You are on page 1of 8

Đề bài: Phân tích bức tranh phố huyện lúc đêm khuya (cảnh đợi tàu), từ

đó, so sánh cảnh này với cảnh phố huyện lúc về đêm
_ Cần có_

Giới thiệu chung

Trước khi tàu đến

Phân tích Sau khi tàu đến


Mở
Khi tàu đi
Thân
Thông điệp Giá trị tư tưởng
Kết Nội dung
Đánh giá chung Giá trị nhân đạo
Nghệ thuật

Ánh sáng

So sánh Bóng tối

Tâm trạng

_ Bài làm_
MỞ BÀI
Nhà văn Pautopxki đã có chiêm nghiệm như sau: “Nhà văn là người
dẫn đường đến xử sở của cái đẹp. Bước vào thế giới văn chương nghệ thuật là
bước vào thế giới của cái đẹp.” Mỗi nhà văn đều chọn cho mình một con đường
riêng để đưa bạn đọc đến “xử sở cái đẹp” văn chương của riêng mình và con
đường ấy thể hiện những quan niệm về nghệ thuật và cái tôi rất riêng. Nếu cây
bút lạnh lùng Nam Cao đưa ta đến với làng Vũ Đại, nơi những mảnh đời người
nông dân cùng cực, nghiệt ngã như Chí Phéo, Lão Hạc thì đến với Ngô Tất Tố
lại là những trang văn đầy chua xót khi nghĩ về người nông dân trước thảm cảnh
sưu thuế nặng nề. Thạch Lam cũng góp tiếng nói của mình vào hình ảnh con
người trước Cách mạng Tháng 8, nhưng lời văn không nặng nề, sắc nhọn mà
nhẹ nhàng chìm trong cái nghèo xơ xác, cái quẩn quanh, bế tắc của nơi phố
huyện nhỏ. “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là một tác phẩm tiêu biểu như vậy.
Trong truyện ngắn này, nhà văn đã tái hiện bức tranh phố huyện nghèo lúc đêm
khuya – thời khắc mà cả người dân đều lặng chờ đợi con tàu đến dựa trên kí ức
tuổi thơ của chính mình dưới góc nhìn của nhân vật Liên, cũng qua đó để người
đọc thấy được những nét tương phản giữa cảnh ban đêm khuya và cảnh đêm.
THÂN BÀI
1. Giới thiệu chung
Thạch Lam, tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh (sau là Nguyễn Tường
Lân) là một trong những nhà văn nổi tiếng vào giai đoạn 1930 – 1945. Sáng tác
của Thạch Lam ở nhiều thể loại nhưng nổi bật nhất là truyện ngắn. Mỗi truyện
ngắn đều giống như bài thơ trữ tình đặc sắc, thể hiện chủ yế những cảm xúc
mong manh, mơ hồ trong đời sống nội tâm của nhân vật cùng lời văn giản dị,
trong sáng mà thâm trầm, sâu sắc. Y đến với văn chương mang trong mình sứ
mệnh “hòa giải” giữa hiện thực với lãng mạn để chở người đọc đến miền trời xa
vắng, đầy lắng sâu và dào dạt. Thạch Lam là một thành viên chủ lực của nhóm
“Tự lực văn đoàn” nhưng giữa một rừng tác phẩm lâm li, bi đát thì Thạch Lam
chảy một dòng riêng – điềm tĩnh, nhỏ nhẹ, mang đầy chất hiện thực. Không
hướng về giới thượng lưu, người cúi mình xuống những kiếp sống lay lắt chốn
làng quê bùn lầy nước đọng, nơi người dân nghèo sống lay lắt, kiếm cơm bằng
cái nghề vất vả, tủi cực trong các khu hành lạc lắm bùn nhơ hay khu ngoại ô
nghèo khổ, buồn tẻ, vắng hiu bằng tất cả niềm cảm thương của mình. Quan
niệm văn chương mà ông có là quan niệm lành mạnh, tiến bộ. Ông sống và viết
theo đúng quan niệm văn chương ấy: “Đối với tôi, văn chương không phải là
cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại, văn chương là một
thứ giới khí thanh cao và đặc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi
một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và
phong phú hơn.”. Những tác phẩm chính của Thạch Lam có thể kể đến “Gió
đầu mùa”, “Sợi tóc”, “Nắng trong vườn”, “Hà Nội băm sáu phố phường”.
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” được in trong tập “Nắng trong vườn” năm 1938. Bức
tranh phố huyện nghèo, tiêu điều trong truyện rất tiêu biểu cho ngòi bút và tấm
lòng của Thạch Lam: hướng về đời, về chân – thiện – mĩ từ lăng kính của một
nhà nhân đạo mới mẻ.

2. Phân tích cảnh phố huyện lúc đêm khuya (Cảnh đợi tàu)
* Dẫn: Màn đêm đã bao trùm lên phố huyện nhưng chị em Liên vẫn “gắng để
thức khuya thêm chút nữa”. Thức khuya thêm một chút để đợi chuyến tàu đêm.
Chi tiết đợi tàu như một đốm sáng trong tác phẩm của Thạch Lam. Đốm sáng ấy
chứa bên trong là cả bầu trời giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc trong
tác phẩm.

2.1 Lí do đợi tàu


An và Liên đã “buồn ngủ ríu cả mắt” nhưng vẫn thức đợi chuyến tàu
đêm – hoạt động cuối cùng của đêm khuya. Hai chị em thức trước hết là vì vâng
lời mẹ dặn, thức đến khi tàu xuống để bán hàng. Nhưng bán có được bao nhiêu,
hai chị em thức là ví cớ khác. Có lẽ, sâu xa hơn, con tàu ấy mang ánh sáng của
Hà Nội về với chị em Liên. Đoàn tàu trong cái nhìn của chị em Liên là Hà Nội –
một Hà Nội huyên náo, vui vẻ, đầy ánh sáng, là vầng hào quang quá khứ hiện
hữu, nhãn tiền. Nhưng quan trọng nhất là khát vọng đổi thay. Cuộc sống mòn
mỏi, hiu hắt, tẻ nhạt nơi phố huyện nhỏ bé, nghèo túng đã đánh thức khát vọng
phá bỏ nó – một khát vọng mơ hồ trong cõi vô thức của hai tâm hồn thơ dại
nhưng lại đầy mãnh liệt và cảm động. Khát vọng phá bỏ dồn thành khát vọng
vượt thoát, khát vọng đổi thay, khát vọng kiếm tìm. Lời dặn của bé An: “Tàu
đến chị đánh thức em dậy nhé”, chỉ một câu nói bình dị cũng đủ thấy hai đứa trẻ
tha thiết với chuyến tàu đêm đến nhường nào. Cuộc kiếm tìm hướng vào một
chuyến tàu đêm – một chuyến tàu khác thường đối với hai đứa trẻ. Con tàu ấy
chở điều gì? Phải chăng là chở cả một thế giới ánh sáng, thế giới của cái đẹp và
niềm vui, thế giới rộn rã âm thanh, thế giới của sự mới mẻ nhằm thay thế thế
giới già nua, còm cõi, cũ mèm, mòn mục nơi phố huyện lụi tàn? Dưới ngòi bút
Thạch Lam, đoàn tàu trở thành điểm vịn mơ ước đưa chị em Liên từ miền đất
chết sang miền đất hứa.

2.2. Cảnh đoàn tàu và diễn biến tâm trạng của chị em Liên
* Dẫn: Trong màn đêm tĩnh mịch bao trùm toàn cảnh vật, chỉ có những quầng
sáng nhỏ nhoi nơi ngọn đèn chị Tí chiếu sáng cho phố huyện nghèo, cảnh đoàn
tàu xuất hiện dưới con mắt của chị em Liên được mô tả từ xa về gần: lúc tàu
chưa đến, tàu đến và tàu đi khuất.

a) Trước khi tàu đến


Chìm trong bóng, tiếng trống cầm canh vang lên “một tiếng ngắn khô
khan”. Âm thanh không vang động ra xa mãi xa mãi như tiếng trống thu không
lúc hoàng hôn mà chìm ngày vào bóng đêm. Âm thanh ấy tưởng chừng khô
khốc, vô cảm lại là điểm nhìn cho cuộc sống nặng nề trôi của con người chốn
đây. Không gian hiu quạnh, “người vắng mãi”. Bác Siêu “nghển cổ nhìn ra
phía sau ga” rồi lên tiếng: “Đèn ghi đã ra kia rồi”, lời nói như báo hiệu cho
mọi người về sự xuất hiện của xe lửa. Tàu còn ở phía xa, Liên đã trông thấy
“ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi”, đã xúc động nghe “tiếng còi xe
lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi” - trong
tâm trí Liên, tiếng còi tàu trở thành một âm thanh mơ hồ, xao xuyến, ngân vang,
tiếng còi dịu dàng trong gió đêm, trong sự chờ đợi da diết của con người. Không
chỉ riêng hai chị em, mà người dân nơi phố huyện đều đang mong chờ tha thiết
đoàn tàu qua.

b) Khi tàu đến


Và rồi, con tàu ấy “rầm rộ đi tới”, trong tiếng dồn dập, “tiếng xe rít
mạnh vào ghi” và tiếng còi “rít lên”. Tàu đến, một làn khói bừng lên sáng
trắng. Đoàn xe ấy chỉ vụt qua nhưng cũng đủ để Liên thấy được sự lộng lẫy,
sang trọng qua “những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và
kền sáng lấp lánh, và các cửa kính sáng”. Ánh sáng từ các toa đèn sắng trưng
soi xuống con đường như chiếu sáng cả một vùng đất. Thạch Lam đã tập trung
miêu tả kĩ âm thanh và ánh sáng khi còn tàu ấy đến. Thứ âm thanh rầm rộ, sôi
động, mạnh mẽ cùng nguồn ánh sáng chói lọi, rực rỡ, làm mờ đi “sẫm đen” của
không gian. Chuyến tàu đến mang theo một thế giới khác, “một thế giới khác
hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của
bác Siêu.” Nó đem đến thế giới của niềm vui, của sự sang trọng và giàu có. Hơn
hết, chuyến tàu đêm nay mang hơi thở của Hà Nội về với chị em Liên, Hà Nội
phồn hoa, sáng rực, náo nhiệt. Ta thấy được sự đối lập giữa cảnh sắc rực rỡ,
huyên náo, sung túc với bức tranh nơi phố huyện im ỉm, tĩnh lặng, buồn chán, tẻ
nhạt, khốn khó.

Ngắm nhìn cảnh con tàu đến với chốn quê nhỏ bé, xơ xác, mưu sinh vất
vả, chị em Liên nhìm ngắm thật chăm chú. Liên đánh thức cậu bé An dậy như
lời dặn của em, An “nhỏm dậy, lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn” như để ngắm nhìn
con tàu rõ nét hơn. Lòng hai chị em xao động khi nghe thấy tiếng của người gác
ghi và Liên dắt tay em đứng dậy nhìn đoàn xe vụt qua. Dù chỉ là cái “vụt qua”
chớp nhoáng, nhanh chóng nhưng cũng đủ để con mắt tinh tế của hai chị em
nhận ra điểm khác thường của con tàu với mọi lần khác: “Tàu hôm nay không
đông, chị nhỉ.”, chuyến tàu hình như có phần “kém sáng hơn”. Người đọc như
hình dung được ánh nhình chăm chăm đầy háo hức, kĩ lưỡng quan sát của hai
đứa trẻ thơ dại. Liên và An huy động mọi giác quan để tập trung nhất có thể và
điều đó chứng tỏ sự mong chờ lên đến tột độ của cả hai chị em.

c) Khi tàu đi
Đoàn tàu ấy vụt qua nhanh chóng rồi “đi vào đêm tối” để lại trên đường
sắt là “những đốm than đỏ bay tung”. Không còn âm thanh dồn dập hay ồn ào
khe khẽ mà tiếng vang động nay đã nhỏ dần, nhỏ dần và mất dần trong bóng tối.
Có lẽ, phố huyện đã trở về với trạng thái im lìm, tĩnh lặng vì có “lắng tai nghe
cũng không thấy nữa.”. Ánh sáng rực rỡ biến mất và màn đêm lại nuốt trọn
cảnh vật “đêm tối vẫn bao chung quang, đêm của đất quê…”. Tàu đi, phố
huyện trở về cuộc sống tối tăm, không náo động mà ngưng đọng, quẩn quanh.
Chao ôi, cái dư âm, dư ảnh của chuyến tàu sang vẫn còn đâu đó trên mảnh đất
tội nghiệp này! Chuyến tàu chỉ dừng lại trong giây lát rồi đi vào đêm tối mênh
mông tựa một ánh sao băng lấp lánh bất chợt bay qua nền trời rồi vụt tắt nhanh
chóng, mang theo bao ước mơ và hoài bão đi tới nơi nào chẳng rõ. Vậy nên hai
chị em Liên “còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau
cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre”. Đêm nào đoàn tàu cũng qua, vậy mà,
đêm nào từng ấy cư dân phố huyện cũng khắc khoải, kiên nhẫn chờ tới lúc đoàn
tàu đi qua rồi mới lặng lẽ chìm vào bóng tối sâu thẳm quen thuộc của mình: chị
Tí và bác Siêu về làng, gia đình bác Xẩm ngủ gục trên manh chiếu rách bên
đường, hai đứa trẻ cũng ngập dần vào giấc ngủ yên tĩnh. Ánh sáng của đoàn tàu
chỉ vút qua như một tia chớp song nó cũng mang đến cho những kiếp người
đang sống lay lắt trong bóng tối một thoáng vui nhờ, ngóng theo. Cô bé Liên cứ
“lặng theo mơ tưởng” cho đến khi chị nhận ra “hình ảnh thế giới quanh mình
mờ mờ đi trong mắt chị” và chị sống “giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết”.
Mơ tưởng về đoàn tàu, về Hà Nội, về một thế giới khác chính là mong muốn
được thoát ra khỏi thế giới tù hãm, tăm tối, nghèo khổ của mình dù chỉ trong
thoảng chốc, dù chỉ để có một ảo giác như được sống, hoặc ít ra được chờ đợi,
hi vọng về một thế giới tươi sáng tốt đẹp hơn. Tàu đến rồi đi để lại cho nhân vật
những nuối tiếc về cuộc sống, về thứ ánh sáng khao khát với biết bao hoài niệm
cùng cảm giác bâng khuâng, man mác buồn.

3. Thông điệp
Thông qua “Hai đứa trẻ” Thạch Lam đã gửi gắm những thông điệp đầy
tính nhân văn của mình. Hình ảnh đoàn tàu như tia chớp rạch ngang trời đêm,
rạch ngang cuộc đời âm thầm của người dân phố huyện, trở thành đốm sáng tư
tưởng đặc biệt của truyện ngắn “Hai đứa trẻ”. Đoàn tàu đi rồi, ánh sáng vụt loé
lên cũng đã tắt, hai chị em cũng đã chìm vào giấc ngủ song dư âm của khát
vọng thì vẫn còn vang vọng mãi bởi đó là yếu tố cơ bản để “gióng lên cái gì đó
còn ở tương lai” (Nguyễn Tuân). Ánh sáng của đoàn tàu đã làm cháy lên một
thứ ánh sáng khác - ánh sáng của khát vọng da diết trong tâm hồn những đứa
trẻ. Thạch Lam hi vọng bạn đọc trân trọng và nâng niu những “ánh sáng” này,
nâng niu những mơ ước và đánh thức tâm hồn mệt mỏi, khơi dậy khát vọng
sống. Tác phẩm của Thạch Lam đã đạt tới một giá trị nhân văn đáng quý khi
còn có ý nghĩa thức tỉnh: Mượn ánh sáng đoàn tàu, Thạch Lam muốn thắp lên
ở những tâm hồn uể oải chán sống ngọn lửa của lòng khát sống một cuộc sống
có ý nghĩa hơn, vượt thoát khỏi cuộc đời tối tăm đang chôn vùi họ. Ý nghĩa thức
tỉnh giục giã con người sống cho ra sống, sống để tìm đến cuộc đời tốt đẹp hơn
mà giống với hai câu thơ của Xuân Diệu:
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

4. Đánh giá chung


* Về nội dung:
Tác phẩm hai đứa trẻ trường tồn với năm tháng bởi giá trị hiện thực và
nhân đạo trong đó. Về hiện thực, nhà văn Thạch Lam đã phản ánh cuộc sống tẻ
nhạt, quẩn quanh, bế tắc của những con người nhỏ bé nơi phố huyện nghèo mà
như Huy Cận viết:
Quẩn quanh mãi giữa vài ba dáng điệu
Tới hay lui vẫn chừng ấy mặt người.
(Quanh quẩn)
Cuộc sống nơi đây hiện lên qua bức tranh hiện thực đậm chất trữ tình dưới cảm
nhận, góc nhìn của nhân vật Liên. Thế nhưng, nhân vật Liên lại là điểm nhìn
của tác giả, con phố nghèo này thực chất được ghi lại trong con mắt tuổi thơ của
Thạch Lam. Trang đời tác giả đã nhẹ nhàng hóa trang văn như thế. Về giá trị
nhân đạo, trước hết, nhà văn bày tỏ niềm xót thương vô hạn với những kiếp
người buồn chán trong cuộc sống vô nghĩa, vô danh không bao giờ được biết
đến ánh sáng và hạnh phúc, đến mơ ước cũng chẳng dám mơ ước gì hơn một
chuyến tàu đêm vụt qua phố huyện lụi tàn. Ông phát hiện ra những phẩm chất
tốt đẹp của con người giữa cái cơ hàn: cần cù, chịu thương chịu khó, giày lòng
yêu thương. Hơn hết, y trân trọng những ước mơ, những khát vọng dù là rất nhỏ
bé của những người dân nghèo.

* Về nghệ thuật
“Hai đứa trẻ” có cốt truyện đơn giản - “truyện nhưng không có
chuyện” nổi bật những dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm giác
mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật. Bút pháp tương phản đối lập giữa
những mảng sáng – tối khiến mỗi lúc đốm lửa bùng lên, bóng tối dạt đi, người
đọc lại có cơ hội quan sát một cảnh tượng trong bức tranh đời sống hay phố
huyện hay một góc tâm tư hai đứa trẻ. Bút pháp tâm lí trữ tình đặc sắc của
Thạch Lam lắng đọng trong người đọc một chất thơ lặng lẽ và đằm sâu, chọn
cõi tâm linh bí ẩn của con người làm đích khám phá, ngòi bút Thạch Lam tả ít
gợi nhiều. Lời văn Thạch Lam giản dị mà uyển chuyển, gọn gàng mà mềm mại,
giàu hình ảnh. Chữ đã hết mà dư âm không dứt, có một cái gì đó cứ xôn xao, tha
thiết mãi…

5. So sánh
Miêu tả về bức tranh phố huyện khi đêm về và khi đêm khuya bao trùm,
Thạch Lam mang đến cho độc giả hai khung cảnh có sự hòa quyện nhưng cũng
đối lập nhau. Về tâm trạng của Liên ở hai cảnh ta đều thấy được những trăn trở,
suy nghĩ, mơ hồ về cuộc sống. Nhưng nếu khi màn đêm buông xuống, Liên
mang những suy tư riêng về quá khứ thì sau khi tàu đi, trong liên là những nỗi
cơ hồ về cuộc sống hiện tại và cả tương lai nữa. Về khung cảnh thì hiện lên nét
giống, nét đối lập về ánh sáng và bóng tối. Cùng là ánh sáng nhưng ánh sáng ở
cảnh đêm muộn lại là nguồn sáng ít ỏi, yếu ớt, mong manh. Nó là “khe ánh
sáng” nơi khe cửa, là ánh sáng xa xôi từ những hàng ngàn ngôi sao trên vòm
trời, là ánh sáng bé nhỏ, lập lòe, chập chờn của những con đom đóm “bay là là
trên mặt đất hay len vào cành cây”, là ánh sáng “thân mật chung quanh ngọn
đèn lay động trên chõng hàng của chị Tí” và chấm lửa nhỏ lơ lửng của bác
Siêu. Thứ ánh sáng ấy hiu hắt khi là “khe sáng”, khi là “vệt sáng”, “quầng
sáng”, “hột sáng” như nói lên kiếp sống nhỏ bé, lay lắt trong bóng tối của cuộc
sống chật vật mưu sinh của những con người “bị bỏ quên” nơi phố huyện.
Trong cảnh đêm, ánh sáng của kí ức về Hà Nội xưa hiện ra qua kí ức Liên, cô
nhớ về “vùng sạng rực và lấp lánh”, nhớ về kí ức vui vẻ được đi Bồ Hồ, nhớ về
nơi Hà Nội nhiều đèn – sáng lạng chứ không yếu ớt như chốn này. Ánh sáng
của Hà Nội cũng xuất hiện trên con tàu ở cảnh đêm khuya. Ánh sáng của con
tàu đem đến nỗi nhớ nhung thành thị rạo rực nhưng lại mang những hi vọng,
tương lai, khao khát cho quê nghèo. Ánh sáng con tàu không bé nhỏ mà sáng
rực rỡ, sáng trưng, chói lọi cả con đường. Nguồn sáng ấy chất chứa cả vật chất
lẫn tinh thần của con người phố huyện. Và phải chăng ánh sáng lấp lánh của con
tàu là niềm tin về một tương lai tươi sáng hơn sẽ đến với thôn quê bình dị, đến
với những kiếp người cơ cực, vất vả ấy? Đối lập với ánh sáng là bóng tối. Bóng
tối ở cả hai cảnh đều tĩnh mịch, bao trùm lên toàn cảnh vật. Nhưng khác với
cảnh đêm, bóng tối cảnh đêm khuya phân đoạn kết thúc truyện là biểu tượng
cho hiện thực chua xót, thể hiện sự bế tắc của nhân vật khi chưa kiếm tìm được
lối thoát. Bóng tối ấy làm ta nhớ đến hình ảnh chị Dậu trong tác phẩm “Tắt
đèn”, chị cũng chạy trong bóng tối mong tìm được ánh sáng để thoát ra. Kết
truyện giống với Ngô Tất Tố, nhưng giọng điệu Thạch Lam không phẫn uất mà
đầy cảm thông, lo âu, thương xót. Quả thực cũng như chính nhà văn từng nói:
“Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ
trụ”, ngay cả khi là trong màn đêm tĩnh mịch. Dưới cảnh màn đêm trùm kín
không gian, ta vẫn thấy được những nét giống và khác giữa hai cảnh nối tiếp
nhau. Thạch Lam thật tài tình làm sao!

KẾT BÀI
Lúc sắp bước về cõi vĩnh hằng, Thạch Lam bảo chị: “Đẩy em lên cao tí
để em nhìn thấy cây liễu”. Con người ấy, đến phút cuối đời vẫn khao khát cái
đẹp, khao khát sự sống. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” ra đời từ niềm khao khát ấy.
Chị em Liên khao khát, người dân phố huyện khao khát, và ắt hẳn cũng là khao
khát của Thạch Lam. Con người luôn có nhu cầu vươn lên khỏi bùn đất và bóng
tối dưới chân mình. “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là một thiên truyện khích lệ
con người đi tìm ánh sáng, đi tìm cái đẹp, đi tìm sự sống như thế. Qua cảnh phố
huyện lúc đêm khuya, khi con người đợi tàu qua ta thấy được bức tranh làng
quê Việt quen thuộc, bình dị, gần gũi và cuộc sống tàn úa, gian truân của con
người, từ đó, ta càng thêm thấu hiểu về Thạch Lam, thấy được cái tài của ông.

You might also like