You are on page 1of 2

Họ và tên: ……………………….Lớp: ………Số báo danh………….

Cho nguyên tử khối (đvC) các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23;K=39; S=32; Cl = 35,5

PHẦN A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 điểm)


Câu 1: Theo thuyết A-rê-ni-ut, chất nào sau đây là bazơ?
A. K2SO4 B. NaOH C. HCl D. NaHSO4
Câu 2: Cho hình vẽ mô tả thí thí nghiệm như sau:

Hình vẽ mô tả thí nghiệm để chứng minh


A. tính tan nhiều trong nước của NH3
B. tính tan nhiều trong nước và tính bazơ của NH3
C. tính khử của NH3
D. tính bazơ của NH3
Câu 3: Trong công nghiệp, người ta thường điều chế N2 từ
A. amoniac. B. axit nitric. C. không khí. D. amoni nitrat.
Câu 4: Dãy chất nào dưới đây đều có tính lưỡng tính?
A. Al(OH)3, Fe(OH)3 B. Al(OH)3, Zn(OH)2
C. Zn(OH)2, Mg(OH)2 D. Fe(OH)3, Mg(OH)2
Câu 5: Chất nào sau đây là muối axit?
A. Na2SO4 B. NaHSO3 C. Na2CO3 D. CH3COONa
Câu 6: Khí amoniac làm giấy quỳ tím ẩm
A. chuyển thành màu đỏ. B. chuyển thành màu xanh. C. không đổi màu. D. mất màu.
Câu 7: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm VA là
A. ns2np3 B. ns2np5 C. ns2np4 D. ns2np2
Câu 8: Công thức của muối sắt(II)nitrat là
A. Fe(NO3)2 B. FeNO3 C. Fe(NO3)3 D. Fe2NO3
Câu 9: Một dung dịch chứa 0,15 mol K+; 0,25 mol Mg2+; 0,15 mol Na+; 0,3 mol Cl−, a mol SO42-(bỏ qua
sự điện li của nước). Giá trị của a là
A. 0,25 B. 0,20 C. 0,30 D. 0,15
Câu 10: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. CH3COOH B. KNO3 C. NaOH D. HCl
Câu 11: Một dung dịch có pH >7. Môi trường của dung dịch này là
A. axit B. không xác định được
C. kiềm D. trung tính
Câu 12: Để trung hòa 200ml H2SO4 0,5M cần dùng vừa đủ a mol NaOH. Giá trị của a là
A. 0,10 B. 0,20 C. 0,05 D. 0,15
Câu 13: Phương trình điện li nào viết đúng?
A. AlCl3→ Al3+ + Cl3- B. HF H+ + F-
C. H2SO4→ 2H+ + SO4- D. NaOH Na+ + OH-
Câu 14: Dung dịch chất nào sau đây có pH lớn nhất?
A. HCl. B. NaCl. C. K2SO4. D. Ba(OH)2.
Câu 15: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về
nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M. B. [H+] < [CH3COO-]. C. [H+] > [CH3COO-]. D. [H+] < 0,10M.
Câu 16: Dung dịch chất nào sau đây dẫn được điện?
A. C6H12O6 (glucozơ) B. NaCl C. C2H5OH D. C12H22O11 (saccarozơ)
Câu 17: Hợp chất nào của nitơ không thể tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại?
Trang 1/2
A. NO B. N2O5 C. NH4NO3 D. NO2
Câu 18: Phương trình nào sau đây là phương trình ion rút gọn của phản ứng giữa NaOH với HCl trong
dung dịch?
A. NaOH + H+ Na+ + H2O B. NaOH + Cl- NaCl + OH-
C. OH- + H+ H2O D. Na+ + Cl- NaCl
Câu 19: Cho vài giọt phenolphtalein vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành
A. màu vàng B. màu đỏ C. màu xanh D. màu hồng
Câu 20: Cho 10,7gam NH4Cl tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được a mol NH3. Giá
trị của a là
A. 0,10 B. 0,05 C. 0,20 D. 0,15
Câu 21: Dung dịch chất nào sau đây có pH nhỏ nhất
A. Ba(OH)2 B. NaCl C. HNO3 D. NH4Cl
Câu 22: Chất nào sau đây tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?
A. KOH B. HCl C. KNO3 D. HNO3
Câu 23: Kim loại không tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội là
A. Cu B. Zn C. Mg D. Fe
Câu 24: Cho các chất: Ca(OH) 2, NH4Cl, HNO3, NaHSO4 và KOH. Có bao nhiêu chất là axit theo
thuyết A-rê-ni-ut trong các chất trên?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 25: Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần
nhau thì thấy xuất hiện
A. khói màu nâu B. khói màu vàng C. khói màu trắng D. khói màu tím
Câu 26: Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quì tím?
A. KOH. B. KNO3. C. H2SO4. D. HCl.
Câu 27: Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống
nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng
A. bông khô. B. bông có tẩm nước. C. bông có tẩm NaOH. D. bông có tẩm giấm ăn.
Câu 28: Giá trị pH của dung dịch NaCl 0,01M là
A. 2 B. 1 C. 12 D. 7
PHẦN B: TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 29 (1,0 điểm): Dung dịch X chứa K2SO4 0,03M và KOH 0,10M. Bỏ qua sự điện li của nước.
a. Viết phương trình điện li của các chất trong X.
b. Tính nồng độ mol/l của các ion trong X.
Câu 30 (1,0 điểm): Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a. Cho dung dịch NH3 vào dung dịch MgCl2.
b. Cho dung dịch CaCO3 vào dung dịch HCl.
c. Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaOH.
d. Cho kim loại sắt vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư.
Câu 31 (1,0 điểm): Hòa tan hỗn hợp gồm Cu và CuO (tỉ lệ mol tương ứng 1:2) trong dung dịch HNO3
loãng dư thu được 58,4 gam hỗn hợp 2 muối và không thấy có khí thoát ra.
a. Xác định phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu?
b. Cho toàn bộ lượng muối nói trên vào dung dịch NaOH dư thấy thoát ra V lít khí NH3(đktc). Xác định
giá trị V?
------------Hết-------------

Trang 2/2

You might also like