You are on page 1of 4

Sự bế tắc tù túng của phố huyện len lỏi vào trong từng hơi thở đặc sệt bóng

đêm tưởng chừng không có điểm


vô cùng. Vậy mà họ vẫn đều đặn như một con ong chăm chỉ hoàn thành phần việc của mình từ khi chiêu
xuống đến lúc nửa đêm. ChịTí vẫn chong đèn đợi khách, vợ chồng bác Xẩm lại trải manh chiếu rách, gánh
phở bác Siêu vẫn kĩu kịt bước qua.”Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự
sống nghèo khổ hằng ngày của họ Điều họ trông đợi nhất cũng là tấm lòng ưu ái của nhà văn dành cho phận
đời bé mọn không gì khác là chuyến tàu cuối cùng của đêm. Chuyến tàu xuất phát từ Hà Nội về ngang phố
huyện nghèo. Chuyến tàu đêm là hoạt động cuối cùng của một ngày cũng sự chờ đợi cuối cùng trước khi
khép lại bức tranh không quá nhiều ánh sáng.
Cuộc ghé thăm chóng vánh của chuyến tàu đêm được miêu tả theo trình từ thời gian trước, trong và sau khi
đoàn tàu đi qua phố huyện. Chuyến tàu này vẫn đi ngang mỗi ngày lúc 9 giờ tối theo lộ trình khách quan được
định sẵn. Tuy vậy quan cái nhìn chủ quan của nhà văn và cũng như sự mong đợi của “chừng ấy người”, con
tàu qua phố huyện là việc nên làm, cần làm bởi nó đối với người dân phố huyện là cả một thói quen của cảm
xúc và ước vọng. Con tàu chiếm lấy sự háo hức của hai đứa trẻ vì thế mà dù buồn ngủ ríu cả mắt nhưng An
vẫn dặn chị đánh thức mình dậy khi tàu đến.
Đáp lại sự mong mỏi của người phố huyện, con tàu hiện ra với “các toa đèn
sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường”. “Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạngtrên sang trọng lố nhố
những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng”. Một thế giới sáng rực cùng những gam màu trong
mơ “sáng trưng, chiếu ánh, đồng và kền lấp lánh, cửa kính sáng” cùng lúc xuất hiện đãi ngộ cho thị hiếu non
nớt nhiều mơ mộng của hai chị em. Thế nhưng cũng như lúc nó xuất hiện, con tàu vội vàng “vụt” qua nơi này
trong ánh nhìn còn dài nuối tiếc của bao nhiêu đôi mắt chỉ quen với bóng tối nơi phố huyện. Cách nhà văn đặt
đôi mắt cảm nhận ở nhân vật Liên phát huy được hiệu quả diễn đạt. Chỉ có những đứa trẻ chưa hoàn toàn
thành người lớn nhưng vẫn có chút hiểu biết của người lớn mới có những giác quan nhạy bén để quan sát mọi
thứ chi li dù chỉ là “những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt”, “cái chấm đỏ của chiếc đèn xanh trên toa
sau cùng" và nhận ra tàu hôm nay không còn đông như mọi khi nữa.
Đoàn tàu đã đi xa mãi rồi khuất sau rặng tre, rặng tre thì chìm trong bóng tối.
Chuyến tàu đêm đi qua, hoạt động cuối cùng cũng là hoạt động huyên náo nhất
trong ngày của nơi này đã kết thúc. Những gì thuộc về sự hào quang phút chốc còn lại cũng đã bị bóng tối
nuốt chửng. Chuyến tàu rực rỡ kia chẳng khác nào một tia chớp loé lên ngắn ngủi chưa kịp soi sáng từng
khuôn mặt của những người nơi phố huyện đã vụt mất cùng với bao nuối tiếc. Ánh sáng phút chốc của đoàn
tàu không thể làm thay đổi bóng tối cố thủ nơi phố huyện nhưng ít ra nó cũng mang đến những ý nghĩa tích
cực cho cuộc sống bế tắc, tù túng của con người.
Được nhìn thấy đoàn tàu đêm đi qua đã làm người dân phố huyện thoả mãn
thị giác. Đôi mắt họ vốn chỉ quen với từng ấy người, từng ấy việc và nhất là quen
với bóng tối bao trùm thì việc nhìn thấy ánh sáng mới lạ của đoàn tàu giống như cảam giác ngắm một ngôi
sao xa, vừa ngỡ ngàng vừa thích thú. Cảm xúc này rất cầnthiết để duy trì sự sống vì cuộc sống nếu chỉ mãi
trong một tâm trạng tẻ nhạt thì có khác nào sự tồn tại của những chiếc bóng. Vậy chuyến tàu đêm đã hoàn
thành ý nghĩa tái tạo cảm xúc của con người dù cảm xúc ấy cũng sẽ chóng mất đi.
“Chừng ấy người” chờ đợi một chuyến tàu đêm không phải để bán buôn bởi
vì cũng chẳng hành khách nào ghé đến vài ba gian hàng bé xíu trong lúc nửa đêm. Vậy mà đã thành thông lệ,
“chừng ấy người” vẫn đợi tàu vì đó là hoạt động sôi nổi,huyện nào nơi phố huyện, hoạt động ấy khác hẳn với
cái tĩnh mịch vốn có kéo dài đến ngộp thở của phố huyện. Đoàn tàu mang đến làn gió mới, làn gió của niềm
mơ ước về một Hà Nội xa xôi rực rỡ ánh đèn trong mảng ký ức tươi đẹp nhất mà hai chị em Liên, An từng có.
Chuyến tàu đêm mở ra một thế giới đây ánh sáng và mơ ước đối lập với cuộc sống tăm tối hàng ngày. Âm
thanh của còi tàu, tiếng hành khách phần nào khuấy động được sự u ám vốn có của nơi này để trong khoảnh
khắc cuộc sống ước mơ của người dân phố huyện được hình dung cụ thể bằng hình ảnh đoàn tàu. Như vậy ý
nghĩa không thể phủ nhận của chuyến tàu đêm là nhennhóm niềm hy vọng sống, dù hy vọng ấy ít ỏi, nhỏ bé.
Hình ảnh đoàn tàu còn là biểu tượng của một thế giới đáng sống. Thế giới
ấy có đây đủ tiện nghi “đồng kền lấp lánh”, có âm thanh, màu sắc và có những con người luôn an nhàn trên
những toa hạng sang mà không phải cúi mặt nhìn cuộc đời như bao nhiêu thân phận hẩm hiu nơi phố huyện.
Xây dựng ý nghĩa đoàn tàu trên phương diện này, nhà văn đã góp phần phản ánh hiện thực nghèo nàn, lạc
hậu của một nơi hẻo lánh dường như bị ánh sáng bỏ rơi. Ấy cũng là hiện thực chung của xã hội Việt Nam
trước Cách mạng cần lắm một ánh sáng lý tưởng soi đường.
Không chỉ thế, chuyến tàu đêm xuất hiện bằng cả tấm lòng yêu thương, trân
trọng của Thạch Lam đối với những kiếp người vô danh, vô định. Ông cố đem ánh sáng trong tim mình tỏa
sáng đoàn tàu để gửi cho họ thông điệp: cuộc sống cần lắm những hy vọng và ước mơ, dẫu cho hy vọng và
ước mơ ấy có xa vời cũng nên có hơn là chấp nhận sống lâm lũi, nhạt nhẽo. Vậy nên đoàn tàu còn là lời
nhắn gửi chân thành đến những con người bất hạnh: hãy cứ tiếp tục chờ đợi, tiếp tục kiên tr ìmà sống, sự
nhẫn nại rồi sẽ được đáp đền.
Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng có nhận xét rất thấu đáo về truyện ngắn Hai
đứa trẻ và phong cách nghệ thuật tiêu biểu ở Thạch Lam “Truyện ngắn hai đứa trẻcó một hương vị thật là
man mác. Nó gợi một nỗi niềm về quá vãng đồng thời cũng gióng lên một cái gì còn ở trong tương lai. Đọc
Hai đứa trẻ thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín”. Niêm êm ái và sâu kín mà
chúng ta tìm thấy ở Thạch Lam chính là việc xây dựng hình tượng chuyến tàu đêm đi qua phố huyện. Một
chuyến tàu chạy trong hành trình hiện thực cũng xuyên suốt hành trình tâm tưởng, hoá thân thành những giấc
mơ cổ tích của một lớp người sống lay lắt, ẩn mình vào nỗi sầu của xã hội.
Từ một con tàu đã thắp lên hy vọng sống, Thạch Lam muốn gửi lời của sự
sống đến thế hệ mai sau. Đâu đó trong cuộc đời vẫn còn những Liên, An đánh mất tuổi thơ vì gánh nặng áo
cơm. Vẫn còn cảnh mẹ con chị Tí sáng mò cua, bắt ốc, tối đến chong đèn chờ đợi bán được ít hàng. Còn
những người nghệ sĩ vì đói nghèo mà đem lời ca, tiếng hát mua vui cho đời như bác Xẩm. Còn cả những con
người vì bế tắc mà hoá ra điên dại như bà cụ Thi. Thế nên xã hội cần, rất cần những con tàu ánh sáng, con tàu
hy vọng được thắp lên từ tấm lòng bao dung, yêu thương của mỗi chúng ta.

Sống giữa phố huyện nghèo đầy bóng tối nhưng chị em Liên cũng như chừng ấy người nơi phố huyện vẫn
luôn “mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”. Đó chính là lí do khiến chị
em Liên đêm đêm vẫn cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua bởi chuyến tàu chỉ vụt qua nhưng đã mang đến
cho họ một thế giới khác hẳn vừng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa trong gian hàng bác Siêu chứ không
đơn thuần là vâng lời mẹ dặn để có thể bán thêm một ít hàng bởi “họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc là cùng”.
Bởi lẽ đó mà Liên “dù buồn ngủ díu cả mắt vẫn cố thức, còn An “đã nằm xuống, mi mắt sắp sửa rơi xuống vẫn
không quên dặn chị “Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé”.Có lẽ bởi vậy mà chuyến tàu được nhà văn tập trung
bút lực miêu tả một cách tỉ mỉ theo trình tự thời gian, qua tâm trạng của hai chị em Liên và An. Khi đêm đã về
khuya, Liên vẫn thao thức không ngủ cho tới lúc “tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra
theo ngọn gió xa xôi”. Liên đã reo lên “Dậy đi, An. Tàu đến rồi”. Chuyến tàu chỉ dừng lại trong giây lát rồi đi
vào đêm tối mênh mông giống như một ánh sao băng lấp lánh bất chợt bay qua nền trời rồi vụt tắt, mang theo
bao ước mơ và hoài bão đi tới nơi nào chẳng rõ vậy nên hai chị em Liên “vẫn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc
đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất hẳn sau rặng tre”. Chuyến tàu đêm nay không đông và kém
sáng hơn mọi ngày nhưng Liên vẫn “lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo.
Con tàu như đã đem một thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng của
ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu”. Đó là hình ảnh của Hà Nội trong kí ức tuổi thơ, Hà Nội của
những kỉ niệm đẹp mà bấy lâu nay chị em Liên vẫn tha thiết hướng về dù chỉ trong giây lát “theo dòng mơ
tưởng”. Phải chăng những kỉ niệm tươi sáng thường in đậm và khắc sâu trong tâm hồn tuổi thơ giống như một
chiếc gối êm đềm ru ta vào giấc ngủ dịu êm dù thực tại có phũ phàng hay ảm đạm. Xa Hà Nội đã lâu rồi nhưng
chị em Liên vẫn “nhớ như in” những lần “đi chơi bờ hồ được uống những cốc nước lạnh xanh đỏ, ăn những
thức ăn ngon lạ”. Họ nhớ như in “một vùng sáng rực và lấp lánh” dù hiện tại với hai em mùi phở của bác Siêu
thật hấp dẫn nhưng “quá xa xỉ, nhiều tiền,hai chị em không bao giờ mua được”. Tuy vậy, nó cứ gợi nhớ mùi
thơm của hồi nào… Hình ảnh chuyến tàu đêm là kí ức đẹp của tuổi thơ một thời nhớ lại trong tiếc nuối. Chuyến
tàu càng sáng rực, vui vẻ thì Liên càng ý thức rõ hơn cảnh sống tăm tối, buồn tẻ và chìm lặng của phố huyện
nghèo. Đoàn tàu đi rồi, đêm tối vẫn “bao bọc chung quanh”. Liên gối đầu lên tay và nhắm mắt lại để “hình ảnh
thế giới xung quanh mình mờ mờ đi trong mắt chị”. Đó là lúc thấm thía sâu sắc nỗi buồn về một cuộc sống mòn
mỏi, quẩn quanh không thể đổi thay, Liên “thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn
con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”. Đó là hình ảnh gây ấn tượng day dứt buồn cuối cùng đi vào
giấc ngủ của cô bé Liên. Nhưng đâu chỉ buồn và tiếc nuối, hai chị em Liên còn hồi hộp vui sướng khi tàu về
như “mong đợi một cái gì tươi sáng hơn đến với cuộc sống nghèo khổ thường ngày của họ”. Cuộc sống hiện tại
xung quanh Liên thật buồn tẻ, chuyến tàu từ Hà Nội về như đã đem lại một chút thế giới khác đi qua phố huyện
nghèo. Bởi vậy, khi tàu về rồi “khuất dần sau rặng tre” mà Liên vẫn cứ “lặng theo mơ tưởng”. Dường như Liên
đang ấp ủ trong lòng một khát khao thay đổi cuộc sống của hiện tại vẫn le lói một niềm hi vọng rồi một ngày
nào đó được trở lại cuộc sống tươi sáng của ngày xưa như khi còn ở Hà Nội. Trong ý nghĩ hồn nhiên, non nớt
và tội nghiệp của Liên, Hà Nội là một thiên đường ở trong mơ. Nhìn theo đoàn tàu đang xa dần, xa dần trong
lòng Liên cứ rộn lên những bồi hồi, xao xuyến, ánh mắt của Liên cứ đắm chìm vào cõi mơ tưởng. Liên nghĩ về
quá khứ, nghĩ về tương lai và hiện tại. Quá khứ tuổi thơ tươi sáng qua lâu rồi, tương lai thì mờ mịt mong manh
còn hiện tại thì đầy bóng tối. Những trạng thái tâm trạng ấy thật mơ hồ, mong manh mà chỉ có một tâm hồn
nhạy cảm cùng với một tấm lòng nhân hậu của Thạch Lam mới có thể phát hiện và thể hiện được. Với chị em
Liên, chuyến tàu từ Hà Nội về không chỉ là kí ức mà còn là hình ảnh của một tương lai tuy mơ hồ nhưng đẹp
như một giấc mơ trong truyện cổ tích thần kì. Nó như một ảo ảnh vụt sáng lên rồi tắt dần, xa dần trong tâm
trạng tiếc nuối của cô bé Liên. Nhưng dẫu sao nó vẫn là niềm vui, một niềm an ủi làm vơi đi mọi tẻ nhạt, buồn
chán của hiện tại để hai chị em Liên đi vào giấc ngủ sau một ngày dài đầy buồn tẻ. Không một chi tiết éo le,
truyện hai đứa trẻ chỉ xoay quanh tâm trạng hồi hộp, khắc khoải đợi tàu trong đêm của chị em Liên. Bắt đầu từ
tiếng trống thu không, thời gian cứ trôi qua theo sự xuất hiện từng mảnh đời tàn tạ của phố huyện nghèo, người
đọc bỗng nhận ra trong tiếng reo “Dậy đi, An. Tàu đến rồi”là tình cảm bùi ngùi thương cảm của nhà văn dành
cho những con người nhỏ bé, tội nghiệp như bị chôn vùi trong cuộc sống leo lét vô nghĩa trong xã hội cũ trước
cách mạng. Còn gì thương cảm hơn khi niềm vui, niềm an ủi và ước mơ, hi vọng của họ chỉ là một chuyến tàu
đêm từ Hà Nội về vụt qua trong giây lát. Trang sách cuối cùng khép lại mà tâm trạng thức đợi tàu của chị em
Liên cứ ám ảnh, cứ vấn vương ta hoài cứ như thầm thì nói hộ Thạch Lam: có những cuộc đời mới đáng thương
và tội nghiệp làm sao nhưng cũng thật cảm động và đáng trân trọng biết bao khi họ vẫn vượt lên mọi tối tăm,
lầm than trong hiện thực để ước mơ và hi vọng, để không mất đi niềm tin vào cuộc sống có chút ánh sáng trong
tương lai. Ngày lại ngày, đêm lại đêm, Liên vẫn cố thức đợi tàu là những nỗ lực vừa cụ thể vừa mơ hồ muốn
thoát ra khỏi hiện tại. Niềm tin và ước vọng ấy tuy mong manh nhưng tha thiết vô cùng trong tâm hồn hai đứa
trẻ. Qua đó, ta nhận ra một tiếng kêu thổn thức trong trái tim của Thạch Lam. Cần phải thay đổi thế giới tăm tối
này, cần phải đem đến cho con người nhất là trẻ thơ một cuộc sống hạnh phúc. Phải chăng hình ảnh hai chị em
Liên cũng là hình ảnh của hai chị em cậu bé Vinh (tên hồi nhỏ của nhà văn Thạch Lam) ngày nào trên một phố
huyện nghèo nay đã lùi sâu vào dĩ vãng của ông.Là một truyện ngắn không có cốt truyện, đặc biệt nhà văn chỉ
đi sâu vào thế giới nội tâm của hai đứa trẻ, đó là những biến thái mơ hồ, mong manh trong tâm trạng hai đứa trẻ
nhưng đã được cảm nhận và thể hiện thật tinh tế trong lối viết văn mềm mại, trong sáng, giàu hình ảnh và nhạc
điệu. Chỉ một âm thanh “tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại trong đêm kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi” cũng đủ để
ta hình dung ra cô bé Liên đang sống trong mơ tưởng. Đó là âm thanh của chờ đợi và hi vọng nhưng cũng là dư
âm của tiếc nuối. Đặc biệt là hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện vừa như là niềm tiếc nuối một quá khứ
tươi sáng đã mất vừa là niềm an ủi vỗ về đối với hiện tại nhưng nó lại vừa gióng lên một cái gì tươi sáng ở
tương lai. Vì thế chuyến tàu đêm được coi là một “nhãn tự” của bài thơ trữ tình đượm buồn này. Đọc truyện
ngắn “Hai đứa trẻ” ta có cảm giác như được đọc một “bài thơ trữ tình đượm buồn” bởi qua tâm trạng đợi tàu
của hai chị em Liên ta rất dễ nhận ra một tiếng nói trữ tình thầm kín, nhẹ nhàng nhưng thấm thía vô cùng trong
lòng người đọc.

You might also like