hấp thụ nitơ hữu cơ trong xác sinh vật.
(2). Nitơ được rễ cây hấp thụ ở môi trường dưới dạng NH4+ và NO3-
(3). Cây có thể hấp thụ được nitơ phân tử.
(4). Nitơ là thành phần cấu tạo của prôtêin, lipit và cacbohidrat.
A. (1);(2);(3) B. (1);(2);(4). C. (2);(3);(4). D. (1);(3);(4)
Câu 29: (ID: 513322) Năng suất quang hợp tăng dần ở các nhóm thực vật được sắp xếp theo thứ tự đúng là:
A. CAM; C3; C4. B. C3; C4; CAM. C. C4; C3; CAM D. C4; CAM; C3
Câu 30: (ID: 513323) Các phát biểu sau về hô hấp hiếu khí và lên men:
(1) Hô hấp hiếu khí cần O2, còn lên men không cần O2
(2) Trong hô hấp hiếu khí có chuỗi chuyền điện tử, còn lên men thì không.
(3) Sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí là CO2 và H2O, còn lên men là etanol, CO2 hoặc axit lactic
(4) Hô hấp hiếu khí chỉ xảy ra ở tế bào chất, còn lên men xảy ra ở ty thể.
(5) Hiệu quả của hô hấp hiếu khí thấp (2ATP), so với lên men (38ATP)
Phát biểu đúng là:
A. (1); (3;) (4) B. (1); (3); (5) C. (1); (2); (3) D. (3); (4); (5)

4
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN BỞI BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

1.A 2.D 3.B 4.B 5.C 6.C 7.C 8.D 9.D 10.D
11.A 12.B 13.D 14.D 15.A 16.D 17.C 18.A 19.B 20.B
21.D 22.D 23.C 24.C 25.A 26.B 27.D 28.D 29.A 30.C
Câu 1 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào cơ quan hút nước ở thực vật.
Cách giải:
Rễ là cơ quan hút nước của thực vật trên cạn.
Chọn A.
Câu 2 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào: Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây.
Cách giải:
Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây gồm nitơ trong không khí, nitơ trong đất.
Chọn D.
Câu 3 (TH):
Phương pháp:
Dựa vào đặc điểm của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu.
Cách giải:
Đặc điểm của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu:
Thiếu nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu cây không hoàn thành được chu kỳ sống
Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.
Tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.
Ý B sai, vì nguyên tố khoáng thiết yếu gồm cả nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng.
Chọn B.
Câu 4 (NB):
Phương pháp:
Nhận biết nguyên tố đại lượng và vi lượng.
Cách giải:
- Nguyên tố đại lượng gồm: C, H, O, N, S, P, K, Ca, Mg.
- Nguyên tố vi lượng gồm: B, Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn.
Vậy nitơ là nguyên tố đại lượng.
Chọn B.
Câu 5 (TH):

5
Phương pháp:
Dựa vào mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp.
Cách giải:
ATP và NADPH của pha sáng được sử dụng trong pha tối để tổng hợp các hợp chất hữu cơ.
Chọn C.
Câu 6 (TH):
Phương pháp:
Dựa vào đặc điểm của lá phù hợp với chức năng quang hợp.
Cách giải:
Lá có đặc điểm thích nghi với chức năng quang hợp:
- Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng.
- Trong lớp biểu bì của mặt lá có chứa tế bào khí khổng để khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.
- Hệ gân lá có mạch dẫn (gồm mạch gỗ và mạch rây), xuất phát từ bó mạch ở cuống lá đi đến tận từng tế bào
nhu mô của lá giúp cho nước và ion khoáng đến được từng tế bào để thực hiện quang hợp và vận chuyển sản
phẩm quang hợp ra khỏi lá.
- Trong lá có nhiều hạt màu lục gọi là lục lạp.
Chọn C.
Câu 7 (TH):
Phương pháp:
Dựa vào khái niệm của quá trình hô hấp:
Hô hấp ở thực vật là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống, trong đó các phân tử cacbohiđrat bị phân
giải thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng, một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP.
Cách giải:
Hô hấp ở thực vật là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống, trong đó các phân tử cacbohiđrat bị phân
giải thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng, một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP.
→ (1), (2), (3) lần lượt là : chất hữu cơ, CO2, năng lượng.
Chọn C.
Câu 8 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp hiếu khí.
Cách giải:
Trong quá trình hô hấp hiếu khí, từ 1 phân tử glucôzơ giải phóng được 38 tử ATP.
Chọn D.
Câu 9 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào khái niệm quá trình tiêu hóa ở động vật.

6
Cách giải:
Tiêu hóa là quá trình: biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp
thụ được.
Chọn D.
Câu 10 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào tiêu hóa ở động vật ăn thực vật: ĐV nhai lại có dạ dày đa.
Cách giải:
Trâu, bò, cừu, dê là những động vật nhai lại có dạ dày 4 ngăn.
Chọn D.
Câu 11 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào đặc điểm của các con đường thoát hơi nước.
Nước chủ yếu được thoát qua khí khổng (nhanh, đươc điều tiết), số ít được thoát qua cutin (chậm, không được
điều tiết)
Cách giải:
Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí
khổng.
Chọn A.
Câu 12 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào: Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ.
- Theo 2 con đường: gian bào và tế bào chất.
+ Con đường gian bào: đi theo không gian giữa các tế bào và các bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tề bào. Con
đường này đi đến nội bì đai Caspari (đai này điều chỉnh dòng vận chuyển vào trung trụ).
+ Con đường tế bào chất: đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào.
Cách giải:
Nơi cuối cùng nước và chất khoáng hoà tan phải đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là tế bào nội bì.
Chọn B.
Câu 13 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào vai trò của các nguyên tố vi lượng.
Cách giải:
Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với số lượng nhỏ, nhưng có vai trò quan trọng, vì chúng tham gia vào hoạt
động chính của enzim.
Chọn D.

7
Câu 14 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào vai trò của các nguyên tố khoáng (SGK Sinh 11 trang 22)
Cách giải:
Vai trò chủ yếu của Mg đối với thực vật là thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim.
Chọn D.
Câu 15 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào lí thuyết: các sắc tố quang hợp
- Lục lạp chứa hệ sắc tố quang hợp gồm diệp lục (a và b) và carôtenôit (carôten và xantôphyl) phân bố trong
màng tilacôit.
- Các sắc tố này hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng theo sơ đồ:
Carôtenôit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm phản ứng
- Sau đó, năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng hóa học trong ATP và NADPH.
Cách giải:
Diệp lục a trực tiếp tham gia chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hoá học trong
ATP và NADPH.
Chọn A.
Câu 16 (TH):
Phương pháp:
Dựa vào sơ đồ: Chu trình Canvin

8
Cách giải:
Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình Canvin là APG (axit phôtphoglixêric).
Chọn D.
Câu 17 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào vai trò của các ánh sáng đối với quang hợp:
Các tia sáng xanh tím kích thích tổng hợp các axit amin, protein.
Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat.
Cách giải:
Bước sóng ánh sáng có hiệu quả cao nhất đối với quá trình quang hợp là: Đỏ vì ánh sáng đỏ xúc tác tổng hợp
cacbohidrat.
Chọn C.
Câu 18 (TH):
Phương pháp:
Dựa vào sơ đồ quá trình lên men và hô hấp hiếu khí

9
Cách giải:
Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là đường phân.
Chọn A.
Câu 19 (TH):
Phương pháp:
Dựa vào đặc điểm dạ dày ở thú nhai lại:
Dạ dày ở thú nhai lại như trâu, bò có 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế và có vi khuẩn tiêu hóa
xenlulôzơ sống cộng sinh bên trong.
+ Dạ cỏ là nơi dự trữ làm mềm và lên men thức ăn. Trong dạ cỏ, có nhiều vi sinh vật tiêu hóa xenlulôzơ và các
chất dinh dưỡng khác.
+ Dạ tổ ong giúp đưa thức ăn lên trên trong khi nhai lại.
+ Dạ lá sách giúp tái hấp thu nước.
+ Dạ múi khế tiết ra pepsin, HClHCl tiêu hóa prôtêin có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống.
+ Bản thân vi sinh vật cũng là nguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật ăn thực vật.
Cách giải:
Dạ múi khế của dạ dày trâu, bò tiết ra enzim pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin.
Chọn B.
Câu 20 (TH):
Phương pháp:
Dựa vào: Động lực của dòng mạch gỗ (nước được vận chuyển chủ yếu trong mạch gỗ)
+ Lực đẩy của rễ
+ Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch
+ Lực hút do thoát hơi nước
Cách giải:
Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là: lực hút do quá trình thoát hơi nước ở lá.
Chọn B.
Câu 21 (TH):

10
Phương pháp:
Dựa vào các cách vận chuyển ion khoáng trong cây:
Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo 2 cơ chế:
+ Cơ chế thụ động: một số ion khoáng đi từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (đi từ nơi có nồng độ
cao sang nơi có nồng độ thấp).
+ Cơ chế chủ động: một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao (ion kali) di chuyển ngược chiều gradien nồng
độ, xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.
Cách giải:
Ở trường hợp 4, nồng độ ion K+ trong đất < nồng độ ion K+ trong cây → Vận chuyển chủ động, cần ATP.
Chọn D.
Câu 22 (TH):
Phương pháp:
Dựa vào đặc điểm của quá trình chuyển hóa nitơ trong đất:

Trong quá trình phản nitrat làm mất nitơ trong đất → cần ngăn chặn.
Cách giải:
Hoạt động của loại vi khuẩn phản nitrat hóa làm mất nitơ trong đất, không có lợi cho cây.
Chọn D.
Câu 23 (NB):
Phương pháp:
So sánh thực vật C3, C4 và CAM.
Cách giải:
Phát biểu sai là C, cả ba nhóm thực vật đều có quá trình quang phân ly nước trong pha sáng của quang hợp.
Chọn C.
Câu 24 (TH):
Phương pháp:

11
Dựa vào lí thuyết: Pha sáng ở thực vật.
Pha sáng: giống nhau ở các nhóm TV, gồm 3 quá trình:
Diễn ra trên màng Tilacoit.
+ Quang lí: Diệp lục nhận năng lượng ASMT
+ Quang phân li nước:

+ Quang hóa: Hình thành ATP, NADPH


Cách giải:
Các phát biểu đúng là
(1) Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong ATP và NADPH.
(3) Pha sáng sử dụng nước làm nguyên liệu.
(4) Pha sáng phụ thuộc vào cường độ ánh sáng và thành phần quang phổ của ánh sáng.
Ý (2) sai, diễn ra trên màng Tilacoit.
Chọn C.
Câu 25 (TH):
Phương pháp:
Hô hấp sáng
+ Các bào quan: Lục lạp → Peroxixom → ti thể
+ Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 khi có ánh sáng mạnh, khi có nồng độ O2 cao.
+ Gây lãng phí sản phẩm quang hợp mà không tạo ATP
Cách giải:
Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện: CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều.
Chọn A.
Câu 26 (TH):
Phương pháp:
Hô hấp sáng
+ Các bào quan: Lục lạp → Peroxixom → ti thể
+ Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 khi có ánh sáng mạnh, khi có nồng độ O2 cao.
+ Gây lãng phí sản phẩm quang hợp mà không tạo ATP
Cách giải:
Phát biểu sai về hô hấp sáng là B. Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm quang hợp mà không tạo ATP
Chọn B.
Câu 27 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào đặc điểm của quá trình tiêu hóa ở động vật.

12
Cách giải:
A sai, tiêu hóa protein diễn ra ở dạ dày và ruột non.
B sai, dạ cỏ có vai trò làm ấm, làm ẩm và làm mềm cỏ. Ngoài ra còn có vi sinh vật cộng sinh tiết ra enzyme
xenlulase để tiêu hóa vách xenlulose của thực vật.
C sai, ở thủy tức vừa có tiêu hóa nội bào, vừa có tiêu hóa ngoại bào
Chọn D.
Câu 28 (NB):
Phương pháp:
Dựa vào lí thuyết dinh dưỡng nitơ ở thực vật
Cách giải:
(1) sai, rễ cây chỉ hấp thụ ở môi trường dưới dạng NH4+ và NO3-.
(2) đúng.
(3) sai, rễ cây chỉ hấp thụ ở môi trường dưới dạng NH4+ và NO3-.
(4) sai, nitơ không phải thành phần của cacbohidrat.
Chọn D.
Câu 29 (TH):
Phương pháp:
Dựa vào: Năng suất sinh học của các nhóm thực vật
Cách giải:
Năng suất quang hợp tăng dần ở các nhóm thực vật được sắp xếp theo thứ tự đúng là CAM; C3; C4.
Chọn A.
Câu 30 (TH):
Phương pháp:
So sánh quá trình hô hấp hiếu khí và lên men.

Cách giải:
1. Đúng
2. đúng

13
3. đúng
4. sai, hô hấp hiếu khí xảy ra ở ti thể còn lên men ở tế bào chất
5. sai, hô hấp hiếu khí tạo 38ATP, còn lên men tạo 2ATP
Chọn C.

14

You might also like