You are on page 1of 2

Nguyễn Quang Trung 0983652895

ÔN TẬP HỮU CƠ 21.3.2024


Câu 1. Hỗn hợp X gồm propilen và hiđrocacbon Y mạch hở, biết tỉ khối hơi của X so với H2 là 16,2. Khi
cho X vào dung dịch AgNO3/NH3 thu được kết tủa vàng.
a. Xác định công thức cấu tạo của Y và tính phần trăm khối lượng mỗi chất có trong X.
b. Hoàn thành sơ đồ phản ứng với Y như sau: Y   Y1   Y2   Y3   propilen
Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn một thể tích hơi hiđrocacbon X cần 10 thể tích oxy ở cùng điều kiện. Sản phẩm
cháy là CO2 và H2O có thể tích hơi tương ứng là VCO2:VH2O=2:1. Biết rằng 26 gam X phản ứng vừa đủ với
22,4 lít H2 (đktc) (Ni, to làm xúc tác) và 2,08 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 3,2 gam brom.
a. Xác định CTPT, CTCT của X
b. Từ X điều chế được các polime Y và Z, biết phần trăm khối lượng cacbon trong Y, Z lần lượt là 92,31%
và 91,14%. Xác định Y, Z.
Câu 3. X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở Y, Z, phân tử của chúng chứa không quá 2 liên kết πC=C. Cho 5,6 lít X
tác dụng với dung dịch Br2 dư thấy có 56 gam Br2 phản ứng. Mặt khác, đốt cháy 5,6 lít X thu được 15,68 lít
CO2 và 10,8 gam nước, các khí đo ở đktc.
a. Xác định Y, Z và tính phần trăm khối lượng mỗi chất.
b. Đun Y, Z với xúc tác được chất hữu cơ T, biết 1 mol T phản ứng vừa hết với 22,4 lít H2 (đktc) khi có xúc
tác Ni, to. Xác định CTCT của T.
c. Hoàn thành sơ đồ phản ứng với T ở trên như sau
o o o
T   T1   T2  
 T3   T4   T5   T6
o o
+ KMnO4 , t + HCl + C2 H5OH/H2SO4 , t + CH3OH/H2SO4 , t + NaOH du, t + NaOH/CaO du, t

  T7   poli propen.


o o
xt, t xt, t

Câu 4: Hỗn hợp khí X gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2. Đun nóng X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu
được hỗn hợp khí Y, biết tỉ khối hơi của Y so với H2 là 41/3. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y dung dịch AgNO3 dư trong
NH3 tạo ra a gam kết tủa và hỗn hợp Z. Biết Z làm mất màu vừa hết dung dịch chứa 3,2 gam brom. Xác định a.
Câu 5: Hỗn hợp X gồm 0,4 mol vinylaxetilen (CH2=CH-C≡CH) và 0,6 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X (xúc
tác Ni) một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 13,75. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch
AgNO3 dư trong NH3 thấy 0,3 mol có AgNO3 phản ứng thu được m gam kết tủa và hỗn hợp khí Z. Cho Z vào
dung dịch brom dư, thấy có 32 gam brom phản ứng. Xác định m.
Câu 6. X, Y là hai hidrocacbon đồng phân của nhau. Biết phần trăm khối lượng của cacbon trong X là 92,31%.
Tỉ khối hơi của X so với H2 là 39.
a. Xác định X, Y.
b. Xác định CTCT của X, biết rằng X không làm mất màu dung dịch brom và dung dịch thuốc tím. Khi cho X
tác dụng với Cl2 xúc tác Fe, t0 thu được sản phẩm thế mono clo X1. Viết công thức cấu tạo và gọi tên X1.
c. Cho 15,6 gam Y vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 58,4 gam kết tủa vàng Y1. Khi hidro hoá
hoàn toàn Y được hợp chất Y2, biết cho Y2 tác dụng với Cl2 (xúc tác ánh sáng) thu được 4 sản phẩm thế mono
clo. Xác định CTCT của Y, Y1 và viết các PTHH xảy ra.
Câu 7. Lựa chọn chất phù hợp và hoàn
thành các phương trình hoá học theo sơ đồ
bên (mỗi mũi tên là một phản ứng):
Biết G3 tác dụng với dung dịch NaOH (t0,
p) tạo ra polime dùng làm keo dán.
Câu 8. Hợp chất A (chứa C, H, O), có mạch hở (MA=74 đvC). Biết A không phản ứng với Na; khi cho A phản
ứng với dung dịch NaOH, trong hỗn hợp sản phẩm chỉ chứa một chất hữu cơ duy nhất B. Nung B với NaOH
rắn có mặt CaO được chất D và khí E; còn cho B vào dung dịch KMnO4 trong H2SO4, đun nóng được khí F.
a. Xác định các chất A, B, D, E, F và viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra.
b. Cho 11,1 gam A vào nước, đun nóng được dung dịch G. Thêm G vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong
NH3, đun nóng được m gam chất rắn, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m.
Nguyễn Quang Trung 0983652895
Câu 9. Hợp chất hữu cơ, mạch hở P chứa C, H, O. Phần trăm khối lượng oxi trong P chiếm 53,33%. Để đốt
cháy hoàn toàn 0,1 mol P cần dùng vừa hết 6,72 lít O2 (đktc).
a. Xác định công thức cấu tạo của P, biết khi cho P tác dụng với Na, NaHCO3, thấy số mol H2= số mol CO2=
số mol P phản ứng. Còn khi oxi hoá P bằng CuO nung nóng, thu được sản phẩm hữu cơ không có phản ứng
tráng bạc.
b. Đun P với H2SO4 đặc ở 1700C thu được chất hữu cơ đơn chức, mạch hở Q, biết phần trăm khối lượng oxi
trong Q là 44,44%. Còn khi đun P với dung dịch H2SO4 đặc, được chất hữu cơ đa chức T, biết MT=2MQ. Xác
định công thức cấu tạo của Q, T. Viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra khi cho P, Q, T lần lượt tác dụng
với dung dịch KOH.
Câu 10. Axit malic (X) được sử dụng để điều trị chứng mệt mỏi và đau cơ xơ hóa. Ngoài ra axit malic thường
thường được dùng để tạo hương vị chua cay trong thực phẩm. CTPT của (X) là C4H6O5, có mạch cacbon
không phân nhánh.
a. Viết CTCT của (X), biết rằng khi cho 1 mol (X) phản ứng vừa hết với 2 mol NaHCO3 hoặc 3 mol Na.
b. Khi đun X với C2H5OH có xúc tác H2SO4 đặc, thu được hai chất hữu cơ (Y); (Z) có công thức phân tử lần
lượt là CxHyO5 và CnHmO4; (Y), (Z) đều phản ứng được với dung dịch NaHCO3; chỉ (Z) làm phản ứng dược
với dung dịch Br2/CCl4. Xác định CTCT của (Y), (Z).
b. Khi đun A với dung dịch H2SO4 đặc thu được hai chất hữu cơ B, D là đồng phân của nhau. Biết phần trăm
khối lượng của cacbon trong B là 41,38%. 1 mol B tác dụng vừa hết với 2 mol NaHCO3; trong khi đó 1 mol
D chỉ phản ứng với 1 mol NaHCO3. Xác định CTCT của B, D.
Câu 11. Từ quả nho tách được chất hữu cơ X, mạch hở, chứa C, H, O, biết MX= 150 g/mol. Đốt cháy hoàn
toàn 15 gam X, cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 23
gam và có 40 gam kết tủa trắng.
a. Xác định CTPT của X.
b. Hoà tan hết 15 gam X trong dung môi trơ được dung dịch Y, biết Y tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư
hoặc Na dư đều thu được 4,48 lít khí ở đktc; X có cấu tạo đối xứng. Xác định CTCT của X và viết các PTHH
xảy ra.
c. Đun X với C2H5OH, xúc tác H2SO4 đặc, to thu được hợp chất hữu cơ P (có công thức C8H14O6). Xác định
CTCT có thể có của P và viết PTHH xảy ra.
Câu 12: Đun sôi a gam một triglixerit (X) với dung dịch KOH đến khi phản ứng hoàn toàn được 0,92 gam
glixerol và hỗn hợp Y gồm m gam muối của axit oleic với 3,18 gam muối của axit linoleic. Xác định a, m và
công thức của chất béo.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 4,83 mol khí O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18
mol H2O. Mặt khác a gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được b gam hỗn hợp hai muối
oleat, stearat và c gam glycerol. Xác định a, b, c và CTCT của X.
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 3,08 mol O2, thu được CO2 và 2 mol H2O. Cho
m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 35,36 gam hỗn hợp hai muối. Mặt khác,
m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Xác định m, a và CTCT của X.
Câu 15. Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 2,31 mol O2, thu được H2O và 1,65 mol CO2. Cho
m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 26,52 gam hai muối. Mặt khác, m gam
X tác dụng được tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Xác định m, a và CTCT của X.
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 17,16 gam trigixerit X, thu được H2O và 1,1 mol CO2. Cho 17,16 gam X tác dụng
với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam hai muối. Mặt khác, 11,76 gam X tác dụng được với
tối đa 0,04 mol Br2 trong dung dịch. Xác định m và CTCT của X.

You might also like